Trong vài tuần qua, nhiều tin tức dồn dập về các trò bạo hành của công an thường phục đánh đổ máu những người hoạt động xã hội như chị Đỗ Thanh Vân, anh Dũng Phi Hổ, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, v.v… Bên cạnh hình ảnh công an cùng các lực lượng lạ – mặc đồng phục, đeo quân hàm, đi giày bốt đế thép – đánh đập những bà con phản đối Formosa. Khá rõ công an nay đã được phép, hay được lệnh, nâng cấp bạo hành lên một tầng cao mới, và cùng lúc đạp luật pháp xuống một tầng thấp mới.
Có lẽ ít ai ngạc nhiên về biến thái này, vì lời dạy “bạo lực cách mạng” của Lênin, hay lời dạy “sức mạnh từ nòng súng” của Mao Trạch Đông đã là một phần kinh điển nền tảng của Chủ nghĩa Xã Hội Hiện thực từ ngày ra đời. Nhưng câu hỏi vẫn cần đặt ra: AI sẽ là nạn nhân của bạo lực hóa xã hội? Đọc tiếp »
Bức ảnh thứ nhất, người phụ nữ bị còng tay vào cửa sổ và bị ấn đầu xuống. (Hình: Facebook)
Có thể hợp lực ngăn chặn tra tấn tại Việt Nam hay không?
VIỆT NAM (NV) – Hai tấm ảnh ghi nhận chuyện “công an nhân dân” Việt Nam tra tấn nghi can được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và làm nhiều người căm phẫn.
Tấm thứ nhất được một người ẩn danh đưa lên Facebook vào ngày 9 Tháng Ba. Ảnh cho thấy một phụ nữ bị còng một tay vào cửa sổ và một “công an nhân dân” vừa lấy tay ấn đầu cô xuống, vừa dùng chân đạp vào gáy cô.
Trong khi người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa hết bàng hoàng thì sáng ngày 10 Tháng Ba, người ẩn danh đưa lên Facebook tấm ảnh thứ hai cho thấy “công an nhân dân” trong tấm ảnh trước vừa dùng tay bóp gáy người phụ nữ, vừa dùng đầu gối đè cô xuống sâu và mạnh hơn, bất kể tay cô vẫn bị còng dính vào cửa sổ và bả vai bị xoay theo hướng ngược lại.
Chưa biết người ẩn danh có đưa thêm những tấm ảnh khác hay không nhưng đây là lần đầu tiên hình ảnh về chuyện tra tấn nghi can của “công an nhân dân” được công bố.Đọc tiếp »
An ninh, công an cộng sản sử dụng những miếng đòn hiểm ác để đàn áp người bất đồng chính kiến là một chiêu thức thường dùng từ xưa đến nay, tôi là một nạn nhân bị an ninh, công an cộng sản đánh đập nhiều lần và chịu nhiều tổn thương về thân xác nên cảm thấy rõ điều này một cách chân thực nhất.
Sáng nay 2.12.2016, công an cộng sản Nghệ An có những đòn đánh vô cùng hiểm ác đối với ông Nguyễn Thành Huân là một bằng chứng hùng hồn để minh chứng dã tâm của bọn chúng.
Đánh vào phần đầu, mặt gây ra tổn thương về sọ não, ảnh hưởng đến cấu tạo khuôn mặt, thốc ngược vào mạng sườn là đòn hiểm ác và có tính chất gây tổn thương lâu dài, đó gọi là đòn hiểm hay đòn đánh hẹn thời gian, nó có thể bị tổn thương đến cơ quan nội tạng, thậm chí một thời gian khá gian nó có thể phá hủy nội tạng con người.
Một cuộc rượt đuổi giữa cảnh sát 113 với hai người tham gia giao thông đi trên một chiếc xe gắn máy, hướng từ công viên 30 tháng 4 – Hố Nai về ngã tư Tân Phong, một công an viên dùng chân đạp vào chiếc xe gắn máy, khiến một người bị thương nặng sau đó đã tử vong, người còn lại đang được cấp cứu.
Vụ việc nghiêm trọng xảy ra kéo theo ùn tắc giao thông hàng giờ ngay đoạn đường Nguyễn Ái Quốc, gần khu vực nhà thờ Kẻ Sặt – Hố Nai, vào tối ngày 16.11.2016.
Nạn nhân bị thương nặng và sau đó tử vong được xác nhận tên là Vũ Đức Tiến, 18 tuổi, ngụ phường Tân Hòa, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai, cách nơi xảy ra vụ việc gần 2km đi về hướng Trị An.Đọc tiếp »
Phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị một số cảnh sát mặc thường phục tấn công. Ảnh chụp màn hình YouTube.
Trong thời gian chỉ hơn một tuần, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hai sự việc có liên quan đến lực lượng công an, gây bức xúc dư luận. Sự việc gây thêm nhiều tranh cãi sau khi sự việc kết thúc mà cơ quan có thẩm quyền không đưa ra lời giải thích rõ ràng thoả đáng, thậm chí có những yêu cầu được cho là không hợp lý.
Vì sao lực lượng công an, một lực lượng đóng vai trò giữ tính nghiêm minh pháp lý trong xã hội lại có những hành động mà mọi người đều cho là trái pháp luật?
Dung dưỡng, bao che
Vụ việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị hành hung khi đến tác nghiệp tại cầu Nhật Tân hôm 23 tháng 9 chưa kịp lắng xuống thì tối ngày 29 tháng 9, ở khu vực Hồ Con Rùa, TP Hồ Chí Minh, dư luận lại dậy sóng trước hành vi một cán bộ công an Phường Quận 3 nắm tóc, kéo lê một người phụ nữ.Đọc tiếp »
Công an, “bạn dân” hay nỗi sợ hãi của dân? Ảnh: internet
Tìm trên mạng khái niệm “công an trị”, bạn sẽ thấy một định nghĩa có liên quan: “Nhà nước cảnh sát là từ được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng cảnh sát để thực hiện các biện pháp độc đoán, kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân…”.
Nói chung, định nghĩa này khá dài dòng. Mình thì chỉ muốn nói đơn giản như sau: Xã hội công an trị là xã hội mà trong đó công an đánh người, công an bắt người, công an điều tra, công an giám định, công an lên báo định hướng dư luận, công an chỉ đạo báo chí. Tới lúc người ta ra tòa, cũng là tòa án của công an xử, sau đấy người ta đi tù thì nhà tù cũng là do công an làm quản giáo, cai ngục nốt. Vòng tròn khép kín, trong đó mọi khâu, mọi công đoạn đều do công an nắm giữ, giật dây, chỉ đạo thực hiện.
Người đàn ông mang sắc phục công an túm đầu tóc, ghì chặt một người phụ nữ rồi kéo lê trên đường khiến nhiều người chứng kiến phẫn nộ.
Tối 29/9, một đoạn video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một người đàn ông mang sắc phục công an đang túm tóc một người phụ nữ được đăng tải trên mạng xã hội thu hút nhiều lượt xem và chia sẻ.
Trong đoạn video, người đàn ông mang sắc phục công an đang túm đầu tóc, ghì chặt một người phụ nữ không cho người này di chuyển.Đọc tiếp »
Hình ảnh các nhà báo bị hành hung. Nguồn: FB HBK/ internet
Những hình ảnh dưới đây ghi lại một số nhà báo bị đánh dã man. Tôi đã nói nhiều rồi, không muốn nói nữa nhưng chẳng thể nào im lặng khi các đồng nghiệp của mình bị hăm doạ, bị hành hung, bị đánh dã man.
Để tình trạng càng ngày càng có nhiều nhà báo bị công an đánh, phải cay đắng mà nói rằng, trong này có lỗi của lãnh đạo các cơ quan báo chí và một số nhà báo. Tôi nói thế bởi vì vào ngày 24/4/2012, hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đuổi đánh dã man khi tác nghiệp vụ cưỡng chế ở Văn Giang.
Hình ảnh hai nhà báo bị một lũ người mặc sắc phục công an, mặc thường phục truy đuổi và đánh như đánh kẻ thù được phát nhiều trên truyền hình. Rất nhiều người phẫn nộ vì chuyện này và chờ vụ việc được xử lý nghiêm khắc, ít ra thì cũng đưa những người đánh nhà báo thành thương ra truy tố. Nhưng hỡi ôi, cũng chỉ dừng lại những lời xin lỗi là xong. Giá ngày đó lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam và hai nhà báo bị đánh kiện và đưa những công an có hành động như bọn côn đồ ra toà thì sự lộng hành của công an có thể giảm đi ít nhiều.Đọc tiếp »
Có bao giờ bạn nghe tiếng gào, tiếng chửi rủa tục tằn trong đêm của một người xa lạ mà tự dưng thấy mình ứa nước mắt không? Xin đến với đồng bào tôi, bạn sẽ được trải nghiệm.
Người gào, gào thét một mình, gào bằng tất cả sức lực, nghe nhức nhối như từ đáy tim. Nghe trong tiếng chửi có cả nước mắt và nỗi tuyệt vọng: “ĐM chúng mày, chúng mày muốn đánh, muốn giết, muốn bỏ tù tao không? ĐM chúng mày… chúng mày vô liền đi…” Và tiếng gào thét đó không chỉ ở một người, không chỉ ở một con xóm nhỏ mà ở khắp mọi nơi… đến độ chúng ta đau được nỗi đau của họ và dường như muốn đồng tình luôn cả với những câu chữ tục tằn này.
Nếu chửi là vũ khí duy nhất của những con người cô thế, cùng quẫn, tuyệt vọng, mất hết lòng tin vào chính quyền, vào công lý xã hội thì người nghe chửi ra sao?Đọc tiếp »
Bạn đọc Danlambao – Hàng trăm tiểu thương chợ Cái Sao (phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã phải thắp nhang vái lạy, van xin nhà cầm quyền đừng triệt hạ đường sống của gia đình.
Vụ việc xảy ra sáng ngày 4/6/2016 sau khi lực lượng CA kéo đến nhằm yêu cầu người dân phải di dời sang một ngôi chợ do tư nhân xây dựng.
Trong video ghi lại tại hiện trường, có thể thấy rõ những khuôn mặt vô cảm của lực lượng công quyền, chung quanh là tiếng van xin và than khóc của những người tiểu thương lam lũ.Đọc tiếp »
“Một chính phủ chỉ tập trung vào việc tranh dành quyền lực bỏ mặc người dân bị thuộc hạ của mình đàn áp, hành hung vì đồng tiền bẩn thỉu, giống như con dao mà họ mượn tay kẻ khác thanh toán khó khăn cho guồng máy nay đang lộ ra chiếc mũi nhọn liễu đang chĩa vào chiếc sườn của chế độ. Họ chơi dao và họ đang đứt tay“.
Nguyên tắc của một thể chế chính trị bất cứ nơi đâu muốn được lòng dân thì trước nhất phải bảo vệ sự an toàn của họ. Mọi căn cớ đe dọa sự sống của dân phải được xem xét và có giải pháp chống lại một cách toàn diện. Công cụ để làm việc này là lực lượng bảo vệ an ninh, quân đội cùng các đơn vị đặc biệt khác. Và phương tiện duy nhất không thể thiếu nhằm kiểm soát các hoạt động ấy là pháp luật, mà đại diện hợp pháp là tòa án.
Hầu hết các quốc gia dân chủ đều vận hành theo phương thức này, kể cả những quốc gia mà nền dân chủ còn phôi thai hay non yếu nhất.
Đi ngược lại với cách thức vận hành này là các nhà nước độc tài, xem nhẹ sự an nguy của người dân vì lo củng cố chiếc ghế của lãnh đạo. Mọi hình thức được họ gọi là bảo vệ dân thường có dạng ngược lại và không hiếm khi di hại tới đời sống của một nhóm người, một cộng đồng đặc biệt, hay ngay cả một cá nhân bị gán cho cái tội phá hoại an ninh công cộng nếu họ làm một việc gì gây bất an cho chế độ.Đọc tiếp »
Trưa ngày chủ nhật, 22/11/2015, Nhà báo Trương Minh Đức và cô Đỗ Thị Minh Hạnh thuộc tổ chức Lao Động Việt đã bị công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ khi đến với công nhân công ty Yupong tại tỉnh Đồng Nai để hiểu về việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Khoảng hai chục anh em ở Sài Gòn và vùng lân cận đã có mặt tại nơi giam giữ đấu tranh đòi thả người. Trước sự phản đối quyết liệt của mọi người, công an Đồng Nai đã buộc phải trả tự do cho ông Trương Minh Đức và cô Đỗ Thị Minh Hạnh vào lúc 1 h 45 phút ngày 23/11/2015, sau 13 giờ bị bắt giữ trái phép. Hai người, đặc biệt là cô Đỗ Thị Minh Hạnh, bị đánh đập tàn nhẫn, tới mức khi chúng thả ra khỏi đồn, Hạnh không đi nổi, mặt cô thâm tím, sưng húp, bốn người phải dìu.
Con người trở nên dữ tợn bởi con người đã quá sợ hãi. Con người trở nên bạo lực và man rợ bởi chưa bao giờ con người trở nên mặc cảm như hiện tại. Chính nỗi mặc cảm và sợ hãi đã làm cho con người không còn nghĩ được gì khác ngoài bạo lực.
Và đáng sợ nhất là chúng ta đang sống trong một đất nước mà nỗi mặc cảm và sự sợ hãi đã chi phối từng tế bào, chi phối từ người dân thấp cổ bé miệng cho đến hệ thống chóp bu chính trị. Và đằng sau sự mặc cảm, nỗi sợ hãi này sẽ là gì?
Để giải quyết câu hỏi trên, thiết nghĩ cũng nên đặt lại câu hỏi: Vì sao người Việt, nhất là giới trẻ trở nên dữ tợn? Vì sao người Việt sống mặc cảm nặng nề? Và vì sao nói rằng hệ thống công quyền Việt Nam là một hệ thống mặc cảm?Đọc tiếp »