BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Cuba’

10.883. Fidel Castro để lại Cuba trong tình trạng khốn cùng

Posted by adminbasam trên 29/11/2016

Thụy My

28-11-2016

Trẻ em chơi đùa trên đường phố luôn thiếu điện ban đêm. Ảnh: internet

Trẻ em chơi đùa trên đường phố luôn thiếu điện ban đêm. Ảnh: internet

(Le Figaro 28/11/2016) Một thời kỳ vô cùng bất định mở ra tại hòn đảo trên vịnh Caribê, sau khi nhà độc tài già nua qua đời.

« Chẳng có gì thực sự thay đổi tại Cuba một khi Fidel còn sống » – một nhà kinh tế phương Tây làm việc tại La Habana gần đây đã thổ lộ. Một thanh niên gia đình khá giả ở La Habana nói thêm: « Trước cách mạng, chúng tôi có các trang trại và nhà cửa, tất cả đều bị Fidel tịch biên. Nhiều người trong gia đình không thể chịu đựng nổi. Họ đã chết ». Những phát biểu như thế cách đây một thập niên là không thể hình dung nổi.

Fidel đã trút linh hồn, nhưng phần lớn di sản của ông đã mất đi từ khi nhường quyền lại cho người em trai năm 2006. Giáo dục vẫn là miễn phí cũng như y tế, nhưng để thực sự được thụ hưởng hệ thống y tế tuyệt vời của Cuba, nay phải biết tặng một regalito (món quà) cho các y bác sĩ. Tại các bệnh viện đa khoa, những áp-phích ghi rõ « Dù y tế là miễn phí, nhưng vẫn tốn kém ». Chế độ lương bổng bình đẳng và chủ nghĩa xã hội biến mất, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản theo kiểu Cuba, dù không nói ra. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 5 Comments »

10.855. Biểu tượng cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời

Posted by adminbasam trên 26/11/2016

BBC

25-11-2016

Fidel Castro lãnh đạo cách mạng cộng sản Cuba năm 1959. Ảnh: AFP

Fidel Castro lãnh đạo cách mạng cộng sản Cuba năm 1959. Ảnh: AFP

Fidel Castro, cựu chủ tịch Cuba và là biểu tượng cách mạng cộng sản, qua đời ở tuổi 90, truyền hình nhà nước thông báo.

Chưa có thông tin chi tiết về nguyên do.

Fidel Castro lãnh đạo Cuba, quốc gia độc đảng trong gần nửa thế kỷ trước khi chuyển giao quyền lực cho người em trai Raul năm 2008.

Những người ủng hộ ca ngợi ông như người đưa Cuba trở lại cho dân chúng. Nhưng cũng có cáo buộc ông đàn áp tàn bạo phe đối lập.

Tháng 4/2016, Fidel Castro có bài phát biểu hiếm hoi trong lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Cuba.

Ông thừa nhận mình tuổi đã cao nhưng cho biết lý tưởng cộng sản Cuba vẫn còn giá trị và người dân Cuba “sẽ chiến thắng”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

10.769. Thăm Cuba lần này, ông Quang liệu có dám tiếp tục tụng kinh Mác-Lê?

Posted by adminbasam trên 18/11/2016

Tô Hải

18-11-2016

CTN Trần Đại Quang và lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Ảnh: Reuters

CTN Trần Đại Quang và lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Ảnh: Reuters

Cuối cùng, sau ba ngày lặng im trước chuyến công du của ông chủ tịch nước sang Cuba, nước “bạn XHCN” còn sót lại bên kia bán cầu, trưa 16/11/2016, lúc 12g05 (và cả bản tin lúc 19g00) VTV1 đã đưa tin: “Hôm nay, lúc… giờ (không có ngày) chủ tịch nước Trần đại Quang đã…” Rõ ràng, khác hẳn mấy tờ báo ruột như Q.Đ.N.D, C.A.N.D của đảng đã trót đưa tin “Đúng 13g15 ngày 15/11/2016… chiếc máy bay chở… đã đỗ xuống sân bay J.Marti… Ra đón chủ tịch và phu nhân có phó chủ tịch… Salvador Valdes Mesa…”

Mọi tin tức hoạt động đi lại, tiếp kiến, hội đàm… chỉ được đưa tin một cách “khiêm tốn” trên một vài tờ “báo không phát không” vào ngày 17/11/2016. Nhưng cũng ngày 17/11 thì có tin này trên VTV và một số tờ tin “nhanh nhẩu… đoảng”? (chưa chắc vì có thể là “có chỉ đạo”). Kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba, nhận lời mời của Tổng thống Peru Pedro Paplo Kuczynsky, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Lima, Peru từ ngày 17 – 20/11/2016. (Theo Vietnam+) Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 3 Comments »

7614. Chuyện về ba ông sếp

Posted by adminbasam trên 26/03/2016

Nguyễn Phúc Hiếu

26-3-2016

Đây là những mẩu chuyện khó tin nhưng có thật về ba ông sếp:  ông Triết, ông Dũng và ông Trọng mà tôi gọi Triết, Dũng, Trọng cho thân mật (người sang bắt quàng làm họ mà).

1 – Cuba thức thì VN ngủ. VN gác thì Cuba nghỉ.

Ông Nguyễn Minh Triết ơi, xin ông thức dậy mà xem Cuba này. Triết tưởng rằng Cuba canh cho Triết ngủ yên giấc, té ra không phải như vậy, khi Triết vừa nhắm mắt thì tụi nó ôm nhau nhảy Rock Rolling stones ngay.

Ở cái đất nước Cuba, nơi mà đảng cộng sản chính thức lên án nhạc Rock là một sự “chệch hướng ý thức hệ cộng sản“, thì hôm  25/3,  nhóm rock nổi tiếng Rolling Stones đã đến Cuba biểu diễn ngoài trời cho hàng triệu người Cuba xem… chùa.

Tại sao lại xem chùa? dễ hiểu thôi, một vé vào cửa nếu được bán thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động Cuba (được lãnh đạo bởi  đảng cộng sản thần thánh) với mức lương bình quân 20$/tháng (nguồn www.one.cu) phải mất 5-6 tháng làm việc mới mua được một vé vào cửa. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

7594. Thể chế nào, con người ấy

Posted by adminbasam trên 24/03/2016

BÁ TÂN

24-3-2016

Jose Marti International Airport for a 48-hour visit on Airforce One March 20, 2016 in Havana, Cuba. Obama is the first President in nearly 90 years to visit Cuba, the last one being Calvin Coolidge.  (Photo by Joe Raedle/Getty Images)

TT Barack Obama cùng đệ nhất phu nhân Michelle đến phi trường quốc tế Jose Marti trên chiếc Airforce One ngày 20-3-2016 ở Havana, Cuba. Nguồn ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

Tổng thống Obama là con người đặc biệt ấn tượng. Ông liên tục 2 nhiệm kỳ là tổng thống Mỹ.

Điều đáng nói, ông trở thành người đứng đầu quốc gia mạnh nhất thế giới thông qua tranh cử quyết liệt, chứ không phải do một nhóm nào đó bất chấp dân chủ cố tình đặt vào ghế quyền lực.

Việc Tổng thống Obama thăm Cuba đã mở ra một chương mới cho quốc gia nghèo khó, mất dân chủ này. Ông đã quyết định xóa bỏ chính sách cấm vận Cuba, sau hơn 50 năm nước này phải trả giá đắt cho việc lựa chọn con đường XHCN.

Ngày 20.3, người đứng đầu nước Mỹ thăm Cuba. Đây là sự kiện lịch sử của thế giới. Tầm vóc của sự kiện thì đã quá rõ, thu hút sự chú ý của cả hành tinh. Ở đây, có một chi tiết nhỏ, ngay từ lúc bước xuống sân bay, người ta dễ dàng nhận thấy Obama rất đáng nể. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , | 2 Comments »

7581. Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama ở thủ đô Havana

Posted by adminbasam trên 23/03/2016

FB Nghĩa Bùi

23-3-2016

TT Obama phát biểu ở Cuba. Nguồn: internet

TT Obama phát biểu ở Cuba. Nguồn: internet

Sau đây là một vài trích-đoạn từ bài diễn-văn của tổng-thống Obama tại Gran Teatro, Havana, Cuba, dưới sự chứng-kiến của tổng-thống Raul Castro và khoảng một ngàn khách tham-dự. Bài nói chuyện cũng đã được phát-hình trực-tiếp trên các đài truyền-thông tại Cuba vào ngày hôm qua 22-3-2016.

“Kính thưa quý vị,

Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt…

Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuban đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này–bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân… Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

7416. Những giới hạn của chủ nghĩa tư bản với đặc trưng cộng sản

Posted by adminbasam trên 09/03/2016

Project Syndicate

Tác giả: BRAHMA CHELLANEY

Dịch giả: Song Phan

4-3-2016

NEW DELHI – Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đang chuẩn bị thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Cuba, tương lai của hòn đảo do cộng sản cai trị này là đối tượng cho việc săm soi rông rãi. Một số nhà quan sát hy vọng rằng bước chuyển đổi về phía chủ nghĩa tư bản đang diễn ra vốn đã xảy ra rất từ ​​từ trong 5 năm qua theo chỉ đạo của Raúl Castro, đuơng nhiên sẽ dẫn Cuba tiến tới dân chủ. Kinh nghiệm cho thấy không phải vậy.

Trong thực tế, tự do hóa kinh tế còn xa mới là một con đường chắc chắn để đi tới dân chủ. Không có gì minh họa điều này tốt hơn là chế độ chuyên chế lớn nhất và lâu đời nhất của thế giới, Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì sự độc tôn quyền lực, ngay cả khi các cải cách theo thị trường đã cho phép nền kinh tế nâng lên. (Kẻ hưởng lợi chính của quá trình này là quân đội Trung Quốc.) Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

6393. Việt Nam phải làm gì để được quốc tế xóa nợ?

Posted by adminbasam trên 05/01/2016

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

5-1-2016

Hình minh họa. Nguồn: VOA

Hình minh họa. Nguồn: VOA

Muốn ăn phải lăn vào bếp. Trên đời không thể cứ mãi chỉ có nhận không có cho, chỉ có được không có mất. Giới quan chức Việt đang mê đắm trong mối giành giật quyền lực sẽ chợt tỉnh ngộ vào một thời điểm rất gần: tất cả sẽ chỉ là hư không, nếu không đẩy lùi được bóng ma khủng hoảng kinh tế. 

Cuba đi sau về trước?

Nếu Raul Castro đã tỏ ý sẽ trở về với giáo hội Công giáo, thì “Tin Mừng” đã đến với quốc đảo xã hội chủ nghĩa này vào tháng 12/2015: Người anh em “cùng nhau canh giữ hòa bình thế giới” với Việt Nam được Câu lạc bộ Paris bất ngờ xóa khoản nợ lên đến 4 tỷ USD.

Cuba chợt nhẹ gánh. Quyết định trên xuất hiện trong một cuộc họp tại Paris. Theo ước tính của Câu lạc bộ Paris thì trong gần 30 năm qua, Cuba đã chậm trễ hoàn lại các chủ nợ hơn 6 tỷ đô la. Nhưng sau hai năm đàm phán, các chủ nợ đã quyết định xóa hẳn khoản nợ 4 tỷ cho Cuba; 2,7 tỷ còn lại sẽ được thanh toán trong thời hạn 18 năm.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

5350. Rau muống và thịt bò

Posted by adminbasam trên 06/10/2015

Blog RFA

CanhCo

6-10-2015

H1Nếu ai từng sống ở miền Nam sau ngày 30 tháng 4 có lẽ sẽ khó quên câu chuyện truyền miệng lấy ra từ một bài báo trích lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng: “một ký rau muống có chứa chất bổ dưỡng ngang với một ký thịt bò”.

Người miền Nam tuy dễ tin, dễ tin đến độ ngây thơ, nhưng cũng tỏ ra nghi ngờ sự so sánh có vẻ “gập ghềnh” này mặc dù dân Nam vốn quen với cách leo trèo trên những chiếc cầu khỉ ở quê mình. Người Sài gòn thì khác, rau muống và thịt bò được mang ra mổ xẻ trên các bàn tiệc thanh đạm khi nhà có khách hay giổ quẩy, tang tế. Cho tới năm 1978, miếng thịt bò trở quý hiếm cùng cực, ngoài chợ họa hoằn lắm là vài ba lạng thịt của những chú bò kiệt sức từ Hóc Môn hay Bình Chánh chở về. Nhiều chợ nội thành rộ lên việc mua bán bắp hạt, khoai mì hay rau lang, rau muống…những thứ có thể nấu độn với cơm. Bà nội trợ lận lưng vài ngàn bạc, ngẩn ngơ nhìn bó rau muống đã được gia đình ăn đến ngấy và có thể nói chỉ nhìn thôi cũng đã cạn dòng nước giải.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , | 1 Comment »

4793. Nghĩ về Cuba nghĩ về Việt Nam

Posted by adminbasam trên 19/08/2015

VOA

Bùi Văn Phú

19-08-2015

Chủ quán Café de Maria cùng hai người cháu tươi cười xem hình vừa được một du khách chụp (ảnh Bùi Văn Phú)

Chủ quán Café de Maria cùng hai người cháu tươi cười xem hình vừa được một du khách chụp (ảnh Bùi Văn Phú)

Một ngày cuối tháng Tư năm 1992, khi nghe tin Tổng thống George W.H. Bush (cha) quyết định nới lỏng một phần lệnh cấm vận đối với Việt Nam bằng cách cho nối lại liên lạc viễn thông giữa hai quốc gia, ngay chiều hôm đó, từ California tôi gọi điện thoại về Sài Gòn cho người quen và đường dây đã thực sự được nối lại, chuyển những âm giọng cho nhau nghe giữa hai bờ đại dương sau 17 năm cắt tiếng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

4171. Phạm Quang Nghị đi sứ cho ai?

Posted by adminbasam trên 24/06/2015

Người Buôn Gió

22-06-2015

Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đón Ủy viên BCT, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba, Bí thư Thứ nhất Thành ủy La Habana Lázara Mercedes López Acea. Ảnh: TTXVN

Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đón Ủy viên BCT, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba, Bí thư Thứ nhất Thành ủy La Habana Lázara Mercedes López Acea. Ảnh: TTXVN

Ngày 15.6.2015 Bí thư thành uỷ Hà Nội, UVBCTĐCSVN Phạm Quang Nghị đến Cu Ba trong cái gọi là ”chuyến thăm theo lời mời”.

Trước tiên nói đến vai trò của ông Nghị trong bộ máy lãnh đạo đảng cộng sản VN hiện nay, ông Nghị đang đứng trước một tương lai chưa rõ ràng cho vị thế của mình. Ông sẽ phải về hưu nếu như nhiệm kỳ tới đây, ông không nắm được một trong bốn chức mà người Việt hay gọi là ” tứ trụ ”. Để đạt được mục tiêu lọt vào ” tứ trụ ” ông phải cần đến uy tín trong Đảng. Uy tín về mặt tối cũng như mặt sáng.  Mặt tối là ông phải có nhiều vây cánh trong trung ương, để hậu thuẫn cho lá phiếu của mình. Nhưng các đối thủ của ông họ mạnh hơn ông về điểm này. Ông chỉ mạnh ở lãnh địa ông quản lý, ông tìm cách liên minh với quân đội, tuyên giáo, công an, các địa phương. Việc tìm kiếm liên minh không khả quan, vì các lãnh đạo những nơi ông muốn liên minh họ cũng đang cố tìm vị trí cho mình. 

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | Leave a Comment »

3749. Cuba sẽ giống Việt Nam

Posted by adminbasam trên 20/04/2015

VOA

Bùi Văn Phú

19-04-2015

Hình ảnh chống Mỹ trong Bảo tàng Cách mạng (ảnh Bùi Văn Phú)

Hình ảnh chống Mỹ trong Bảo tàng Cách mạng (ảnh Bùi Văn Phú)

Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt với sự sụp đổ và tan rã của khối cộng sản, nay chỉ còn lại vài nước cộng sản là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên.

Trong ngoại giao, khi Hoa Kỳ quyết định mở ra quan hệ với một nước cộng sản thì đó là sự kiện lịch sử. Trung Quốc năm 1972 với Tổng thống Richard Nixon đi Bắc Kinh và 1979 kết nối bang giao. Việt Nam 1994 khi Tổng thống Bill Clinton quyết định bỏ cấm vận và một năm sau thì bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

Tháng 12 năm ngoái Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đồng ý mở ra những thương thảo để tiến tới việc nối lại quan hệ hai nước sau nửa thế kỷ đóng băng. Trong bốn tháng qua Cuba đã trở thành những thông tin hàng đầu đối với truyền thông Mỹ qua nhiều bài tường thuật, phóng sự, quan điểm, bình luận về tương lai quan hệ và những hy vọng phát triển nhiều mặt một khi hai nước có bang giao. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: | Leave a Comment »

3705. Cuộc gặp lịch sử Hoa Kỳ – Cuba

Posted by adminbasam trên 12/04/2015

BBC

11-04-2015

H1Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã lần đầu tiên đối thoại chính thức sau suốt nửa thế kỷ, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh các nước châu Mỹ.

Ông Obama gọi cuộc gặp lịch sử nhằm khép lại khoảng cách Cuba – Hoa Kỳ là “thẳng thắn và có kết quả”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Khối XHCN sụp đổ, Đảng CSVN | Thẻ: | Leave a Comment »

965. Ngài Tổng bí thư và sự “khốn cùng” của “đúc kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận”

Posted by adminbasam trên 06/05/2012

“Đang ở địa ngục nên mơ thiên đàng, đó vừa là thực tế vừa là tâm bệnh.

Đó là sự đánh tráo có ý thức, hoặc là vô thức.

Đó cũng là một loại giấc mơ của người muốn được làm kẻ chăn cừu.

Đó là sự lẫn lộn giữa nói dối và ngụy tín.

… Do đó, bài nói chuyện quan trọng nhanh chóng chìm vào quên lãng, như chiếc tên lửa lệch đường đi.”

Boxitvn

Ngài Tổng bí thư và sự  “khốn cùng” của “đúc kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận”

Hạ Đình Nguyên [1]

Tháng 4-2012

Có lẽ nhiều người bị chứng trầm cảm sau khi đọc “bài nói chuyện quan trọng[2] của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuba vừa rồi.

Sự quan trọng của bài nói chuyện quan trọng là sự mất phương hướng quan trọng. Vì điểm xuất phát thì không rõ ràng, mà đích đến lại mơ hồ. 

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Khối XHCN sụp đổ, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 237 Comments »

Hoạt động blog trên khắp thế giới

Posted by adminbasam trên 20/06/2009

BBC NEWS

Hoạt động blog trên khắp thế giới

Trong một ấn bản đặc biệt, tổ chức World Service programme Digital Planet đã lưu ý đến vai trò của hoạt động blog, kiểm duyệt và nhà báo công dân. Trong đó đặc biệt đề cập đến các blogger ở Việt Nam, Cuba và Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 18-6-2009

 

“Có khoảng 18 đến 20 triệu người dùng Internet được ghi nhận ở Việt Nam, trong số đó có từ hai tới ba triệu người đang viết  hoặc đọc blog mỗi ngày,” theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC cho biết.

“Việt Nam có một đội quân blogger vẫn trao đổi thông tin và các quan điểm với nhau, và họ thảo luận tất cả mọi loại chủ đề trên mạng trực tuyến từ chuyện trần tục cho tới vấn đề chính trị,” ông nhận xét thêm.

Dân chúng Việt Nam quan hệ với nhau chặt chẽ trên mạng, còn chính phủ thì tỏ ra quan tâm muốn có mạng internet.

“Đóng góp của chính phủ cho sự phát triển Internet là to lớn,” ông Nguyễn đánh giá.

“Internet băng thông rộng phổ biến ở Việt Nam và các quán cafe Internet cung cấp dịch vụ truy cập internet với giá rất rẻ”.

Americo Martins, biên tập viên tại Mỹ của Ban Thế giới đài BBC, đã nói rằng các blog đang trở nên quan trọng tại Cuba bất chấp cơ sở hạ tầng truyền thông nghèo nàn.

“Thật sự các bạn sẽ rất khó khăn mới vào được mạng internet cho hoàn hảo và rất ít người được quyền sử dụng máy tính.

“Tôi tới Cuba năm ngoái và đã rất vất vả để cố lên mạng internet.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn đã làm cho những người Cuba trở nên tinh thông trong việc chế tạo ra những cách đi vòng (qua khó khăn) để giải quyết vấn đề của họ.

“Các sinh viên bán cách truy cập internet của họ cho những người hàng xóm và họ cũng lại làm tương tự đối với các cán bộ nhà nước,” ông Martins cho biết.

“Một số lượng kha khá người Cuba có cách truy cập internet, thường là bằng cách sử dụng những thủ thuật bất hợp pháp và chuyện này đang trở nên phổ biến hơn,” ông nói thêm.

Hoạt động blog cũng đang bùng nổ ở Trung Quốc, nơi mà giờ đây có lượng người sử dụng mạng trực tuyến đông nhất thế giới.

“Đúng hơn một phần tư dân số tham gia vào mạng trực tuyến theo một cách này hay cách khác và khoảng 150 triệu blog hoặc những người dõi theo các nội dung trên blog,” theo lời ông Shirong Chen, biên tập viên ban Trung Quốc của đài BBC.

“Dân chúng không chỉ đang tham gia vào hoạt động blog vì những chuyện cá nhân của họ mà họ còn đưa vào blog những chuyện chính trị, cũng như những nội dung nhạy cảm.

“Bạn có thể tìm được mọi chủ đề và lời khuyên trong thế giới blog Trung Quốc,” ông nói.

Ngăn chặn và kiểm duyệt

Bất chấp tính phổ biến của hoạt động blog, nhiều người sử dụng mạng phải đối mặt với những hạn chế về những điều mà họ có thể đọc và nói được trên mạng trực tuyến.

Trung Quốc đang có những kế hoạch đưa những hệ thống lọc thông tin vào các máy tính cá nhân mới được sản xuất để từ đó sẽ hạn chế việc truy cập vào nội dung khiêu dâm hoặc bạo lực.

Nhiều người nghi ngờ rằng việc này là một cách khác để tránh cho dân chúng không tiếp cận được những nội dung nhạy cảm hoặc nội dung có ý kiến chính trị khác biệt.

“Các nhà chức trách Trung Quốc đã trở nên tinh vi hơn trong việc ngăn chặn các hoạt động trên internet,” ông Chen nhận xét.

“Chính quyền Trung Quốc đặt ra những nhóm người làm việc (trong các ban bộ kiểm duyệt) để đảm bảo rằng nội dung nhạy cảm sẽ không được công bố và giờ đây họ đang yêu cầu những nhà sản xuất máy tính cá nhân cài đặt phần mềm để ngăn chặn việc truy cập vào những trang web nào đó và có khả năng ngăn chận kể cả một số blog nào đó.

“Phần mềm này sẽ có khả năng chặn những địa chỉ trang web cụ thể và các câu văn cụ thể theo cách chúng được viết vào trong mã nguồn.

“Họ không chỉ chặn các thông tin hay yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet loại bỏ các thông tin đó ra khỏi mạng trực tuyến, việc mà họ đã làm trong tuần kỷ niệm cuộc tàn sát ở Thiên An Môn, khi người Trung Quốc bắt đầu chặn các mạng xã hội như Twitter, Flickr và một số blog,” ông Chen nói.

“Trên thực tế một blogger đã nhận ra rằng blog của anh ta đã bị chặn bởi những người bạn gửi tin nhắn cho anh và hỏi vì sao họ không đọc được nó.

“Bản thân của các blogger đã trở nên sành sỏi hơn và đang cố tránh những sự kiểm duyệt và tránh các hệ thống lọc kỹ thuật bằng cách sử dụng dấu chấm hoặc dấu nối ở khoảng giữa các câu văn,” anh cho biết thêm. *

“Ở Trung Quốc và Việt Nam quí vị nhìn thấy một hệ thống cố kiểm soát về mặt chính trị những gì được đề cập đến ở đó, thế nhưng dân chúng được vào mạng internet,” ông Martins nói.

“Tại Cuba thì lại có một câu chuyện hoàn toàn khác, bạn nhìn thấy có rất ít người sử dụng blog, điều này làm cho các nhân viên an ninh có lợi thế để biết ít nhiều rằng ai là những người đang sử dụng blog, vì thế nhân viên an ninh đôi khi hăm doạ và hành hung (người sử dụng blog).

“Một số người sử dụng blog bị bắt hoặc các nhân viên an ninh cố làm mất uý tín các blogger bằng cách nói rằng các blogger nhận tiền của Hoa Kỳ (để viết blog).

“Về lý thuyết bạn có thể đưa lên blog mọi thứ và nhiều người làm vậy cho tới khi chính quyền thực sự bắt đầu gây sức ép lên một số người đó,” ông nói.

Blogger nổi tiếng nhất ở Cuba là một phụ nữ được gọi là Yoani Sanchez, từng viết những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày của cô trên một trang web có tên là “Generation Y”.
“Bản thân Sanchez không có điều kiện truy cập vào blog, nhưng cô đã gửi thư điện tử (email) các bài viết cho bạn bè ở nước ngoài và chính những người nầy đưa chúng lên blog cho cô bằng tiếng Tây Ban Nha rồi dịch ra vài ngôn ngữ khác,” ông Martin kể.

“Blog cá nhân nầy có sức mạnh ghê gớm ở một xứ sở như Cuba, và cô đã trở thành một nhân vật gây ấn tượng đến người khác bởi vì cô viết về cuộc sống hàng ngày của cô và đó chính là điều chọc tức chính quyền.

“Hoạt động hàng ngày của người Cuba được phơi bày lên cho báo chí thế giới, tình trạng thiếu  lựa chọn của họ (trong nhiều lãnh vực) và thiếu  hàng hóa để mua sắm của họ, cô đã trở thành một người nổi tiếng vì đã phơi bày những điều ấy và phô bày cho thấy đời sống khó khăn hiện tại ở Cuba ra làm sao.”

Cô Sanchaz đã được tạp chí TIME bình chọn năm 2008 như là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới [(mời bấm vào xem blog của cô, nó được TIME bình chọn là một trong 25 blog hàng đầu năm 2009)] mặc cho thực tế rằng cô có ảnh hưởng ở nước ngoài và chỉ nổi tiếng đối với công an, Nhà nước và những thế lực kiểm soát hệ thống internet ở Cuba.

“Chính phủ Việt Nam đã và đang học được nhiều từ Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cách kiểm soát phương tiện truyền thông,” ông Nguyễn nhận xét.

“Chính phủ nước này đã làm ngơ trong 10 năm qua bởi tiền đề mà dựa trên đó để cải cách Việt Nam, chúng tôi chỉ mới mở cửa  về mặt kinh tế.

“Họ thừa nhận rằng công nghệ và internet là một bộ phận của nền kinh tế, cho nên họ bỏ qua việc kiểm soát hoàn toàn internet,” ông cho biết thêm.

Hoạt động blog xuất phát từ Nhà nước

Nhiều blogger chính trị nổi tiếng ở Việt Nam, ví dụ như “ChangeWeNeed” và “Osin”, được mọi người nghĩ rằng họ có những nguồn tin ở cấp cao bên trong chính quyền và những nhân vật cao cấp nầy tiết lộ những vụ bê bối chính trị.

Họ là ai, hoặc có bao nhiêu người đứng đằng sau blog “ChangeWeNeed” vẫn còn là một điều bí mật, thế nhưng họ khẳng định là đã gặp gỡ những nhà lãnh đạo quân sự của Việt Nam.

Blog nổi tiếng khác có tên là “Dòng Sông Xanh”, blog nầy đã chỉ ra tất cả những nhà chính trị và quan chức chính quyền đang lái dụng những chiếc xe hơi đắt tiền.

“Blogger đó đã kể tên nhiều người và chính quyền đã không có bất cứ động thái nào để phủ nhận chuyện này,” ông Nguyễn giải thích.

“Dường như các blogger nầy đang ở chức vụ rất vững vàng trong hệ thống Cộng sản ở Việt Nam và có được quyền để tiếp cận thông tin.

“Nhiều blogger làm việc cho Nhà nước và truy cập internet qua các máy tính của chính chính quyền,” ông cho biết.

Tại Trung Quốc, người dân được khuyến khích viết blog để đồng cảm với chính quyền.

“Những blog này một phần xuất phát những người tin tưởng vào hàng ngũ chính quyền, thế nhưng cũng có những bài báo nói về những người mà nhiệm vụ của họ là để “cấy” các blog vào trong thế giới của các blog, để thúc đẩy chính quyền theo hướng mà họ muốn,” ông Chen phân tích.

“Một số blog tỏ ra khéo léo, song có một số nói thẳng về đường lối của đảng.

“Nhiều bllogger đang sử dụng blog của họ như là một thứ vũ khí chính trị để chiến đấu cho tự do và các quyền của chính họ,” ông nói.

Đời sống hai mặt

Ở Việt Nam, nhiều nhà báo đã và đang trở nên hiểu biết rõ về tiềm năng mạnh mẻ của các blog.

“Vào ban ngày, một số blogger có thể làm việc cho các tờ báo của nhà nước, họ viết  những bài báo có nội dung giống nhau để tán dương chính phủ làm những công việc rất tốt đẹp, thế nhưng vào ban đêm họ viết vào những blog của riêng họ với nội dung hoàn toàn khác,” theo lời ông Nguyễn.

Còn theo ông Martins: “Các blogger đang trở nên có ảnh hưởng nhiều hơn và quí vị  có nhiều nhà báo viết blog từ hệ thống truyền thông truyền thống đã quyết định hoặc là từ bỏ mọi thứ hoặc là hướng tới những cuộc sống hai mặt.”

“Họ đang trở nên có ảnh hưởng hơn bởi vì họ đưa ra một quan điểm khác biệt và thông tin khác biệt, các thứ thông tin và quan điểm mà các phương tiện truyền thông nhà nước không đề cập đến,” ông nhận xét.

Digital Planet là chương trình phát thanh và truyền hình của Ban Thế giới Đài BBC phát vào thứ Ba, 12 giờ 32 phút và phát lại vào 16 giờ 32 phút, 20 giờ 32 phút và vào thứ Tư lúc 0 giời 32 phút giờ GMT. (lấy giờ nầy và + thêm 7 giờ = giờ ở VN)

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

* Thay vì viết Thiên An Môn thì sẽ bị hệ thống kiểm duyệt không cho hiện ra các trang viết về các đề tài ấy, các blogger viết tiếng Trung Quốc vào  hộp search của trang  google.com,  bing.com, hoặc của yahoo.com:

Thiên-An-Môn, hoặc Thiên.An.Môn.

Hai cách nầy đi vòng qua hệ thống kiểm duyệt, nhờ thế họ vẫn đọc được các tin bị cấm đọc.

——————————————

 

BBC NEWS

Blogging all over the world

In a special edition, World Service programme Digital Planet looked at the role of blogging, censorship and citizen journalism in a special edition. In particular it considered bloggers in Vietnam, Cuba and China.

Thursday, 18 June 2009

“There are about 18 to 20 million web users registered in Vietnam, of which two to three million are blogging everyday,” said Giang Nguyen, head of the BBC’s Vietnamese service.

“Vietnam has an army of bloggers that exchange information and views, and they discuss all sorts of topics online from mundane stuff to politics,” he added.

The Vietnamese are well connected and the government is keen on the web.

“The government’s contribution to the internet’s development is huge,” said Mr Nguyen.

“Broadband internet is popular in Vietnam and internet cafes provide very cheap internet access”.

Americo Martins, Americas editor for the BBC’s World Service, said blogs were becoming important in Cuba despite the poor communications infrastructure.

“You really have a hard time getting a decent connection and very few people have access to computers.

“I went to Cuba last year and had a really hard time trying to connect to the internet.

The poor technical infrastructure has made Cubans masters in creating workarounds for their problems.

“Students sell their internet access to their neighbours and they also do the same in public offices,” said Mr Martins.

“A good number of Cubans have access to the internet, usually using illegal tricks and it is becoming more popular,” he added.

Blogging is also booming in China, which now has the biggest net using population in the world.

“Just over one quarter of the population goes online in one form or another and about 150 million blog or follow blogs,” said Shirong Chen, editor of the BBC’s Chinese service.

“People are not only blogging for their personal journeys but they blog on political, sensitive stuff as well.

“You can discover all sorts of topics and tips in the Chinese blogosphere,” he said.

Block and censor

Despite the popularity of blogging, many net users face restrictions on what they can do and say online.

China has plans to put filters on new PCs made that will limit access to pornographic or violent content.

Many suspect that this is another way to keep people away from sensitive or dissenting political material.

“The Chinese authorities have become more sophisticated in their blocking of internet activities,” said Mr Chen.

“The Chinese have teams of people to ensure that the sensitive stuff does not get published and they are now asking PC makers to install software to block access to certain sites that could very well include some blogs.

“The software will probably be able to block specific web addresses and phrases as they will be written into the source code.

“They do not just block stuff or ask the internet service providers to take stuff offline, which they have done during the week of the Tiananmen Square anniversary, the Chinese started to block Twitter, Flickr and some blogs,” said Mr Chen.

“In fact one blogger noticed that his blog was blocked by his friends texting him and asking why they couldn’t read it.

“Bloggers are themselves becoming more sophisticated and are trying to avoid the censors and the technical filters by using dot or a hyphen in-between the phrases,” he added.

“In China and Vietnam you have a system that tries to control politically what is mentioned there but people have access to technology,” said Mr Martins.

“In Cuba it is a completely different story, you have very few people blogging to start with, this gives the security people an advantage of knowing more or less who they are, so they go for physical intimidation sometimes.

“Some of them are arrested or they try to discredit the bloggers by saying they receive money from the US.

“In theory you could blog about anything and lots of people do until the government really starts putting pressure on some of these people,” he said.

The best known blogger in Cuba is a woman called Yoani Sanchez who blogs about her daily life on a website called “Generation Y”.

“Sanchez doesn’t have access to a blog herself but has to e-mail the text to friends abroad and it’s them who publish the blog for her in Spanish and translate it into several different languages,” said Mr Martins.

“This aspect of a personal account is very powerful in a place like Cuba, she became a personality because she blogs about her daily life and that’s what annoys the government.

“The daily routine of Cubans is exposed to the press of the world, their lack of choice and lack of things to buy, she became a celebrity by exposing this and showing how difficult life is in Cuba.”

Ms Sanchez was chosen in 2008 by Time magazine as one of the most influential people in the world, despite the fact that she is influential abroad and is only well known to the police, the State and the forces that control the internet in Cuba.

“The Vietnamese government have learnt a lot from the Chinese Communist Party in how to control the media,” said Mr Nguyen.

“The government has overlooked the past 10 years because the premise of the Vietnamese reform, is that we have just opened up the economy.

“They assume that technology and the internet is part of the economy, so they overlooked the whole control of the internet,” he said.

Blogging from the State

Many popular political bloggers in Vietnam, such as “ChangeWeNeed” and “Osin”, are thought to have high-level sources inside government who leak political scandals.

Who or how many people are behind the “ChangeWeNeed” blog remains a secret but they claim to have met with Vietnamese military leaders.

The other well known blog is called “Green River” which has identified all the politicians and government officials who drive expensive cars.

“That blogger has named everybody and the government has not made any move to deny it,” explained Mr Nguyen.

“It seems they are very well placed in the Communist system in Vietnam and have access to info.

“Many bloggers work for the State and access the internet through the government’s own computers,” he said.

In China, people are encouraged to write blogs sympathetic to the government.

“These blogs partly come from those who do believe in the government line but there are also reports of people whose job it is to plant blogs in the blogosphere, to push the government lines,” said Mr Chen.

“Some of the blogs are subtle, but some give the straightforward party line.

“Many bloggers are using their blogs as a political weapon to fight for their own freedom and rights,” he said.

Double life

In Vietnam, journalists have woken up to the potential of blogs.

“During daylight, some of the bloggers may work on government newspapers, they produce the same articles praising the government for doing very good things but at night they write their blogs which is totally different,” said Mr Nguyen.

Said Mr Martins: “Bloggers are becoming more influential and you have a lot of blog journalists from the traditional media that just decided to either give up everything or lead double lives.”

“They are becoming more influential because they offer a different point of view and information that the traditional media doesn’t provide,” he said.

Digital Planet is broadcast on BBC World Service on Tuesday at 1232 GMT and repeated at 1632 GMT, 2032 GMT and on Wednesday at 0032 GMT.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí, Trung Quốc | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: