Sống ở trên cõi đời này nếu chúng ta không giúp được gì cho những dân nghèo, dân oan này thì khi chết có nhắm mắt được hay không?!
“Chính chủ trương, cách làm lệch lạc, sai trái của UBND tỉnh Đắk Nông đã dẫn đến một sự kiện lịch sử “nhổ Điều trồng Cao su” sau sự kiện “nhổ lúa trồng đay” trước cách mạng tháng tám. Sự kiện trước đem lại lợi ích kinh tế cho đế quốc, còn sự kiện sau đem lại lợi ích cho một nhóm lợi ích. Sự kiện lịch sử trước gây nạn đói, chết chóc cho hàng lọạt đồng bào, sự kiện lịch sử sau gây bần cùng, đạo tặc. ..
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Thu hồi đất, cho thuê đất rừng có dấu hiệu trái pháp luật, có dấu hiệu bao che tội phạm; DNTN Phạm Quốc tổ chức cưỡng chế, chiếm đất, hủy hoại tài sản, giết người và xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân)Đọc tiếp »
1- Ba nhân tố thống trị con người của chế độ Cộng sản
Ông Milovan Djilas (1911-1995), từng là phó tổng thống Nam Tư bên cạnh Tito, sau đó phản tỉnh rồi bị bỏ tù, có viết một cuốn sách tố cáo Cộng sản rất sâu sắc và nổi tiếng mang tên “Giai cấp mới” (bản dịch tiếng Việt đăng trên Talawas 2005). Trong tác phẩm ấy, có những đoạn đáng nhớ như sau:
“Chủ nghĩa CS là chủ nghĩa toàn trị với ba nhân tố thống trị con người -quyền lực, sở hữu và tư tưởng- cả ba đều là độc quyền sở hữu của một đảng chính trị duy nhất hay như tôi đã trình bày và gọi ở trên là “Giai cấp mới”, còn trong tình hình cụ thể hiện nay thì là độc quyền của nhóm chóp bu của đảng đó hay giai cấp đó. Không có chế độ toàn trị nào trong quá khứ và cả hiện nay, ngoài chế độ CS, có được cùng một lúc cả ba tác nhân thống trị đối với con người như vậy”. (Ch.Bản chất, đoạn 2). “Tước bỏ quyền của những người CS đối với sở hữu cũng có nghĩa là thủ tiêu họ như một giai cấp. Đấu tranh để buộc họ cho những lực lượng xã hội khác tham giai quản lí tài sản (giống như các nhà tư sản bị các cuộc đình công và quốc hội buộc phải cho công nhân tham gia vào việc phân chia lợi nhuận) cũng có nghĩa là tước bỏ của họ độc quyền đối với tài sản, độc quyền tư tưởng và độc chiếm chính quyền. Đấy sẽ là khởi đầu của dân chủ và tự do dưới chế độ CS”. (Ch. Giai cấp mới, đoạn 3).Đọc tiếp »
1- Ba nhân tố thống trị con người của chế độ cộng sản
Ông Milovan Djilas (1911-1995), từng là phó tổng thống Nam Tư bên cạnh Tito, sau đó phản tỉnh rồi bị bỏ tù, có viết một cuốn sách tố cáo cộng sản rất sâu sắc và nổi tiếng mang tên “Giai cấp mới” (bản dịch tiếng Việt của Phạm Minh Ngọc đăng trên Talawas 2005). Trong tác phẩm ấy, có những đoạn đáng nhớ như sau:
“Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa toàn trị với ba nhân tố thống trị con người – quyền lực, sở hữu và tư tưởng– Cả ba đều là độc quyền sở hữu của một đảng chính trị duy nhất hay như tôi đã trình bày và gọi ở trên là “Giai cấp mới”, Còn trong tình hình cụ thể hiện nay thì là độc quyền của nhóm chóp bu của đảng đó hay giai cấp đó. Không có chế độ toàn trị nào trong quá khứ và cả hiện nay, ngoài chế độ cộng sản, có được cùng một lúc cả ba tác nhân thống trị đối với con người như vậy”. (Chương Bản chất, đoạn 2). “Tước bỏ quyền của những người cộng sản đối với sở hữu cũng có nghĩa là thủ tiêu họ như một giai cấp. Đấu tranh để buộc họ cho những lực lượng xã hội khác tham giai quản lí tài sản (giống như các nhà tư sản bị các cuộc đình công và quốc hội buộc phải cho công nhân tham gia vào việc phân chia lợi nhuận) cũng có nghĩa là tước bỏ của họ độc quyền đối với tài sản, độc quyền tư tưởng và độc chiếm chính quyền. Đấy sẽ là khởi đầu của dân chủ và tự do dưới chế độ cộng sản”. (Chương Giai cấp mới, đoạn 3).
Trong bài này chỉ xin nói đến nhân tố thống trị con người thứ hai của cộng sản: “độc quyền sở hữu tài sản” tức chỉ mình làm chủ mọi tài nguyên đất đai của quốc gia.Đọc tiếp »
Một người dân xã Tam Ngọc mặc tang phục, tố cáo giống như phát tang trong vụ biểu tình hồi tháng 11 năm ngoái. Hình: Người Lao Động.
VIỆT NAM – Công an thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cho biết vừa khởi tố ông Nguyễn Quốc Hội, cán bộ địa chính xã Tam Ngọc vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”
Ông Ngọc là người thứ sáu bị khởi tố sau khi dân chúng xã Tam Ngọc mặc tang phục, khiêng quan tài đến công trường xây dựng đường cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng hồi tháng 11 năm ngoái để đòi minh bạch hóa chuyện bồi thường cho những thửa đất bị thu hồi, những căn nhà bị giải tỏa để thực hiện con đường này.
Công trình xây dựng đường cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng ảnh hưởng đến 427 gia đình ở xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ. Một số gia đình mất hết cả ruộng lẫn nhà, một số thì bị mất một phần.
Việc thu hồi đất, giải tỏa nhà để làm đường cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng được thực hiện từ năm 2011 nhưng đến tháng 11 năm 2015, vẫn có rất nhiều gia đình chưa được trả tiền bồi thường. Tuy tiền bồi thường rẻ mạt (chỉ khoảng 80,000 đồng/mét vuông – đủ trả hai tô phở) nhưng có nhiều gia đình chỉ nhận được một nửa khoản tiền bồi thường. Thậm chí khi xe ủi đổ đến ủi sạch mọi thứ, công nhân kiều lộ bắt đầu trải đá, chuẩn bị đổ bê tông mặt đường, nhà-đất của nhiều gia đình đã bị xóa sạch dấu vết, bộ phận chịu trách nhiệm về thu hồi-giải tỏa-đền bù vẫn chưa đến để đo, vẽ, xác định diện tích đất bị thu hồi, nhà bị giải tỏa để có căn cứ tính toán bồi thường về sau…Đọc tiếp »
CTV #Danlambao – Lo sợ trước cái chết của một dân oan mất đất, nhà cầm quyền CSVN đã huy động hàng trăm CA, cán bộ kéo đến cưỡng chế cả quan tài của người đã khuất.
Như tin đã đưa trên Danlambao, vào ngày 18/7/2016, trong cơn phẫn uất tột cùng, một dân oan Thủ Thiêm đã phải treo cổ tự sát để phản đối hành vi cướp đất liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn.Đọc tiếp »
Ảnh: FB Le Luan chụp lúc gần trưa nên là thời điểm “vắng nhất” và đúng lúc người dân “nấu bữa trưa” ở trụ sở tiếp dân TW.
Đã có lần tôi từng nói, công lý, thực sự như một bóng ma. Đến giờ, càng thấy nó đúng đắn hơn khi chứng kiến những mảnh đời, phận người ăn chực nằm chờ hàng tháng, hàng năm trời, bỏ nhà cửa, quê hương, người thân để lên số 01 Ngô Thì Nhậm, cơ quan tiếp dân trung ương, để kêu oan, để gửi đơn, và cả để gào thét giữa chốn công quyền này để tiếng kêu ấy không trở thành khói lời vô nghĩa trước những vành tai và màng nhĩ không còn để nghe nữa.
Ảnh đầu tiên là bà Phúc ở Trà Vinh, người đã được đối thoại với ông Tổng thanh tra chính phủ và được giải quyết với các nội dung: thu hồi đất không có quyết định đền bù; bồi thường theo giá rẻ mạt mà không đúng giá thị trường; không có phương án bồi thường chi tiết và không lấy ý kiến các hộ dân. Trong văn bản giải quyết trực tiếp, ông Tổng thanh tra (Huỳnh Phong Tranh) đã yêu cầu xem xét trường hợp này và có báo cáo với Thủ tướng chính phủ để xử lý việc của bà. Nhưng đến nay vẫn là văn bản trên giấy và những ngày kêu oan cực nhọc trong vô vọng.Đọc tiếp »
Bà con Dương Nội mừng bà Cấn Thị Thêu ra tù hôm 25/4/2015. Ảnh: TNCG
Sau gần hai tuần bị bắt giam trở lại, tin tức về nhà hoạt động đất đai và cựu tù nhân Cấn Thị Thêu được luật sư và gia đình thông báo.
Ngưng tuyệt thực
Luật sư Hà Huy Sơn, người nhận bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu trong vụ việc hiện nay, vào ngày hôm qua 22 tháng 6, sau khi đến gặp thân chủ tại Trại tạm giam số 1 Hà Nội, đã thông báo cho gia đình về tình hình sức khỏe của bà này.
Đây là thông tin mà luật sư chỉ có thể chia sẻ đến lúc này từ khi bà bị bắt hôm ngày 10 tháng 6 ngay tại nhà ở Hòa Bình. Sang ngày 23 tháng 6, luật sư Hà Huy Sơn phát biểu lại với Đài Á Châu Tự Do:
“Vụ án đang trong giai đoạn điều tra nên tôi chỉ được thông tin về mặt sức khỏe của chị Thêu thôi. Như tôi đã thông báo với con trai chị Thêu là đến ngày hôm qua theo lời chị nói là đã tuyệt thực 13 ngày kể từ ngày 10 (tháng 6) khi bị bắt. Sức khỏe chị rất yếu, nhưng tinh thần còn tỉnh tảo. Chị cho biết đi tiểu ra máu, nôn ra máu.Đọc tiếp »
Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Nguồn: báo Infonet.
Kính thưa các bạn: “Chuyện thường ngày ở huyện”, nhưng lại rất đáng quan tâm. Như tôi vừa hứa với các bạn trước đây 60 phút là: để tôi gọi điện thêm 1 lần nữa xem viên Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng nói chuyện ra sao, rồi tôi sẽ thông tin báo cáo cụ thể với công luận.
Chuyện chi tiết là thế này ạ: Đoàn dân oan ở Cồn dầu (Đà Nẵng) ra Hà Nội nhiều lần rồi: (từ mùa hè năm 2013 đến nay là 8 lần), mỗi lần đi Hà Nội là có ít nhất hơn 40 người, nhiều nhất là 60 người.
Với lời “kêu cứu của dân oan” thì dù là nắng đổ lửa, mưa dầm dề, sáng sớm hay đêm khuya (như sáng sớm đến phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm), tóm lại dân kêu cứu là tôi lên đường ngay tức thì! Hoặc đêm khuya sang Đông Anh, vào bệnh viện, hay ra vỉa hè, công viên, bãi cỏ v.v… ở đâu “dân cần là tôi có”, ở đâu dân khó là có tôi ngay.Đọc tiếp »
GNsP – “Một cảnh chết chóc”, là nhận định của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khi Ngài đến thăm Bà con Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển vào tháng 04.2016 vừa qua.
Đức Tổng Giuse đến thăm Bà con Giáo dân và Ngài trao tặng quà cho bà con những món quà Ngài đã được tặng trong dịp mừng 25 năm Linh mục của Ngài.
Sau đây xin mời quý vị lắng nghe những tâm tư, trăn trở của Đức Tổng Giuse sau chuyến viếng thăm Bà con ngư dân vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh.Đọc tiếp »
Cảnh trước Tòa án tỉnh Tây Ninh. Nguồn: FB Võ An Đôn
Sáng nay ngày 22/4/2016, Tòa án tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa phúc thẩm (lần 2) xử anh Nguyễn Văn Thông, phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 Bộ luật hình sự.
Trước khi khai mạc phiên tòa đã có hàng trăm người dân và gia đình anh Thông đến tham dự phiên tòa. Lực lượng công an và an ninh bảo vệ phiên tòa rất đông và nghiêm ngặt.
Tại tòa anh Thông một mực kêu oan, vì cho rằng anh chỉ là người đi khiếu nại để đòi nhà nước chi trả tiền bồi thường đúng qui định của pháp luật, chứ không có mục đích lợi dụng các quyền tự do dân chủ như quy kết của bản án sơ thẩm.
Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử cho rằng việc anh Thông viết đơn khiếu nại gửi lên các cơ quan ở trung ương và sử dụng trang Facebook cá nhân viết bài, cũng như cung cấp thông tin sai sự thật cho báo chí là lợi dụng các quyền tự do dân chủ.Đọc tiếp »
Người dân nấu cháo tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp. Ảnh: báo LĐ
Tin trên các báo nhà nước hôm nay 19/4/2016 đưa những tin đến ngược nhau trong cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN”chắc chẳng giống ai về một nền tư pháp “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” – hẳn nhiên là chỉ ghi trên giấy.
Bị vào tù do nấu cháo làm khói bốc lên, xã không làm việc được.
Bài viết trên tờ Lao Động: “Hà Nội: Nhận án tù vì… nấu cháo trong sân UBND xã” cho biết như sau: Ngày 14/12/2015, Tòa án ND huyện Phúc Thọ mở phiên xét tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo là người dân xã Liên Hiệp về tội Gây rối trật tự công cộng, Cố ý làm hư hỏng tài sản, Hủy hoại tài sản. Kết quả, 17 bị cáo nhận tổng cộng 475 tháng tù và 39 tháng án treo”.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến 17 người dân xã Liên Hiệp bị đẩy vào vòng lao lý?Đọc tiếp »
Mời xem lại một phần bản tin sáng thứ ba, ngày 24-07-2012 trên trang Ba Sàm: NÓNG!7h30′ – Tin từ CTV: “Bắt đầu từ 7h sáng ngày hôm nay 24-7-2012, gần 600 bà con xã Liên Hiệp huyện Phúc Thọ – Hà Nội kéo ra UBND xã để yêu cầu xã trả lại đất tham nhũng cho bà con. Bà con yêu cầu cách chức 11 vị cán bộ xã đã sai phạm, tham nhũng đất đai.
Trước đó nhiều lần bà con ra nấu cháo tại UBND xã và phía chính quyền huyện Phúc Thọ cũng hứa sẽ giải quyết các yêu cầu của bà con. Việc bà con đâm đơn tố cáo mang ra cả chính quyền TP Hà Nội nhưng đều không thấy giải quyết. Sau khi đã ổn thỏa gặt hái bà con sẽ liên tục kéo ra UBND xã đấu tranh, nấu cháo chống tham nhũng, sai phạm. ĐT liên lạc với bà con Liên Hiệp: anh Đỗ Sĩ Thục 0167 9277 989; chị Đinh Thị Thơm 0975 287 331.“
Sau khi tổ chức nấu cháo, người dân tổ chức ăn cháo tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp. Ảnh: báo LĐ
Từ năm 2012 đến 2014, hàng trăm người dân nhiều lần tổ chức bắc bếp nấu cháo tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp nhằm yêu cầu chính quyền xã thực hiện Kết luận giải quyết đơn tố cáo của UBND huyện Phúc Thọ, xử lý cán bộ sai phạm… hành vi này của người dân bị các cơ quan tố tụng huyện Phúc Thọ đem ra truy tố, xét xử về tội “Gây rối trật tự công cộng’…
475 tháng tù và 39 tháng tù treo…
Ngày 14.12.2015, Tòa án ND huyện Phúc Thọ mở phiên xét tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo là người dân xã Liên Hiệp về tội Gây rối trật tự công cộng, Cố ý làm hư hỏng tài sản, Hủy hoại tài sản. Kết quả, 17 bị cáo nhận tổng cộng 475 tháng tù và 39 tháng án treo. Vậy đâu là nguyên nhân khiến 17 người dân xã Liên Hiệp bị đẩy vào vòng lao lý?Đọc tiếp »
1- Tam Quốc diễn nghĩa, là một trong tứ đại danh tác của Trung hoa. Trong tuyệt tác này, có vô vàn nhân vật. Chính, hằng hà – Tà, chẳng thiếu. Tùy theo khẩu vị, người ta có thể, yêu người này và không thích người kia. Nhưng, có 1 nhân vật, ai cũng mến. Đó là, Quan công. Theo mô tả của La Quán Trung: Quan công cao lớn, uy nghi lẫm liệt. Đan phượng nhãn (Mắt, phượng đỏ) – Ngọa tàm mi (Mi, tằm nằm) – Diện như trùng táo (Mặt, như có 2 quả táo, chồng lên nhau) – Thanh như cự chung (Giọng nói, như tiếng của cái chuông lớn). Tướng mạo, dị thường – Tài năng, xuất chúng. Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa, cái gì cũng có. Không những có, mà còn dư thừa. Ông trung thành với Lưu Bị, đến mức: Bảo sống, là sống – Bảo chết, là lăn đùng ra, chết liền. “Bất cần biết, đúng hay sai”. Mình chỉ kể, 1 ví dụ.Đọc tiếp »
Về Vụ Việc CSVN Kết Tội 3 Dân oan Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai và Nguyễn Thị Trí Ngày 30-3-2016 Tại Sài Gòn, Và Về Những Luận Điệu Vu Khống Của Báo Chí CSVN
2-4-2016
Ba dân oan bị giải ra khỏi tòa án. Nguồn: báo Tuổi Trẻ
Kính thưa Đồng bào và Thân hữu trong ngoài nước,
Trước hết tôi xin tỏ lòng biết ơn Đồng bào và các Thân hữu trong ngoài nước đã quan tâm lo lắng thăm hỏi Dân Oan chúng tôi, nhất là lo lắng cho sự an nguy của Trần Ngọc Anh khi thấy CSVN vu rằng “Phong Trào Cách Mạng Dân Oan Phục Quốc Cứu Nước, lập Chính Quyền Mới do một người tên là Trần Ngọc Anh ở Vũng Tàu thành lập từ tháng 3 – 2014…”.
Tôi rất biết ơn mọi người về lòng yêu thương đã dành cho mình và về tinh thần hăng hái thông tin nhanh chóng về vụ việc này.
Kế đến tôi xin chân thành cảm ơn đài Á Châu Tự Do, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ là những cơ quan truyền thông quốc tế đã nhanh chóng tạo cơ hội cho tôi lên tiếng và loan tin Dân Oan chúng tôi đang bị nhà cầm quyền CSVN dùng luật rừng hãm hại cho công luận khắp nơi được biết.Đọc tiếp »
Hôm qua, ngày 30/3/2016, Tòa án Nhân dân Tp HCM đã mở hai phiên tòa xét xử những người bất đồng chính kiến ôn hòa và tuyên án blogger Nguyễn Đình Ngọc (50 tuổi, tpHCM) 4 năm tù giam, 3 năm quản chế, các dân oan Ngô Thị Minh Ước (57 tuổi, ngụ tại Bình Phước) 4 năm tù giam, Nguyễn Thị Trí (58 tuổi, ngụ Bình Dương) và Nguyễn Thị Bé Hai (58 tuổi, ngụ An Giang) 3 năm tù giam cho mỗi người.
Những gì mà cựu nhân viên Đài truyền hình HTV, blogger Nguyễn Ngọc Già làm là bày tỏ ôn hòa quan điểm chính kiến của bản thân về các vấn nạn xã hội, tham nhũng, kinh tế yếu kém và sự lạm quyền của cơ quan công quyền.
Trong số 16 bài viết mà cơ quan điều tra đã truy cứu, bài viết “Chế độ Cộng sản cần phải được loại bỏ” mà quan tòa đã cho là chống lại chế độ, cũng thể hiện hoàn toàn quyền căn bản được bày tỏ thái độ phản đối, không đồng tình hoặc ủng hộ một quan điểm, phương thức, tổ chức nào đó một cách ôn hòa.Đọc tiếp »
Ông Dương Văn Bậc, 75 tuổi, trú tại thôn 3 (Liên Hòa) xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang suốt mấy chục năm đi khiếu kiện từ địa phương đên trung ương về nỗi oan ức của hai mẹ con ông, bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương cướp ruộng đất, nhà cửa, phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Mẹ ông đã qua đời, năm nay bước sang tuổi 75 phơ phơ đầu bạc, ông vẫn kiên trì cuộc đấu tranh, tố cáo tội ác của giới bạo quyền cộng sản đối với mẹ con ông.
Mấy chục năm đi khiếu kiện vẫn trong vô vọng, trước sự im lặng của giới bạo quyền cộng sản Việt Nam., ngày 23 tháng 3 năm 2016 mới đây, ông Dương Văn Bậc đã gửi lời tố cáo tội ác Cộng sản Việt Nam đối với mẹ con ông đến Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, đến các tổ chức nhân quyền trên thế giới và các cơ quan thông tấn, báo chí.Đọc tiếp »
“- Thế ra bọn mình lại đi thua bọn nó à? – Thua làm sao được! Ông Chiến nói là chuyện của ông Chiến. Cứ để một thời gian nữa là sẽ đâu vào đấy ngay. Gô cổ hết, cho bọn biểu tình biết như thế nào là lễ độ!”.
Thắng lợi tạm thời
Rốt cục, phong trào biểu tình kéo dài 11 ngày của ngư dân đòi biển ở Sầm Sơn, Thanh Hóa đã kết thúc tạm thời có hậu: Bí thư tỉnh này phải “thương dân”, ngỏ lời xin lỗi và hứa hẹn “Dân cứ mưu sinh, không phải đi đâu hết”. Đến ngày 18/3/2016, Ủy ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn đã có thông báo chính thức giữ lại 3 bến thuyền cho ngư dân.
Những người không còn gì để mất… Báo chí nhà nước thêm một lần hiếm hoi “mở miệng”. Trừ những tờ báo đảng không thể cậy mồm, phái đa số trong làng báo nhà nước hầm hập đưa tin bài về chiến dịch phản kháng có đổ máu này. Sau sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, mãi đến gần đây báo giới nhà nước mới thấp thoáng cơ hội để đồng cảm với lòng dân.
Còn với nhà cầm quyền xứ Thanh, đây là lần thứ hai họ chấp nhận thất bại trước phong trào phản kháng của dân chúng liên quan đến kế sách sinh nhai và miếng cơm manh áo cuối cùng. Thất bại sau khi bị con sóng sôi uất của hàng ngàn ngư dân xô sập hàng rào cảnh sát cơ động để tràn đến trụ sở ủy ban tỉnh. Hình ảnh còn lại là những nhân viên cảnh sát, trước đó mặt mũi đằng đằng sát khí, đã cúi mặt lầm lũi rồi tản vào những chỗ ít người nhìn thấy.
Cách đây 4 năm, vào tháng 5/2012, bà con tiểu thương Bỉm Sơn đã đấu tranh đòi Ủy ban nhân dân thị xã hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Đỉnh cao là từ ngày 9 đến 12 tháng 5/2012, hơn 400 tiểu thương đã biểu tình trước cổng Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh.
Đến ngày 14/5, ông Mai Văn Ninh – khi đó là Bí thư Tỉnh ủy – đã phải gặp và “nói chuyện phải trái” với gần 800 tiểu thương, chấp nhận những cái sai của chính quyền địa phương, yêu cầu xử lý những cá nhân sai phạm…
Bồi thường rẻ mạt là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra làn sóng biểu tình của dân oan đất đai ở Việt Nam. Vụ “đòi biển” ở Sầm Sơn cũng bắt nguồn từ nguyên do tương tự. Quá ưu ái với những doanh nghiệp chỉ biết có tiền và mang những dấu hiệu khuất tất về nạn chung chi, chính quyền địa phương đã đang tâm tước đoạt miếng cơm manh áo còn lại của người dân.
Sầm Sơn hoàn toàn có thể trở thành điểm nổ mới trong lòng chế độ, sau khi chính quyền và công an nơi đây đã thẳng tay đàn áp những người mất biển. Hành động răn đe của Công an tỉnh Thanh Hóa khi quyết định khởi tố vụ án biểu tình càng làm cho tình hình trở nên không thể kiểm soát và đẩy người biểu tình vào thế chẳng còn gì để mất. Tình thế này là khá tương đồng với hàng loạt vụ việc công an khởi tố, bắt giam người biểu tình ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Tĩnh… và mới đây là đối với tiểu thương chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.
Thậm chí bàn thờ Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng mà dân oan đất đai ở Dương Nội, Hà Nội và một số địa phương khác mang ra hầu mong làm dịu cơn hung bạo tham tàn của các nhóm lợi ích và lực lượng cưỡng chế cũng thất bại cay đắng. Người dân thậm chí còn ghi hình được những kẻ cưỡng chế xô đạp lên cờ nước và quẳng hình ông Hồ sang một bên.
‘Lùi một bước, tiến hai bước’
Bài học mà những người dân chịu thiệt hại ở Việt Nam có thể rút ra được là Sức mạnh tập thể. Chỉ có tạo ra được một phong trào phản kháng của quần chúng, và trên hết là phong trào được tổ chức có bài bản, quy củ, quy mô và bền vững mới có thể gây áp lực đòi hỏi chính quyền phải đình hoãn những chính sách bất công.
Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của những phong trào tự phát của người dân ở Việt Nam là tính đứt đoạn của nó. Vốn xuất phát từ động cơ đòi quyền lợi mưu sinh chứ không hoặc chưa ý thức rõ về quyền dân và dân chủ cần phải đạt được, những phong trào này rất dễ tự giải tán sau khi đã đạt được thành công bước đầu, thậm chí tự giải tán sau khi được chính quyền hứa hẹn mà chưa biết có khả thi hay không.
Trong thực tế, đã có nhiều vụ việc chính quyền “lùi một bước, tiến hai bước” ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Hà Nội… liên quan đến các vấn đề môi trường, chợ búa, đất đai. Sau những lời hứa hẹn đầu môi chót lưỡi và chờ đến khi không khí phản kháng của người dân lẫn dư luận xã hội lắng xuống, chính quyền đã chỉ đạo công an “hồi tố” vụ việc, tiến hành khởi tố, bắt giam những “đối tượng cầm đầu” trong đám đông biểu tình. Sau đó tiếp tục tiến hành cưỡng chế vào lúc phong trào đã tự giải tán nên rất khó tập hợp trở lại.
Minh họa gần nhất là vụ tiểu thương Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội phản kháng trước Tết nguyên đán 2016. Cuộc biểu tình lên đến vài ngàn người cùng nhiều trẻ em bỏ học để tham gia. Lo sợ trước cơn thủy triều giận dữ của người dân, chính quyền địa phương vội tém dẹp những hành động cưỡng chế chợ và làm công tác “dân vận”. Thế nhưng ngay sau Tết nguyên đán 2016, chính quyền đã huy động số đông cảnh sát cơ động, an ninh, dân phòng… tiến hành cưỡng chế dân. Chiến thuật đánh lẻ vào từng hộ dân hoặc từng cụm nhỏ dân, “bắt nguội” khá thường đã mang lại kết quả trong trấn áp.
Ngày càng lộ rõ tình trạng hỗn quan hỗn quân trong chính quyền Việt Nam, từ cấp trung ương xuống cấp địa phương. Thực trạng “phép vua thua lệ làng” và xu hướng cát cứ địa phương đang khiến cho chính quyền trung ương ngày càng bị suy giảm quyền lực tập trung. Còn não trạng chỉ nghĩ đến đàn áp chứ không đối thoại của nhiều chính quyền địa phương lại khiến sinh ra quá nhiều mầm mống bạo động và bạo loạn xã hội. Đây là một nguồn cơn chính sẽ khiến sự sụp đổ của chế độ là hầu như không tránh khỏi.
‘Sẽ gô cổ hết!’
“- Thế ra bọn mình lại đi thua bọn nó à?
– Thua làm sao được! Ông Chiến nói là chuyện của ông Chiến. Cứ để một thời gian nữa là sẽ đâu vào đấy ngay. Gô cổ hết, cho bọn biểu tình biết như thế nào là lễ độ!”.
Một ngư dân Sầm Sơn vô tình nghe được đoạn trao đổi trên của mấy người mặc thường phục cùng một cảnh sát ngoài sân Trung tâm bồi dưỡng Thanh thiếu niên thị xã Sầm Sơn vào buổi sáng ngày 7/3/2016, trong lúc ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa – đang trực tiếp đối thoại với hàng ngàn ngư dân Sầm Sơn để giải quyết vụ thu hồi bờ biển liên quan đến dự án Quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương.
Không biết rõ về những người buông ra đoạn trao đổi ấy, nhưng cứ căn cứ vào bộ mặt sắt lại cùng giọng nói đầy kẻ cả quan quyền, ngư dân Sầm Sơn không khó để đoán rằng đó là những nhân viên công lực nhà nước mang quyền sinh sát trong tay. Bất chấp vẻ “thành tâm” của Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và việc Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn đã chính thức thông báo giữ lại 3 bến thuyền cho ngư dân, không thể loại trừ khả năng đến một lúc nào đó khi “thời cơ chín muồi”, cơ quan điều tra của Công an Thanh Hóa sẽ “hồi tố” dữ dội bằng cách thẳng tay bắt bớ những ngư dân bị quy chụp “sách động biểu tình”.
Thắng lợi của phong trào biểu tình của ngư dân Sầm Sơn cũng bởi thế mới chỉ mang tính tạm thời. Cho dù Bí thư Thanh Hóa đã hứa hẹn “dân cứ mưu sinh”, nhưng vẫn chưa có một cam kết nào từ phía chính quyền là sẽ “bất hồi tố”. Với lợi ích mà Tập đoàn bao thầu khu Sầm Sơn là FLC “gợi ý” với các quan chức chính quyền, không có gì bảo đảm là giới quan chức này sẽ giữ lời hứa không chiếm biển của ngư dân trong tương lai.
Cuộc đấu tranh giành giật quyền mưu sinh và quyền làm người vẫn còn ở phía trước. Sóng triều ngư dân đã một lần xô đổ barie cảnh sát cơ động, nhưng vẫn còn nhiều lớp rào khác sừng sững chặn trên lối về biển cả…
Đối thoại Sầm Sơn: Lời ngỏ gửi ông Bí thư Tỉnh ủy xứ Thanh
Nguyễn Đăng Quang
15-3-2016
Cuối cùng thì Lãnh đạo cao nhất tỉnh Thanh Hoá cũng đã xuất hiện. Việc ông Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến đối thoại trực tiếp với ngư dân Sầm Sơn hôm 7/3/2016 tuy có muộn nhưng đã thành công, và tháo được ngòi nổ! Sau đối thoại, người dân phấn khởi vì bước đầu họ giành được thắng lợi, họ giữ được quyền mưu sinh khi lãnh đạo tỉnh khẳng định không có văn bản pháp lý nào buộc ngư dân di chuyển bến thuyền của họ đi nơi khác, họ được tiếp tục neo đậu tầu thuyền ở bến cũ và cứ ra khơi đánh bắt hải sản như bình thường! Kết luận buổi đối thoại, ông Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá dõng dạc tuyên bố : “Tôi đã rà soát lại các văn bản, nhưng không có văn bản nào chỉ rõ việc bà con phải di chuyển bến thuyền cả. (Vậy xin) Bà con vẫn cứ ra khơi khai thác và đánh bắt như lâu nay vẫn làm!”.Đọc tiếp »
Liên tiếp những ngày đầu tháng 3 năm 2016, các ngư dân thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã biểu tình để phản đối dự án khu ăn chơi nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC triển khai ở bờ biển Sầm Sơn.
Dự án có số vốn 5.500 tỷ VNĐ này được triển khai trên một diện tích 450 héc ta. Tức khoảng 12 tỷ VND trên một héc ta mà FLC và uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đầu tư.
Mặt bằng diện tích đất ở Sầm Sơn trên thị trường bất động sản được người dân rao bán giá dao động từ 10 triệu trở nên tuỳ từng vị trí. Nếu tính ra thị trường thì một héc ta đất được bán ở Sầm Sơn sẽ có giá bình quân là 100 tỷ VNĐ: giá đất ở sầm sơn giá rẻ nhất
Có lẽ sẽ nhiều người vặn vẹo, đất mà người dân Sầm Sơn ra bán 10 triệu kia không thể tính cho giá đất mà FLC cưỡng chiếm làm dự án, vì địa thế không đẹp. Đọc tiếp »
Ngư dân Sầm Sơn tập trung tại bến thuyền phản đối quyết định thu hồi đất giao cho FLC. Ảnh: DNVN
Dù thế nào, cũng không thể bóp nát những cuộc đời của dân nghèo để xây lên đó những lâu đài. Những đổi thay hình dạng đó chỉ chứng tỏ sự tàn bạo và ngu dốt của kẻ học đòi văn minh.
10 ngày xuống đường của hàng trăm gia đình ngư dân ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, có vẻ như kết thúc êm thấm. Thông tin phát đi cho thấy ông Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, khi tuyên bố không có chuyện di dời, cấm đoán gì cả.
Cuộc đối thoại vào ngày 7.3 thật căng thẳng. Dân chúng cuối buổi cũng có vẻ hài lòng, vỗ tay, cười. Và ông Chiến cũng cười rất tươi, dù chung quanh hội trường Trung tâm bồi dưỡng thanh thiếu niên thị xã Sầm Sơn đông đặc lực lượng cảnh sát cơ động và xe cứu thương. Cuộc đối thoại với vài trăm người dân, đại diện cho khoảng 4.000 người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu chính sách di dời dân chúng, cấm cửa đánh bắt được thi hành, nhằm phục vụ cho lợi ích của tập đoàn FLC.Đọc tiếp »
Hàng trăm người dân tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa đòi FLC trả lại bãi biển. Ảnh: Dân Làm Báo
Giới hữu trách Thanh Hóa loan báo dừng việc thu hồi một bến thuyền cho dự án du lịch gây tranh cãi sau 11 ngày biểu tình quyết liệt của ngư dân.
Truyền thông nhà nước dẫn thông báo của Bí thư tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thanh Hóa, Trịnh Văn Chiến, tại cuộc đối thoại trực tiếp với dân chúng địa phương sáng nay (7/3) cho biết trước mắt bà con được tiếp tục ra khơi, tỉnh chưa ban hành quyết định thu hồi bến.
Diễn tiến này xảy ra sau khi hàng trăm ngư dân xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, hơn tuần qua kéo về bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy Thanh Hóa, yêu cầu trả lại bãi biển Sầm Sơn.
Họ phản đối quyết định của chính quyền thu hồi và giao 3,5 km đất ven biển cho Tập đoàn FLC phát triển dự án du lịch, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4 tới đây, để phục vụ du khách mùa hè năm nay. Đọc tiếp »
Người dân ngồi ngoài đường để đòi quyền sử dụng bãi biển neo đậu tàu đánh cá. Ảnh: Contributor
Một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực trong đó có bất động sản ở Việt Nam mới ra tuyên bố khẳng định họ ‘không liên quan’ trong vụ việc tranh chấp giữa người dân ở tỉnh Thanh Hóa ở miền Trung Việt Nam và chính quyền tỉnh này.
Hôm thứ Sáu, Tập đoàn FLC trong một thông cáo trên trang web chính thức của mình nói đã “tạo hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động” và “Dự án này hoàn toàn không liên quan gì đến những thông tin mà các báo mạng trên có đăng tải”.
Thông cáo của tập đoàn này cũng cho biết dự án bãi biển phía đông đường Hồ Xuân Hương là “chủ trương lớn của tỉnh Thanh Hóa”.
Thông cáo của tập đoàn hôm 04/3/2016 viết:
“Tập đoàn FLC không liên quan gì đến các khiếu kiện khiếu nại của người dân cũng như việc người dân tập trung đông người tại UBND tỉnh Thanh Hóa.Đọc tiếp »
Khi tôi đăng bài viết này lên đây, có nghĩa những gì tôi viết ở dưới có thể không được để ý. vì vậy, tôi mong các bạn quê mình đọc nó và xem như là vũ khí cho cuộc biểu tình này.
Tôi gửi bức thư này đến tòa soạn báo, đến cộng đồng Thanh Hóa 24h, đến Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thanh Hóa, với hy vọng những gì tôi viết trên đây có thể được đăng tải, và các đồng chí lãnh đạo Tỉnh cũng như bạn bè trong và ngoài tỉnh có thể bớt chút thời gian quý báu của mình để đọc nó.
____
Kính gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các công nhân viên cán bộ trong hệ thống chính quyền tỉnh.
Tôi là: Văn Thị Hương SN 1996
Tại: Sầm Sơn – Thanh Hóa
Hiện là sinh viên năm nhất, khoa Ngôn ngữ Anh đại học Đông Đô.
Tôi gửi bức thư này đến Cổng thông tin điện tử của Tỉnh để kính mong cán ban ngành, các đồng chí lãnh đạo xem xét, giải quyết vấn đề quy hoạch bãi biển Sầm Sơn một cách sáng suốt, hợp lý, hợp tình nhất.
Tôi tin rằng, khi đã được ngồi vào các vị trí lãnh đạo ở cấp Tỉnh, hay bất kì cấp nào khác, các đồng chí đã hơn những người dân rất nhiều phương diện từ văn hóa, trình độ học vấn… cho đến công việc, địa vị xã hội. Tôi chắc rằng, các đồng chí cũng hiểu rất rõ về Sầm Sơn, bởi nó đang là mối quan tâm hàng đầu, nóng hổi và bức xúc nhiều ngày qua.Đọc tiếp »
Ngày 2 tháng 3 năm 2016, phiên tòa Phúc thẩm ở Long An đã tuyên án 2 năm 6 tháng tù giam cho tù nhân vị thành niên (vừa chạm ngõ tuổi 16!) Nguyễn Mai Trung Tuấn, về tội “chống người thi hành công vụ”! Những hình ảnh được lan truyền rộng rãi cho thấy thái độ của Tuấn rất bình tĩnh. Thấy được cả nụ cười, thay vì căng thẳng tột cùng, khi một mình lẻ loi trước vành móng ngựa, đối mặt với những người nhân danh quyền lực đã làm tan nát gia đình em. Nhà cửa không còn. Cha mẹ đều bị tù rạc. Em gái thì bơ vơ không nơi nương tựa! Mà “công vụ” ở đây là những người áp dụng lệnh cưỡng chế phi pháp về đất đai. Theo đúng theo nghĩa đen thì vì gia đình Tuấn đã đến bước đường cùng nên Tuấn phải “bẻ nạng chống trời”, chống bọn cướp đất, cướp nhà trong vô vọng!
Cội nguồn của việc “cướp đất cướp nhà hợp pháp” là luật “đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý”! Nôm na là chỉ sở hữu “cho có chuyện”, còn quyền sử dụng là của đảng. Do đó từ nay Tự điển tiếng Việt cần phải cập nhật định nghĩa về 4 chữ “sở hữu đất đai”. Phải định nghĩa “sở hữu đất đai” là quyền sử dụng đất thuộc về đảng CSVN! Vì chỉ có chủ mới có toàn quyền sử dụng những gì mình sở hữu!Đọc tiếp »
Chợ cá sớm mai ở bãi biển Sầm Sơn. Nguồn ảnh: internet
“Đại gia, quan chức làm giàu trên xương máu chúng tôi”. Đó là lời ai oán thốt ra của một nông dân xã Phụng Công (Văn Giang) khi ứa nước mắt nhìn những xe ủi của DN Ecopark hất tung hoa màu, mồ mả nhà mình hôm xẩy ra vụ cưỡng chế.
Thời gian qua, tập đoàn FLC giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh bất động sản và tai họa đã giáng xuống những người sống về đất đai ở nhiều nơi và nay FLC lại “sờ gáy” dân đánh cá Sầm Sơn khi họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng sinh thái Sầm Sơn.Và cũng đúng theo “quy luật”, tai họa đang giáng xuống những ngư dân nghèo tại đây.Đọc tiếp »
Phiên tòa phúc thẩm xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngày 2-3-2016. Nguồn: FB Phục vụ Công lý
TỪ NUNG NẤU VIỆC THAM GIA BÀO CHỮA CHO NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN ĐẾN VIỆC LÊN ĐƯỜNG ĐẾN TÒA ÁN LONG AN SÁNG NGÀY 2/3/2016.
Thời gian Dự án PHỤC VỤ CÔNG LÝ thành hình cũng là thời gian mà các LS chúng ta từ Bắc vào Nam gặp nhau đều nhắc đến vụ án NMTT mà một số LS trong Dự án đã được cấp GCN bào chữa, gồm LS Trần Bá Học, LS Dương Phi Anh, LS Lê Thị Minh Nhân, LS Phùng Thanh Sơn, LS Nguyễn Văn Miếng.
Càng đến gần ngày xét xử 2/3, tôi và LS Trịnh Vĩnh Phúc (Phó Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật ĐLS TPHCM, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Phúc Đức) nghĩ đến cách để tham dự phiên tòa. Theo gợi ý của tôi rằng các LS đã gửi 2 lần thư mời LĐLSVN và ĐLS TPHCM cử người tham dự, do vậy nên chăng LS Phúc nói với BCN ĐLS TPHCM cấp giấy giới thiệu cử LS Phúc đi Long An tham dự phiên tòa. LS Phúc cho biết Hội đồng KTKL có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các LS để tìm ra được những LS có thành tích mà khen thưởng, do vậy LS Phúc đồng ý với ý kiến của các LS trong Dự án PVCL.Đọc tiếp »
Ảnh chụp Tòa án Nhân dân huyện Gò Dầu. Nguồn: FB Võ An Đôn
Sáng nay ngày 04/3/2016, Tòa án huyện Gò Dầu mở phiên tòa sơ thẩm (lần 2), xử anh Nguyễn Văn Thông, phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Tòa án chỉ triệu tập duy nhất một mình anh Thông đến tòa, không triệu tập bất kỳ người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nào đến dự phiên tòa để làm sáng tỏ vụ án. Điều này hoàn toàn không đúng qui định của pháp luật.
Tại tòa anh Thông một mực kêu oan, vì cho rằng anh chỉ là người đi khiếu nại để đòi nhà nước chi trả tiền bồi thường đúng qui định pháp luật, chứ không có mục đích lợi dụng các quyền tự do dân chủ như quy kết của Viện kiểm sát.Đọc tiếp »
LS Nguyễn Văn Miếng và trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 02.03.2016. Ảnh: Facebook.
GNsP – Tòa án tỉnh Long An tuyên án trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh bị cáo buộc là “cố ý gây thương tích”, bất chấp các ý kiến của các Luật sư chứng minh “Tòa vi phạm, em Tuấn vô tội” vào ngày 02.03.2016, tại tòa TAND tỉnh Long An.
LS Nguyễn Văn Miếng, một trong những LS tham gia bào chữa cho trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn khẳng định với GNsP, Tòa phúc thẩm vi phạm nghiêm trọng các thủ tục trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự.
Diễn biến phiên tòa phúc thẩm trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn diễn ra như thế nào, xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn giữa phóng viên GNsP với LS Nguyễn Văn Miếng sau khi phiên tòa kết thúc.
Huyền Trang, GNsP:Thưa Luật sư Nguyễn Văn Miếng, ông là một trong những vị LS theo dõi sát sao và nghiên cứu kỹ vụ án trẻ em Tuấn, trong tư cách là người gỡ tội cho trẻ em Tuấn trong phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 02.03.2016, xin ông có thể tường thuật lại phiên tòa diễn ra như thế nào ạ?Đọc tiếp »
Đôi lời: Nhân bài của ông Bùi Tín, viết về hai anh em cụ Trịnh Văn Bính và Trịnh văn Bô, xin được giới thiệu lại bài viết về gia đình cụ Trịnh Văn Bô, của tác giả Bùi Xuân Bách. Ông Bùi Xuân Bách chính là cháu nội của cụ Trịnh Thị Thục (chủ hiệu Phúc Đồng), cụ Trịnh Thị Thục là chị cả của hai cụ Bính và Bô.
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ khi còn trẻ. Nguồn ảnh: internet
Chuyện chưa kể: Sau khi tiếp quản Thủ Đô năm 1954, ông Trịnh Văn Bô giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội. Ông anh, ông Trịnh Văn Bính là Thứ trưởng Bộ Tài chính từ năm 1945 cho đến khi về hưu, Thứ trưởng phụ trách Tài chính Công nghiệp, và đã từng là Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đầu tiên.
Ông Bô có hai ô tô nhà, nhưng chỉ đi xe đạp đi làm hàng ngày. Đến năm 1957, cuộc Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh bắt đầu. Dù đi theo Kháng chiến suốt cả 9 năm, ông bà cũng phải tham gia học tập cải tạo. Thậm chí sau đó, người ta còn đưa ông Trịnh Văn Bô ra khỏi Đảng. Cũng nên biết rằng ông đã vào Đảng từ năm 1944, do ông Khuất Duy Tiến giới thiệu. Ông Bô thì tính rất hiền, cũng chấp nhận mà không nói gì và họ chuyển ông về làm cán bộ ở Bộ Ngoại thương. Bà Bô thì không chịu. Bà lên gặp hẳn Trưởng ban Tổ chức Lê Đức Thọ. Không rõ bà đã nói gì với ông Sáu Búa (tức Lê Đức Thọ), nhưng sau đó họ đã phục hồi Đảng tịch lại cho ông Bô.Đọc tiếp »
Bài báo trước đã nêu rõ tệ vô ân bạc nghĩa của ban lãnh đạo Cộng sản (CS) đối với một số nhân sỹ, trí thức, nhà kinh doanh yêu nước, người dân miền Nam, người dân không là đảng viên CS…và tình trạng họ bị đố kỵ, phân biệt đối xử ra sao. Không có họ đố mà đảng CS làm nên chuyện gì ra trò trong cuộc gọi là Cách mạng tháng Tám và cuộc Kháng chiến chống Pháp, với hàng triệu liệt sỹ ngoài đảng đã nằm xuống ngoài mặt trận, mang theo niềm tin hão huyền rằng đảng CS sẽ đem lại độc lập tự do hoàn toàn và phồn vinh hạnh phúc cho toàn dân.
Suốt 70 năm niềm tin đó đã dần dần xa vời, đã thế đảng còn nhận vơ rằng 70 năm nay ‘’mọi chiến công và thành tựu đều là công đầu của đảng CS’’!, và đảng CS tự phong cho mình cái quyền ‘’là lực lượng lãnh đạo duy nhất, không chia sẻ cho ai khác’’. Tình hình hiện nay tệ đến mức nhà thơ Bùi Minh Quốc phải thốt lên:
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.Đọc tiếp »
Giờ này, lẽ ra trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn phải ngồi trên ghế nhà trường, chứ không phải đứng trước tòa để nêu lên nguyện vọng “xin được về đi học”, vì chính những người có chức có quyền đã “đẩy” em Tuấn vào vòng lao lý. Ảnh: internet.
GNsP – Tòa án tỉnh Long An, trong phiên tòa phúc thẩm tại trụ sở Tòa án, hôm nay 02/03/2015, đã tuyên án trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh bị cáo buộc là “cố ý gây thương tích”, bất chấp các ý kiến của các Luật sư chứng minh “Tòa vi phạm, em Tuấn vô tội”.
Tòa án Long An “cố chấp” xâm hại quyền trẻ em Tuấn
Kết quả phiên tòa này đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong công chúng bởi vì ở độ tuổi của trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn là được “gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, xã hội và công dân” bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đặc biệt “lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” (Điều 5, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).
Không những vậy, những người có trách nhiệm phải “bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em” (Điều 6, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Và Luật pháp còn nghiêm trị “mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý”.Đọc tiếp »
GNsP – Hưởng ứng lời kêu gọi “Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam vào ngày 27.02.2016” nhiều bà con dân khắp mọi nơi tiến hành cuộc biểu tình tại các thành phố lớn, hoặc có nhiều đoàn dân oan đã bị lực lượng công an chặn xe khi đang trên đường đến nơi biểu tình.
Tại Hà Nội
Lúc 8:30, anh Trịnh Bá Phương – dân oan Dương Nội – cho biết, công an đã phong tỏa khắp nơi để ngăn cản dân oan tập trung tại số 1 Ngô Thì Nhậm.
Anh Phương nói: “Hiện tại công an đang bố trí lực lượng rất là đông, đông hơn cả người dân. Họ cũng có những chiếc xe thùng, xe buýt để chuẩn bị sẵng sàng đàn áp”.
“Dự kiến lúc 10 giờ dân oan sẽ tuần hành, nhưng với tình hình này thì không biết như thế nào. Có thể bà con sẽ tổ chức sớm hơn dự kiến, hoặc là bà con có thể đợi đủ người để có thể tổ chức”.
Thậm chí, anh Phương nói thêm, công an “còn ngăn chặn từ xa để ngăn dân oan các tỉnh lân cận về số 1 Ngô Thì Nhậm” ở Hà Nội.
“Hãy chấm dứt thảm họa dân oan tại Việt Nam”, đó là thông điệp mà bà Cấn Thị Thêu – một người bị cưỡng chế đất ở Dương Nội – muốn gửi đến nhà cầm quyền trong cuộc tuần hành hôm 27/2 ở Hà Nội cùng với hàng trăm người khác.Đọc tiếp »
Sáng ngày 02/3/2016 Tòa án nhân dân tỉnh Long An mở lại phiên tòa phúc thẩm (lần 2) xét xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn về tội cố ý gây thương tích. Nhóm luật sư bào chữa cho em đã khẩn trương gửi đến Tòa án tỉnh Long An bản kiến nghị lần 4, với mong muốn cơ quan này có thời gian nghiên cứu để có bản án khách quan đúng pháp luật, hợp đạo lý đối với em Tuấn.
———–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 25 tháng 02 năm 2016
ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ (Lần 4)
(V/v: Triệu tập giám định viên, giám định lại và một số vấn đề khác – tại phiên tòa phúc thẩm ngày 2/3/2016)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Chúng tôi, gồm những luật sư có tên sau đây:
1. Luật sư Dương Phi Anh 2. Luật sư Lê Quang Hiến 3. Luật sư Trần Bá Học 4. Luật sư Lê Thị Minh Nhân 5. Nguyễn Văn Miếng 6. Luật sư Trần Hồng Phong 7. Luật sư Nguyễn Tấn Thi 8. Luật sư Trần Văn Thanh 9. Luật sư Phùng Thanh Sơn
Địa chỉ liên hệ chung: 843 Lê Hồng Phong, P.12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh. Là những người bào chữa cho Nguyễn Mai Trung Tuấn (15 tuổi) – dự kiến sẽ được xét xử phúc thẩm vào ngày 2/3/2016 tới đây, sau lần hoãn ngày 1/2/2016.Đọc tiếp »
Ngày chiến thắng vẻ vang của ông, ông đã tuyên bố: “Đảng gần dân, trọng dân, nói phải đi đôi với làm.”
Ngày 27/2/2016 là ngày dân oan xuống đường để đòi miếng cơm, manh áo, nơi ăn chốn ở, và những quyền căn bản tối thiểu khác của một con người.
Tôi cùng mọi người trực tiếp cũng như gián tiếp đang hướng lòng cùng với dân oan có vài yêu cầu đối với ông và Đảng của ông.
1- Ông hãy ra lệnh cho Trần Đại Quang là người ông tin tưởng đưa vào nắm chức chủ tịch nước, tuyệt đối không được đàn áp, đánh đập, hay bắt bớ bất cứ một dân oan nào, cũng như những người tham gia để cùng yêu cầu ông và Đảng của ông phải giải quyết vấn đề căn bản này.Đọc tiếp »
Bà Trần Thị Thúy trong phiên xử ở Bến Tre. Nguồn: báo SGGP.
Tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở London, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), ngày 19/2 kêu gọi hành động khẩn cấp cho trường hợp của tù nhân Trần Thị Thúy ở Việt Nam.
Bà Thúy bị bắt tháng 8/2010 và bị kết án tám năm tù theo điều 79 vì tội mưu toan lật đổ chính quyền, trong một phiên toà vào tháng 5/2011.
Ân xá Quốc tế nói bà đang bị từ chối điều trị y tế khi đang thi hành án tại trại giam tỉnh An Phước.
Bà được chuẩn đoán mang khối u bướu trong tử cung, chịu nhiều đau đớn và không thể đi đứng nếu không có người dìu.
Theo báo cáo của tổ chức này, bà Trần Thị Thúy sẽ không được phép nhận điều trị trong tù khi chưa ‘thú nhận tội danh’.Đọc tiếp »
Muôn tâu Thượng đế Ngọc hoàng Hăm ba tháng Chạp sắp tàn năm Dê Hạ thần, Táo Việt xa quê Cali, Mỹ quốc, Little Sài Gòn Tha hương vẫn nhớ nước non Lòng thành tấu chuyện mất còn năm qua Trước tiên là chuyện bên nhà Từ quê ra tỉnh, trẻ già gái trai Từ việc đúng đến việc sai Nhất nhất trình tấu chẳng sai một lời Thưa rằng, Nam Bắc khắp nơi Nhân dân khốn khổ cảnh đời lầm than Đọc tiếp »
Hội đảng lần thứ 12 của những người cộng sản Việt Nam tổ chức ồn ào, rềnh rang, rầm rộ, màu mè, hoành tráng và vô cùng hao tốn tiền thuế nghèo của dân diễn ra ở Hà Nội.
Những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền hàng đầu của Việt Nam cũng tập trung ở Hà Nội.
Trong những nhà hoạt động xã hội đó có những nhà lí luận sắc sảo đã thẳng thắn, đanh thép chỉ ra những sai lầm của học thuyết cộng sản, chỉ ra những yếu kém, tội lỗi với người dân, với đất nước của những người cộng sản.Đọc tiếp »
Đôi lời: Gọi bài này là bài báo “phản động”, là theo cách gọi của ban tuyên giáo, vì bài báo đưa tin: 800 hộ dân dựng lều phản đối việc thu hồi đất. Bài báo đã bị gỡ khỏi TTXVN và báo Một Thế giới. Bài đăng trên TTXVN lúc 18h53′ ngày 29-12-2015, có tít “Hải Phòng: Người dân dựng lều phản đối dự án đảo Vũ Yên“. Còn bài trên báo Một Thế Giới đăng lại nội dung của TTXVN, bài báo lên mạng lúc 21h33′ ngày 29-12-2015, có tựa đề “Hải Phòng: 800 hộ dân dựng lều phản đối việc thu hồi đất“. Xin được đăng lại đây để hầu các độc giả chưa kịp đọc.
Hải Phòng: 800 hộ dân dựng lều phản đối việc thu hồi đất
29-12-2015
Người dân làng Kinh Triều dựng lều ngay tại hiện trường để giữ đất (Ảnh: VTC News)
Vụ việc đang thu hút sự chú ý của dư luận, rất cần các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng sớm có phương án bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng cho nhân dân làng Kinh Triều. Đọc tiếp »
Gặp 1 trong 3 tác giả bài báo “Dùng tiền dụ học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại” – Tuệ Nguyễn, cô phóng viên báo Thanh Niên này chối đây đẩy về thông tin “Một cán bộ có trách nhiệm của huyện Gia Lâm cho biết: “Có tình trạng mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại được các đối tượng lôi kéo xúi giục cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000 – 300.000 đồng/ngày”.” trong bài báo của mình.
Thậm chí cô còn chất vấn ngược lại bạn đọc và thách người đọc kiện nội dung bài báo. Đọc tiếp »