Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: internet
Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan công an điều tra tỉnh Khánh Hoà bắt tạm giam ngày 10/10/2016 với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Những thứ được cho là “tang vật”, bị cơ quan công an Khánh Hoà thu giữ cùng ngày gồm những biểu ngữ yêu cầu cầu khởi tố Formosa, No HD 981, huy hiệu 19/02 nhân dân không quên, một số tài liệu khiếu kiện của dân oan và gia đình mà Quỳnh đang nhờ luật sư hỗ trợ pháp lý giúp, cùng với những thiết bị điện tử là máy chơi game của 2 con chị, máy tính bàn của mẹ chị và 2 chiếc điện thoại của Quỳnh.
Một “chứng cứ” khác để cơ quan buộc tội Quỳnh là tập tài liệu “Stop police kiling civilians” bị thu giữ hồi năm 2014, tập tài liệu gồm những trường hợp người dân bị chết trong đồn công an và liên quan đến công an được tóm lược hoàn toàn từ báo chính thống, do Mạng lưới blogger Việt Nam đồng soạn thảo.Đọc tiếp »
Trong mấy ngày qua, có nhiều sự kiện gây nhức nhối, khiến xã hội choáng váng.
Thoạt tiên là sự việc một sỹ quan công an dùng một thế võ hiểm quật mạnh một người dân đập đầu và gáy xuống đất. Nạn nhân chấn thương sọ não. Có nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Đứng trên giác độ của mình, tôi thấy người bán hàng rong đó thật may mắn. Nếu ai đó luyện nhu đạo đều hiểu rằng đòn gạt chân và quật ngã đối phương nện gáy và đầu xuống đất là một đòn gây sát thương rất cao và bị cấm trong thi đấu. Ở đây là nền đường cứng, người bán hàng rong đã gặp may khi không giập vùng chẩm hoặc thuỳ não, những thứ có thể khiến anh ta phải làm bạn với xe lăn suốt đời.
Điều may mắn thứ hai, là một người dân nào đó đã ghi lại được clip về toàn bộ sự vụ, nó ghi lại toàn cảnh vụ việc và thấy rằng phản ứng duy nhất của nạn nhân trước viên công an chỉ là một động tác giật tay giằng co. Tiếp sau đó thì mọi việc rất nhanh, nạn nhân bị quật mạnh ngửa đầu xuống nền đường cứng với một thế võ nhà nghề. Nếu không có cái clip này, tôi hầu như có thể tin chắc ngày hôm nay đã có quyết định khởi tố nạn nhân vì tội chống người thi hành công vụ. Thủ phạm biến thành nạn nhân và nạn nhân đổi vai thành thủ phạm. Chính sự tỉnh táo của những người quay clip đã khiến anh bán hàng rong không lâm vào cảnh tù đày. Đọc tiếp »
Hôm qua, mạng xã hội và báo chí đưa tin viên CSKV này đã phải xin lỗi nạn nhân công khai dù trước đó, ông Đào Ngọc Trung, trưởng Công an phường Trung Liệt nói với báo chí rằng “không có việc nhổ nước bọt mà chỉ dí sát mặt nhìn vào cửa nhà”, thậm chí ông còn nhanh nhảu cho rằng: Có thể đoạn video clip đó được cắt ghép nhằm bôi nhọ ngành công an của ông! Đọc tiếp »
Đây là khái niệm có lẽ đã rất cũ kĩ trong chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Chí ít là nó cũng cũ kĩ từ những năm 1988, khi bãi đá Gạc Ma, Trường Sa nhuộm máu của 64 chiến sĩ bộ đội và trên bàn tròn hội nghị nơi đất liền những lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn nói cười, bắt tay với lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc. Và mãi cho đến bây giờ, trải qua không biết bao nhiêu biến cố, người dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng đã cô đơn chống chọi, cô đơn chịu đựng, cô đơn thương tích và cô đơn chết, thậm chí cô đơn mang xác đồng loại vào đất liền… Trong lúc lãnh đạo cấp cao của Cộng sản Việt Nam vẫn bắt tay, vẫn khúm núm cụng ly với Tập Cận Bình và cả một quốc hội trở thành đám cừu trong lời thuyết giảng của đạo sĩ họ Tập.
Ai đã xử tệ với dân và khúm núm với giặc?
Có lẽ đã quá cũ, nhưng thử một lần nữa đặt lại câu hỏi: Vì sao nói công an, nhà cầm quyền Cộng sản hèn với giặc mà ác với dân? Dựa vào những bằng chứng nào để đưa ra nhận xét này?Đọc tiếp »
Độ 2 năm trước, một vị chức sắc trong Quốc hội làm cho cả nước ngạc nhiên khi ông tuyên bố rằng cơ quan điều tra của Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới (1). Câu phát ngôn đó làm cho Quốc hội vốn rất buồn tẻ đột nhiên náo nhiệt lên vì cái tính hài hước của nó. Nhưng những vụ án oan thấu trời xanh mà báo chí phanh phui trong thời gian qua làm cho công chúng hiểu hơn về câu nói của vị quan Quốc hội đó: Giỏi nhất thế giới về tạo oan khiên.
Cho đến nay thì những ai theo dõi thời sự chắc đã biết về người tù thế kỉ có cái tên rất hiền lành và Nam Bộ: Huỳnh Văn Nén. Ông Nén mới được “trả tự do” sau 17 năm ngồi tù hàm oan. Ông bị cơ quan điều tra tỉnh Bình Thuận ép cung, mướm cung, và tra tấn bắt ông phải nhận tội giết người hai lần. Thế là toà án tống ông đi tù mười bảy năm ròng rã. Luật sư Lê Công Định viết “Ai từng đi tù ở chế độ này sẽ thấu cảm được nỗi đau thế nào khi chịu bản án oan 17 năm.” Ngay vào tù ông mới 36 tuổi, ngày ra tù ông đã 53. Tính theo thời gian, cái hệ thống này đã một cách tàn nhẫn cướp đi hơn 1/5 cuộc đời của ông.
Một cái chết oan khuất và sự lúng túng của Công an Hà Nội
Có lẽ, cái chết của Đỗ Đăng Dư, một trẻ vị thành niên 17 tuổi do bị đánh chết sẽ không ồn ào và không tạo nên nhiều hệ quả như thời gian vừa qua, nếu cái chết của em không phải ở trong đồn Công an.
Câu chuyện bắt nguồn từ việc em này đã trộm số tiền 1,8 triệu đồng bị bắt và đã trả lại. Nhưng em vẫn bị Công an Chương Mỹ bắt đi giam cầm và kết quả là cái chết khuất tất trong nơi tạm giam. Vụ bắt bớ này, theo các luật sư, thì Công an đã vi phạm nguyên tắc tố tụng hình sự khi bắt giữ trẻ em vị thành niên mà không đúng với các quy định pháp luật.Đọc tiếp »
Vụ em Đỗ Đăng Dư 17 tuổi bị đánh chết khi đang bị tạm giam cho thấy môi trường nghiệt ngã trong những nơi giam giữ các nghi phạm hình sự ở Việt Nam.
Theo thông tin từ một phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội hồi tháng 3/2015 về giám sát tình hình oan sai, thì trong vòng 3 năm từ năm 2011 đến năm 2014 cả nước có tới 226 người chết trong các trại giam giữ trên toàn quốc.
Đây chỉ là thống kê phần nguy hại có thể đong đếm được, phần còn lại tuy không tính đếm được nhưng rộng lớn hơn, đó là tình cảnh cuộc sống khổ ải như bị đày đọa ở những nơi giam giữ.
Hiện Quốc hội đang bàn thảo ban hành Luật thi hành tạm giữ tạm giam, các Đại biểu cần tìm hiểu về đời sống của những người chịu cảnh giam giữ lâu nay.Đọc tiếp »
Mẹ tử tù Lê Văn Mạnh cùng những người dân kêu oan cho con. Nguồn ảnh: Mạng xã hội.
Ủy ban Luật gia Quốc tế (International Commission of Jurists – ICJ) vừa gửi thư tới Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi ngưng ngay kế hoạch tử hình phạm nhân Lê Văn Mạnh và cho mở cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc nói ông Mạnh đã bị cảnh sát tra tấn bắt nhận tội.
Trong thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam, tổ chức gồm 60 thẩm phán và luật sư có tiếng trên thế giới viết: “Với việc tiếp tục thi hành án tử hình, Việt Nam đang chống lại trào lưu thế giới trong việc bãi bỏ án tử và thành lập một cơ chế đình hoãn việc thi hành án.”
ICJ cũng nhắc tới việc Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn và dùng nhục hình hồi tháng 2/2015, và nói “Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng việc cấm dùng các hình thức tra tấn, nhục hình”.Đọc tiếp »
“Thông tin thêm vể đơn của các luật sư đề nghị tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh. Sau khi nhận được đơn của chúng tôi, một vị đại biểu quốc hội đã trực tiếp trao đổi và kiến nghị với ông Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Vị này cho biết, ông Chánh án đã xem xét, xử lý. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa rõ ông Chánh án xử lý thế nào. Hy vọng ông sẽ hành động theo thẩm quyền và trách nhiệm để hoãn việc thi hánh án tử hình đối với LVM và tạo điều kiện cho các luật sư nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ án này, có kiến nghị chính thức. Xin cám ơn vị đại biểu quốc hội đã nhanh chóng phản hồi”. (Luật sư Trần Vũ Hải)
Vào lúc 16g ngày 25 tháng 10, tại văn phòng luật sư Trần Vũ Hải đã có một buổi họp báo nhanh về vụ án của tử tù Lê Văn Mạnh.
Tham dự buổi họp báo đặc biệt này có Luật sư Trần Thu Nam, Luật sư Lê Văn Luân, gia đình tử tù Lê Văn Mạnh và một số cộng tác viên báo chí.Đọc tiếp »
Đôi lời: Tướng Chung cho rằng: “Bắt giữ Đỗ Đăng Dư đúng luật”, công an “thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”, mọi việc đều được tiến hành đúng trình tự, như vậy là Đỗ Đăng Dư đã “chết đúng quy trình” rồi!
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, khẳng định điều ông gọi là quá trình bắt giữ và tạm giam Đỗ Đăng Dư đã được Công an huyện Chương Mỹ “thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.
Trong phát biểu chính thức đầu tiên kể từ vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong khi bị tạm giam, lãnh đạo Công an Hà Nội được truyền thông trong nước dẫn lời nói sẽ “sớm đưa ra kết luận”.
“Trong quá trình giam giữ, Dư là vị thành niên phạm tội nên đã được đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam dành cho người vị thành niên theo đúng quy định của pháp luật.Đọc tiếp »
Bà Việt và cháu Kiên, con của anh Mạnh cầm thư viết trên áo của anh Mạnh gửi ra. Nguồn: FB Chau Doan
Xin các bạn bỏ mấy phút để nghe câu chuyện đau lòng và đầy bất công này của một bà mẹ đi từ Thanh Hoá ra Hà Nội chừng năm, sáu trăm lần suốt 11 năm qua để kêu oan cho con, xin hãy góp tiếng nói cùng các luật sư đang ngày đêm nỗ lực để cứu một mạng người có thể sẽ bị giết oan bởi một nền tư pháp lỏng lẻo, đầy lỗ hổng, cơ hội cho những kẻ ác độc bằng mọi giá để có thành tích cho dù thành tích ấy có thể được tắm bằng máu của những người vô tội. Tôi khẳng định vụ oán này xử sai vì những lý do sau:
1. Xét nghiệm kết luận có một ít tinh trùng trong thi thể nạn nhân nhưng tại sao không hề có kết quả ADN, mà biết đâu có kết quả ADN nhưng họ ỉm đi vì không trùng hợp với nghi can. Đọc tiếp »
Như chúng ta đã biết ngày 26/10/2015 tử tù Lê Văn Mạnh sẽ bị tiêm thuốc độc vì các cáo buộc “giết người, hiếp dâm, cướp tài sản”.
Trong khi đó vụ án bộc lộ khá nhiều điểm nghi vấn và sai phạm trong tố tụng hình sự, chưa kể việc kết tội chỉ dựa vào “lời nhận tội” của bị cáo trong bức thư gửi về cho bố.
Mẹ và con của bị cáo đã 11 năm đi khắp nơi để kêu oan cho con, vài ngày gần đây bà liên tục tọa kháng ở Hà Nội. Lời kêu cứu của bà không được lắng nghe, ngược lại cơ quan công an liên tục bắt bà về đồn công an.Đọc tiếp »
Thư đề ngày 23/10 của tổ chức Ấn Xá Quốc Tế (Amnesty International – Anh quốc) gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị hoãn thi hành án đối với tử tù Lê Văn Mạnh.
“Trong vụ án của ông Lê Văn Mạnh, chúng tôi có các quan ngại nảy sinh từ tin tức cho rằng ông đã bị tra tấn tại trại giam của cảnh sát trước khi “nhận” tội và rằng ông đã không có được đại diện pháp lý đầy đủ và hữu hiệu”.
“Theo tin tức cho biết, bản án tử hình này được lên kế hoạch tiến hành vào ngày 26 tháng Mười năm 2015. Với những cáo giác có tra tấn trong vụ án xử ông Lê Văn Mạnh và với các nghĩa vụ của Việt Nam thể theo Công ước Chống Tra tấn và ICCPR, tôi kêu gọi Ngài Chủ tịch nước hãy ngay lập tức ra lệnh ngưng việc tử hình được dự trù đối với ông Lê Văn Mạnh và ra chỉ thị tiến hành điều tra trước các cáo giác rằng ông đã nhận tội do bị tra tấn và đã bị kết án oan sai”.Đọc tiếp »
Mẹ, anh trai và chị gái của em Dư đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Ảnh chụp tại tại sân nhà tang lễ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trưa ngày 11/10/2015.
Sự kiện thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam Sala vẫn chưa có hồi kết, sau khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu các bộ chức năng cần điều tra rõ vụ việc. Về mặt luật pháp việc bắt giữ trẻ em dưới tuổi vị thành niên này là đúng hay sai và ai là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của em là nội dung của diễn đàn bạn trẻ kỳ này, cùng với các bạn khách mời, với sự điều hợp chương trình của Chân Như.
Chân Như: Xin chào ba bạn, Trần Vi, Mạnh Hưng và Kim Tiến. Về mặt luật pháp, Đỗ Đăng Dư bị bắt và tạm giam ở tuổi vị thành niên, đúng hay sai?Đọc tiếp »
Mẹ và anh chị của nạn nhân Đỗ Đăng Dư cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)
Để mở đầu bài viết lần này, tôi xin kể về một bộ phim của Hàn Quốc, có tên là The Attorney, nói về một luật sư chuyên về mảng thuế quyết định trở thành luật sư biện hộ, bào chữa cho một nhóm học sinh bị buộc tội chống lại nhà nước.
Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật trong những năm 1980 về cuộc đời của tổng thống Roh Moo Hyun. Vụ án “Burim” xảy ra năm 1981 khi mà khoảng 20 học sinh trong một câu lạc bộ sách tại thành phố Busan, Hàn Quốc, bị bắt và bị cáo buộc là cộng sản, chống lại chính quyền lúc bấy giờ.
Đây được coi là một hình thức răn đe dành cho những người dân có tư tưởng chống đối chính phủ. Trong phim, luật sư Song là người duy nhất đứng lên bảo vệ quyền lợi và bào chữa để giành lại tự do cho nhóm học sinh này. Những người trẻ tuổi này bị bắt vô căn cứ, bị đưa vào một tòa nhà hoang chuyên để tra tấn, hành hạ dã man, bắt nhận tội và viết tường trình về những việc mình chưa bao giờ làm. Phim The Attorney được cho là 1 trong 10 phim hay nhất Hàn Quốc, lột tả chân thực, sắc nét sự dã man tàn bạo trong từng hình thức tra tấn của những kẻ đường đường là cấp cao quân đội, được bao che bởi chế độ độc tài thời Chun Doo Hwan.Đọc tiếp »
Ngôn ngữ Việt Nam có những cặp từ đi liền nhau bổ túc và tăng thêm ý nghĩa một cách lý thú. Theo các nhà nghiên cứu ngữ pháp thì có loại hai từ ghép với nhau nhằm đưa ra một ý nghĩa được gọi là “từ ghép đẳng lập hợp nghĩa” và một cách khái quát thì từ đứng phía sau thường bổ xung, nhấn mạnh và nhiều lúc thiếu nó thì từ đứng trước trở nên vô hồn, không còn sinh động và ngăn trở sự phát triển của ngôn ngữ.
Những chữ như sung túc, mạnh khỏe, ốm đau, hay oan ức, đau khổ, giận dữ chúng ta nghe hằng ngày và tưởng chúng không có gì đặc biệt. Thật ra chúng tập hợp ý thức của người xưa về nguyên nhân và hậu quả của các cặp từ này. Cơ thể có mạnh thì mới khỏe, ngược lại khi đau thì hẳn nhiên là khổ, giận làm con người ta dữ dằn cũng như oan ức diễn tả tình trạng tâm lý của con người không gì thật và ấn tượng hơn thế.Đọc tiếp »
Oan hồn trẻ vị thành niên Đỗ Đăng Dư chết dưới bàn tay công an đã thêm một lần dựng lương tri người Việt Nam trỗi dậy.
Đỗ Đăng Dư bị tố là ăn cắp hai triệu (có người khẳng định chỉ là 1,5 triệu) của hàng xóm. Người mất đã được trả lại tiền. Nhưng em Dư thì bị công an bắt đi giam biền biệt trong hai tháng, cha mẹ không được thăm nuôi, không biết tin tức. Dư bị bắt giam trái pháp luật rồi chết trong vây hãm, đơn độc, trong đòn hiểm tra tấn bức cung và nhục hình, toàn thân bầm dập và phù não…
Hai triệu đồng với em Dư và vô số người nghèo ở Việt Nam thì rất lớn nhưng so với số tiền mà các quan chức địa phương cũng như trung ương công khai trộm cướp của dân bằng mọi mánh khóe tham nhũng ngày ngày thì không bằng hạt cát so với quả núi.Đọc tiếp »
Cháu Đỗ Đăng Dư 17 tuổi, ở thôn Đông Cựu xã Đông Phương Yên huyện Chương Mỹ TP Hà Nội đã qua đời ngày 10/10/2015. Cái chết của cháu đã gây nên làn sóng phẫn nộ trên công luận.
Đỗ Đăng Dư bị bắt ngày 5/8/2015 rồi giam ở trại tạm giam Xa La, Hà Đông do hành vi lấy trộm tiền của hàng xóm. Ngày 4/10/2015, công an đã đưa cháu Dư cấp cứu ở bệnh viện Hà Đông rồi chuyển sang bệnh viện Bạch Mai vào ngày 5/10/2015 trong tình trạng chỉ còn như một cái xác. Cháu đã qua đời ngày 10/10/2015. Ngay từ khi công an đưa cháu Dư đi cấp cứu, thông tin này đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng. Tuy vậy, chỉ một ngày sau khi cháu Dư chết, báo chí nhà nước mới thông tin về vụ này và gần như cùng một lúc. Đọc tiếp »
Luật sư Trần Thu Nam cho hay các luật sư sẽ làm tất cả để làm sáng tỏ sự thực về cái chết của bị can 17 tuổi Đỗ Đăng Dư. Photo: FB Tran Thu Nam
Một luật sư trong vụ bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam của Công an Hà Nội nói các luật sư ‘sẽ làm tất cả’ để đảm bảo cho sự thực khách quan trong vụ việc được đưa ra ánh sáng.
Trao đổi với BBC tuần này, Luật sư Trần Thu Nam, một trong mười bốn luật sư đã gửi thư kiến nghị lên chính quyền về vụ Đỗ Đăng Dư và là luật được gia đình nạn nhân, bị hại trong trại giam này mời bảo vệ lợi ích hợp pháp trong vụ án, nói:
“Chúng tôi đã vào cuộc một cách nhanh chóng, sau khi làm đơn trình báo của các luật sư, thì hôm nay, tất cả các luật sư đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu Dư, cho gia đình người bị hại trong vụ án mà cháu Dư bị đánh chết,” luật sư nói với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm.Đọc tiếp »
Trong một audio trả lời đài BBC, bà Mai mẹ của Đỗ Đăng Dư có cho biết, lúc 10 giờ sáng ngày 4 tháng 10 năm 2015 bà vào bệnh viên theo điện thoại của quản giáo. Đến nơi bà Mai mô tả thấy con im lìm, đầu nghiêng sang một bên, bất động.
Đỗ Đăng Dư mới 17 tuổi, bị công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội bắt tạm giam vì nghi vấn trộm cắp tài sản, theo gia đình số tiền là 1,5 triệu đồng. Nguồn khác cho là 2 triệu. Còn cơ quan công an không nói rõ số tiền là bao nhiêu.
Đến 18 giờ ngày 10 tháng 10 thì bệnh viện thông báo Đỗ Đăng Dư đã tử vong.
Điều đặc biệt là từ khi bà Mai nhìn thấy con mình bất động vào 10 giờ sáng ngày 4 tháng 10 cho đến khi bệnh viên thông báo tử vong vào hồi 18 giờ ngày 10 tháng 10. Tình trạng Đỗ Đăng Dư luôn bất động, không mở mắt, không nói năng, không cử động. Nhiều người dân chứng kiến cho rằng Dư đã chết rồi nhưng bệnh viên chưa công bố.Đọc tiếp »
Bà Đỗ Thị Mai mẹ bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư chụp sau khi con trai của bà qua đời. (Ảnh: Châu Đoàn)
Vụ việc Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam của công an Hà Nội có dấu hiệu của ‘tội phạm tư pháp’ và cần phải mở điều tra độc lập mà không nên để ngành công an tự điều tra lấy.
Đó là quan điểm của một nguyên quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam tại Bàn tròn Trực tuyến của BBC thứ Năm tuần này về vụ bị can Dư, 17 tuổi, bị đánh chết trong Trại tạm giam số 3 Xa La, Hà Đông, thuộc quản lý của Công an Hà Nội.
Trao đổi tại Tọa đàm với chủ đề “Dấu hỏi xung quanh vụ Đỗ Đăng Dư”, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
“Có ý kiến đề nghị rằng nên chăng để một cơ quan độc lập vào điều tra thì tốt hơn, mặc dầu Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã có chỉ thị là phải điều tra rõ ràng các sai phạm rồi xử lý nghiêm minh, thì đó cũng là chỉ thị.Đọc tiếp »
Vợ con anh Lợi đau lòng trước cái chết của chồng, cha. Ảnh: Quỳnh Anh
(Thanh tra) – Sau khi bị Công an TP Buôn Ma Thuột mời lên làm việc, anh Huỳnh Ngọc Lợi (SN 1984, trú tại thôn 12 xã Hòa Khánh, TP Buôn Ma Thuột) đã uống thuốc cỏ tự tử và để lại thư tuyệt mệnh tố bị công an ép cung và dọa nạt.
Theo ông Dương Thông (SN 1970, cậu của anh Lợi), ngày 17/5/2014, anh Lợi xảy ra ẩu đả với một người tên Việt khiến anh Lợi bị gãy sống mũi. Trong lúc đánh nhau, anh Nguyễn Công Cảnh vào can thì bị anh Lợi chém trúng cổ. Sau khi xảy ra vụ việc, gia đình anh Lợi đã bồi thường đầy đủ cho anh Cảnh. Đọc tiếp »
Bà Đỗ Thị Mai nói bà bị cản trở vào thăm con. Ảnh: Chau Doan
Mẹ nạn nhân Đỗ Đăng Dư nói bà rất đau lòng vì “công an ngăn gia đình vào thăm Dư trong bệnh viện và bác sĩ không nói rõ bệnh tình của Dư mà chỉ bảo gia đình chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất. Đến lúc Dư mất, gia đình vẫn không có trong tay giấy tờ nào làm bằng chứng về vụ việc”.
Bà hối tiếc vì đã “ký giấy của công an mà ban đầu chỉ nghĩ là giúp Dư đi giáo dưỡng vài tháng để bớt ham chơi”.
Hôm 14/10, bà Đỗ Thị Mai, nói với BBC quan điện thoại rằng hiện gia đình phó thác mọi chuyện tiếp theo cho luật sư.
Hôm 12/10, luật sư Ngô Ngọc Trai, giám đốc công ty luật Công Chính, cho BBC biết ông và một số đồng nghiệp đã cùng ký vào ‘đơn trình báo’ gửi Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Giám đốc Công an Hà Nội.Đọc tiếp »
Báo viết: “Khi vào Trại tạm giam, Dư được bố trí tại buồng C15 (dành cho người chưa thành niên), khu C, cùng buồng với 3 bị can: Vũ Văn Bình, Nguyễn Nam Trường, và Lê Đức Anh cùng 17 tuổi.’’
Vậy là không chỉ mình Dư chưa đến 18 tuổi, mà cả ba ông mãnh con trong buồng tạm giam này cũng 17 tuổi. Các ông mãnh còn bị bắt trước Dư, như báo chí nói thì khi vào buồng đã có 3 bị can này.
Xin hỏi 3 bị can này phạm tội gì, gây án ở đâu, ai là người bị hại, lệnh khởi tố, bắt giam ký ngày nào….?Đọc tiếp »
Liên quan đến cái chết của thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, một nhóm luật sư tại Hà Nội đã ký vào đơn gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Hôm 12/10, luật sư Ngô Ngọc Trai, giám đốc công ty luật Công Chính, cho BBC biết ông và một số đồng nghiệp đã cùng ký vào ‘đơn trình báo’ gửi Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Giám đốc Công an Hà Nội.
Trước mắt, đơn của các luật sư đề nghị tạm đình chỉ công tác với thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ, người đã ký quyết định tạm giữ và tạm giam Đỗ Đăng Dư “để phục vụ cho việc điều tra xác minh và xử lý sai phạm” và sau đó “tiến tới chấp nhận các đề xuất cải cách tư pháp”.Đọc tiếp »
Mẹ và anh chị của nạn nhân Đỗ Đăng Dư cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)
Vụ chết người mới nhất trong lúc bị công an Việt Nam tạm giam đã gây ra phẫn uất trong dư luận mấy ngày qua. Kể từ ngày 10/10 – ngày nạn nhân Đỗ Đăng Dư (17 tuổi) qua đời – một số người dân tại Hà Nội đã đến trước bệnh viện Bạch Mai, nơi nạn nhân được điều trị trong những ngày cuối đời, cùng với nhiều biểu ngữ để lên tiếng phản đối vụ gây chết người mà họ cho là do công an gây ra, đồng thời kêu gọi giúp đỡ cho gia đình nạn nhân. Ban Việt ngữ đài VOA phỏng vấn Luật sư Trần Thu Nam, người đã nhận lời miễn phí bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư trong quá trình điều tra, xét xử vụ án.
Thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, bị Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội, bắt giam hôm 5/8 về hành vi ‘trộm cắp tài sản’, mà gia đình cho biết cụ thể là 2 triệu đồng của nhà hàng xóm.
Mạnh Cường – Quốc Cường – Trung Dũng – Đình Hà – Hồng Minh – Lưu Minh – Quang Nam – Phương Thảo
12-10-2015
Mẹ, anh trai và chị gái của em Dư đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Ảnh chụp tại tại sân nhà tang lễ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trưa ngày 11/10/2015. Ảnh: Nguyễn Đình Hà.
Cái chết bất thường của Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, sau hai tháng bị tạm giam, làm dấy lên nhiều băn khoăn của dư luận về việc thi hành luật pháp Việt Nam. Những lo ngại này xoay quanh chế độ giam giữ, xử lý vi phạm ở trẻ vị thành niên, cũng như nỗi lo sợ về nguy cơ hành pháp lạm quyền, dẫn đến rủi ro quá lớn cho công dân Việt Nam khi bước chân vào trụ sở cơ quan điều tra. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc như vậy.
1. Hình thức xử lý của pháp luật Việt Nam đối với tội trộm cắp tài sản là gì?
Theo Khoản 1, Điều 138 Bộ luật Hình sự (năm 1999, sửa đổi năm 2009), có 4 trường hợp:
– người trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; – người trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng; – người trộm cắp tài sản đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; – người trộm cắp tài sản đã từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạmĐọc tiếp »
Ở thế kỷ 21, khi một cá nhân hay một tổ chức gây sai lầm – để giải quyết khủng hoảng – người ta thường vẽ ra những kịch bản để cứu vớt chiếc tàu đang đắm. Có những kịch bản rất thông minh và được ngợi ca như sách giáo khoa về ứng xử tình huống, nhưng cũng có những loại kịch bản rẻ tiền và đáng khinh, mãi mãi là điều để đàm tiếu.
Kịch bản giải quyết khủng hoảng của công an Hà Nội để đối phó với cái chết của em Đỗ Đăng Dư là một loại vô cùng đáng khinh như vậy. Ghê tởm nhất là để bảo vệ cho mình, phủi bỏ trách nhiệm với công dân, toàn thể trai tài gái sắc của công an Hà Nội đã không ngại giẫm đạp lên linh hồn một thiếu niên đã qua đời, tự tô trát lên gương mặt mình sự vô hại như thứ phường tuồng.Đọc tiếp »
Hậu quả đáng buồn đã xảy ra rồi không sao thay đổi được, nhưng chúng ta đừng để em Dư chết vô ích, bằng cách nào?
Nền tư pháp hình sự của ta còn nhiều khiếm khuyết mà vụ em Dư chỉ là hệ quả, qua vụ việc được đông đảo dư luận quan tâm, đây cần được xem là môi trường cơ hội thuận lợi để chúng ta truyền tải và thúc đẩy nhận thức của người dân về các vấn đề pháp luật.
Qua vụ án gây bức xúc phẫn nộ, chúng ta một lần nữa nói lại về những vấn đề của nền tư pháp, từ đó thúc giục trách nhiệm sửa đổi cải cách từ phía chính quyền mà lâu nay vốn ì trệ không chịu chấp nhận.Đọc tiếp »
GNsP – Vào lúc 10 giờ 24 phút ngày 11.10.2015, báo Tiền Phong đưa tin, đã tìm được hung thủ gây ra cái chết cho thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, đó chính là người giam chung trong trại tạm giam đã đánh chết em Dư.
Theo nguồn báo này, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Dư là do “sáng ngày 4/10, sau khi ăn sáng tại buồng giam, Dư phải rửa bát cho các bị can theo lịch phân công. Do thấy Dư rửa bát bẩn nên Bình gọi Dư ra khu vực bện xi măng nơi các bị can ngủ, dùng tay tát vào má Dư, dùng chân đá 3-4 lần vào đầu Dư… Sau đó, Bình đi ra phía cửa còn Dư đi vào khu vực vệ sinh và ngã xuống sàn nhà sau đó ít phút. Các bị can bị tạm giam cùng buồng đã đỡ và hô hoán báo cáo cán bộ quản lý để đưa Dư đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Đến tối cùng ngày, Dư được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi, điều trị.”Đọc tiếp »
Câu chuyện về cái chết của Đỗ Đăng Dư trong trại giam số 3 công an TPHN gây xôn xao dư luận. Về khía cạnh pháp luật thì đã có những người am hiểu bình luận, nhất là về thi hành giam giữ, khởi tố với người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên bài viết này nhìn từ góc độ kinh nghiệm của một người từng kinh qua tất cả các thể loại tạm giam trong chế độ này.
Sau nhiều ngày im ắm từ khi cháu Dư đưa vào bệnh viện. Đến khi tin cháu Dư chết được xác nhận chính thức. Đồng loạt báo chí đưa ra một bản tin gần như giống nhau hoàn toàn. Điều đó cho thấy báo chí được lệnh im lặng chờ đợi và chuẩn bị khi nào đưa bài. Một sự chỉ đạo được từng ấy báo chí có lẽ phải từ cỡ Bộ Chính Trị.Đọc tiếp »
Tổng hợp thông tin ngày 11/10/2015 về vụ án liên quan đến cái chết của cháu Đỗ Đăng Dư.
I. Buổi làm việc với Lãnh đạo Công an TP. HN
1. Theo Yêu cầu của Gia đình, sáng nay tôi cùng mẹ của Đỗ Đăng Dư đến PC 44 – Công an Thành Phố Hà Nội để làm việc. Chủ trì buổi làm việc là Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Duy NGọc – Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, ông Nguyễn Văn Nông Chánh văn phòng – Phó thủ trưởng thường trực, các điều tra viên, đại diện VKSND TP. Hà Nội có ông NGuyễn Văn Ái, Trưởng công an xã nơi cháu Dư sinh sống. Về phía gia đình có ba người là Bà Mai cùng hai người chú của cháu Dư và Tôi là Luật sư do Bà Mai yêu cầu. Sau đó có thêm một Trợ giúp viên pháp lý (Không phải là Luật sư) đã tham gia bào chữa vụ cháu Dư bị khởi tố về tội trộm cắp. Người trợ giúp viên pháp lý này mẹ cháu Dư chưa gặp một lần và hôm nay mới biết mặt. Khai mạc buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Ngọc thông báo đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Văn Bình là bạn chung phòng giam đã đánh cháu Dư.Đọc tiếp »
Cho đến giờ, tất cả các báo viết về vụ án Đỗ Đăng Dư đều giống hệt nhau: Đỗ Đăng Dư chết vì bạn tù đánh! Câu chuyện Đỗ Đăng Dư xem như hạ màn (!) và công an Hà Nội giờ đẩy dư luận theo hướng “khẩn trương điều tra một cách khách quan để kết luận chính xác nhất về vụ việc, xử lý nghiêm đối với hành vi “Cố ý gây thương tích” của Vũ Văn Bình” (người bị qui kết đánh chết Đỗ Đăng Dư).
Vấn đề không phải chỗ đó và không chỉ chỗ đó. Vấn đề là công an đã nhổ vào mặt hệ thống pháp luật như thế nào. Công an đã thách thức toàn bộ giá trị pháp chế “nhà nước XHCN” như thế nào. Và công an chà đạp như thế nào giá trị nhân bản của “nhà nước pháp quyền” trong đó “công lý, công bằng dựa trên sự công nhận và tiếp nhận hoàn toàn giá trị tối thượng của nhân cách con người, được bảo đảm bởi các thể chế làm khuôn khổ của trật tự tự do, dân chủ và quyền con người, an toàn cho các công dân” (Tạp chí Cộng sản 16-10-2014)…Đọc tiếp »
Chỉ với một cú điện thoại chỉ đạo của một kẻ bất nhân nào đó mà cả chục ngàn con cừu khoác cái vỏ phóng viên cùng hàng trăm tờ báo ở Việt Nam đều cúi gằm mạt im lặng làm như họ không hề biết, không hề nghe đến cái chết đáng thương của cháu thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư. Họ bịt tai, nhắm mắt để không nhìn, không nghe thấy một bà mẹ khóc hết nước mắt vì cái chết oan trái của con mình. Các bác sĩ, y tá trong bệnh viện, nơi cháu Dư nằm chờ chết cũng im lặng….
Một chế độ đáng sợ và đáng ghê tởm vì những bầy cừu định hướng. Chỉ vì miếng ăn mà chúng sẵn sàng bán cả lương tâm của mình.Đọc tiếp »
Thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư đã trả giá quá đắt cho một sai lầm nhỏ của mình, nhưng là một sai sót quá lớn, và không thể chối tội được của ngành Công An. Em đã trả giá bằng chính mạng sống của mình khi tuổi vẫn còn vị thành niên, khi cuộc đời còn dài lâu trước mắt. Oan nghiệt quá…
Em ra đi khi tuổi đời còn ngơ ngác, và để lại nỗi đau không gì bù đắp nổi cho người thân của em, và nỗi day dứt đau buồn cho cả những người xa lạ như chúng tôi. Còn quá sớm để kết luận hung thủ trực tiếp gây nên cái chết rúng động lòng người như cái chết của em, nhưng những người thực thi pháp luật, cả người trực tiếp dính líu đến và cả những người lãnh đạo ngành CA không thể không có tội, không thể chạy tội hay chối tội được.Đọc tiếp »
Đoàn pháp y Quân đội đã mang lại sự thất vọng cho gia đình em Dư và luật sư
Em Đỗ Đăng Dư qua đời ngày 10 tháng 10 tại bệnh viện Bạch Mai. Sáng nay, ngày 11-10, công an Hà Nội đã mời gia đình em cùng với luật sư Trần Thu Nam tới 55 trụ sở tại 55 phố Lý Thường Kiệt để thảo luận việc lựa chọn cơ quan pháp y. Tin tưởng vào cơ quan pháp y của Quân đội, nên gia đình và luật sư đã quyết định lựa chọn.
Khoảng 12 giờ trưa, cuộc khám nghiệm tử thi bắt đầu. Sau gần 4 tiếng, luật sư Trần Thu Nam bước ra với cái lắc đầu ngao ngán. Anh thông báo cho mọi người là anh đã không ký vào biên bản giám định pháp y. Lý do là trong biên bản pháp y chỉ ghi lại các dấu vết thương tích bên ngoài, không ghi lại các dấu vết thương tổn ở não và nội tạng, mặc dù não bị phù nề do chấn thương,….Đọc tiếp »
(NCTG) “Từ khi nào các bạn đánh đổi lương tâm lấy mấy đồng tiền lẻ bẩn thỉu mà quên đi mình cũng là một người dân bình thường, người mẹ kia và đứa con trai 17 tuổi kia cũng như người thân trong gia đình bạn. Đó là mẹ bạn đang điên rồ vì cái chết của đứa con dứt ruột đẻ ra! Đó là đứa em, đứa cháu bị đánh chết trong đau đớn”.
Từ một thanh niên khỏe mạnh, sau hai tháng tạm giam, Đỗ Đăng Dư chết thảm… – Ảnh: Internet
Chúng ta đều là con người. Mỗi chúng ta đều có quyền sống trong một xã hội an toàn có trật tự, được pháp luật bảo vệ.
Đôi lời: Công an Hà Nội quá giỏi! Đã tìm ra được người để chết thay cho công an huyện Chương Mỹ rồi! Vũ Văn Bình đã bị khởi tố, rồi em ấy cũng sẽ “nhận tội” đánh chết Đỗ Đăng Dư, với những lời khai “hết sức thuyết phục”. Biết đâu Bình sẽ “vô cùng ân hận” rồi… treo cổ tự tử tiếp!
TPO – Do thấy Dư rửa bát bẩn nên Bình gọi Dư ra khu vực bện xi măng nơi các bị can ngủ, dùng tay tát vào má Dư, dùng chân đá 3-4 lần vào đầu Dư… Sau đó, Bình đi ra phía cửa còn Dư đi vào khu vực vệ sinh và ngã xuống sàn nhà sau đó ít phút…
Sáng 11/10, Cơ quan CSĐT – Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với phạm nhân Vũ Văn Bình (SN 1998), phạm nhân đang bị tạm giữ tại trại tạm giam số 3 về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Các quyết định trên đã được viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn. Nạn nhân là Đỗ Đăng Dư (SN 1998, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) – bị can cùng cuồng giam với Bình.
Công an Thành phố Hà Nội khởi tố vụ đánh chết một nghi phạm 17 tuổi và nói sẽ điều tra cả trách nhiệm của công an trại giam.
Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội phê chuẩn quyết định ngày 11/10 của Công an Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Văn Bình vì “cố ý gây thương tích” với Đỗ Đăng Dư, truyền thông trong nước đưa tin.
Đỗ Đăng Dư tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai vào khoảng 6 giờ chiều ngày 10/10 sau khi bị Vũ Văn Bình, “tát và đá vào đầu” sau giờ ăn trưa cùng ngày, truyền thông trong nước đưa tin.Đọc tiếp »
GNsP – Như GNsP đã loan tin, vào chiều ngày 07.10, tại bệnh viện Bạch Mai, bà Đỗ Thị Mai, mẹ của Đỗ Đăng Dư, từng quả quyết: “Có nhiều kiến bò xung quanh người của Dư và trên giường, chất dịch màu vàng từ người Dư chảy ra. Cháu chết rồi, chỉ còn mỗi tim đập một ít thôi” do được trợ giúp bằng máy thở. Nhưng mãi đến tối ngày 10.10.2015, Công an mới chính thức tuyên bố với gia đình thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, sống tại Hà Nội, đã qua đời, sau khi nạn nhân bị tạm giam trái phép gần 2 tháng với tình nghi lấy trộm hai triệu đồng của hàng xóm.
Công an yêu cầu gia đình ký vào lệnh thả người
Trước khi bệnh viện và bên phía công an công bố về cái chết của nạn nhân Dư, phía bệnh viện nói với gia đình Dư rằng, “Dư bị tiêu chảy, chuyển sang hôn mê, biến chứng sang viên màng não”, ông Trương Dũng, một người hoạt động xã hội, kể lại với GNsP khi bà Đỗ Thị Mai cho ông biết.Đọc tiếp »