BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Châu Á’

7383. TÌNH TRẠNG HỖN LOẠN VÔ CHÍNH PHỦ SẮP DIỄN RA TRÊN LỤC ĐỊA Á- ÂU

Posted by adminbasam trên 06/03/2016

Trong khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dự tính sự đáp trả thái độ thù địch ngày càng gia tăng của Bắc kinh và Moscow thì nhiệm vụ đầu tiên của họ là tránh khiêu khích một cách không cần thiết các siêu cường cực kỳ nhạy cảm và đang suy tàn bên trong. Có nghĩa là họ không được đứng làm ngơ khi Trung Quốc và Nga vẽ lại đường biên giới quốc tế và các hải phận. Câu trả lời sẽ là gì ? Washington cần đặt ra lằn ranh đỏ một cách rõ ràng, liên lạc kín đáo và sẵn sàng hỗ trợ bằng sức manh quân sự nếu cần thiết.

___

Viet-studies

Tác giả: Robert D. Kaplan

Dịch giả: Phạm Gia Minh

Tháng 3/4-2016

Những rủi ro đến từ sự yếu đi của Trung Quốc và Nga

Tác giả: Robert D. Kaplan, Trung tâm nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ. Tác giả nhiều cuốn sách và bài báo nổi tiếng.

Khi mà Trung Quốc quả quyết tự khẳng định chủ quyền trên các vùng biển lân cận và nước Nga tiến hành cuộc chiến ở Syria, Ucraina thì người ta dễ nghĩ rằng hai siêu cường với lãnh thổ rộng lớn bao phủ lục địa Á-Âu đang đưa ra những tín hiệu về sức mạnh mới được củng cố của mình. Thế nhưng điều ngược lại mới đúng: Trung Quốc và Nga càng ngày càng cố trương cơ bắp không phải vì họ mạnh mà chính vì đang yếu. Khác với nước Đức Nazi phát xít, sức mạnh trong nước của nó vào những năm 1930 đã tiếp nhiên liệu cho hành động xâm lược quân sự ở nước ngoài. Còn những thế lực xét lại của ngày hôm nay thì đang trải qua hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga tình trạng bất ổn trong nước đang nuôi dưỡng tâm lý hiếu chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi bức tường Béc linh sụp đổ Hoa Kỳ lại thấy mình đang cạnh tranh với các siêu cường. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

2180. VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 30/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 24/12/2013

TTXVN (Hong Kong 23/12)

Tờ “Đại Công báo” (Hong Kong) dẫn nguồn tạp chí “South Reviews” có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) cho biết ngày 24/10/2013, Trung Quốc tổ chức Hội nghị công tác ngoại giao láng giềng với sự có mặt của toàn bộ 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Chính sách ngoại giao với quy mô cấp cao chưa từng có và hàm ý “Nước lớn là nhân tố quyết định, láng giềng là quan trọng hàng đầu” đã có sự điều chỉnh khéo léo. Bên cạnh đó, với việc thành lập ủy ban An ninh Quốc gia, dư luận cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được tính chất gay go, phức tạp của công tác đảm bảo an ninh xung quanh, trong tương lai nhiều khả năng sẽ tập trung giải quyết vấn đề hiện thực nhất của an ninh quốc gia nước này, đó là quan hệ với các nước láng giềng.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quân sự, Trung Quốc | Thẻ: , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2180. VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC

2174. CÁN CÂN SỨC MẠNH ĐANG THAY ĐỔI Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Posted by adminbasam trên 24/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 19/12/2013

TTXVN (Tokyo 18/12)

Theo tạp chí Sentaku (Nhật Bản) số ra mới đây, những thay đổi mạnh mẽ có thể sẽ xảy ra trên bản đồ địa chính trị của khu vực Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 9/2013 đã khẳng định trong một tuyên bố liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria rằng Mỹ sẽ không trở thành “sen đầm” của thế giới. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang có hai “sen đầm” – đó Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có quan hệ đan xen ở nhiều cấp độ và loại hình quan hệ khác nhau với cả Mỹ và Trung Quốc. Những nước này có mối quan hệ mật thiết với Mỹ về các vấn đề liên quan đến an ninh và với Trung Quốc trên phương diện kinh tế.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2174. CÁN CÂN SỨC MẠNH ĐANG THAY ĐỔI Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

2173. TRUNG QUỐC HƯỞNG LỢI TỪ BÀN TAY KIỀM CHẾ CỦA MỸ

Posted by adminbasam trên 24/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 19/12/2013

TTXVN (Hong Kong 18/12)

Từ lâu Trung Quốc luôn coi Mỹ là trở ngại chính cho tham vọng bá chủ khu vực của họ. Mới đây nhất, trong vụ Trung Quốc đơn phương tuyên b thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của họ ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đã nhanh chóng bị Mỹ thách thức. Phần lớn các chuyên gia cho rng Mỹ đang thực hiện chính sách bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Trung Quc được hưởng lợi nhiều từ sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Thi báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết của nhà báo người Italy Francesco Sisci về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài viết:

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2173. TRUNG QUỐC HƯỞNG LỢI TỪ BÀN TAY KIỀM CHẾ CỦA MỸ

2170. MỸ ĐANG NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO TRUNG QUỐC?

Posted by adminbasam trên 23/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 19/12/2013

(Tạp chí Time21/10/2013)

Trong cuộc tranh giành tương lai của châu Á, chuyến công du bị hủy của Tổng thống Obama đã mở ra cánh cửa cho ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh

Ông ấy đáng lẽ đã ở hòn đáo thiên đường Bali, gặp gỡ với những nguyên thủ quốc gia châu Á và cho Trung Quốc thấy rằng nước Mỹ nghiêm túc về việc trở thành một cường quốc Thái Bình Dương. Thay vào đó, ngày 8/10, Barack Obama ở trong phòng họp chật hẹp của Nhà Trắng, bối rối và hối tiếc.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Kinh tế thế giới, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2170. MỸ ĐANG NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO TRUNG QUỐC?

2132. CUỘC “TẤN CÔNG NGOẠI GIAO” CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

Posted by adminbasam trên 29/11/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 25/11/2013

TTXVN (Algiers 21/11)

Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, ba tháng vừa qua được đánh dấu bằng nhiều hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Dấu ấn của Trung Quốc lại đậm nét hơn khi Chính quyền Obama, vì bế tắc trong vấn đề ngân sách liên bang, nên buộc phải hủy việc tham gia các hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali ngày 1/10 và ASEAN ngày 10/10 tại Brunei.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2132. CUỘC “TẤN CÔNG NGOẠI GIAO” CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

1526. CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

Posted by adminbasam trên 03/01/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ bảy ngày 29/12/2012

CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12)

Theo đánh giá mới đây của mạng tin “Chân trời chiến lược”, một “siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta đang chứng kiến siêu liên hiệp này qua mô hình tăng cường gia nhập các tổ chức liên chính phủ châu Á, cùng sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc, nhất là dựa vào Ấn Độ. Cam kết của Mỹ đối với Đông Á và Nam Á cũng góp phần củng cố siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Tài liệu TTXVN | Thẻ: , | 3 Comments »

1475. LIỆU CHÂU Á CÓ THỰC SỰ ĐI ĐẾN CHIẾN TRANH VÌ NHỮNG HÒN ĐẢO?

Posted by adminbasam trên 15/12/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ sáu, ngày 14/12/2012

LIỆU CHÂU Á CÓ THC S ĐI ĐẾN CHIẾN TRANH VÌ NHỮNG HÒN ĐẢO?

(The Economist)

Tranh chấp xung quanh các quần đảo là một mối đe dọa nghiêm trọng đi với hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực.

Những nước châu Á đúng là không nhìn thấy cả thế giới trong một hạt cát, nhưng họ đã nhận ra được những mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia tại các bãi đá nổi và đá ngầm nhỏ bé rải rác xung quanh bờ biển của họ. Mùa Hè này đã chứng kiến một chuỗi những tranh chấp trên biển liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Philíppin. Tháng 9/2012, đã xảy ra nhiều hơn những vụ nổi loạn chống Nhật tại các thành phố ở Trung Quốc do tranh chấp xung quanh một nhóm đảo không người ở mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Toyota và Honda đã đóng cửa các nhà máy của mình. Giữa giọng điệu nóng nảy từ hai phía, một tờ báo Trung Quốc đã đề xuất đầy hữu ích rằng nên bỏ qua con đường ngoại giao vô nghĩa và tiến thẳng đến trọng tâm bằng cách mang đến cho Nhật Bản một quả bom nguyên tử.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Tài liệu TTXVN | Thẻ: , | 36 Comments »

1474. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Posted by adminbasam trên 15/12/2012

THÔNG TẪN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ sáu, ngày 14/12/2012

ĐÁNH GIÁ V TÌNH HÌNH KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

TTXVN (Angiê 12/12)

Nhiều nhà phân tích chiến lược đánh giá khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một lục địa đang phát triển bùng n, ghi nhận những chuyn biến, mâu thuẫn, rủi ro và cơ hội. Để làm rõ hơn nhận xét này, mạng tin “Chân trời chiến lược” (+) mới đây có cuộc phỏng vn giáo sư Kishore Mahbubani (-), Chủ nhiệm Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Xinhgapo, nội dung như sau:

(+): Liệu chúng ta đang chứng kiến một sự tương đồng hay mâu thuẫn lợi ích và giá trị giữa phương Tây và châu Á?

Đọc tiếp »

Posted in Tài liệu TTXVN | Thẻ: , | 8 Comments »

Mua bán vũ khí ở Châu Á-Cuộc chạy đua vũ trang

Posted by adminbasam trên 12/06/2009

The Star

Mua bán vũ khí – Mặc cho tình trạng kinh tế suy thoái, các nước Mỹ, Nga,

Pháp đang nhắm mục tiêu vào việc bán nhiều vũ khí cho Châu Á

John Rwitch

Thứ Tư, ngày 10-6-2009

 

HÀ NỘI (Reuters) – Nền kinh tế của các nước đang chậm lại và các ngân sách chi tiêu đang bị chỉ trích, thế nhưng tại châu Á và Thái Bình Dương một cú tiêu xài gần như an toàn và không sợ ai chỉ trích là ngân sách dùng cho việc chi tiêu quốc phòng.

Trung Quốc đã và đang dẫn đầu việc chi tiêu (quốc phòng) trong lúc các quốc gia trên khắp khu vực rộng lớn này đã đổ tiền vào các lực lượng quân sự của họ để nâng cấp trang thiết bị, tăng cường khả năng và nới rộng tầm hoạt động trong vùng.

Châu Á xếp hàng thứ hai sau Trung Đông trong nhóm các nước đang phát triển về các vụ nhập khẩu vũ khí.

Cho tới lúc này, các chuyên gia cho biết  cuộc suy thoái kinh tế chỉ tạo ra những dấu ấn lõm sâu chút ít trong các kế hoạch mua sắm của một số quốc gia châu Á, song khu vực này thì chắc chắn vẫn là một trong những thị trường quyến rũ nhất đối với nền công nghiệp quốc phòng toàn cầu đang tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu.

Đó là lý do vì sao tại hội chợ hàng không Paris Air Show vào tuần tới các nước Á Châu chắc chắn đang được ve vãn.

“Thành thật mà nói, có nhiều người coi thị trường châu Á như một trong những nơi giàu có nhất”[nguyên văn: El Dorados-xứ sở ở Nam Mỹ, nơi đây các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đã nhìn thấy đường phố được lát bằng vàng], theo nhận xét của chuyên gia về quân sự Richard Bitzinger, một thành viên kỳ cựu của Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratman ở Singapore.

Chi tiêu quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không kể Nam Á, đã tăng lên hơn 5% trong năm 2008 so với năm trước, đạt 248 tỉ đô la, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế ở Stockholm (SIPRI).

Theo Ban Nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ, châu Á đã là nhân tố chủ yếu cho hơn 40% của những cuộc mua bán vũ khí trên thế giới giữa các năm 2000 và 2007.

Sự túng quẫn kinh tế đã và đang dẫn một số quốc gia châu Á ngắt nhéo bớt các kế hoạch chi tiêu cho quốc phòng của họ. Quân đội Philippines đã đề nghị chính phủ cho phép họ chuyển đổi những khoản tiền được ấn định dành cho việc mua sắm trang thiết bị súng tiểu liên, trực thăng và điện đài để có tiền mua xăng dầu và đạn dược dành cho cuộc tấn công được duy trì liên tục của họ  chống lại phiến quân Hồi giáo ở miền nam.

Thái Lan được tin là đã quyết định trì hoãn  lại việc mua sắm sáu chiếc phản lực cơ Saab Jas-Grinpen của Thụy Điển, vốn đã từng được dự kiến sẽ chuyển giao vào năm 2011, do sự khó khăn tiền bạc  trong nền kinh tế.

Thế nhưng nhìn tổng thể thì ảnh hưởng (kinh tế suy yếu) nầy là có tính chất hạn chế, theo Sam Perlo-Freeman, một nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc SIPRI.

“Từ đó (cuối năm 2007) cho đến nay, tôi không nghĩ là chúng tôi đã nhìn thấy bất cứ sự suy giảm lớn nào trong miền này, giữa những nước xài lớn nhất cho việc chi phí quân sự. Chuyện gì đang xảy ở phía trước sẽ phụ thuộc vào mức độ lâu dài và độ sâu  của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ ra sao,” ông nhận xét.

NGÀY CÀNG NĂNG ĐỘNG

Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã làm vững chắc thêm sự nổi lên của châu Á như là một thị trường chính của việc mua bán vũ khí.

“Nếu quí vị  coi mức tiêu dùng [quốc phòng] tính bằng tỉ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội GDP, thì việc tiêu dùng nầy thực sự đang giảm bớt, chứ không tăng. Nó như thế nầy: khi các nước trở nên giàu có hơn, họ có các lực lượng quốc phòng tinh vi về công nghệ hơn,” Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Wayne Mapp đã nói với hãng Reuters như vậy trong một cuộc gặp thượng đỉnh về quốc phòng tại Singapore tháng trước.

Dầu vậy, rốt cục thì điều đó cũng chỉ là một yếu tố.

Sự thôi thúc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là một yếu tố quan trọng khác.

Viện nghiên cứu Hòa bình ở Thụy Điển (SIPRI) đang ước đoán rằng Trung Quốc là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn hàng thứ hai sau Hoa Kỳ trong năm 2008, các nhà phân tích cho là: khi TQ đầu tư rất nhiều tiền bạc đẩy mạnh chiến dịch hiện đại hóa quân đội một cách sâu rộng, TQ sẽ không muốn tiến hành chậm rãi chuyện nầy đâu.

Bắc Kinh đã mua một đội tàu ngầm loại ít gây tiếng động, những khu trục hạm công nghệ cao, những phản lực cơ chiến đấu loại siêu thanh và gần đây đã công khai thú nhận là họ đang phát triển một hàng không mẫu hạm.

“Hiển nhiên, tất cả các quốc gia trong khu vực nầy sẽ theo dõi những gì mà Trung Quốc đang làm và sự phát triển sức mạnh quân sự của họ cùng với sự hiện đại hóa quân đội của họ có ý định để làm gì. Đối với một số nước, các việc làm của TQ sẽ là một yếu tố mạnh mẻ rõ ràng (nói lên nhiều điều) hơn là những nước khác,” ông Perlo-Freeman nhận xét.

Ví dụ như với Đài Loan, nước có tỉ lệ gia tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong năm 2008, là 22%, theo SIPRI cho biết. Hòn đảo nầy Bắc Kinh coi như là một phần đất của Trung Quốc, và đã chĩa hàng trăm tên lửa vào, là một trong những nước mua  vũ khí lớn nhất của Hoa Kỳ.

Việt Nam đang đặt hàng sáu chiếc tàu ngầm thế hệ Kilo và một đội chiến đấu cơ mới, theo báo chí Nga cho biết. Các chuyên gia cho rằng đó chắc chắn là một phản ứng trực tiếp trước sự mở rộng lực lượng hải quân và sự cải thiện những khả năng hướng về sức mạnh của Trung Quốc.

Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác cùng có những tranh chấp từ lâu đối với những hòn đảo trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa], khu vực biển nầy cũng chế ngự những tuyến vận tải đường biển chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích của RAND Corp đã kết luận trong một nghiên cứu thực hiện cho Không lực Hoa Kỳ năm 2008 rằng các đối tác đồng minh về an ninh với Mỹ tại châu Á – cụ thể là Úc, Nhật, Philippines, Singapore, Nam Triều Tiên, và Thái Lan – nói chung đã không hiện đại hoá quân đội của họ do những quan ngại về một tiến trình gọi là “sự cân bằng bên trong.” của Trung Quốc.

Thay vào đó, các nước này tập trung hơn vào “việc cân bằng bên ngoài” – bằng cách đẩy mạnh các quan hệ chặt chẻ về an ninh với Hoa Kỳ và (giữa các quốc gia ấy) với  nhau.

Nhưng tác giả chính của bản nghiên cứu nầy, Evan Medeiros, nói rằng đã có một số thay đổi kể từ khi công bố bản nghiên cứu này, đề tài này tập trung vào những phản ứng trong khu vực đối với Trung Quốc giữa khoảng thời gian từ 1997 và 2007.

“Những gì chúng tôi đã kết luận là trong lúc quân đội Trung Quốc thu đạt được những khả năng mới, thì sự hòa nhập và phối hợp giữa cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài giữa các lực lượng quân sự Á châu có thể thay đổi. Tôi coi cuốn Sách Trắng Quốc phòng của Úc năm 2009 như là bằng chứng của điều đó,” ông nói.

Vào tháng Năm, cuốn Sách Trắng Quốc phòng của Canberra (Úc) đã viết rằng Trung Quốc nên cởi mở, nói rõ hơn về việc phát triển quân đội của họ hoặc sẽ có nguy cơ gây hoang mang cho các nước láng giềng của họ, cuốn sách nầy cảnh báo rằng những mối lo sợ về an ninh đã gây ra bởi một nước Trung Quốc có khả năng hơn (về quân sự) sẽ lan rộng trong những khu vực vượt quá Đài Loan. [1]

Cuốn sách trắng cũng phác thảo những kế hoạch (của Úc). Kế hoạch ấy bao gồm việc mua sắm 12 chiếc tàu ngầm hiện đại mà các chuyên gia cho là có thể cảnh tỉnh Trung Quốc và làm gia tăng tốc độ của việc mua sắm vũ khí trong vùng Tây Thái Bình Dương.

CHẠY ĐUA VŨ TRANG?

Các chuyên gia quốc phòng nói chung đều tránh gọi những gì đang diễn ra tại Á châu là một “cuộc chạy đua vũ trang”.

“Những gì mà quí vị trông thấy trong miền nầy là một phản ứng giữa các chương trình quân sự của một số các quốc gia,” Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Á châu (IISS).

Đôi khi cuộc cạnh tranh nầy là hiển nhiên.

Khi Trung Quốc loan báo các kế hoạch vào cuối năm ngoái triển khai những chiếc tàu chiến tới vùng Vịnh Aden để giúp bảo vệ các con tàu qua lại đây khỏi nạn cướp biển, các nhà phân tích về quân sự đã nhìn nhận chuyện ấy như là một bài thi về các khả năng chỉ đạo chiến tranh của hải quân Trung Quốc.

Nhật Bản và Nam Triều Tiên sau đó cũng đã nhanh chóng phái tới vùng đó các tàu chiến của riêng họ.

“Chuyện ấy đã nói lên đặc tính về một yếu tố đua tranh,” theo nhận xét của Christian Le Miere, nhà phân tích ký cựu của IHS Jane’s.

Giữa những năm 2004 và 2007, các thỏa thuận mua bán vũ khí ở châu Á-Thái Bình Dương đã chiếm tới 33% của tất cả các hợp đồng bán vũ khí của Hoa Kỳ, 55% của các hợp đồng bán vũ khí của Nga và 50% của tất cả hợp đồng bán vũ khí của Pháp, theo như một bản báo cáo của Ban Nghiên cứu thuộc Quốc hội Hoa Kỳ.

“Tôi cho là các nước bán vũ khí sẽ vẫn cố gắng đẩy mạnh tất cả những gì mà họ có thể làm (để bán vũ khí) cho miền nầy,” Perlo-Freeman đánh giá.

Hiệu đính: Trần Hoàng

———————————————-

 

The Star

ARMS TRADE – Asia big sales target despite downturn

By John Ruwitch

Wednesday June 10, 2009

HANOI (Reuters) – Economies are slowing and budgets are under fire but in Asia and the Pacific one nearly bulletproof bet remains defence spending.

China has led the charge as countries across the vast region have poured money into their militaries to upgrade gear, add capabilities and expand their reach.

Asia ranks second after the Middle East in the developing world for arms imports.

Experts say so far the economic downturn has only made minor dents in the procurement plans of some Asian countries, but the region is likely to remain one of the most alluring markets for a global defence industry that is growing dependent on exports.

That’s why at the Paris Air Show next week Asians are likely to be courted.

“There are a lot of people who, quite frankly, see the Asian market as one of the El Dorados,” said military expert Richard Bitzinger, a senior fellow at Singapore’s S.Rajaratman School of International Studies.

Military expenditure in the Asia-Pacific region, not including South Asia, rose more than 5 percent in 2008 compared with the year before to $248 billion, according to the Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI).

According to the U.S. Congressional Research Service, Asia accounted for more than 40 percent of world arms transfers between 2000 and 2007.

The economic pinch has led some countries in Asia to tweak their defence spending plans. The Philippine military asked the government for permission to divert money earmarked for rifles, helicopters and radio equipment to fund fuel and bullets for its sustained offensive against Muslim rebels in the south instead.

Thailand has reportedly decided to delay its purchase of six Saab Jas-Gripen fighter jets from Sweden, which were supposed to be delivered in 2011, due to the economic crunch.

But overall the impact had been limited, said Sam Perlo-Freeman, a senior researcher at SIPRI.

“So far, I don’t think we’re seeing any big slowdown in the region amongst the major spenders in military expenditure. What happens further down the line will depend on how long and how deep the economic crisis is going to be,” he said.

INCREASINGLY DYNAMIC

Strong economic growth has underpinned Asia’s emergence as a major arms market.

“If you look at the expenditure as a percentage of GDP, it’s actually been going down, not up. It’s just that as countries become wealthier, they have more technologically sophisticated defence forces,” New Zealand Defence Minister Wayne Mapp told Reuters at a defence summit in Singapore last month.

Ultimately, though, that is just one factor.

China’s modernisation drive is another big one.

SIPRI estimates China was the world’s second biggest defence spender after the United States in 2008, as it ploughed forward in a sweeping military modernisation campaign that analysts say is unlikely to slow down.

Beijing has bought a fleet of quiet submarines, high-tech destroyers, supersonic fighter jets and recently admitted in public it is developing an aircraft carrier.

“Obviously, all countries in the region will be looking at what China’s doing and what their growing military power and modernisation means. To some countries that will be a stronger factor than others,” said Perlo-Freeman.

Taiwan, for instance, had the largest percentage increase in military spending in 2008, at 22 percent, according to SIPRI. The island that Beijing sees as part of China, and has aimed hundreds of missiles at, is one of the United States’ biggest arms buyers.

Vietnam is ordering six Kilo-class submarines and a fleet of new fighters, Russian media reported. Experts say it is likely a direct reaction to China’s naval expansion and improving power projection capabilities.

Vietnam, China and others share long standing disputes over island chains in the South China Sea, which also commands strategic sea lanes between the Indian and Pacific Oceans.

RAND Corp analysts concluded in a 2008 study for the U.S. Air Force that American security partners in Asia — namely Australia, Japan, the Philippines, Singapore, South Korea, and Thailand — were generally not modernising their militaries due to concerns about China’s, a process called “internal balancing.”

Instead, they were more focused on “external balancing” — boosting security ties with the United States and each other.

But the study’s lead author, Evan Medeiros, said there had already been some changes since the release of the study, which focused on regional reactions to China between 1997 and 2007.

“What we concluded is that as China’s military acquires new capabilities, the mix between internal and external balancing among Asian militaries could shift. I see the new 2009 Australian Defense White Paper as evidence of that,” he said.

In May, Canberra’s Defence White Paper said China must be more open about its military expansion or risk alarming neighbours, warning that security jitters caused by a more capable China would extend far beyond Taiwan.

It also outlined procurement plans that include the purchase of 12 advanced new submarines that experts say could alarm China and accelerate arms procurement in the Western Pacific.

ARMS RACE?

Defence experts generally avoid calling what is happening in Asia an “arms race”.

“What you do see in the region is a reaction between the military programmes of certain countries,” said Tim Huxley, executive director in Asia of the International Institute for Strategic Studies (IISS).

Sometimes the competition is obvious.

When China announced plans late last year to deploy ships to the Gulf of Aden to help protect ships from pirates, military analysts saw it as a kind of test of the Chinese navy’s power projection capabilities.

Japan and South Korea sent their own ships quickly after.

“It smacked of having a competitive element,” said Christian Le Miere, senior analyst at IHS Jane’s.

Between 2004 and 2007, Asia-Pacific arms agreements accounted for 33 percent of all the deals done by the United States, 55 percent of those done by Russia and 50 percent of France’s, according to a U.S. Congressional Research Service report.

“I expect the arms sellers will still be trying to push all they can in the region,” Perlo-Freeman said.

(Additional reporting by Nopporn Wong-Anan in Singapore)

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

17. Châu Á Đứng Dậy

Posted by adminbasam trên 21/12/2008


The American Interest

——————————————————————————————————————————————————————

Châu Á Đứng Dậy

Aaron I. Friedberg

Số tháng 1 và 2 năm 2009

Khi Tổng thống Barack Obama ngồi xuống họp với hội đồng an ninh quốc gia để xem xét lại bộ hồ sơ chính sách ngoại giao của Mỹ, ông ta sẽ nhìn thấy Á Châu, và chính sách của Mỹ ở Á Châu, dường như trong tình trạng tốt. Mặc cho những lời cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã làm ngơ miền đất nầy để tập trung vào Trung Đông và chủ nghĩa khủng bố, chính phủ của ông Bush thật sự đã dành nhiều công sức và sự chú ý vào Châu Á, và đang đạt được nhiều thành quả to lớn.

Những mối liên hệ hàng ngày với Trung Quốc hiện nay tốt đẹp hơn đã từng có vào dạo năm 2000. Một số nhà quan sát thời cuộc đang mô tả các mối quan hệ ấy như là nồng nhiệt hơn và hợp tác hơn bất cứ lúc nào trong 20 năm qua (1988-2008). Hoa kỳ đã và đang thắt chặt quan hệ đồng minh của họ với Nhật Bản và đã và đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới bắt tay hợp tác chiến lược với Ấn Độ. Chính phủ Bush đã đạt được thành công để lèo lái và vượt qua những khác biệt sâu sắc với Nam Hàn – hết thẩy mọi chuyện từ các căn cứ quân sự đến các mối đàm phán thương nghị với Bình Nhưỡng (Bắc Hàn)—có đủ sự điêu luyện để tránh những khác biệt trong ý kiến có thể dẫn đến những sứt mẻ tình hữu nghị vĩnh viễn trong các mối quan hệ. Sự xuất hiện của một chính phủ mới thiên về Hoa Kỳ ở Hán Thành có thể làm cho các mối quan hệ dễ dàng hơn cho người kế tục ông Bush để đặt quốc gia đồng minh nầy trở lại trên đôi chân vững chắc.

Một kết quả quan trọng tương tự như trên về chính sách ngoại giao của ở Á châu của ông Bush là hai nồi hơi ngấm ngầm lâu nay chỉ chờ chực bùng nổ ở Đông Á trông ra bây giờ ít có cơ may để bùng nổ hơn họ đã từng có cách đây một vài năm. Nhờ vào những nổ lực của Hoa Kỳ để ngăn chận cả hai bên, Trung Quốc và Đài Loan đã và đang vượt qua khỏi một thời kỳ nguy hiểm đặc biệt trong mối quan hệ của họ. Hiện nay đang có ít nhất một cơ hội mà chính phủ mới thành lập có quan điểm thực dụng hơn ở Đài Bắc sẽ có thể đạt được một giải pháp dài lâu bằng những cuộc thương nghị các vấn đề với Trung Quốc. Trong lúc nầy, Bắc Hàn đã và đang đi những bước quan trọng hướng tới hủy bỏ nguyên tử và đang tuyên bố ước muốn ấy của họ, theo nguyên tắc, để gỡ bỏ tất cả các yếu tố cơ bản của chương trình nguyên tử của họ. Một số chướng ngại vật hướng tới một sự dàn xếp có thể chấp nhận được tuy vẫn còn, nhưng tình thế hiện nay dường như càng ổn định hơn là tình thế dạo mùa thu năm 2002.

Vậy thì chính ở Á Châu mà chính quyền của Tổng thống Bush đã tiến sát tới để đạt được các mục đích của họ. Thật vậy, một cựu nhân viên đã và đang đi xa hơn nữa để mô tả Châu Á như là một miền đất của “câu chuyện thành công chưa được nói tới của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.”. Những thành công của 8 năm qua là thực tế, nhưng những phán xét như trên thì có tình chất bề mặt và chưa chín mùi. Chính phủ Obama sẽ phải làm việc chuyên cần và chăm chỉ để ngăn ngừa những thành công đạt được của chính phủ Bush khỏi bị hủy hoại. Chính phủ Obama cũng sẽ phải nói ra một số đề tài khó khăn từ lâu nay mà Tổng thống Bush và các cố vấn của ông có thể đã phải tránh né, hay trì hoãn chờ đợi một thời gian thuận lợi hơn trong tương lai.

Hồ Sơ Á Châu

Nếu chúng ta định giá trị chính sách ngoại giao của Obama ở Châu Á, để cho hợp lý chúng ta có thể bắt đầu với những thành đạt đáng hãnh hiện nhất của chính phủ ông Bush:

Cải thiện những mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự thật là mối quan hệ hữu hảo của hai quốc gia nầy thì chẳng có gì chắc chắn và bảo đảm.

Trong thời gian sắp tới những hăm dọa lớn nhất sẽ xuất phát từ kinh tế hơn là lãnh vực chiến lược. Đặc biệt nếu thế giới chậm chạp phục hồi từ những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chánh, những căng thẳng về thương mại ngấm ngầm giữa hai cường quốc Thái Bình Dương có thể dễ dàng sôi trào ra.

Chính phủ của Bush đã thành công phần lớn để ngăn chận những yêu cầu đánh thuế vào các hàng hóa của Trung Quốc để bảo vệ công nghệ Mỹ, hay phạt Bắc kinh vì không gia tăng giá trị của đồng nhân dân tệ [4] Vì những chuyện như đánh thuế hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ và yêu cầu Trung Quốc tăng giá trị đồng nhân dân tệ là các ý kiến xuất phát chủ yếu từ bên trong đảng dân chủ, do đó Tổng thống Obama có thể nhận ra là rất khó lòng để chống cự lại những áp lực bảo vệ mậu dịch như thế của đảng dân chủ.

Thí dụ, y như các mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ đã từng căng thẳng vì những bất đồng về thương mại trong thập niên 1980, vì vậy các đề tài về kinh tế có thể dễ dàng trở thành một nguồn chính của sự mâu thuẩn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Mặc dù có nhiều điểm tương tự nhau trong sự căng thẳng mậu dịch giữa Mỹ-Nhật và Mỹ- Trung Quốc, tuy vậy, các tình thế hiện nay thì có tính chất khác nhau, ít nhất là trong một khía cạnh quan trọng: Vì bất luận những sự bất đồng ý kiến của họ là gì chăng nữa, Hoa Kỳ và Nhật Bản sau cùng bị ràng buộc chặt chẽ với nhau bởi một sự liên minh phòng thủ. Cả hai tin rằng họ đã chia sẻ với nhau những giá trị chung và đối diện với một sự hăm dọa chung. Ngày nay, trái lại, chính cái viễn cảnh gia tăng kinh tế hỗ tương đang giữ Hoa Kỳ và Trung Quốc lại với nhau, đối lập với những khuynh hướng tiềm ẩn hướng tới sự không tin cậy nhau và kình địch nhau trong chiến lược. Nếu thương mại đang trở thành một đấu trường giữa Mỹ và Trung Quốc, sẽ ít có điều gì để ngăn chặn toàn bộ mối quan hệ khỏi sự trượt dốc nhanh chóng.

Tương tự, những mối căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan hiện giờ đang trở lại và có khả năng làm yếu đi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong khi tống thống Đài Loan Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng có thể ít ham muốn sự ưa thích độc lập hơn là đảng Dân Chủ Nhân dân để chọc giận Bắc Kinh và muốn đàm phán, tuy vậy đảng nầy sẽ không, và thật sự không thể, chấp nhận những đòi hỏi của Trung Quốc về sự thống nhất. Nói cho cùng, Đài Loan là một thể chế dân chủ trong đó một đại đa số người dân ưa thích một sự tiếp tục tình trạng không thay đổi hiện nay của Đài Loan. Nếu những nhà lãnh đạo Trung Quốc trông đợi một bước đột phá sớm sủa về mặt ngoại giao, thì họ đang hướng tới sự thất vọng.

Một phần nào đó vì những chia rẽ sâu xa về đảng phái đã và đang đặc trưng hóa nền chính trị Đài Loan trong 8 năm qua, những nổ lực để cải thiện khả năng của hòn đảo nầy cho việc tự vệ đã và đang chậm lại, mặc dù các khả năng quân sự của Trung Quốc đã và đang gia tăng nhanh chóng. Những cuộc buôn bán vũ khí đã được chấp thuận bởi chính phủ Bush trong những tháng đầu tiên của chính phủ nầy (2001) đã bị giữ lại trong nhiều năm bởi chính quốc hội Đài Loan không chịu thi hành cho phép thông qua các ngân sách cần thiết. Sau cùng, khi Đài Bắc đã chuẩn bị đồng ý mua vũ khí, chính phủ Bush đã trì hoãn để tránh làm mất lòng và chọc giận Bắc Kinh, và sau cùng mới đây đã chấp thuận một phần nhỏ của đơn đặt hàng vũ khí nguồn gốc từ năm 2001 trong lúc chính phủ nầy trên đường rời khỏi nhiệm kỳ.

Giữa những vấn đề khác đang choán đầy trong công việc ở Á Châu của Tổng thống Obama sẽ là câu hỏi liệu có nên, hay làm cách nào để giúp đỡ Đài Loan duy trì một số tương đồng về cân bằng quân sự với Trung Quốc. Tiếp tục bán những vũ khí của Mỹ sẽ gây ra sự tức giận dữ dội của Bắc Kinh, nhưng không hành động thì sẽ làm cho Đài Loan bị hiểm họa ngày càng gia tăng và làm băng hoại niềm tin và đánh mất lòng can đảm của họ.

Mặc dầu sự tiến bộ đã và đang được thực hiện hướng tới gần hơn sự hợp tác chiến lược, liên minh giữa Mỹ và Nhật sẽ đòi hỏi sự chú ý thận trọng trong những năm sắp đến. Cựu thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi là một lãnh tụ đầy tài năng một cách đáng chú ý, ông đã thành công trong việc lèo lái quốc gia của ông nhanh chóng hơn là nhiều người đã nghĩ, có thể nói là hướng tới một vị trí quốc tế bình thường và đầy tính khẳng định. Những thủ tướng kế vị ông Koizumi đã và đang thiếu khả năng và sự khẳng định của Koizumi. Sự rời bỏ quyền lực nhanh chóng của thủ tướng Shinzo Abe đã để lại một số sáng kiến chưa hoàn tất, bao gồm các kế hoạch gia tăng sự hợp tác giữa các nền dân chủ của Châu Á và tái phục hồi hiến pháp của Nhật để các lực lượng vũ trang của Nhật có thể tham dự vào các cuộc hành quân tự vệ chung với một số nước. Một sự thiếu chú ý hiển nhiên và sự thiếu khẳng định ở người kế vị thủ tướng Abe, ông Yasuo Fukuda, ông nầy đã hăm dọa xóa bỏ một hợp đồng đang còn thương nghị về chuyện phối trí các lực lượng của Mỹ. Chuyện nầy hiện còn đang được xem xét liệu vị thủ lãnh mới, cựu bộ trưởng ngoại giao Nhật Taro Aso, sẽ có khả năng tiếp tục công việc mà cựu thủ tướng Koizumi đã để lại hay không.

Nhiều người Nhật hiện nay lo ngại rằng Hoa Kỳ đang bắt đầu nghiêng về Trung Quốc. Các hành động gần đây của Mỹ đã và đang làm tăng thêm các nỗi lo sợ nầy: Trong tất cả cuộc nói chuyện về các giá trị chung, Washington đã bày tỏ ít nhiệt tình về các đề nghị của chính phủ Abe về cải thiện hợp tác giữa các nước dân chủ trong miền. Tương tự, sự miễn cưỡng của Mỹ để bán các chiến đấu cơ F-22 cho Nhật đã được diễn dịch rộng rãi như là một cái tát vào má vì bị thúc đẩy bởi một ước muốn không chọc tức tới những sự nhạy cảm của Trung Quốc.

Có lẽ điều đáng lo ngại nhất từ quan điểm của Nhật là sự thay đổi đáng chú ý trong chính sách của Mỹ ở Bắc Hàn. Quyết định của chính phủ của ông Bush – sau cuộc thử nghiệm nguyên tử của Bình Nhưỡng tháng 10 năm 2006 – để quay ngược lại con đường, làm nhẹ bớt áp lực kinh tế và bắt đầu thương nghị song phương để lại cho Nhật cái cảm giác bị cô lập và không dễ chịu chút nào. Sau khi đeo sát vào vị trí của Mỹ kể từ khi bắt đầu các cuộc họp giữa 6 quốc gia vào tháng 8- 2003, Tokyo đột ngột nhận ra đơn độc của mình trong việc ủng hộ một lập trường liên tục cứng rắn. Mặc đầu chính phủ của tổng thống Bush cho rằng mục đích của họ vẫn là xóa sạch hết mọi mảnh vụn của vật liệu giúp tách hạt nhân và khả năng làm bom nguyên tử của Bắc Hàn, các nhà quan sát Nhật đã và đang bắt đầu tự hỏi có phải là những người Mỹ đã và đang có quyết định riêng lẻ rằng họ có thể sống với khả năng hạt nhân của Bắc Hàn còn sót lại.

Quyết định ấy sẽ tùy thuộc vào Tổng thống Obama. Tiến trình từng bước của ông Bush đã và đang sản xuất ra một kết quả đầy tham vọng. Đổi lại cho việc áp lực được giảm xuống, viện trợ được gia tăng và sự tháo bỏ khỏi tình trạng danh sách các quốc gia hậu thuẫn khủng bố, chế độ của Kim Chính Nhật đã và đang ngưng hoạt động (nhưng vẫn chưa tháo ra từng mảnh và phá hủy) lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon và các cơ sở chế biến của Bắc Hàn và xuất trình những cái mà nhà máy nầy tự cho là đóng góp “hoàn toàn và chính xác” về cung cấp các vật liệu phân chia hạt nhân. Nhưng Bình Nhưỡng vẫn chưa đồng ý về một kế hoạch trao vật liệu nguyên tử plutonium của họ. Bắc Hàn cũng đã không tiết lộ các chi tiết về một chương trình bí mật làm giàu hạt nhân song song với việc sản xuất chất Uranium dùng cho các loại vũ khí, đóng góp cho sự liên quan của Bắc Hàn với các nước có ưu thế hạt nhân tựa như Syria và Iran, hay chấp nhận một loạt chế độ kiểm tra sâu sát và mạnh mẽ mà xem ra là cần thiết để xác nhận những gì mà Bắc Hàn từng cho là họ sở hữu được.

Mặc dầu nếu như Bắc Hàn đồng ý chịu nhường bỏ mọi thứ mà họ đã và đang thừa nhận là sở hữu, họ đã có thể vẫn còn nắm giữ một số vũ khí, che giấu các cơ sở làm giàu chất Uranium và có lẽ một phần nào đó của một chương trình mà họ đã và đang cung cấp hàng hóa cho các quốc gia khác. Chính quyền của Obama sẽ phải quyết định liệu có nên sống với những gì không chắc chắn là một cái giá có thể chấp nhận được dành cho tất cả hay hầu hết khả năng chế tạo plutonium của Bắc Hàn. Nếu Mỹ đồng ý trả cho cái giá ấy, mối quan tâm của Nhật sẽ không được thỏa mãn. Nếu không, Washington sẽ có nguy cơ chạm trán với Bắc Triều tiên và một sự chia rẽ theo nhiều cách với các chính phủ đang tin rằng giải pháp hiện nay là tốt nhất mà họ có thể có được – đặc biệt là chính quyền của Trung Quốc và có lẽ là Nam Hàn nữa.

Thêm vào các cuộc đàm phán nguyên tử, Mỹ có các công việc quan trọng khác vẫn còn làm chưa xong với Nam Hàn. Sau khi thương nghị một thỏa ước thương mại tự do giữa Nam Hàn và Mỹ, chính phủ của Tổng thống Bush đã gặp phải một sự phản đối rất mạnh mẽ từ các vị dân cử của đảng Dân chủ trong quốc hội, những người nầy rất kiên quyết giữ lập trường cứng rắn về vấn đề thương mại trước các cuộc bầu cử trong năm 2008. Trách nhiệm dành cho việc thúc đẩy các thỏa ước ấy thông qua quốc hội hay để cho các thỏa ước ấy không trở thành đề tài bàn thảo nữa hiện nay đang rơi vào tay của Obama. Nếu thỏa ước đạt được sự chấp thuận của quốc hội, thỏa ước mậu dịch tự do ấy sẽ cung cấp một sự gia tăng chính cho các mối liên hệ giữa Nam Hàn và Mỹ và một nền tảng vững chắc trên đó để xây đắp liên minh nầy. Nếu thỏa ước mậu dịch Mỹ và Nam Hàn thất bại do quốc hội Mỹ không thông qua, hai đối tác lâu đời nầy có thể lại một lần nữa bắt đầu trôi dạt xa nhau.

Trong trường hợp của Ấn Độ, một tay chơi lớn khác ở trong vùng nầy, Tổng thống Obama thừa hưởng một mối quan hệ đang chín mùi với các triển vọng, cũng như các thăng trầm tiềm tàng khác. Sau nhiều năm thương nghị, sau cùng Mỹ và Ấn Độ đã đạt được một sự đồng ý trên vấn đề hợp tác nguyên tử. Với chướng ngại vật không còn nữa, chính phủ mới của Obama sẽ có thể tiến về phía trước trong việc gia tăng mối quan hệ đối tác chiến lược sâu hơn và rộng hơn. Nhưng chính phủ cũng sẽ phải thương nghị những khác biệt có tính chất nghiêm trọng, ấy là sự hiện hữu từ lâu nhưng không ra mặt cho mãi đến bây giờ, về chuyện làm cách nào để ứng xử với Pakistan, Aghanistan, và Iran.

Sự Thách Thức của Trung Quốc

Bao trùm lên tất cả các đề tài là sự thách thức lớn nhất có tính chiến lược mà Tổng thống Obama sẽ đối mặt ở Châu Á và, không bàn cãi gì nữa, trên toàn thế giới: Tìm ra cách nào để đương đầu với một nước Trung Quốc ngày càng gia tăng về sự giàu có, tham vọng, quyền lực, và tính khẳng định của họ.

Chính phủ của ông Obama sẽ kế thừa một hướng đi thời hậu chiến tranh lạnh của Mỹ hướng tới Trung Quốc mà Mỹ đã và đang tìm cách để hòa trộn các yếu tố của sự tham dự với “đối trọng” (cách dùng ưa thích hiện nay của người Mỹ), hay “bao vây” ( Trung Quốc dùng chữ nầy), hay cái điều mà tôi sẽ ám chí tới như là “cân bằng”. Một chiến lược hầm bà lằng xáng cấu đã và đang thực hiện rất tốt trong hơn 15 năm qua, mặc dầu đôi khi có những thay đổi khó hiểu trong giọng nói và sự nhấn mạnh bởi vì những mưu toan có tính bè phái. Tuy vậy, cuối cùng chính phủ của đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa đều giống nhau là cùng hỗ trợ mở rộng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Những vị tổng thống kế tục nhau đã và đang khuyến dụ Bắc Kinh trên mặt trận ngoại giao, khuyến khích quốc gia nầy trở thành một tham dự viên tích cực trong những tổ chức (định chế) đa quốc gia và tìm kiếm một cách thành thật sự hậu thuẫn của TQ vào một loạt những vấn nạn, từ sinh đẻ và chủ nghĩa khủng bố cho tới an ninh năng lượng và sự thay đổi khi hậu của trái đất.

Trong thời gian gần, những chính sách nầy đã và đang có khuynh hướng để cho những người cầm quyền hiện nay ở Trung Quốc một cổ phần đầu tư vào trong sự ổn định của trật tự quốc tế hiện nay, mặc dầu khả năng của họ để thách thức thế giới đang gia tăng.

Mục đích sâu xa hơn của sự tham dự, tuy vậy, là để gia tăng những lực lượng tiến bộ được cho rằng sẽ lãnh đạo Trung Quốc hướng tới dân chủ tự do. Những nhà làm chính sách người Mỹ hy vọng rằng, đúng lúc nào đó, sự kết hợp của giai cấp trung lưu đang lớn mạnh và sự cởi mở gia tăng của một nền kinh tế trong thời đại tin tức và hiện đại sẽ mang lại một sự chấm dứt độc quyền về quyền lực chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Ngay trong lúc Mỹ đang buôn bán và có những cuộc đàm phán với Trung Quốc, thì đồng thời nước Mỹ đã và đang tìm cách duy trì các vị trí chiến lược của Mỹ ở Đông Á. Mục đích không phải là “bao vây” Trung Quốc bằng cách xây một bức tường chung quanh nước này. Thay vào đó, đối diện với quyền lực đang gia tăng của Trung Quốc, các nhà làm chính sách người Mỹ đã và đang tìm cách duy trì một mức độ khả năng thích hợp để ngăn cản khuynh hướng xâm lăng, thích gây hấn hay các toan tính ép buộc (của Trung Quốc).

Thắt chặt tình thân hữu với các đồng minh khu vực và các đồng minh chống cộng thân thiết, đáng tin cậy nhất của Hoa kỳ trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á [5], tái phối trí các lực lượng Mỹ, và gởi một số đơn vị không quân và hải quân tới vùng tây Thái Bình Dương đang là tất cả những phần của nỗ lực nầy.

Tám năm qua đã và đang minh họa sự phục hồi của một chiến lược hỗn hợp nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi về sự thỏa mãn kéo dài. Bất luận điều gì khác có thể được phát biểu trong 30 năm qua về sự tham dự, họ vẫn chưa biến đổi được định chế chính trị của Trung Quốc. Tóm lại, thay vì nới lỏng sự siết chặt quyền lực, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã và đang tăng gấp đôi những nỗ lực của họ để nắm quyền kiểm soát tin tức, đàn áp những người bất đồng chính kiến và tuyển lựa vào đảng những thành viên của những giai cấp thượng lưu và trung lưu đang gia tăng. Những chiến lược nầy sau cùng có thể thất bại, nhưng hiện chúng có vẻ được thi hành rất tốt. Dường như không còn là chuyện tưởng tượng để gợi lên rằng trong những thập niên sắp đến Mỹ và các đồng minh của họ sẽ đối diện với một nước Trung Quốc ngày càng giàu có và năng động trong công nghệ, nhưng chính quyền của nước ấy vẫn là độc tài.

Khi nói về việc liệu có phải sự tham dự trong các tổ chức quốc tế và ngoại giao đã và đang làm cho Trung Quốc trở thành một tay chơi có trách nhiệm trong hệ thống toàn cầu hiện nay hay không, hầu hết các lời phán xét đều có tính chất xấu tốt lẫn lộn. Bắc kinh đã và đang đặt niềm tin mới của họ vào trong chủ nghĩa đa phương, trái lại, các chính sách của Trung Quốc được hỗ trợ bằng khuynh hướng nghi ngờ người Mỹ về hành động đơn phương. Và Trung Quốc đã và đang diễn tả ước muốn của họ cùng nhau hợp tác với Mỹ trong một loạt các vấn đề hàng đầu. Những người lạc quan nhìn những phát triển nầy như là bằng chứng của sự tiến bộ, nhưng làm sáng tỏ hơn các điều hoài nghi thì ít nhất cũng có vẻ đúng. Trung Quốc có thể đơn giản là đang làm những điệu bộ như có mục đích làm nhẹ bớt những lo ngại về sự tiến bộ nhanh chóng của họ, trong lúc lẩn tránh nói về các hoạt động trong tương lai của mình. Trong lúc giữ thái độ gần gũi với Washington, Bắc kinh cũng đã và đang làm yếu đi vị thế của Mỹ ở Châu Á. Trung Quốc đã và đang tích cực ve vãn nhiều đồng minh truyền thống của Mỹ bằng các hoạt động thương mại và “chính sách ngoại giao nụ cười”, và Trung Quốc đã và đang dẫn dắt những cơ chế mới dành riêng cho “người Á Châu mà thôi” và Mỹ bị tách ra khỏi các cơ chế ấy.

Nếu vẫn còn quá sớm để tuyên bố việc tham dự là một thất bại, và cũng là quá sớm để tin về sự thành công sau cùng của nó. Đặc trưng cơ bản của chế độ Trung Quốc vẫn là không thay đổi ngay cả khi Trung Quốc ngày càng giàu có hơn và hùng mạnh hơn, làm cho sứ mạng để duy trì một sự cân bằng quyền lực ở Châu Á ngày càng khó khăn hơn và tốn kém hơn. Đó là trường hợp đặc biệt nói về phương diện quân sự.

Hơn mười mấy năm nay, Trung Quốc đã và đang chú ý vào việc gia tăng và mở rộng các căn cứ quân sự đều đặn. Theo một báo cáo của bộ quốc phòng gần đây, chi tiêu cho quốc phòng giữa năm 1996 và 2006 đã tăng trung bình gần 12%, ngay cả việc còn nhanh hơn nền kinh tế của Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chỉ trên 9% mỗi năm. Trong lúc các số liệu chính xác còn đang là một đề tài để bàn cãi, chẳng có nghi ngờ nào cho rằng Bắc Kinh đã và đang đổ rất nhiều tài nguyên hơn mức bình thường vào các lực lượng lục quân và rằng các cuộc đầu tư quan trọng đã và đang bắt đầu sinh ra các kết quả thật sự.

Việc xây dựng lực lượng vũ trang của Bắc Kinh đã và đang gia tăng khả năng của họ để hướng sức mạnh vào không gian và hải phận bờ biển phía Đông của mình và trong các vùng biển nước sâu ở trên. Kết quả TQ đã và đang được trang bị tốt hơn để hăm dọa Đài Loan hơn những gì họ đã từng làm cách đây chỉ hơn 10 năm, và Trung Quốc đang tiến gần tới điểm mà nơi đó họ có khả năng đặt ra một thách thức không thể coi thường được tới ưu thế quân sự của Mỹ trong vùng Tây Thái Bình Dương.

Kể từ giữa thập niên 1990, Quân Giải Phóng Nhân Dân (PLA) đã và đang đạt được nhiều ý nghĩa cho việc khám phá, truy tìm, và nhắm mục tiêu vào các hàng không mẫu hạm và các chiến hạm lớn khác. Mục đích là để có thể bắn hạ chúng với mọi thứ từ các tiểu đỉnh có vận tốc rất nhanh, tới các hỏa tiễn tầm ngắn bắn ra từ lục địa bằng các đầu đạn hạt nhân. Trong cuộc khủng hoảng tương lai, các chiến hạm chính của Mỹ chuyên phóng ra hỏa lực từ ngoài biển, một khi bị tổn hại, có thể không đủ khả năng để vận chuyển một cách an toàn trong vòng vài trăm hải lý cách bờ biển của Trung Quốc.

Thêm vào đó, Quân Giải Phóng Nhân Dân đang tích lũy được đủ các tên lửa tầm trung mang đầu đạn thường và các hỏa tiễn tự điều khiển có thể bắn phá hầu hết các mục tiêu quan trọng ở miền Đông Á, bao gồm các căn cứ Mỹ ở trong miền nầy. Gần đây, quân đội Trung Quốc đã biểu diễn khả năng dò tìm và phá hủy những vật trên không gian tựa như các vệ tinh viễn thông và các vệ tinh do thám, và quân đội Trung Quốc cũng đã và đang trở nên quan tâm rất nhiều kỹ thuật chiến tranh trên mạng toàn cầu, cái mà họ dường như đang sử dụng để thâm nhập vào các hệ thống mạng máy tính của các doanh nghiệp và chính quyền ở cả Châu Âu và Mỹ.

Sau cùng, sự hiện đại hóa của Quân Đội Nhân Dân và sự mở rộng của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Trung Quốc có thể làm yếu đi những sự tín nhiệm về các bảo đảm của Mỹ đối với an ninh của vùng nầy. Không điều nào trong số các điều kể trên có ý nói rằng Mỹ sẽ buộc lòng phải rút lui khỏi Á Châu.

Vẫn còn ít có ý niệm cho rằng một cuộc chiến tranh hầu như có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, ngay cả một cuộc chiến tranh lạnh theo kiểu mới. Nhưng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang gia tăng nhanh, và sự thăng bằng về các khả năng chiến tranh đang bắt đầu chuyển sang hướng thuận lợi cho Trung Quốc. Những ưu điểm trong sức mạnh quân sự lâu nay đã và đang hổ trợ vị trí an ninh của Mỹ ở Đông Á chẳng bao lâu sẽ là một chuyện của quá khứ.

Các Chiến Lược Thay Thế

Hiện có 3 cách, nói rộng ra, theo đó Mỹ có thể đáp ứng với những bước phát triển nầy:

_Tham Gia Chủ Quyền [*]

_Gia tăng sự Tham dự vào các định chế

_Tăng cường sự quân bình

Thứ nhất, được ưa chuộng bởi một số người tự cho là thuộc loại thực tế, là thừa nhận vị thế nổi bật của Trung Quốc và tìm kiếm một cách quản lý lưỡng cực chung xuyên qua vùng Thái Bình Dương, sẽ bao gồm một sự thông cảm ngầm đối với những phạm vi ảnh hưởng. Mỹ có thể đồng ý, thí dụ, chấp nhận ưu thế của người Trung Quốc ở một nửa phía đông đất liền và hải đảo của miền Đông Âu và Đông Á để đổi lấy sự bảo toàn vị trí riêng của họ như một đấu thủ lãnh đạo trên vùng biển Đông Á. Một số nhà chiến lược người Trung Quốc bàn rằng phạm vi của họ nên trải rộng vào trong biển Thái Bình Dương, có lẽ tới chuỗi đảo thứ nhất chạy từ đỉnh phía nam Nhật Bản, xuống quá miền duyên hải phía tây của Phi luật Tân và Mã Lai Á và bao gồm trong đó là Đài Loan và phần lớn Biển Đông.

Dù tốt hơn hay xấu, chẳng có sự thỏa thuận nào là có thể xẩy ra. Căn cứ vào tình trạng lệ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc lên các mặt hàng nhập khẩu là thực phẩm, nhiên liệu, và những nguồn tài nguyên khác, Trung Quốc không thể trông đợi để chấp nhận một tình thế mà trong đó quyền lui tới vùng biển lại lệ thuộc vào thiện chí và đặc quyền của Mỹ. Về phần mình, Mỹ sẽ miễn cưỡng (không thích) nhường ưu thế ở một miền lãnh hải chứa đựng nhiều tài nguyên đang tranh cãi, những hải lộ chủ yếu, và một số nước bạn bè theo chế độ dân chủ tin cậy vào Mỹ đại diện cho mối an toàn của họ.

Thay vì tìm kiếm một thỏa thuận về những phạm vi ảnh hưởng, Washington có thể tăng gấp đôi nỗ lực cam kết của họ. Những người bênh vực cho chiến lược nầy, bao gồm hầu hết các nhân vật quốc tế dòng chính theo chủ nghĩa tự do, bàn luận rằng Mỹ và các quốc gia Á Châu khác nên làm nhiều hơn nữa để Trung Quốc trở thành một nước tham dự toàn phần vào hệ thống hiện hữu các qui ước và các tổ chức quốc tế. Như lý thuyết gia G. John Ikenberry cắt nghĩa, “Mỹ không thể nào bỏ qua sự nổi lên của Trung Quốc, nhưng Mỹ có thể giúp bảo đảm rằng sức mạnh của Trung Quốc được sử dụng trong phạm vi những qui ước và các tổ chức quốc tế mà Hoa Kỳ và các đối tác của nó đã thiết lập vào thế kỷ trước” [3].

Thêm vào niềm tin của họ về những ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế, hầu hết các nhà theo chủ nghĩa tự do cũng tin rằng cải cách và dân chủ đang đến với Trung Quốc một cách không thể nào tránh được, chắc có lẻ không sớm thì muộn. Những cường quốc bên ngoài có thể không có khả năng để xúc tiến sự chuyển đổi nầy của Trung Quốc, nhưng họ có thể trì hoãn chuyện ấy nếu như họ chấp nhận và thực hiện các chính sách có tính chất phối hợp như hăm dọa hay không tôn trọng, kết quả là khơi dậy ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc và làm chậm lại tiến trình tự do hóa. Bởi vậy phe phái nầy đang dùng lý lẽ rằng, Mỹ nên thận trọng cực độ về chuyện thắt chặt các quan hệ với những đồng minh, tăng cường các lực lượng vũ trang của Mỹ trong các vùng nầy, hay cố gắng làm chậm bớt sự thủ đắc các kỹ thuật vũ khí tối tân của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc. Bỏ qua vai trò riêng của họ trong việc khiêu khích châm ngòi cho một phản ứng của Mỹ, Trung Quốc sẽ xem các hành động nầy như là những hành động thù địch có khuynh hướng bao vây và kềm chế mình. Bắc Kinh sẽ sử dụng bất luận điều gì mà Washington đang làm để biện hộ cho hành động gia tăng quân sự của họ và tập trung sự hỗ trợ dành cho việc cai trị của đảng Cộng Sản được lâu dài.

Để từ chối ban cho Trung Quốc cơ hội đó, một số nhà quan sát tin rằng Mỹ nên đi trước các biện pháp nầy. Nhưng hãy làm dịu trong việc cân bằng và đặt nhiều chú trọng hơn vào những cam kết sẽ có nghĩa là giảm bớt một vụ cá cược không chắc chắn. Nếu Trung Quốc tự do hóa khi sức mạnh của họ gia tăng, nhiều khả năng sự chạm trán sẽ giảm bớt, ngay cả những hình thức sâu xa hơn của sự tham dự và hợp tác có khả năng là có thể thực hiện được. Sau cùng Washington có thể quyết định nhường đường cho một nước Trung Quốc dân chủ đang trỗi dậy, cũng giống như Anh đã chọn để chấp nhận ưu thế của Mỹ ở Bán Cầu Phía Tây vào cuối thế kỷ thứ 19. Nhưng nếu Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hơn mà không cải cách, hay trở nên yếu đi, không còn ổn định và không thể tiên đoán được, các đồng minh của Mỹ và các lực lượng vũ trang triển khai ở tuyến trước sẽ vẫn là những công cụ của chính sách của Mỹ. Thật là không khôn ngoan để cho phép Trung Quốc teo lại dựa trên cơ sở của một lý thuyết không chắc chắn về dân chủ hóa ở nước này.

Về lựa chọn thứ Ba: những dao động trong cách tiếp cận mang tính pha trộn mà Hoa Kỳ đã và đang theo đuổi kể từ cuối cuộc chiến tranh lạnh là gì? Lựa chọn nầy vẫn còn được đem ra sử dụng hiện nay, nhưng chúng ta nên điều chỉnh hỗn hợp các yếu tố mà phương pháp ấy bao hàm. Trong khi đẩy sự cam kết lên hàng đầu, chúng ta cũng cần cải thiện những nỗ lực của chính phủ của Tổng thống Bush để duy trì “một cán cân quân bình về quyền lực để bênh vực và trợ giúp cho tự do” ở Châu Á. Đặt qua một bên những đặc tính bất thường có tính chất sự kiện, điều nầy có nghĩa là gì trong thực tiễn? Liên hệ tới Trung Quốc, có nghĩa rằng các nhà làm chính sách người Mỹ nên được hướng dẫn bởi 3 nguyên lý.

Tiếp tục Tham Dự: Thương mại và đàm phán có thể vẫn còn làm biến đổi Trung Quốc thêm nữa: Cuối cùng, nền kinh tế thị trường và nền chính trị độc tài có thể chứng minh là kỵ nhau và không tương hợp. Trong lúc nầy,

khoản đặt cược của Trung quốc cho ổn định chính trị có thể làm cho các nhà lãnh đạo của họ cẩn trọng hơn nữa về chuyện ủng hộ lòng vòng và có ý muốn nhiều hơn để hợp tác trong những vấn đề quan tâm chung. Chính phủ của ông Obama nên tiếp tục tìm ra những lãnh vực nơi mà các mối quan tâm giữa Mỹ và Trung Quốc trùng hợp nhau và làm việc chung nhau ở bất cứ nơi đâu có thể làm.

Việc cam kết không vượt qua được tính hữu ích, nhưng nó đòi hỏi sự điều chỉnh và một sự định giá ngay thẳng, khách quan về các hiệu quả của nó. Thổi phồng qui mô cải cách chính trị của Trung Quốc hay xếp đặt các mối quan tâm của Trung Quốc cùng với các mối quan tâm của các quốc gia dân chủ tiền tiến chỉ là dàn cảnh cho nỗi thất vọng và sẽ có hiệu quả ngược lại.

Tránh Những Chuyện Nhạy Bén Thái Quá. Những bước đầu (sáng kiến) có ý đồ làm gia tăng sức mạnh về vị trí của Mỹ ở Châu Á đang gây ra các cuộc phản đối và những lời cảnh báo mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Những phản ứng của Trung Quốc đang được thu gom lại và lập đi lập lại bởi những người chủ trích ở Mỹ và ở Châu Á, những người nầy xử dụng chúng để tranh luận và thuyết phục chống lại làm bất cứ điều gì có thể làm chọc giận Trung Quốc. Trong khi sẽ là một lầm lỗi khi bỏ qua những tuyên bố ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc, chấp thuận những điều đó như là một giá trị bên ngoài (mà không chứng minh) thì có nguy cơ ban cho ngoài tầm kiểm soát một quyền phủ quyết hiệu quả về các hành động của Mỹ. Những nhà chiến lược người Trung Quốc có khuynh hướng thổi phồng những điểm nhạy cảm của họ, vẽ ra “các đường mực đỏ” rất rõ ràng trước các hành động mà họ xem như là không thể chấp nhận được. Bằng cách làm tê liệt hay ít nhất là làm chậm các phản ứng trước việc gia tăng sức mạnh riêng của họ, Trung Quốc có thể hy vọng làm nghiêng cán cân quyền lực có sẵn từ trước theo hướng thuận lợi cho họ, song cho tới lúc này quyền lợi ấy dường như không thể thực hiện được. Để ngăn chận điều nầy, các giới chức người Mỹ phải có tư tưởng cứng rắn và sáng suốt đủ để biết sự khác biệt giữa những hăm dọa khoác lác ầm ĩ hay những hăm dọa thật sự.

Tiếp tục nói về các quyền lợi của con người (nhân quyền), dân chủ, và sự minh bạch.

Khi sự giàu có và quyền lực của Trung Quốc đã và đang gia tăng, hầu hết các chính quyền dân chủ đã và đang trở nên bớt lên giọng chỉ trích Trung Quốc về sự thiếu tôn trọng các quyền tự do chính trị và các quyền cơ bản của con người. Hiện nay, những lời phàn nàn như thế xem ra không có hiệu quả và tự thỏa mãn được mình mà còn nguy hiềm cho các quyền lợi thương mại. Nước Mỹ vẫn còn cất cao tiếng nói chỉ trích Trung Quốc hơn hầu hết các quốc gia khác, song lại phê phán những phản ứng chính thức vốn bị chặn lại về những tình trạng bất an tại Tây Tạng vào mùa xuân năm 2008, tuy nhiên họ đang trở nên thận trọng hơn.

Vì các lý do chiến lược cũng như các lý do đạo đức, sẽ là một lầm lỗi để cho chủ đề chỉ trích ấy bị bỏ qua. Trong lúc làm bộ làm tịch và gây đãng trí, tụng niệm các câu thần chú về các đức tính của dân chủ là vô ích hoặc ngay cả vứt bỏ hết các thành tích mà mình đã đạt được, Hoa kỳ không nên giữ thái độ im lặng trên những đề tài đó (vụ đàn áp Tây Tạng 2008- TH). Thỉnh thoảng, những cuộc biểu tình có tổ chức đúng vào thời gian có các hành động ngược đãi được dùng để thông báo với Bắc Kinh rằng cả thế giới vẫn đang chăm chú nhìn vào và quan tâm vào chuyện Trung Quốc đối xử với các công dân của họ ra sao. Một chính sách ngoại giao công khai và khôn khéo hơn của Mỹ giữ một vai trò quan trọng ở nơi đây, đó là nhắc nhở những nước khác về đặc trưng thật sự của chế độ cộng sản Trung Quốc và những giới hạn mà chế độ nầy áp đặt lên nhằm ngăn chặn các mối liên hệ giữa Trung Quốc và các nước dân chủ. Những bạn bè thật sự của nước Mỹ ở trong vùng nầy vẫn còn là những quốc gia đồng minh theo chế độ dân chủ và các nhà lãnh đạo Hoa kỳ sẽ không bao giờ nên co cụm lại mà không lên tiếng phản đối như thế (trong vụ Tây Tạng).

Áp lực lên Trung Quốc cho việc công khai nhiều hơn nữa về các khoản ngân sách quân sự và các kế hoạch của họ dùng để phục vụ cho một mục đích tương tự. Tình trạng giấu giếm của Trung Quốc về đề tài nầy làm nổi bật lên đặc tính khép kín của chế độ đó và nêu lên những câu hỏi hợp lý về mục đích sau cùng của sự gia tăng ngân sách dành cho quân đội của họ. Nếu các nhà làm chính sách Trung Quốc trở nên ngay thẳng hơn về các chương trình quân sự lâu dài của mình, những lo ngại của các nước làng giềng của họ sẽ hầu như lớn hơn – không nhất thiết là một điều xấu.

Một Chương Trình Nghị Sự Trong Vùng

Đường lối của Mỹ hướng tới các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định trong vùng nầy. Liên quan tới phần còn lại của Châu Á, Mỹ nên làm 4 điều:

Củng cố các mối liên hệ song phương.

Công việc quan trọng nhất của Mỹ ở Châu Á sẽ tiếp tục thi hành dựa trên cơ bản song phương, và các đối tác đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ sẽ vẫn là những quốc gia nói trên mà qua họ, Hoa Kỳ sẽ chia sẻ các nguyên tắc chính trị và những mối quan tâm. Không có chút gì là lỗi thời, cho thứ gọi là hệ thống “liên lạc với nhau và liên lạc xuyên qua một trung tâm” liên kết Washington với nhiều thủ đô khác nhau trong vùng sẽ vẫn là chủ yếu cho chính sách Á Châu của Mỹ. Nhưng hệ thống nầy sẽ đòi hỏi những chú ý thường xuyên và những sự củng cố mạnh hơn.

Chính phủ của ông Obama không nên tự cho phép mình bị đánh lừa bởi lời hứa hẹn xa xôi, không chắc chắn của những tổ chức an ninh mới mẻ của nhiều nước Á Châu. Thay vì đó, Hoa Kỳ nên tập trung vào làm mới lại khối đồng minh Nam Hàn-Mỹ, hồi phục các tiến bộ đã làm trong những năm gần đây hướng tới một đồng minh “bình thường” hơn với Nhật Bản, và tiếp tục xây đắp một quan hệ đối tác chiến lược chân thành với Ấn Độ. Trong vài ba năm tới đây, Mỹ cũng nên mở rộng và làm sâu đậm các mối liên hệ của họ với Indonesia, một nước dân chủ vừa nổi lên – cùng với Úc – rồi từ đó nên gia tăng dần để trở thành một vai trò lãnh đạo ở miền Đông Nam Á.

Thắt Chặt Mối Quan Hệ Giữa các quốc gia dân chủ ở Á Châu

Số lượng khá là ít ỏi các tổ chức quốc tế ở Á Châu so sánh với Âu Châu đã và đang là một đề tài của nhiều thảo luận kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Nhiều phương cách đã và đang được đề nghị: Một Cộng đồng Đông Á lấy kiểu mẫu từ Liên Hiệp Âu Châu, một sự phối hợp của các cường quốc chính của Đông Bắc Á Châu sẽ bao gồm ít nhất năm trong số sáu quốc gia tham dự trong cuộc Đàm Phán Sáu Bên (Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, và Nam Triều Tiên), và các quốc gia khác. Với điều kiện là Mỹ có một ghế tại bàn hội nghị nầy, Mỹ không có lý do để phản đối bất cứ đề nghị nào, nhưng Hoa kỳ không nên trông cậy vào các tổ chức rộng rãi và mới mẻ trong vùng nầy để bảo đảm các quyền lợi của họ hay gìn giữ hòa bình.

Tốt hơn nhiều cho những mục đích nầy là một tầng lớp mới của mối liên kết các nước dân chủ ở Châu Á lẫn nhau và liên kết tới Hoa Kỳ. Các nước dân chủ nầy có nhiều điều để bàn luận với nhau, hay ít ra là làm sao để phối hợp các chính sách ngoại giao, đầu tư và viện trợ ngoại quốc của mình để khuyến sự lan rộng nền dân chủ tự do khắp khu vực nầy. Sự trổi dậy của Trung Quốc là một bằng chứng rõ ràng nhất về nhu cầu phối hợp một cách có hiệu quả hơn. Nếu các quốc gia dân chủ hy vọng quân bình được sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc, các quốc gia nầy nên đóng góp các tài nguyên của họ.

Một số cơ chế đã được đề nghị nhằm đạt được những mục đích nầy, thí dụ như một số quốc gia Á châu hợp lại thành một khối tương đương với khối NATO, là không thích hợp trong tình hình hiện tại. Không tiên đoán được tương lai của Trung Quốc ra sao và những mối quan tâm vừa phải về biểu hiện khiêu khích Trung Quốc một cách không cần thiết đang làm cho đề nghị này trở thành một ý kiến không được chấp nhận. Tuy nhiên, một cộng đồng các quốc gia dân chủ ở Á Châu sẽ có một lợi thế mềm dẽo hơn và có thể là một phần của một liên minh lớn toàn cầu của các quốc gia có suy nghĩ như họ.

Những ai phản đối ý kiến nầy trên cơ sở cho rằng sự hình thành tổ chức như vậy thì có tính chất “chia rẽ” hay gây hấn với các chế độ độc tài thì nên nhớ lại rằng khối Cộng đồng Châu Âu hiện nay là một tổ chức quốc tế có các điều kiện chính trị rất nghiêm khắc khi gia nhập. Thực tế cho thấy rằng Trung Quốc đã và đang thiết lập một câu lạc bộ riêng của họ dành cho các chính quyền ở Trung Á (Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải – thành lập 1996 và 2001, gồm 6 nước, Nga và Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan and Uzbek [2]) sẽ làm nhẹ bớt những quan tâm về chuyện thành lập một nhóm các quốc gia dân chủ ở Á Châu.

Đối với kết cục này, Mỹ nên tập trung vào các thời kỳ ngắn hạn quanh việc cổ võ sự liên lạc và hợp tác giữa những nhóm nhỏ ngoại biên đã và đang nổi lên khắp vùng nầy. Hoa Kỳ và Nhật Bản là những đồng minh. Nhật và Ấn Độ đã và đang bàn bạc cùng nhau trên rất nhiều lãnh vực nhạy cảm, cũng như Ấn Độ và Hoa Kỳ. Tại sao lại không tổ chức những cơ hội cho các giới chức của cả 3 quốc gia ngồi lại cùng nhau? Những hội nghị thường xuyên giữa Nhật, Mỹ và Nam Hàn đã và đang đổ vỡ trong những năm gần đây vì những mối căng thẳng giữa Tokyo và Seoul. Tổng thống Obama nên thử hàn gắn và làm lành lại những mối bất đồng nầy và phục hồi lại một cuộc đàm phán chiến lược tay ba giữa các quốc gia dân chủ của miền Bắc Á Châu nầy. Nếu các nước khác như Úc muốn tham gia vào trong các cuộc bàn thảo, thì quá tốt đẹp.

Mục đích của toàn bộ cuộc đối thoại và hợp tác này sẽ cổ vỏ những bàn luận thành thực giữa các chính quyền có cùng suy nghĩ và và thiết lập các cơ chế ngoại vi đa phương và thường xuyên liên lạc nhằm chia sẻ tin tức, xem xét lại các chọn lựa trong những biến cố khác nhau, và thiết lập một phương pháp chung để liên lạc và có thể tham gia vào các cuộc hành quân tập trận. Điều trở nên cần thiết trong biến cố này là để củng cố những mối quan hệ nầy gần gũi hơn tương tự như một liên minh theo truyền thống, hầu hết những điều cơ bản thiết yếu sẽ được đưa ra. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không thích bất cứ điều gì liên quan đến chuyện nầy, nhưng không nên ngăn cấm các quốc gia dân chủ tự bảo vệ mình và tự bảo đảm các quyền lợi của họ.

Duy Trì Sự luân chuyển tự do của hàng hóa và con người. Chống lại chủ nghĩa bảo hộ mâu dịch là chủ yếu để duy trì mối quan hệ tốt đẹp nhất với Trung Quốc, nhưng bảo hộ mậu dịch cũng cần thiết cho sự sống còn để chống lại sức hút ngày càng tăng nền kinh tế Trung Quốc. Nếu Hoa Kỷ đóng chặt thị trường của mình không cho các hàng nhập cảng và các đầu tư của Á Châu vào Mỹ, khu vực nầy sẽ trở thành lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Ngoài việc đưa ra những lợi ích kinh tế cho các nước liên quan, việc mở cửa thị trường của Hoa kỳ sẽ làm yếu đi những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tự đặt họ vào tâm điểm của một khối kinh tế độc quyền trong vùng nầy.

Tương tự như thế, nhưng sự luân chuyển của con người cũng phải được tự do. Khi Trung Quốc tiếp tục xây dựng nên những viện đại học thành công, các phòng thí nghiệm và các khu công nghệ tiên tiến, nước này sẽ trở thành một nam châm hấp dẫn nhiều người có tài năng và tham vọng khắp Á Châu và thế giới. Nếu ý kiến chống lại việc di dân và sự lo sợ chủ nghĩa khủng bố tạo ra kết quả là những rào cản cực đoan đối với điều kiện vào nước Mỹ, chúng ta có thể tự mình tước đoạt dòng nhập cư đều đặn của những người di dân tài ba và nhiều tham vọng, họ luôn luôn là một trong những ưu điểm có giá trị nhất trong sự cạnh tranh toàn cầu về khoa học và kỹ thuật.

Vị trí của nước Mỹ cũng như quyền lực của người Á Châu không chỉ nằm trong các quyền lợi kinh tế và quan tâm chiến lược nhưng còn trong những mối quan hệ mạnh mẽ về gia đình, niềm tin, và kinh nghiệm cá nhân. Trong mấy chục năm qua những mối quan hệ nầy đã và đang buộc chặt Hoa Kỳ với Nam Hàn, Nhật bản, Úc và Philippines. Ngày nay, những mối liên hệ ấy đang liên kết Hoa kỳ với Ấn độ và Trung Quốc. Nếu những mối liên hệ ấy đơm hoa kết trái, chúng nên được thường xuyên nhắc nhở và làm cho tươi mới lại. Đối với Hoa Kỳ, sự cởi mở là một nguồn sức mạnh vĩnh viễn của quốc gia cũng giống như dấu hiệu của sự tự tin lâu dài.

Gia tăng các khả năng Quân Đội. Yếu tố sau cùng trong một chiến lược ở bình diện rộng cho Châu Á có thể chứng minh là rất khó lòng để thực hiện. 10 năm tới đây, và chắc có lẽ là lâu hơn nữa, Mỹ sẽ phải làm nhiều để đáp trả khả năng gia tăng quân sự của Trung Quốc – bởi vì Mỹ cần tránh những lựa chọn của mình sao cho khỏi bị thu hẹp lại trong những cuộc khủng hoảng có thể xẩy ra, và cũng để bảo đảm rằng những đồng minh và các kẻ thù không mất niềm tin vào những bảo đảm an ninh của người Mỹ. Nếu không có quyền lực đáng tin cậy của Hoa Kỳ trong vùng nầy, một số các quốc gia đồng minh đã có thể lựa chọn giải pháp đơn phương và căng thẳng như thủ đắc các vũ khí hạt nhân. Các quốc gia khác đã có thể tìm kiếm sự dàn xếp tốt nhất với Bắc Kinh. Các viễn cảnh cho sự truyền bá tự do sẽ phai mờ, và các nguy cơ của mâu thuẩn sẽ gia tăng.

Những mối quan tâm là rõ ràng, những chướng ngại vật để đưa ra hành động thích hợp sẽ cao. Cho rằng giá cả quá cao dành cho việc duy trì quân đội có ảnh hưởng ở vùng Thái Bình Dương – đặc biệt khi quốc gia nầy sẽ bị siết chặt ngân sách bởi nền kinh tế đang gặp khó khăn –áp lực để đối phó và giải quyết những khó khăn ở trong nước cần thiết hơn và có thể khuyến dụ các chính phủ trong tương lai làm ở mức tối thiểu. Điều nầy sẽ là một canh bạc đầy nguy hiểm. Trong thời đại mà các lý thuyết gia và các nhà ngoại giao đang ham mê “quyền lực mềm”, sự cân bằng về vũ khí vẫn mang tính quyết định. Các nhà lãnh đạo quốc gia có trách nhiệm không có sự lựa chọn nào ngoại trừ phải đi theo điều ấy.


Bản gốc tiếng Anh được lưu tại trang Viet-Studies.

Người dịch: Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


[1] Victor Cha, “Chiến Thắng Châu Á” Tạp chí Đối Ngoại (tháng 11 và 12/ 2007)

[2] Văn phòng của Bộ Trưởng Quốc Phòng, Bản Báo Cáo Hàng năm tới Quốc Hội: Quân Lực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc 2008.

[3] Ikenberry, “Sự Trổi Dậy của Trung Quốc và Tương lai của Phương tây” Hệ Thống Các nước Tự Do có thể Tồn tại?

Tạp Chí Đối Ngoại (tháng 1/ tháng 2, năm 2008)

[4] Trung Quốc đã cố tình giảm giá trị đồng nhân dân tệ để có lợi thế trong xuất khẩu. Ở bên trong Trung Quốc, có nhiều hàng hóa xuất cảng sang Mỹ, và khi bán thì thu ngoại tệ đô la càng nhiều ở Hoa Kỳ; Ngược lại, vì giá đô la cao hơn nhân dân tệ, hàng hóa Hoa kỳ ở TQ trở thành quá đắt giá, dân chúng Trung Quốc không thích mua hàng cuả Mỹ. Hàng của Mỹ cũng không cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác ở Trung Quốc.

[5] Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là những quốc gia chống cộng sản mạnh mẻ nhất cảu thế giới và là những người bạn đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ, thực tế tạo tahnh1 một quasi-alliance. Đó là 6 quốc gia nằm trong Hiệp Hội gọi tắt là ASEAN: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan.

[6] http://en.wikipedia.org/wiki/Shanghai_Cooperation_Organisation

[*]Tham gia cùng nhau bảo vệ chủ quyền bởi hai hay nhiều quốc gia, hay một kế hoạch để đạt được điều ấy: “Những đồng minh lo sợ rằng họ là những con tốt đen trong một sự tham gia chủ quyền với một siêu cường quốc”

Posted in Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: | 10 Comments »

 
%d người thích bài này: