Một số nạn nhân trong vụ đàn áp ngày 14/2/2017 ở Nghệ An:
Trong dân gian có nhiều thành ngữ gần nghĩa nhau như “gắp lửa bỏ tay người”, “ngậm máu phun người”, “đổi trắng thay đen”, “vừa ăn cướp vừa la làng” v.v… Nhưng tội của mình nhưng lại đổ vấy cho người khác thì chưa có thành ngữ nào có thể diễn đạt chính xác nên tạm gọi là “bỏ lửa sang tay người” với ý nghĩa là lửa đang trên tay mình lại bỏ sang tay người khác (chứ không phải gắp từ chỗ khác bỏ vào).Đọc tiếp »
Biểu tình là quyền đã được hiến pháp quy định. Khởi kiện một cá nhân hay một chủ thể cũng đã được pháp luật quy định. Hơn 1000 người dân Nghệ An tổ chức đi gửi đơn kiện, ngày 14.2.2017, là việc làm hoàn toàn hợp pháp. Công an tỉnh Nghệ An huy động một lực lượng đông đảo tới mấy trăm an ninh cản trở, ngăn cấm, bắt bớ, đánh đập từ người dân đến các linh mục đi khởi kiện là hành vi vi phạm pháp luật. Đả đảo hành vi vi phạm pháp luật của công an tỉnh Nghệ An.
Các chú nên biết rằng, dù hành động theo mệnh lệnh của bất kỳ ai thì hành động phi pháp của các chú là không thể chấp nhận được. Các chú cần nhớ rằng, ác giả thì ác báo, gieo nhân nào thì gặt quả đó. Các chú nên nhớ rằng, cơm áo các chú ăn mặc hàng ngày là của dân, chẳng phải của thằng chó nào ban cho các chú. Những con chó khôn không bao giờ biết phản lại chủ. Nhân dân là những người nuôi nấng các chú. Nay chú cắn lại dân, các chú không còn biết đâu là hành động đúng, đâu là sai. Các chú chỉ còn là những con chó dại. Đọc tiếp »
Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành tham gia một đợt biểu tình. Hình: Facebook Nguyễn Hồ Nhật Thành
Ít ngày sau khi Mỹ thông qua luật trừng phạt những cá nhân vi phạm nhân quyền, một nhà hoạt động Việt Nam đã bị một nhóm người đánh đập dã man ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Hồ Nhật Thành kể lại với VOA rằng sự việc xảy ra vào chiều và tối ngày 26/12. Anh nói các nhân viên an ninh nhà nước đã tìm cách trấn áp việc anh tổ chức các lớp học với các bạn trẻ về dân quyền và hoạt động xã hội.
Vào chiều ngày 26, họ bao vây một địa điểm của các học viên. Nhận được tin nhắn cầu cứu của các bạn trẻ, anh Thành đến nơi và bị một nhóm hơn 10 người “đánh đấm liên hồi”, trong nhóm đó có một kẻ dùng súng dọa nạt anh.
Anh Võ Hướng, một người dân lương thiện, bán trái cây ở chợ của huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắc Nông, đã bị công an địa phương triệu tập để làm rõ những nghi ngờ trong quá trình điều tra. Họ cho anh Hướng biết anh bị tình nghi tổ chức cờ bạc, một việc mà anh hoàn toàn bác bỏ.
Sau khi anh Hướng không chịu ký nhận tội, hai công an là Nguyễn Trí Sĩ và Phùng Danh Quảng đã còng tay anh và thay nhau bức cung. Kết quả là anh Hướng đã bị liệt tay và chân bên phải. Chúng đưa anh vô bịnh viện Tuy Đức và dặn bác sĩ, y tá ở đó không được tiết lộ tin tức. Vợ anh Hướng là chị Lê Thị Thìn hay tin chạy tới bịnh viện thì thấy chồng mình đang sùi bọt mép, tay chân co giật. Những công an đi theo coi chừng anh Hướng đã lãng tránh những câu hỏi của chị Thìn.Đọc tiếp »
Công an nhân dân luôn là nỗi kinh hoàng của người dân. Ảnh: internet
Ngày 11 tháng 10 trang Ba Sàm có đăng bài “Về bệnh nghiện bạo lực của ngành công an”. Bài báo đã nêu ra nhiều hành động của CA hoàn toàn giống bọn côn đồ chuyên nghiệp, đáng phẫn nộ, lên án và truy tố (chứ không phải hành động của những người bạn dân).
Bài báo cũng phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các việc làm như vậy. Đó là là từ lãnh đạo Bộ Công an và từ Bộ Chính trị của ĐCS. Họ xem những người trong nhân dân yêu công lý, đấu tranh cho dân chủ, chống lại cường quyền, chống bọn Formosa và bè lũ bành trướng Trung quốc đều là phản động, đều là kẻ thù của Đảng, của chế độ, cần phải triệt hạ. Họ huấn luyện cho CA những thủ đoạn trấn áp, và khi những chiến sĩ CA hoặc lực lượng bổ sung có dùng bạo lực quá tay, gây ra tội ác thì lại được cấp trên, được lãnh đạo bao che.
Nhận định như vậy là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Tôi muốn bổ sung thêm 2 nguyên nhân sau: sự bức xúc nội tại và thú tính được cổ vũ.Đọc tiếp »
Công an trên một con đường ở Hà Nội. Ảnh tư liệu. Nguồn: AP
Các vụ Công an đánh đập, chửi bới, tra tấn, giết hại công dân đang xảy ra ngày càng nhiều. Hơn 200 người dân đã bị thiệt mạng theo nhiều kiểu trong ba năm qua trong cơ quan công an và trong các trại tạm giam, trại giam đã nói lên thái độ hung bạo của một lực lượng từng được ngành tuyên huấn của đảng tô vẽ là “Bạn của dân”, là “Thanh bảo kiếm bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân”. Họ được tuyên dương chịu vất vả, thức thâu đêm cho nhân dân ngủ yên, luôn có thái độ nhân từ, bác ái, kính già, yêu trẻ, thương người cơ nhỡ, tàn tật, được dân tin yêu gọi là “anh, chị công an quý mến”.Đọc tiếp »
Phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị một số cảnh sát mặc thường phục tấn công. Ảnh chụp màn hình YouTube.
Trong thời gian chỉ hơn một tuần, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hai sự việc có liên quan đến lực lượng công an, gây bức xúc dư luận. Sự việc gây thêm nhiều tranh cãi sau khi sự việc kết thúc mà cơ quan có thẩm quyền không đưa ra lời giải thích rõ ràng thoả đáng, thậm chí có những yêu cầu được cho là không hợp lý.
Vì sao lực lượng công an, một lực lượng đóng vai trò giữ tính nghiêm minh pháp lý trong xã hội lại có những hành động mà mọi người đều cho là trái pháp luật?
Dung dưỡng, bao che
Vụ việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị hành hung khi đến tác nghiệp tại cầu Nhật Tân hôm 23 tháng 9 chưa kịp lắng xuống thì tối ngày 29 tháng 9, ở khu vực Hồ Con Rùa, TP Hồ Chí Minh, dư luận lại dậy sóng trước hành vi một cán bộ công an Phường Quận 3 nắm tóc, kéo lê một người phụ nữ.Đọc tiếp »
Người đàn ông mang sắc phục công an túm đầu tóc, ghì chặt một người phụ nữ rồi kéo lê trên đường khiến nhiều người chứng kiến phẫn nộ.
Tối 29/9, một đoạn video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một người đàn ông mang sắc phục công an đang túm tóc một người phụ nữ được đăng tải trên mạng xã hội thu hút nhiều lượt xem và chia sẻ.
Trong đoạn video, người đàn ông mang sắc phục công an đang túm đầu tóc, ghì chặt một người phụ nữ không cho người này di chuyển.Đọc tiếp »
Post lại toàn bộ clip và hình ảnh từ FB Ngoc Panda Nguyen đã bị xóa.
Video và hình ảnh có vẻ được ghi lại vào buổi tối ngày 29/9/2016. Thiếu úy công an F6 Q3 tên Bùi Xuân Hải (biệt danh là Hải nhỏ) mặc áo của công an khác: Phạm Anh Dũng -292-712. Hải nhỏ đã túm tóc đánh, nắm kéo 1 phụ nữ bán hàng rong ở khu vực Hồ Con Rùa tới đầu chảy máu.Đọc tiếp »
“Chính quyền bao che cho kẻ ác, sao các nhà báo không đồng loạt ký tên vào tuyên bố, đòi công lý? Sao các nhà báo đâu không kéo nhau xuống đường lên án hành động xâm hại nhà báo, cản trở tác nghiệp… như các nhà báo ở nhiều nước đã làm. Cứ hèn mãi, thì nó còn đánh cho mãi! Kỳ này các nhà báo nên làm gương cho dân ta, quyết đòi kẻ thủ ác phải ra trước vành móng ngựa, giữa thanh thiên bạch nhật! Tội ác phải bị trừng phạt nghiệm minh mới ngăn chặn không cho nó lây lan. Tội ác được bao che, dung dưỡng sẽ càng nảy nở, sinh sôi trong xã hội”.
Các nhà báo bị công an hành hung. Nguồn: FB Hồ Bất Khuất/ internet
Vấn đề này cần có những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Hiện nay ngành CA có đến 2 -3 Học viện, trong đó nhiều GS, TS lắm. Rất cần nghiên cứu vấn đề này, đồng thời cũng cần những nghiên cứu độc lập. Tôi xin có vài chia sẻ sau đây để cùng suy nghĩ:
1. Con người vốn có bản năng hung tính, luôn muốn bắt nạt đồng loại, muốn thống trị muôn loài bằng bạo lực. Từ thời nguyên thủy tới nay, nhờ loài người không ngừng phát triển, con người được giáo hóa nên những hành vi được giáo dục thay dần cho hành vi bản năng hung hãn. Nhưng trong một môi trường thuận lợi, bản năng hung tính lại xuất hiện, như những vụ tàn sát dã man trong các cuộc chiến tranh; những cảnh đấu tố, hành hạ đồng loại trong cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, ở Việt Nam, diệt chủng ở Campuchia, bọn khủng bố IS …Đọc tiếp »
Nhiều người dân oan, phóng viên, những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền bị hành hung, đánh đập khi tham dự phiên tòa xét xử Dân oan Cấn Thị Thêu, tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
Từ sáng sớm ngày 20.09.2016, có rất nhiều Dân oan, các nhà báo tự do và một số anh chị em từ Miền Nam đồng hành cùng Dân oan Cấn Thị Thêu có mặt để tiến về tòa án tham dự phiên tòa được cho là “công khai”. Bà con vừa đi vừa cầm nhiều biểu ngữ và đồng thanh hô: “Cấn Thị Thêu vô tội! Trả tự do cho Cấn Thị Thêu! Bắt bỏ tù người yêu nước là một tội ác! Phản đối phiên tòa bất công!…” Tuy nhiên, họ đã bị lực lượng công an và an ninh xông vào, lôi kéo lên hai xe buýt, nhiều người bị lôi lên xe trầy xước hết cả chân tay và bị đưa về đồn công an Số 6 Quang Trung.
Tối ngày 09-07-2016, 50 “chiến sĩ công an chống phản động” tỉnh Quảng Bình hí hửng chia nhau 8 Smartphone, 3 điện thoại thường, vàng bạc, đồng hồ, ngoại tệ và tiền mặt, tổng trị giá gần 110.000.000 VNĐ, chưa kể 6 bộ quần áo nam còn mới. Đó là “chiến lợi phẩm” thu được sau cuộc tấn công bất ngờ “đám phản động” gồm 6 nam và 2 nữ đang trên đường đến Cửa Lò để dự một đám cưới ngày hôm đó.
Ngoài việc chia nhau chiến lợi phẩm, “các chiến sĩ” còn khoe tài đã tung bao nhiêu đòn tay, đòn chân, đòn gậy trí mạng vào đầu, vào bụng đám “kẻ thù của nhân dân, của đảng, của chế độ” và lột trần bọn chúng! Những đòn đã tung ra với tất cả sự căm hờn (do đảng truyền lực) để trả thù cuộc biểu tình ngày 07-07-2016 của đồng bọn và đồng đạo chúng tại Cồn Sẻ Quảng Bình, để đánh cho tan tác “tổ chức phản động” của chúng mang tên “Hội Anh em Dân chủ”, để chặn trước những cuộc biểu tình vì môi trường mà chúng dự tính sẽ tổ chức tiếp để gây rối loạn xã hội, để răn đe chúng đừng có giở trò hí hửng trước phán quyết e rằng sẽ bất lợi cho đại đồng chí Trung Quốc tại tòa án quốc tế về Biển đông vào ngày 12 tháng 07. Đọc tiếp »
Thử tưởng tượng có một ngày ở Việt Nam, khi có một điều gì đấy sai trái của chính quyền mà trí thức, người dân bình thường đều quan tâm, tìm hiểu và cất lên tiếng nói phản đối của mình thì toàn môi trường xã hội sẽ khác bây giờ nhiều lắm.
Những việc về con người như quần áo đẹp, văn thơ, những trạng thái cảm xúc muôn mầu, ghen tuông, hờn giận, thất tình, bát tình, lừa tình, hận tình, say tình… tất tần tật đều đáng trân trọng, đều đáng bàn nhưng những điều sai trái của chính quyền là xứng đáng được quan tâm nhiều nhất. Bởi điều ấy không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, môi trường hiện tại của chúng ta mà còn ảnh hưởng tới tương lai con cháu chúng ta.
Hôm Chủ Nhật vừa rồi, tôi có tâm trạng khá thoải mái khi nghĩ rằng những cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hoà, yên ả, cũng chỉ là bắt vào đồn cho phải lệ, hỏi mấy câu, chỉ là mất thời gian của mọi người nhưng về đọc thì biết bao câu chuyện người biểu tình bị đánh đập dã man, phi nhân tính và hèn hạ ở cả Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Điều ấy tác động mạnh tới tâm trạng của tôi. Các bạn an ninh hãy tự hỏi thẳng thắn tâm của mình. Các bạn có vui vẻ khi làm việc ấy không? Các bạn có chắc những người bị các bạn đánh, xứng đáng bị đối xử thế không? Họ là đồng bào của các bạn, hơn nữa, lại là những người dũng cảm, sống có trách nhiệm nhất với xã hội.Đọc tiếp »
Một trang trong cuốn sách về bà Aung San Suu Kyi, niềm cảm hứng cho phong trào dân chủ Việt Nam. Ảnh: FB Hoang Bui
Tôi đi biểu tình, tôi bị bắt, chuyện này hết sức … bình thường. Vốn biết trước chuyện này, tôi cầm theo một cuốn sách dày để đọc.
Khi bị đưa về phường Bến Nghé, tôi từ chối làm việc và ngồi đọc sách, được hai chương thì họ lấy luôn cuốn sách, tôi ngồi ngủ. Được một lúc thì anh an ninh phụ trách tôi tên là T, và anh N đến. Có vẻ như khá giận vì chủ nhật mà bị lôi ra khỏi nhà nên vừa tới nơi là hai anh xông vào quát mắng, và đánh tôi liền. Hai anh liên tục đánh vào đầu và mặt trước sự chứng kiến và hả hê của mấy anh công an phường.
Sau đó họ đưa tôi về phường 10, Tân Bình, tôi lăn ra ngủ, và khi dậy thì anh T tiếp tục đánh những lúc không thể nói chuyện với tôi. Anh ta cầm cuốn sách của tôi đập vào đầu, cầm gáy sách đánh, trước sự chứng kiến của toàn bộ lực lượng công an phường 10. Lực lượng hành pháp phường 10 và phường Bến Nghé đã hoàn toàn bó tay trước việc vi phạm luật hình sự diễn ra ngay trước mặt họ. Họ bị sự hèn hạ và nồi cơm của họ chặn họng khiến họ không thể làm gì, nói gì trước sự phạm pháp này.Đọc tiếp »
Cuộc tuần hành ở Hà Nội ngày 5/6/2016 chỉ diễn ra một thời gian ngắn đã bị giải tán. Ảnh: Facebook
Hàng chục người bị bắt giữ tại Hà Nội và Sài Gòn hôm qua (5/6) khi tham gia các cuộc tuần hành ôn hòa kêu gọi minh bạch hóa nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung từ đầu tháng tư tới nay.
Những người biểu tình dùng các trang mạng truyền thông xã hội để thống kê và truyền tin về các vụ bắt giữ tại hai thành phố lớn.
Các video được loan tải nhanh rộng trên Facebook chiếu cảnh công an Hà Nội dùng võ lực áp giải nhiều người tham gia biểu tình lên hai chiếc xe buýt chở về đồn trong khi một số người khác bị bắt tại Sài Gòn thậm chí trước khi họ tham gia tuần hành.
Tin cho hay tại Hà Nội có khoảng 30 người bị câu lưu sau khi cuộc tuần hành vừa khởi sự được chừng 15 phút thì bị lực lượng công quyền trấn dẹp.
Hình ảnh chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho thấy đoàn người biểu tình ở Hà Nội xếp hàng dài tuần hành trong im lặng, tay cầm những biểu ngữ yêu cầu nhà nước trả lời nguyên nhân gây thảm họa môi sinh chưa từng có trước nay, kêu gọi bảo vệ môi trường, và phản đối công ty thép Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh, nghi can chính trong đại án cá chết. Đọc tiếp »
Sáng nay, thấy clip tuần hành, tôi đã gọi hỏi 1 người trong đoàn và được trả lời đang ở phố Hàng Gai. Tôi vội đi từ đài phun nước ra đó. Tại đây lực lược an ninh phong tỏa chặt chẽ và hình ảnh chiếc xe bus đợi sẵn ở Đài Phun Nước ban nãy giờ đã hoàn thành nhiệm vụ.
Sau khi cuộc đàn áp chớp nhoáng của lực lượng an ninh với nhóm Green Tree diễn ra ở 57 Phố Hàng Gai, tôi quay lại đài phun nước Bờ Hồ thì gặp cô Sông Quê. Hai cô cháu đang đứng để theo dõi diễn biến sự việc thì bất chợt lực lượng an ninh ập đến. Tôi thoát được tiếp sự đàn áp thứ hai này, mắt dõi theo cô Sông Quê khi chúng đưa cô lên xe đi. Chiếc xe tiếp theo ập đến, và lần này lực lượng an ninh nhắm thẳng vào Tôi. Họ nhét tôi lên một chiếc ô tô và đưa về phường Hàng Trống.
Tại đây trực ban hỏi tôi tên gì, tội gì. Tôi nói mình không có tội gì và bị bắt giữ vào đây trái pháp luật. Những người bắt giữ tôi vẫn ở đó. Thoáng nhìn ra ngoài tôi thấy Bạch Hồng Quyền và anh Bùi Tiến Hưng đi qua, tôi đã gọi và hai người nhìn vào chứng kiến sự bắt người trái pháp luật của lực lượng an ninh tại đây. Một an ninh hỏi cậu tên Phạm Nam Hải đúng không?Đọc tiếp »
Đầu tiên mình phải hy sinh 2 tiếng buổi tối đi một vòng Normandy trước xem các bải thả quân chổ nào tiện, chổ nào kẻm gai mìn bẫy nhiều.
Sau đó mình về ngủ cho đã giấc tới trưa cũng được. Người biểu tình 9h sáng họ làm giùm cho phần nghi binh sáng. Ban đầu có thể hiểu đó là không đồng lòng. Nhưng nghĩ một hồi lại thấy một ngỏ ra sáng sủa, khi họ nghi binh trước và cho mấy anh an ninh ngồi đợi tới chiều.
Thực ra thì đi làm bắn tỉa trinh sát cũng hay ho, quan sát người dưng họ biết gì tới chuyện mình làm. Vì sau gì họ cũng sẽ như mình mà mất mạng vì Mass Death trong tương lai gần (ung thư chết như cá chết hàng loạt đó).
Người dưng trẻ tuổi phải biết tới cái chuyện mình sẽ chết hàng loạt trong tương lai vì những lý do mà ai cũng biết có thể ngặn chặn.Đọc tiếp »
Bác sĩ bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.HCM chẩn đoán anh Nguyễn Văn Ninh bị “chấn thương cột sống thắt lưng, chấn thương gò má phải liệt cũ tk7”. Ảnh: TMCNN
GNsP – Một công dân bị lực lượng đàn áp biểu tình đánh “chấn thương cột sống thắt lưng, chấn thương gò má phải liệt cũ tk7”… khi xuống đường biểu tình vì “Cá cần nước sạch! Nước cần minh bạch”, vào ngày 08.05.2016 vừa qua tại Sài Gòn.
Đó là kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.HCM do Bác sĩ Võ Hiếu Nghĩa ở khoa cấp cứu kết luận vào ngày 09.05.2016 đối với bệnh nhân Nguyễn Hoàng Ninh, sinh năm 1988, ngụ tại quận 4, Tp.HCM.
Bệnh nhân Ninh quả quyết với GNsP các vết thương này do chính lực lượng đàn áp gây ra cho anh vào ngày 08.05.2016, khi anh xuống đường biểu tình bị lực lượng áo xanh, đô thị và những người mặc thường phục đánh đập, bắt và câu lưu. Anh Ninh tường thuật lại sự việc:Đọc tiếp »
Này các anh công an, an ninh, TNXP, các anh đã làm gì? Đấm vào đầu, đá vào bụng, đập vào mặt đến tóe máu những kẻ thù của nhân dân? Không! Các anh đã đánh vào những người dân ôn hòa, không thích bạo động, những người già, những em nhỏ và ngay cả phụ nữ đang mang thai.
Các anh đã đánh vào những người không muốn bị hỗ thẹn khi sau này con mình hỏi “Biển chết năm 2016, bố đã làm gì?”. Các anh đã đánh vào những người cha, người mẹ, ông, bà và ngay cả những em nhỏ thuộc thế hệ hôm nay không muốn để lại một di sản quê hương rách nát cho thế hệ mai sau, trong đó có cả con cháu các anh. Các anh, với tất cả căm thù, đã đánh chính đồng bào của các anh.Đọc tiếp »
Những cuộc xuống đường rầm rộ nhằm đòi lật đổ chế độ cầm quyền đương thời ở Thailand Thaksin Sinawatra năm 2013 đã đem lại sự ngạc nhiên cho cộng đồng dân sự thế giới. Trong một ngày dân chúng tiếp tục xuống đường, cảnh sát chống bạo động của chính phủ như lệ thường phải thực thi nhiệm vụ.
Thế nhưng hôm đó, toàn bộ cảnh sát trực chiến đã đồng loạt hạ khiên, mũ sắt xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ dân chúng. Rồi những viên cảnh sát đó – những người phục vụ cho chế độ đã bày tỏ sự bất đồng chính kiến với chủ chăn của họ bằng hành động tọa kháng bất bạo động.Đọc tiếp »
“Cảnh tượng hải hùng đầu tiên ập vào mắt tôi: Trọng, Linh, Bình bị đánh nằm co quắp dưới nền gạch, mặt xám ngắt, thở không ra hơi. Liền lúc đó có 2 an ninh áp tải Bình lên lầu dù tay đã bị còng. Anh Vịnh được ngồi trên ghế dưới chân cầu thang. Ngồi đầu hàng dãy ghế inox phía ngoài đối diện với Công An mặc sắc phục là Hoàng Huy Vũ, người đã bị bắt lúc 9 giờ khi đứng một mình tại ngã tư Lê Duẫn – Pasteur. Thân hình Hoàng rũ rượi, mặt mày sưng húp, nhìn vẻ đau đớn lắm, chắc bị đánh nhiều từ sáng tới giờ. Khi bị bắt, Hoàng bị đưa về quận 2 điều tra, 13 giờ lại đưa qua phường Bến Nghé lấy cung tiếp và giờ chuẩn bị đưa về Hóc Môn. 1 giờ sáng mới được thả và về tiểu ra máu“.
_____
Huỳnh Minh Đức
14-5-2016
Một biểu tình viên bị đánh. Nguồn: FB Huỳnh Minh Đức
Sài Gòn, Ngày 11/05/2016
Hôm 1/5 tôi đã theo đoàn diễu hành ôn hòa vì môi trường để lấy tin viết bài từ sáng sớm, cũng đi ‘đòi người’ nhưng 17:30 tôi về. Có status của một cô gái khoe “Tôi đi biểu tình về được Việt Tân cho 300 ngàn” (có hình chụp 4 tờ tiền 50 ngàn và 1 tờ 100 ngàn). Trãi qua cả ngày, có ai được phát tiền như trên facebook nói đâu. Quyết định đi lần nữa cho rõ ràng, và cũng vì mục đích môi trường luôn thể. Chủ nhật tuần này phải theo tới cùng, thứ nhất giúp một tay để bảo vệ môi trường, thứ hai để tận tường rồi về làm cái phóng sự cho mọi người đọc…
THIẾT QUÂN LUẬT
11 giờ ngày 8/5/2016, sau khi kết thúc môn Luật So Sánh tại ĐH Mở tp.HCM, số 371 Nguyễn Kiệm. Đi loanh quanh quận trung tâm TP, tất cả các ngã đường dẫn vô công 30/4 – nhà thờ Đức Bà, các hướng vô sân vận động Hoa Lư đều bị phong tỏa. ‘Nội bất xuất ngoại bất nhập’ y như thời chiến, giống như thiết quân luật. Đúng vậy, thiết quân luật cho người diễu hành ôn hòa.Đọc tiếp »
Những người biểu tình ngày 1/5/2016 bị đánh. Ảnh: internet
Từ trận mưa nắm đấm, dùi cui của đội quân mũ sắt, áo xanh nhân danh chính quyền nhà nước Việt Nam giáng xuống đầu người dân biểu tình ôn hòa, hợp pháp và chính đáng ngày 8.5.2016 ở Sài Gòn đòi xử lí gấp gáp và minh bạch thảm họa môi trường biển miền Trung, tôi lại nhớ đến những bộ mặt côn đồ hung hãn tay cầm gậy sắt và mồi lửa của đám người mượn hơi biểu tình phản đối giàn khoan Tàu Cộng HD981 vào đứng chân sâu trong biển Việt Nam, hung hăng xông vào các doanh nghiệp nước ngoài trong các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai đốt phá và hôi của hồi tháng 5. 2014.
Năm 2014 đang có tình trạng những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Tàu Cộng muốn rời bỏ Tàu Cộng chuyển nhà máy sang nước khác và nhiều doanh nghiệp đang hướng sang Việt Nam. Đúng lúc đó, tài sản, nhà xưởng của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam bị bọn côn đồ mượn gió bẻ măng, mượn cớ biểu tình phản đối giàn khoan HD981 xâm chiếm biển Việt Nam, đập phá tan hoang. Bạo lực hoang dã, man rợ đốt phá nhà xưởng của nhà đầu tư nước ngoài ở Vệt Nam lúc đó chính là lời cảnh báo mạnh mẽ đầy tính chất mafia rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam rất xấu, rất bất ổn và nguy hiểm, chớ dại dột đầu tư vào Việt Nam.Đọc tiếp »
Mạng xã hội ở Việt Nam mới đây tràn ngập các hình ảnh phản ánh một ‘lực lượng mới’ được cho là ‘Thanh niên Xung phong’, được huy động, bên cạnh các lực lượng khác bảo vệ trật tự của chính quyền tham gia trấn áp và ‘ra tay’ dẹp người biểu tình ở TP. Hồ Chí Minh.
Trong clip cho thấy một thanh niên xung phong dơ tay đánh người phụ nữ áo xanh trước khi đẩy lên xe buýt, sau đó 2 thanh niên xung phong khóa tay một phụ nữ khác, để 1 chân lò cò, kéo 1 chân lên xe buýt một cách rất phản cảm.Đọc tiếp »
Đào Nguyên Anh, cháu nội PGS Đào Công Tiến, bị xịt hơi cay vào mắt. Ảnh: DLB
Trong bảng vàng thành tích của Công an TP. HCM, chắc hẳn trận đàn áp cuộc biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016 được gạch dưới như một đỉnh cao chói lọi: lực lượng ăn thuế của dân đã bắt đến 500 công dân biểu tình nhốt tại sân vận động Hoa Lư.
Xịt hơi cay, đánh đập đến đổ máu rất nhiều người, đấm đá đến ngất xỉu hai mẹ con tuần hành như một cách kỷ niệm “Ngày của Mẹ”…
Lại thêm một cuộc đàn áp bất thường, rất bất thường của Công an “thành phố mang tên Bác”. Chẳng có gì là chứng cứ của “thế lực thù địch”. Chỉ toàn dân ra biểu tình. Rất nhiều gương mặt mới xuất hiện: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, có cả giám đốc ngân hàng.
Ngày hè đỏ nắng và đỏ máu ở Sài Gòn. Khắp trung tâm thành phố này là cảnh “các lực lượng bảo vệ trật tự” nhe nanh lao vào hành hung không thương tiếc người biểu tình. Một số hình ảnh đã được xác minh: chính những nhân viên công an đã hóa trang làm thanh niên xung phong để tấn công dã man người biểu tình. Đọc tiếp »
HT. Thích Viên Định (hàng đứng, thứ 4 từ phải sang)
Sau 41 năm áp đặt sự cai trị lên toàn cõi Việt nam, Nhà cầm quyền Cộng sản đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng cả về an ninh quốc phòng, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, kinh tế và môi sinh.
Từ việc khai thác mang tính hủy diệt những khu rừng nguyên sinh từ Bắc chí Nam, đến việc cho người Tàu xây dựng các nhà máy nhiệt điện trên khắp nước, khai thác bô- xít ở Tây nguyên, cho thuê rừng đầu nguồn..v..v.. đã làm ô nhiễm trầm trọng bầu không khí và nguồn nước, tàn phá môi trường sống, biến những vùng đất màu mỡ trù phú như Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu long thành những vùng đất khô hạn.
Việc cấp phép đầu tư dễ dãi cho người Hoa các công trình trên khắp nước để phục vụ quyền lợi của các nhóm lợi ích đã và đang tạo ra mối đe dọa lớn cho an ninh quốc phòng và môi sinh tại Việt nam, làm dư luận nhân dân bất bình, mà thảm họa môi trường làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung hiện nay như giọt nước làm tràn ly đã đẫn đến những cuộc biểu tình lớn của nhân dân cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài gòn.Đọc tiếp »
Các nhân viên mặc sắc phục đang kẹp cổ một biểu tình viên tại Sài Gòn ngày 8/5/2016. Nguồn: internet
Một câu hỏi hình thành khi tôi tiếp nhận thông tin các chính quyền cộng sản đàn áp dân lành trong các cuộc biểu tình ôn hòa. Đó là: “Những kẻ đàn áp đã được huấn luyện như thế nào, đã suy nghĩ gì hoặc không suy nghĩ khi đàn áp nhân dân và sau đó lương tâm đã phán xử họ như thế nào”.
Trong gần 1 thế kỷ vừa qua sự đàn áp của chính quyền cộng sản đối với dân chúng xẩy ra nhiều nơi, nhiều lúc, đó là ở Liên xô thời Stalin, ở Hungari, Tiệp Khắc, Đông Đức, Rumani, Balan, Trung quốc. Gần đây là vụ CSTQ dùng binh đoàn xe tăng đàn áp biểu tình ở Thiên An môn (1989), giết chết hàng ngàn sinh viên. Ở VN, việc đàn áp biểu tình đã xẩy ra nhiều lần trước đây. Trong phần lớn các cuộc biểu tình ấy người dân thường nêu khẩu hiệu chống một cái gì đó. Chống Trung quốc xâm lược, chống dàn khoan HD 891 hoạt động trên biển VN, chống cưỡng chế đất đai vì đền bù không thỏa đáng, chống việc công an đánh chết người vô tội, chống chặt phá cây xanh v.v… Nhưng gần đây nhất, biểu tình của dân lành ngày 8 tháng 5 tại Hà nội và TP HCM chủ yếu không chống gì cả, không chống ai cả, chỉ yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống an lành. Thế mà cả 2 cuộc biểu tình đều bị đàn áp, tuy chưa có thương vong nhưng việc bắt bớ, đánh đập đã quá mức báo động.Đọc tiếp »
Người dân Hà Nội tọa kháng Chủ Nhật vừa qua. Nguồn: internet
Ngày chủ nhật 8/5/2016 là ngày hẹn lớn nhân dân xuống đường thể hiện lòng yêu cuộc sống, quê hương, đất nước VN đang bị đầu độc với quy mô khủng khiếp. Hôm ấy nếu cuộc biểu tình không bị chính quyền CS đàn áp khốc liệt thì sẽ là cuộc biểu dương ý chí nhân dân chưa từng thấy. Không chỉ người Hà Nội mà còn từ khắp nơi Hải Phòng, Nam Định, Thanh hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Bình… Họ đi bằng mọi phương tiện đổ về Hà Nội. Riêng bà con ở Hải Phòng, Nam Định thì thuê hẳn những chuyến xe buýt về Hà Nội.
Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã bị chính quyền HN với kịch bản vô cùng công phu, tốn kém đàn áp, giải tán rất tàn bạo ngay từ trong trứng nước.
Mới 8h bà con các nơi đã lác đổ về khu vực nhà hát lớn theo hẹn trên mạng. Mọi người tụ tập từng nhóm ở Tràng Tiền, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng… Do còn sớm với giờ hẹn nên khi số người chờ biểu tình chỉ cỡ vài trăm đứng rải rác thì số cảnh sát, an ninh, và những đội quân chống biểu tình liên tục được chở tới khu vực rồi tản thành từng tốp, đứng xen kẽ vào đám người chờ biểu tình và họ lập tức áp đảo số người vãng lai và chờ biểu tình.Đọc tiếp »
Thiếu tá Nguyễn Thế Thanh (bên trái) cùng 2 nhân viên an ninh khác canh chừng tôi bên ngoài nơi tôi ăn sáng. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Thời gian gần đây, tôi liên tục bị công an Hà Nội khủng bố và sách nhiễu. Từ chiều ngày 9/5, nhà tôi lại bị công an quận Hoàng Mai và phường Đại Kim, cả thảy khoảng chục cảnh sát và an ninh, bao vây vòng trong vòng ngoài.
Khoảng 7 giờ 30 sáng 10/5, tôi ra ngoài ăn sáng thì thấy cách nhà độ vài chục mét, bọn họ đã sắp cả dãy ghế để ngồi canh chừng mình. Tôi ra đến gần chỗ ăn sáng thì gặp một toán khác, trong đó có thiếu tá Nguyễn Thế Thanh, cán bộ Phòng PA92 Công an Hà Nội, người từng làm việc với tôi 2 lần vào ngày 2/7/2012 và ngày 6/7/2012 và cũng đã gặp tôi hôm 1/5/2016, khi tôi là người biểu tình duy nhất bị Công an Hà Nội bắt cóc đưa về Phòng Cảnh sát Hình sự. Anh ta bảo tôi là hôm nay họ sẽ làm việc với tôi. Tôi nói muốn làm việc thì làm việc nhưng phải có giấy mời đàng hoàng. Anh ta nói lát sẽ đưa giấy mời cho tôi.
Thiếu tá Thanh cùng một nhân viên an ninh khác đi vào tận chỗ tôi ăn sáng. Sau đó, anh ta đi ra, còn tay kia thì ngồi sau lưng giám sát tôi.Đọc tiếp »
Không nằm ngoài dự đoán, cuộc biểu tình phản đối môi trường biển bị ô nhiễm và cách xử lý chậm chạp, không minh bạch của nhà nước cộng sản VN trước thảm họa chưa từng có vào sáng ngày 8.5.2016 vừa qua đã bị nhà cầm quyền thẳng tay ngăn chặn và đàn áp. Nhất là ở Sài Gòn. Máu của người dân đã đổ, không phải trong chiến tranh mà giữa thời bình, bởi những kẻ được nuôi bằng đồng tiền thuế của nhân dân-từ lực lượng công an cho tới TNXP, công an chìm mặc thường phục trà trộn trong đám đông người biểu tình và bọn côn đồ được nhà nước thuê.
Như từ trước tới giờ vẫn thế, những cuộc biểu tình dù với lý do phản đối những hành vi gây hấn, xâm phạm chủ quyền VN của Trung Quốc hay phản đối chặt cây xanh, bảo vệ môi trường…chỉ có thể diễn ra suông sẻ một, hai lần, sau đó là bị đàn áp.Đọc tiếp »
– Còn anh, những cách nghĩ của anh và sự việc hôm nay, tôi sẽ ghi lại đầy đủ để người khác xem thử cách nghĩ của anh đúng hay sai.
– Anh cứ viết.
Rồi anh ta đi ra khỏi phòng. Và để thực hiện lời hứa đó, tôi viết lại chi tiết cuộc nói chuyện đó, dù ít khi tôi viết về những buổi làm việc với an ninh.
Cậu cảnh sát mặc cảnh phục nói khi anh ta đã ra khỏi phòng:
– Thôi anh, giờ ta làm việc của ta đi anh. Anh cho rằng như vậy là không phải mời, nhưng người ta cho rằng như vậy là mời.
– Anh đã nói với chú về chuyện mời, chưa thấy ở đâu có cách mời kỳ lạ như của Công an. Ngay cả cái Giấy mời.Đọc tiếp »
– Vậy thì chúng ta làm việc vì việc đó, đề nghị anh cho biết anh lên đó làm gì?
– Tôi từ chối làm việc bất cứ việc gì. Còn chú hỏi, thì tôi trả lời, là tôi đi có việc của tôi, tại sao tôi lại phải khai báo? Tôi chỉ biết: Tôi đang đi bộ trên vỉa hè, một bọn du đãng đã xông lại bắt tôi, đẩy tôi lên xe trái pháp luật. Cho đến bây giờ, tôi chưa được trả lời câu hỏi: Đám du côn đó là ai, bắt tôi vì lý do gì? Nếu mời, thì giấy mời đâu? Nếu bắt, thì lệnh bắt đâu? Khi nào trả lời cho tôi câu hỏi đó, tôi sẽ xem xét việc làm việc. Còn không, tôi sẽ giữ quyền im lặng nếu chú cố tình ép buộc tôi.Đọc tiếp »
Dọc biển miền Trung cá bị nhiễm độc chết dạt vào bờ kín cả bãi biển. Ngư dân đánh cá về phải bỏ đi, bởi có ai muốn tự tử đâu mà ăn những con cá nhiễm độc! Vậy mà người ta lại mua tất những con cá nhiễm độc đem ủ làm nước mắm. Một năm sau loại nước mắm ấy xuất ra bán trên thị trường thì những người ăn phải loại nước mắm đó thì chẳng khác gì uống phải thuốc độc. Biển của chúng ta đang chết dần. Cá chết, muối chắc chắn đã và đang nhiễm độc. Cuộc sống của toàn dân Việt Nam đang bị đe dọa từng ngày.
Trung Quốc đã thắng trong các hợp đồng thuê đất “làm kinh tế” đã ‘án ngự’ nhiều vị trí quân sự – an ninh trọng yếu trong đất liền và biên giới, họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa và lấn tới, ngang nhiên xây 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam! Giờ đây họ đang hủy hoại cả môi trường sống của ta. Những vị lãnh đạo cao cấp đang ở đâu mà họ im như hến? Đất nước từng giờ trông đợi sự lên tiếng của họ. Nhân dân mong chờ sự phản đối mạnh mẽ của nhà nước. Nhưng chúng tôi đã vô vọng vì sự hèn nhát của họ.Đọc tiếp »
Một người biểu tình ở Sài Gòn hôm 8/5/2015 bị công an đánh. Nguồn: FB Ngô Thị Kim Cúc.
Sài Gòn trung tâm giống như thiết quân luật. Từ khu vực quảng trường Quách Thị Trang đã dày đặc đồng phục các loại. Góc đường nào cũng có một toán người nhà nước đứng cạnh những rào cản sắt gắn kẽm gai, sẵn sàng để bao vây, bịt kín… Không khí căng thẳng này chứa đựng điều gì đó rất không bình thường trong một ngày lẽ ra bình thường.
Đoạn Lê Lợi từ chợ Bến Thành đến nhà hát Thành Phố khá vắng. Đường Pasteur một chiều qua các ngả tư cũng tràn ngập đồng phục. Những chiếc gậy trên tay họ chỉ ra một hướng di chuyển duy nhứt. Rất đông người ngồi trên xe bốn bánh và xe hai bánh nhìn quanh quất, để chỉ thấy hai bên đường toàn những bộ đồng phục các màu, các kiểu giống nhau… Có một số người không mặc đồng phục nhưng rõ ràng họ không phải là dân.
Từ ngả tư Pasteur- Nguyễn Du tới ngả tư Nguyễn Du- Trương Định vẫn chỉ một chiều di chuyển. Sang Nguyễn Thị Minh Khai đã hai chiều nhưng không khí vẫn chẳng giống ngày thường. Từ phía đường Hai Bà Trưng nhìn vào Đường Sách thấy vắng tanh. Tất cả hàng quán trên khu vực bị phong tỏa đều không hoạt động.
Sài Gòn trung tâm thiết quân luật vào sáng chủ nhật. Thiết quân luật dành cho người biểu tình.
Công viên 30 tháng tư đã bị cắt khỏi tầm nhìn và mọi liên kết với phần còn lại của thành phố. Nghĩa là, sẽ không có nhà báo, không có đông người dân chứng kiến những gì xảy ra ở công viên 30 tháng Tư sáng nay. Không ai thấy được cả người biểu tình lẫn người nhà nước đối mặt nhau thế nào trong buổi sáng 8 tháng 5 nắng nóng nứt cả da đầu này…Đọc tiếp »
Cuộc biểu tình ngày 8-5-2016 bị trấn áp với kế hoạch bài bản và chuyên nghiệp. Khó có thể biết chính xác bao nhiêu an ninh thường phục trà trộn nhưng chắc chắn con số không ít. Những đợt hô to “Phản đối bắt người, phản đối bắt người!” vang lên liên tục. Những cánh tay tuyệt vọng vươn ra ghì lại, cố cứu những người, trong tay chỉ cầm mảnh giấy “Dân muốn cá sống” đang bị vây đánh tàn bạo và bị lôi đi, cuối cùng đều trở thành cử chỉ vô vọng với ánh mắt thất thần. Người dân không có bất kỳ hành vi bạo động nào đáp trả lực lượng an ninh (có nhân viên an ninh nào quay được cảnh dân vây vào đánh hội đồng lực lượng chống biểu tình không?).Đọc tiếp »
Bức ảnh bà Hoàng Mỹ Uyên đi biểu tình bị đánh dã man lan truyền nhanh kỷ lục trên mạng xã hội facebook. (Hình: Facebook)
Trong hai ngày chủ nhật đầu tháng 5, Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành Việt Nam đã xuống đường vì cá, vì biển. Có thể nói đây là một trong những lần xuống đường qui mô lớn nhất sau năm 1975, ngày chế độ chuyên chế áp đặt trên cả nước.
Từ các đợt biểu tình chống Trung Quốc đến xuống đường vì môi trường sống còn của cả dân tộc, hành trình ý thức của người Việt, nhất là của thế hệ trẻ đã mở cửa lớn đi vào đại lộ đấu tranh vì quyền con người, bất chấp sự xâm đoạt hoặc đánh tráo ý thức của chế độ.
Đồng thời, dư luận cũng chứng kiến qui mô chưa từng có khi chế độ huy động các công cụ chuyên chế đàn áp. Hình ảnh các công dân xuống đường bất bạo động hứng chịu các hành động bạo lực đã làm xúc động dư luận.
Các cuộc tranh luận trên mạng xã hội mấy ngày qua về trường hợp bà Hoàng Mỹ Quyên Và bé Saphia bị thương tích cả thể xác và tinh thần bởi sự hung hãn của lực lượng đàn áp.
Tất nhiên luôn có hai luồng dư luận đối lập nhau quanh chuyện này, rằng nên hay không nên đưa trẻ con xuống đường cùng bố mẹ. Nhưng dù quan điểm của ai đó nhân danh sự an toàn trẻ em thì cũng không thể, không bao giờ có thể làm mờ được hình ảnh chính nghĩa thuộc về hai mẹ con và cộng đồng xuống đường vì sự sống của biển Việt và người Việt hôm nay và mai sau.Đọc tiếp »
Chính quyền đã huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình. Ảnh: FB
Theo dõi cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội vào ngày Chủ nhật 8 tháng 5 vừa qua, ngoài niềm vui khi thấy rất đông người tham dự, tôi còn có một nỗi buồn nặng trĩu trong lòng khi thấy đám công an và thanh niên xung phong, sắc phục cũng như không sắc phục, đánh đập những người đi biểu tình một cách hết sức bất nhẫn. Đàn ông, thanh niên bị đánh, đã đành. Kể cả phụ nữ và trẻ em cũng bị đánh. Đánh xong, người ta kéo xềnh xệch những người biểu tình và vất họ lên xe buýt để chở về các đồn công an, ở đó, một số người còn bị đánh tiếp. Xem, tôi cứ ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao người ta đối xử với dân chúng một cách tàn bạo như vậy?Đọc tiếp »
Sáng 8/5/2016, đường Hà Nội không đông đúc lắm. Tôi từ phố sách Nguyễn Xí bước ra đường Tràng Tiền vừa đi qua một ngã tư, một Cảnh sát giao thông chặn anh bạn đi bên cạnh cầm cuộn giấy lại: “Anh đi đâu?” Anh bạn đi bên cạnh trả lời: Đi biểu tình môi trường, hỏi làm gì? Tôi hỏi cậu ấy: Hỏi đi đâu để làm gì? Đó là trách nhiệm của chú phải không? Cậu ta giơ tay định vớ lấy cuộc giấy trên tay anh bạn. Tôi bảo: Này, định cướp tài sản công dân à? lại mà lo giữ trật tự đường phố cho người ta đi lại đi, đó mới là nhiệm vụ của chú đấy.
Chú CSGT bỏ đi ra ngã tư. Đi một đoạn nữa, hai CSGT chạy xe đến, một chú xông đến dừng anh bạn lại: “Kiểm tra hành chính”. Tôi hỏi: “Đi bộ cũng bị CSGT kiểm tra hành chính à? Có lệnh chưa?”. Chú ngớ người và ú ớ nhìn mình như trên trời rơi xuống.Đọc tiếp »
Cuộc biểu tình ôn hòa ngày 8/5/2016 của người dân Sài Gòn vì một môi trường sạch đã biến thành một cuộc săn vịt trời, hay những người biểu tình đã giống như một đàn cá trích khốn khổ tả tơi bị những con cá mập, hải cẩu, chim điên… bao vây và tấn công vậy. CA, AN, TNXP, áo xanh… đã tấn công không mệt mỏi vào đoàn biểu tình suốt từ đầu tới cuối, liên tục bắt giữ và đánh đập họ, khiến đoàn biểu tình gần hết người nên phải giải tán lúc gần 11 giờ sáng. Một số lẻ tẻ bị bắt đến các đồn CA và có khoảng gần 300 người bị bắt về sân vận động Hoa Lư, và CA đã biến nơi đây thành một thứ trại tập trung trong ngày 8/5 vừa rồi.
Theo những người kể lại thì trong cả một ngày đó không ai được ăn uống gì. Các cuộc hỏi cung, tìm gốc tích các nạn nhân của CA thường đi kèm với bạo hành, đánh đập. Nhiều thanh niên bị thương tích với các chấn thương do bạo hành ở nơi ấy, trước khi họ bị đưa về các cơ quan CA khác tại địa phương. Bạo hành với hàng trăm người như thế là phạm tội ác với cả dân tộc Việt Nam. Đọc tiếp »
Sự kiện cá chết hàng loạt phơi xác tràn lan các bãi biển bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng xẩy ra cả tháng nay, đã gây xúc động và phẫn nộ cho nhân dân trong nước cũng như người Việt hải ngoại, đưa đến các cuộc xuống đường biểu tình đòi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm trạng “vô tiền khoáng hậu” này. Bởi vì hậu quả của vụ việc đã tác hại nghiêm trong đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân trong vùng và thực phẩm cá cho các bữa ăn của nhân dân hầu như cả nước.Đọc tiếp »
Nửa đêm, thức dậy, tôi đọc thấy những dòng này, Hương Tô viết sau một ngày bị bắt vì biểu tình bảo vệ biển và môi trường.
Em viết ngắn. Cho tôi ghi vài dòng trước khi bạn bắt đầu đọc cảm nghĩ của cô gái ốm yếu, nhỏ nhắn, cao 1,5m nặng 40 kg, tốt nghiệp nghề thiết kế một trường đại học nước ngoài, đang làm chuyên viên thiết kế cho một tập đoàn đa quốc gia. Hương là con gái của nhà báo Tô Hòa, Tổng biên tập báo Đảng Sài Gòn Giải Phóng và mẹ em là một sĩ quan Công An.
Những người bắt em, đánh em, thực ra họ là ai, không biết, thấy họ mặc sắc phục Thanh Niên Xung Phong. Tôi thắt lòng nhớ tới ông Võ văn Kiệt và câu nói nổi tiếng ông tặng cho lực lượng TNXP mà ông sáng lập, ngày ra quân: “Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em”. (Trong những người tham gia biểu tình và bị bắt còn có chị Châu, cựu biên tập viên báo Phụ Nữ và là mẹ của nhà báo Nguyễn Tập, thường trú báo Thanh Niên ở Bangkok. Còn bao nhiều thân nhân nhà báo và nhà báo tham gia, bị bắt, bị đánh đập nữa?).Đọc tiếp »