Hàng ngàn người dân biểu tình trước trụ sở UBND huyện Lộc Hà phản đối công an đánh dân. Ảnh: Facebook.
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12.04.2017, đưa ra nhận định cho rằng, “đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự” ở địa phương.
Trước đó xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, hôm 03.04, những người biểu tình từ hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim cũng như khu vực lân cận cầm băng rôn với khẩu hiệu “Phản đối Công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân” và “Lẽ nào vì Formosa mà giết dân thật sao?”.
Đúng hơn các vụ biểu tình đã bắt đầu từ tuần trước đó, khi người dân Thạch Bằng đến UBND xã và nhà Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đòi tiền bồi thường đã được hứa sau vụ Formosa nhưng chưa nhận được. Đọc tiếp »
MS Nguyễn Trung Tôn nằm viện vì bị đánh đập. Ảnh: Nguyễn Trung Tôn.
Vào chiều thứ Hai ngày 27 tháng 2/2017, Mục sư Nguyễn Trung Tôn cùng người thân bị nhóm người lạ mặt bắt cóc và đánh đập tại ngã tư Ba Đồn, Quảng Bình.
Mục sư Tôn nói: “Hôm nó đập bị đứt 2 đây chằng, phải phẩu thuật để nối lại. Xương không gẫy mà đứt dây chằng và bong gân, chúng muốn mình bị liệt đểkhông đi lại được”.
Sau khi bị đánh đập ông đã được người dân phát hiện và đưa vào viện từ đêm 27/2 chụp phim không phát hiện gãy chân, sau khi điều trị xong phần cơ khỏi vết sưng mà vẫn không thể đi được.
Vì vậy, Ms Tôn lại tiếp tục đến bệnh viện Hợp Lực chụp cộng hưởng từ mới phát hiện chân trái đứt 2 đây chằng, chân phải bị bong gần, cả 2 gối đều không thể đi lại được. Ông nhập viện hôm 10/3 phẩu thuật hôm 14/3. Hiện tại sức khỏe không được tốt. Đọc tiếp »
Đọc trên mạng hôm nay, thấy bà con chia sẻ nhiều về vụ con hải cẩu bị đánh chết ở Phan Rí (Bình Thuận).
Cùng lúc, cũng có nhiều chia sẻ về vụ một nam thanh niên được cho là đã bị hai công an đánh chết trong vụ truy bắt một ổ bài bạc ở Tuy Phước (Bình Định).
Có hai xu hướng bày tỏ thái độ quanh các thông tin này. Một xu hướng phẫn nộ, xem việc giết con hải cẩu là hành động dã man, mọi rợ. Một xu hướng cho rằng đó chỉ là một con vật, thậm chí có hại vì phá lưới, ăn cá của ngư dân. Sao không thương đồng loại mà đi thương loài vật? Có ý kiến còn chỉ trích rằng nếu dư nước mắt thì nên thương xót người thanh niên xấu số kia và chia sẻ với gia đình anh ấy, thay vì xót xa con hải cẩu!
Tôi thì nghĩ về cái ác và lý do làm cho người Việt chúng ta trở nên độc ác như ngày nay!
Người thanh niên này không thể chạy một cách liên tục tới 42.6km như ông Marathon năm xưa khi đưa thư báo tin chiến thắng quân Ba Tư mà lăn ra chết tức tưởi như thế được.
Tính mạng con người đâu phải như cái kim sợi chỉ hay loài vật để mà vội vàng kết luận chỉ trong một vài tiếng đồng hồ với lý do chạy quá sức dẫn đến tử vong?
Nếu chúng ta có lực lượng nhà báo điều tra độc lập, lực lượng thám tử hay thanh tra, lực lượng cảnh sát quốc gia không đảng phái thì đây chính là lúc phát huy giá trị của họ.
Hình nạn nhân Phạm Đăng Toàn và người thân (chụp từ video trên Facebook Tham Nguyen)
Cơ quan công an tỉnh Bình Định hôm 4/1 công bố kết quả sơ bộ về nguyên nhân gây ra cái chết của anh Phạm Đặng Toàn (29 tuổi) trong clip “Công an đánh chết dân” là do chạy quá sức dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho phổi, dẫn tới phù phổi và phù não.
Trước đó 1 ngày, dư luận trong nước xôn xao về một clip video quay cảnh nhiều người dân vây quanh hai công an và bắt họ quỳ trước thi thể một thanh niên, được cho là do 2 viên công an trên cùng 6 đồng nghiệp khác đánh chết.
Theo những người sử dụng mạng xã hội, đoạn video kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã được quay trực tiếp từ hiện trường là nhà xác của một bệnh viện ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Sau khi video clip lan truyền nhanh chóng trên mạng, ngay trong ngày 4/1, chủ nhân đăng clip là chị Thắm Nguyễn, đã gỡ đoạn clip xuống và đăng một video clip khác, trong đó chị Thắm giải trình rằng thông tin trong clip là không chính xác và gửi lời xin lỗi đến công luận. Kèm theo đó là một văn bản giải trình có chữ ký Thắm Nguyễn.
Anh Phạm Đăng Toàn chết vì “chạy quá sức”! Ảnh: Facebook
Tôi viết bài này với mong muốn nó có thể đến tay được nhiều người, nhất là những người dân bình thường chưa bao giờ quan tâm đến xã hội, bởi họ là những nạn nhân đáng thương nhất. Họ không ý thức được những tai ương sẽ đến bất ngờ và không định ra được một con đường cần phải đi trong hành trình đau thương.
Bài viết chia sẻ lại kinh nghiệm tôi đã từng trải qua, những bước đi cần thiết khi người thân bị đánh. Trong một xã hội thượng tôn và luật pháp bảo vệ người dân, những dòng này không có giá trị, nhưng trong một cơ chế mà ngành công an chiếm quyền lực tối cao và bao che lẫn nhau như hiện nay thì tôi nghĩ bài viết này sẽ là một cẩm nang hữu ích cho mọi người.
# Trước hết tôi sẽ đi vào 5 bước cơ bản cần thiết sau đó sẽ đi vào từng trường hợp cụ thể.
Bước 1: điều cần phải làm ngay khi người thân bạn bị đánh là quay, chụp lại hiện trạng của thân nhân. Ví dụ hình ảnh họ còng tay khi chưa có án, mọi thương tích trên người người bị hại.
Quay lại một clip kể lại sự việc đầu đuôi rõ ràng để dư lận có thể hiểu rõ hơn về sự việc và quan tâm. Nên để người nhà kể lại vì lúc này nạn nhân cần nghỉ ngơi. Khi quay chú ý ngồi bên nạn nhân. Đọc tiếp »
Ngay từ hôm qua, khi các ông chưa kịp tung chiêu đối phó, dân mạng người ta đã dự đoán và vạch rõ các chiêu thức công an các ông sẽ dùng để “chống trả” dư luận hòng chạy tội, ngõ hầu níu giữ chút thanh danh mà các ông cứ tưởng vẫn còn trong lòng dân.
Hãy xem DỰ ĐOÁN CÁCH THỨC NHÀ CẦM QUYỀN ĐỐI PHÓ VỤ CÔNG AN BÌNH ĐỊNH ĐÁNH CHẾT NGƯỜI nhé. Sau đây là một số “bài” sẽ được Công An và Ban Tuyên Giáo đưa ra để đối phó với việc công an cướp sòng bạc lại còn đánh chết người ở Tuy Phước, Bình Định (theo Facebooker Bùi Văn Thuận, có bổ sung thêm đôi chỗ):
1) Việc đầu tiên là bịt miệng báo chí (cả lề “phải” lẫn lề trái”). Lái báo chí viết theo hướng không có việc công an đánh chết dân mà là do anh kia có tiền sử bệnh tật, bất ngờ lên cơn xúc động lúc ấy rồi đột tử. Đồng thời, đe dọa khủng bố người tung video clip lên mạng, bắt họ nói ngược lại sự thật, ép người ta phải đứng trước máy quay “hối lỗi ăn năn” kiểu như làm với ông luật sư Lê Công Định năm xưa ấy.Đọc tiếp »
Người thân đau buồn trước cái chết của anh Toàn. (Ảnh cắt từ video trên Facebook Tham Nguyen)
Vào đêm 2/1, người dân ở một xã của tỉnh Bình Định đã vây đánh 2 nhân viên công an vì nghi họ đã đánh chết một người địa phương.
Thông tin trên mạng xã hội và một số báo Việt Nam cho hay vụ việc xảy ra trong khoảng 22h15 đến 22h30 ngày 2/1, khi công an bắt một nhóm đánh bạc tại một khu chợ thuộc xã Phước Quang, huyện Tuy Phước.
Tin cho hay khoảng 20-30 người đánh bạc đã “bỏ chạy tán loạn” khi thấy 6 nhân viên công an, nhưng không có thông tin chi tiết về diễn biến cụ thể nào đã làm anh Phạm Đặng Toàn, 29 tuổi, bị thiệt mạng trong vụ này.
Mạng xã hội và báo chí nói người dân đã đưa nạn nhân đến một bệnh viện và bắt giữ hai công an có tên Trần Đức Thuận và Nquyễn Ngọc Khánh vì nghi hai người này đã đánh chết anh Toàn. Có thông tin là nhiều người không kiềm chế tức giận đã đánh và bắt hai nhân viên công an quỳ gối.
Khoảng 10:30′ đêm qua – 02/01/2017 – tại thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đội tuần tra của công an huyện Tuy Phước khi đi tuần đến chợ Định Thiện thì phát hiện một vụ lắc bầu cua, liền truy đuổi như một vụ đánh bạc bị bắt quả tang.
Trong lúc truy đuổi, một thanh niên tên Phạm Đăng Hoàn, 29 tuổi, người không tham gia chơi lắc bầu cua mà chỉ tụ tập xem lại bị liên lụy, bị công an đánh chết ngay tại chỗ.
Người dân cấp tốc đưa nạn nhân đến bệnh viện An Nhơn cấp cứu nhưng không cứu được mạng anh.
Tức giận điên cuồng, người dân đã bắt giữ hai viên công an có tên Nguyễn Ngọc Khánh (số hiệu 368188) và Trần Đức Thuận (số hiệu 368766) – hai người lúc xảy ra vụ việc có nồng độ cồn, người bốc mùi rượu, và bị người dân cáo buộc là những người trực tiếp dùng gậy cảnh sát đánh chết anh Phạm Đăng Hoàn.
Đau lòng trước cái chết của thanh niên kia, nhiều người không kìm chế được đã ra tay đánh hai viên ông an này, thậm chí bắt công an quỳ gối bên thi thể người đã chết.Đọc tiếp »
Công an “chỉ biết còn đảng, còn mình”. Nguồn: internet
Kính gửi: – Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN, Thường vụ Đảng ủy Công an. – Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên đại tướng Công an – Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ, Thường vụ đảng ủy Công an. – Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an – Ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, nguyện viện trưởng Viện KSND Tối cao, nguyên Thiếu tướng Công an – Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, nguyên học viên Đại học An Ninh, Bộ Công an. – Ông Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. – Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Thành phố Hà Nội, nguyên thiếu tướng Công an.
Tóm lại, kính thưa tất cả bộ máy đảng, nhà nước, chính phủ… tất là Công an.
Tôi thấy cần khẩn thiết gửi đến các vị dự án này tăng cường cho ngành công an.
Ngành công an nước ta, là cánh tay phải của đảng, đã được xác định rất rõ ràng với tiêu chí “Còn đảng, còn mình”. Đó là quả đấm thép của đảng để giữ vững chắc chế độ vinh quanh, đạo đức, tốt đẹp và khoa học nhất thế giới và đã được công nhận.Đọc tiếp »
Post lại toàn bộ clip và hình ảnh từ FB Ngoc Panda Nguyen đã bị xóa.
Video và hình ảnh có vẻ được ghi lại vào buổi tối ngày 29/9/2016. Thiếu úy công an F6 Q3 tên Bùi Xuân Hải (biệt danh là Hải nhỏ) mặc áo của công an khác: Phạm Anh Dũng -292-712. Hải nhỏ đã túm tóc đánh, nắm kéo 1 phụ nữ bán hàng rong ở khu vực Hồ Con Rùa tới đầu chảy máu.Đọc tiếp »
Lực lượng công an đàn áp, đánh chảy máu hai giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ khi khoảng 2000 giáo dân xuống đường biểu tình với mục đích yêu cầu nhà cầm quyền đóng cửa Formosa, vào ngày 07.07.2016.
Bên phía nhà chức trách cũng có người bị thương.
Linh mục Phêrô Hoàng Anh Ngợi, Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ xác nhận với GNsP thông tin trên. Lm Ngợi kể lại:
“Tôi vừa mới về đến nhà. Tôi rất mệt. Hôm nay, người dân xuống đường biểu tình, rồi xảy ra tình trạng công an đánh người dân, người dân đánh công an. Hai bên đánh nhau, có hai người dân chảy máu, phía họ cũng có. Họ bắt một người nhưng đã thả rồi. Hiện nay, người dân đã giải tán được một phần ba. Sự việc xảy ra từ lúc 11 giờ, nắng buổi trưa rất gay gắt.”Đọc tiếp »
Thử tưởng tượng có một ngày ở Việt Nam, khi có một điều gì đấy sai trái của chính quyền mà trí thức, người dân bình thường đều quan tâm, tìm hiểu và cất lên tiếng nói phản đối của mình thì toàn môi trường xã hội sẽ khác bây giờ nhiều lắm.
Những việc về con người như quần áo đẹp, văn thơ, những trạng thái cảm xúc muôn mầu, ghen tuông, hờn giận, thất tình, bát tình, lừa tình, hận tình, say tình… tất tần tật đều đáng trân trọng, đều đáng bàn nhưng những điều sai trái của chính quyền là xứng đáng được quan tâm nhiều nhất. Bởi điều ấy không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, môi trường hiện tại của chúng ta mà còn ảnh hưởng tới tương lai con cháu chúng ta.
Hôm Chủ Nhật vừa rồi, tôi có tâm trạng khá thoải mái khi nghĩ rằng những cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hoà, yên ả, cũng chỉ là bắt vào đồn cho phải lệ, hỏi mấy câu, chỉ là mất thời gian của mọi người nhưng về đọc thì biết bao câu chuyện người biểu tình bị đánh đập dã man, phi nhân tính và hèn hạ ở cả Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Điều ấy tác động mạnh tới tâm trạng của tôi. Các bạn an ninh hãy tự hỏi thẳng thắn tâm của mình. Các bạn có vui vẻ khi làm việc ấy không? Các bạn có chắc những người bị các bạn đánh, xứng đáng bị đối xử thế không? Họ là đồng bào của các bạn, hơn nữa, lại là những người dũng cảm, sống có trách nhiệm nhất với xã hội.Đọc tiếp »
Hôm qua, mạng xã hội và báo chí đưa tin viên CSKV này đã phải xin lỗi nạn nhân công khai dù trước đó, ông Đào Ngọc Trung, trưởng Công an phường Trung Liệt nói với báo chí rằng “không có việc nhổ nước bọt mà chỉ dí sát mặt nhìn vào cửa nhà”, thậm chí ông còn nhanh nhảu cho rằng: Có thể đoạn video clip đó được cắt ghép nhằm bôi nhọ ngành công an của ông! Đọc tiếp »
Phạm Thiện Minh Phong, người thanh niên bán hàng rong đã bị viên công an Lương Việt Hà túm áo lôi đi. Ảnh chụp từ clip.
Xin chào quý bà con độc giả xa gần!
Tôi nghĩ thế giới biết đến Việt Nam không chỉ vì chúng ta có lịch sử chống bọn ăn cướp “phương Bắc” hết sức hào hùng mà còn vì người Việt mình có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm là rách nhiều. Đó là những truyền thống hết sức tốt đẹp mà bất kì cá nhân, cộng đồng, quốc gia nào cũng muốn vươn tới (trừ những kẻ đang cố tình đi ngược lại với xu thế phát triển của nhân loại để bảo vệ quyền lợi cá nhân, phe nhóm). Từ thuở khai thiên lập địa, ông cha ta tuy ít học, thậm chí không bằng cấp, cũng chẳng học hàm học vị gì nhưng lại luôn biết cách hun đúc và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
“Nhân chi sơ tính bổn thiện” – câu nói được ông cha đúc kết bao đời nay gần như ai cũng thuộc, cũng hiểu! Vậy thì dù là công an, bộ đội, nhà giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên, bác nông dân, chị công nhân, người bán hàng rong, kẻ giang hồ,…đều có tính “thiện”!Đọc tiếp »
Năm 2015 nổi lên hàng loạt vụ hành hung, trấn áp thô bạo các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động dân chủ. Tăng cả về số vụ lẫn độ tàn độc, dã man, và tăng cả về quân số hùng hậu của lực lượng “lưu manh đỏ” này.
Nếu trên mạng là cuộc tấn công bôi nhọ sặc màu tục tĩu, vô học của đội quân “dư luận viên”, thì ngoài xã hội là những cuộc tấn công đậm chất côn đồ, lưu manh kiểu xã hội đen nhằm vào các blogger, nhà báo độc lập, luật sư và các nhà hoạt động dân chủ.
Từ vụ đánh đập dã man Nguyễn Chí Tuyến đến cuộc trấn áp anh em Trịnh Bá Tư- Trịnh Bá Phương và bà con Dương Nội khi vào trại giam số 6 đón anh Trịnh Bá Khiêm mãn hạn tù; đến cuộc hành hung các cựu tù Chu Mạnh Sơn, Trương Minh Tam… trên đường đi đón bạn tù Trần Minh Nhật; đến các vụ hành hung tàn bạo chị Trần Thị Nga; đến các cuộc ném mắm tôm và hành hung sưng đầu bầm ngực anh Nguyễn Văn Thạnh; đến các cuộc quấy phá khủng bố Nguyễn Lân Thắng của nhóm “áo đỏ phản ứng nhanh” Hà Nội; đến cú tạt a xít lên đầu anh Trương Dũng; đến cuộc hành hung luật sư Nguyễn Văn Đài và cuộc tấn công mang tên “bụi Chương Mỹ” nhắm vào các luật sư Trần Thu Nam, Lê Luân; đến cuộc trấn áp đẫm máu cựu binh Trần Bang trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn để phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình…Đọc tiếp »
Đây là khái niệm có lẽ đã rất cũ kĩ trong chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Chí ít là nó cũng cũ kĩ từ những năm 1988, khi bãi đá Gạc Ma, Trường Sa nhuộm máu của 64 chiến sĩ bộ đội và trên bàn tròn hội nghị nơi đất liền những lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn nói cười, bắt tay với lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc. Và mãi cho đến bây giờ, trải qua không biết bao nhiêu biến cố, người dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng đã cô đơn chống chọi, cô đơn chịu đựng, cô đơn thương tích và cô đơn chết, thậm chí cô đơn mang xác đồng loại vào đất liền… Trong lúc lãnh đạo cấp cao của Cộng sản Việt Nam vẫn bắt tay, vẫn khúm núm cụng ly với Tập Cận Bình và cả một quốc hội trở thành đám cừu trong lời thuyết giảng của đạo sĩ họ Tập.
Ai đã xử tệ với dân và khúm núm với giặc?
Có lẽ đã quá cũ, nhưng thử một lần nữa đặt lại câu hỏi: Vì sao nói công an, nhà cầm quyền Cộng sản hèn với giặc mà ác với dân? Dựa vào những bằng chứng nào để đưa ra nhận xét này?Đọc tiếp »
Facebooker Nguyễn Chí Tuyến. Nguồn: FB Tuyen Chi Nguyen
Lúc này đây, khi quyền lực còn nằm trọn trong tay các ông, tôi những tưởng các ông phải mạnh lắm chứ. Tòa án, công an, quân đội, truyền thông, nhà tù, máy bay, xe tăng, đại bác, súng ống … tất tần tật đang nằm trong tay các ông. Các ông lẽ ra phải là thiên hạ vô địch chứ.
Ấy vậy mà tôi lại thấy chính các ông mới là những kẻ yếu ớt và đớn hèn. Chưa bao giờ tôi thấy các ông dám bước ra đường như một người dân bình thường. Chưa bao giờ tôi thấy các ông dám bình thản đứng trước một đám đông quần chúng chỉ độ vài chục người. Và tôi dám cá với các ông rằng khi đứng trước đám đông nhân dân miệng các ông chỉ biết ngậm hột thị mà thôi. Tôi thách các ông nói được một câu tròn vành rõ chữ đấy.
Còn đối với chúng tôi, những người đã từng bao phen xông pha giữa trùng điệp vòng vây lính của các ông cùng vô vàn các lực lượng ban ngành thì cái cảm giác đó càng tăng hưng phấn khi thực hiện khiêu vũ giữa bầy sói mà thôi. Chuyện đứng trước đám đông giận dữ đầy nộ khí với chúng tôi chỉ là chuyện bình thường. Chúng tôi vẫn làm được việc mình cần làm, nói được những điều mình cần nói và quan trọng là vẫn trở về bình an.Đọc tiếp »