Nhiều người, trong mấy ngày qua đã bàn một cách uyên bác mấy chữ ấy. Người lãnh đạo chính thống đương nhiệm ca ngợi hết lời, khẳng định nó như là một sự thật mười mươi, không thể bác bỏ, cả về lý thuyết, cả về thực tế đã xảy ra và đang tiếp nối. Những kẻ này thường theo một lý luận “cứ nói mãi, người nghe, xã hội sẽ có một rãnh mòn trong võ não”.
Quả nhiên đã có khá nhiều trí thức, thanh niên và người dân đã hình thành hiệu ứng con chó Pavlov, và tin như đinh đóng cột. Bây giờ có nhổ ra cũng không phải dễ: đã từng có một cuộc cách mạng xảy ra và gọi tên là Cách mạng Tháng Tám. Người ta còn quả quyết đó là sự lựa chọn của “đảng và bác Hồ”, cuộc cách mạng Công Nông đầu tiên ở châu Á, cuộc cách mạng tiến lên dưới hai ngọn cờ “độc lập và chủ nghĩa xã hội”. Nhưng ông Trọng lại cãi, còn lâu mới có chủ nghĩa xã hội thứ thiệt. Nghĩa là đảng và ông Hồ lựa chọn không nhằm, không đúng. Không làm gì có chủ nghĩa xã hội thật sự!Đọc tiếp »
Từ 71 năm và 7 tháng: Lời hứa của những người cầm đầu chế độ toàn trị trước sau vẫn như “miệng quan trôn trẻ”!
Chung quanh thảm họa môi trường: Ai đang hưởng tự do làm giầu, ai đang tự do đổi đen thành trắng và ai đang bị đàn áp, mất tự do, mất công ăn việc làm?
Độc lập theo “biện chứng” của Nguyễn Phú Trọng là không nên mở miệng ủng hộ Phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế đã phủ nhận những đòi hỏi sai lầm và ngang ngạnh của Bắc kinh!
Âu Dương Thệ
2-9-2016
Tháng 8.1945 nhân dân ta đã đứng lên làm cuộc cách mạng lịch sử, nhưng Hồ Chí Minh đã dùng các thủ đoạn quỉ quyệt và dã man để cướp công của nhân dân, nhận vơ là công lao của đảng và từ đó dựng lên thuyết rất độc tài và phản động “lịch sử đã giao phó cho ĐCS” để biện hộ cho việc kéo dài chế độ toàn trị suốt 71 năm!
Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên hứa “Không có gì quí hơn độc lập, tự do!” Nay 71 năm trôi qua, ba thế hệ đã trải nghiệm, bao nhiêu triệu người đã hi sinh, nhưng chế độ toàn trị đã mang lại tự do cho nhân dân như thế nào và độc lập cho đất nước ra làm sao?Đọc tiếp »
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập lực lượng CAND Việt Nam, 18/8/2015. Lực lượng CAND Việt Nam được thành lập vào ngày 19/8/1945, ngày Việt Minh lên nắm chính quyền. Ảnh: Reuters.
Nửa thế kỷ trước, ở quê nhà tôi có nghe loáng thoáng qua về nhóm chữ “Cách mạng tháng Tám” và “Cách mạng mùa Thu” mà không hiểu rõ những sự kiện này. Thỉnh thoảng nghe người lớn nói chuyện với nhau về Nhật đảo chính Pháp, về giải giới quân đội, Việt Minh cướp chính quyền, nghe đến một vài tên tuổi quen thuộc như Bảo Đại, Hồ Chí Minh, Trần Trọng Kim nhưng không rõ lắm về những nhân vật lịch sử này.
Với tôi, một đứa bé được sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam sau ngày đất nước chia đôi năm 1954 thì những gì xảy ra ngoài Bắc tôi không được biết nhiều. Danh từ “cách mạng” mà tôi biết đến là “Cách mạng 1/11” khi có đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm xảy ra trong ngày đó vào năm 1963, để rồi những năm sau ngày này là lễ lớn, học sinh được nghỉ học và ở trung tâm thủ đô có diễn binh trên đường phố, như trong ngày Quốc Khánh 26/10 trước năm 1963 mà tôi cũng đã được đi xem diễn binh, xem bắn pháo bông ở bến Bạch Đằng Sài Gòn.
Đảng Cộng sản đã ngự trị trên đất Việt Nam tròn 71 năm. Ảnh: Reuters.
Đảng Cộng sản đã cướp chính quyền và ngự trị trên đất VN tròn 71 năm. Họ hứa hẹn một nền độc lập vững chắc, tự do cho toàn dân, theo phương châm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được coi là chân lý tuyệt vời. Nhưng rõ ràng đó chỉ là khẩu hiệu chết trên giấy, trên tường, trên môi, không thấy được trong cuộc sống. Cả dân tộc bị lừa dối bởi cái trò tuyên truyền hão, cố tình che dấu sự thật, khi chỉ có quan chức CS là có quyền tự do độc chiếm đặc quyền.
Nhìn kỹ trên bản đồ đất nước hình chữ S, không thấy khởi sắc ở đâu, chỉ toàn thấy một màu ảm đạm, đen tối, tang tóc, đúng là mảnh dư đồ rách nát. Từ phía Bắc là biên giới gần 2 ngàn km cho láng giềng nước lớn ngang nhiên xâm nhập, với hàng vạn người hàng ngày không giấy tờ, với hàng lậu, hàng độc hại, ma túy, côn đồ, thổ phỉ, kẻ cướp nội tạng công dân ta. Đó là một đường biên giới mà ta đã mất chủ quyền, một biên giới bị bỏ ngỏ toang hoang cho mọi kiểu tai ương và tội ác hàng ngày từ phương Bắc tràn xuống thâm nhập khắp nước ta.Đọc tiếp »
Sắp đến ngày kỷ niệm lần thứ 71 cuộc “cướp chính quyền 19/8” và “ngày Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945”. Trong nước sẽ có kỷ niệm ồn ào, trống dong, cờ mở, mít tinh hội hè, pháo bông, liên hoan, thả tù nhân trước thời hạn. Nhưng sao lòng dân không thật là vui, không thật là mừng, và còn không ít người buồn nản, đau xót khi thấy 71 năm là thời gian rất dài mà độc lập chưa vững chắc, tự do còn xa vời, đất nước “cao tuổi” mà vẫn “không chịu phát triển”, phải nỗ lực ghê gớm 20 năm nữa mới may ra theo kịp mức sống của người dân Thái Lan hiện nay.
Cái mất về thời gian của một đất nước, một dân tộc so với các nước quanh ta thật đau lòng đứt ruột. Chế độ chính trị chân chính phải là chế độ kiến tạo dân chủ, kiến tạo phát triển trong luật pháp, kiến tạo bình đẳng xã hội, kiến tạo hạnh phúc cho toàn dân chung hưởng.Đọc tiếp »
Ông Nguyễn Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
17-8-2016
Một câu hỏi phải được đặt ra là tại sao vào thời điểm 1945 đảng được ủng hộ nhất lại là Đảng Cộng Sản, một đảng theo đuổi một chủ nghĩa mà mục tiêu cuối cùng là hủy diệt quốc gia? Đáng lẽ biến cố Xô Viết Nghệ Tĩnh đã phải khiến người ta hiểu rằng Đảng Cộng Sản sẽ tiêu diệt hết những thành phần không cộng sản. Chúng ta không thể nào nhấn mạnh đầy đủ sự trống vắng ý thức chính trị và tinh thần dân tộc vào giai đoạn Cách Mạng Tháng 8.
Lời giới thiệu: Một lần nữa chính quyền Việt Nam lại sắp tổ chức kỷ niệm tưng bừng Cách Mạng Tháng 8 (CMT8) mà cao điểm là ngày 19/8/1945, ngày mà cho tới gần đây Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn gọi là ngày “cướp chính quyền”. Có lẽ vì thế giới đã thay đổi và “cướp” không còn được coi là một hành động vinh quang nữa nên từ vài năm nay ĐCSVN chỉ còn nói tới CMT8 mà thôi. Trái lại những người đối lập lại thường hay nhắc lại cụm từ “cướp chính quyền” này như để nói lên bản chất của chế độ. Mặt khác một dấu hiệu của thời đại là ngày càng có nhiều người nói về thành tích của Đảng Cộng Sản như thể là để nhìn lại một giai đoạn lịch sử sắp chấm dứt. Đọc tiếp »
Việt Minh tổ chức biểu tình cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945 tại Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Ảnh: internet
Nhân dịp kỷ niệm CM tháng 8, ngoài những điều nhiều người đã biết, đã thuộc lòng, cũng nên nhìn vào vài đánh giá và tuyên truyền nhầm, sai sự thật để hiểu thêm lịch sử.
Xin bắt đầu từ tháng 5- 1941, khi Đảng Cộng sản thành lập Mặt trận Việt Minh ( VM ) với mục tiêu: “Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, cùng nhau đánh đuổi Nhật – Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Tuyên bố công khai là thế, mục tiêu trước mắt là như vậy, rất tốt đẹp, rất rõ ràng, nhưng xét ra việc thực tế đã làm được, mục tiêu chính và lâu dài không hoàn toàn đúng như thế.
Đêm 9 tháng 3- 1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không còn một người Pháp cai trị. Ngày 11 -3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4- 1945 giải tán Triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15 – 8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17 – 8 Chính quyền Hà nội tổ chức Mit tinh, treo Cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của VM cướp đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương Cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM.
Từ trước ngày 17 -8 thủ tướng Trần Trọng Kim, Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diiện của VM tại Hà nội (Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang) với đề nghị mời người của VM tham gia Chính phủ hoặc hợp tác lập Chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân Đồng minh, nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho VM một cách hòa bình. Nhưng cả 5 lần đều bị đại diện VM từ chối với tuyên bố là VM đủ lực lượng để cướp toàn bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không thành lập quân đội, không có Bộ Quốc phòng.
Ngày 19- 8 VM cướp chính quyền ở Hà nội. Sau đó việc cướp chính quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc cướp này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì không gặp phải sự chống đối . Ngày 25-8 vua Bảo Đại thoái vị. Về việc tuyên bố độc lập của Bảo Đại và sự hoạt động của Chính phủ Trần Trọng Kim hiện có 2 luồng nhận định rất khác nhau. Theo tuyên truyền của VM thì bọn ông Kim chỉ là một lũ bù nhìn, tay sai cho Nhật, là bọn Việt gian bán nước. Ngược lại, theo nghiên cứu và công bố của một số sử gia độc lập thì Tuyên bố Việt Nam độc lập của Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim có đủ cơ sở và giá trị pháp lý, Chính phủ bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước, có trình độ cao, có tinh thần dân tộc mạnh và đã làm được nhiều điều có ích lợi cho dân tộc. Nếu như VM không kiên quyết tiêu diệt mà hợp tác với họ thì vận mệnh đất nước có lẽ đã khác nhiều. Việc này như thế nào xin để lịch sử phán xét.
Riêng chuyện CM tháng 8 đã đánh Pháp, đã đuổi Nhật và giành độc lập mà trên 70 năm qua nhiều người Việt vẫn tin và khẳng định như vậy thì thực tế lịch sử đã chỉ ra rõ ràng là không đúng. Trong thời gian diễn ra CM tháng 8 VM không hề đánh một đơn vị Pháp nào, không hề đuổi một đơn vị Nhật nào. VM quả thực đã lợi dụng được thời cơ và điều kiện rất thuận lợi để cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim khi Pháp đã bị Nhật loại bỏ, Nhật đã đầu hàng, chính quyền hợp pháp không có quân đội, không chống lại. Hơn nữa khi CM sắp nổ ra, tổng chỉ huy quân Nhật tại VN có đề nghị với Bảo Đại và Trần Trọng Kim, rằng nếu phiá VN yêu cầu thì quân đội Nhật sẽ giúp bảo vệ chính quyền và đánh tan VM. Nhưng các ông đã không đồng ý, nghĩ rằng như thế là huynh đệ tương tàn, là làm đổ máu của người Việt một cách không cần thiết.Ông Kim còn đòi Nhật thả nhiều thanh niên VM bị Nhật bắt giam trước đó. Nhật đã thả họ. Trong tuyên ngôn thoái vị Bảo Đại nêu cao tình đoàn kết dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. VM cho rằng đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, có ý nghĩa lịch sử trọng đại sau gần một thế kỷ đất nước bị đô hộ. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng trước đó mấy tháng nước VN đã độc lập, đã thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Mặc dầu lúc đó trên lãnh thổ còn có quân Nhật, nhưng Nhật không đặt chế độ cai trị, Nhật không xem VN là thuộc địa, VN có chính phủ riêng, Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập. Nếu cứ khăng khăng cho rằng Bảo Đại và Trần Trọng Kim bị lệ thuộc vào Nhật thì sau khi Nhật đầu hàng họ cũng đã thoát khỏi sự lệ thuộc đó và độc lập của VN được bảo đảm. Như vậy thì CM tháng 8 đã không đánh Pháp, không đuổi Nhật, càng không giành độc lập cho đất nước. Từ tháng 4- 1945, và đặc biệt từ sau 15- 8 nước VN đã hoàn toàn độc lập. CM tháng 8 chỉ làm một việc duy nhất là cướp chính quyền để thay đổi chế độ và bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là tuyên ngôn lần thứ hai, sau tuyên ngôn của Bảo Đại.
Đảng Cộng sản đang trên đà thắng lợi thì ngày 01 tháng 11- 1945 tuyên bố tự giải tán. Một số người cho rằng đây là một nước cờ khá cao của Đảng, nhằm bảo toàn lực lượng trước sự phá hoại, khủng bố của các thế lực thù địch. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu không chấp nhận lời giải thích ấy, cho rằng đó là một sự dối trá, một nước cờ quá thấp, định dùng nó để đánh lừa chính phủ Mỹ nhưng đã không qua mắt được tình báo của họ. Nguyên do là Hồ Chí Minh biết Mỹ ủng hộ việc giải phóng thuộc địa, đặc biệt là thuộc địa của Pháp.VM đã từng xem Mỹ là bạn, đã nhận nhiều viện trợ của họ. Hồ Chí Minh cũng rất biết Mỹ không ưa gì cộng sản, vậy muốn nhận được sự ủng hộ chân thành và tận tình của Mỹ thì phải xa rời cộng sản. Nhưng rồi mưu mô dối trá tự giải tán của CSVN đã không lừa được Mỹ, cho nên Tổng thống Mỹ không trả lời những bức thư của Hồ Chí Minh liên tiếp gửi đến. Mỹ ủng hộ Pháp trở lại VN với mong muốn dùng Pháp ngăn chặn làn sóng cộng sản. Thế rồi CS VN mắc mưu Mao Trạch Đông biến Mỹ từ bạn thành thù.
Khi vận động thành lập VM, Đảng CS kêu gọi liên hiệp các tầng lớp nhân dân yêu nước, các đảng phái cùng đánh đuổi Nhật Pháp, giành độc lập. Tham gia vào VM có các đảng như : VN Quốc dân đảng, đảng Cách mệnh VN, đảng Đại Việt, đảng Hưng Việt, đảng Việt cách. Khi VM cướp được chính quyền thì ban đầu cũng có nhường cho các đảng một số ghế trong Quốc hội, nhưng về sau các đảng khác đều bị gắn nhãn việt gian, phản động, bị tiêu diệt công khai hoặc ngấm ngầm. Ngay Đảng Dân chủ, đại diện cho doanh nhân và Đảng Xã hội, đại diện cho trí thức được hoạt động một thời gian rồi cũng bị giải tán. Không những thế, sau này trong kháng chiến chống Pháp, trong cải cách ruộng đất, trong nhiều phong trào khác nhiều người yêu nước đã bị hãm hại chỉ vì họ là địa chủ, tư sản hoặc có vài ý kiến bất đồng. Làm như vậy phải chăng để CS thực hiện mục đích chính là độc chiếm vai trò thống trị.
Một số người lập luận rằng nếu không có đảng CS lãnh đạo làm CM tháng 8 thì đất nước VN không có được như ngày nay. Đó là một kiểu ngụy biện. Và ngày nay của VN như thế nào, có đáng mơ ước và tự hào không. Nếu năm 1945 những người theo Đảng làm CM tháng 8 biết được tương lai của VN sau 70 năm sẽ như bây giờ, rất nhiều giá trị bị đảo ngược, nếu họ biết Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh nói : “ Biết đi với Trung quốc thì mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng” thì liệu có bao nhiêu người hăng hái theo Đảng, hy sinh cho Đảng. Hà Sĩ Phu bình luận câu nói của ông Linh là rất dại, rất ngu, rất phản động. Thực ra rất đau xót và nhục nhã cho dân tộc vì con đường đi với Trung quốc đó đang được một số người có chức quyền ra sức thực hiện chỉ vì lợi ích nhóm của ĐCS, còn một số khá đông khác thuộc nhân dân thì vì sợ đủ mọi thứ mà chịu yên lặng, chịu hèn yếu chấp nhận sự hủy hoại, sự diệt chủng do Trung cộng gây ra cho dân Việt một cách từ thâm trầm đến ào ạt.
Nhân kỷ niệm lần thứ 71 CM tháng 8, viết ra vài sự thật đã từng ít được quan tâm để đóng góp vào việc hiểu thêm lịch sử.
Đảng và Quân đội Cộng sản Việt Nam đang đổ hết gas vào những cái mồm tuyên truyền để chống những ai nói đảng đã lầm đường lạc lối 70 năm trước để đến bây giờ phải kêu gọi hàng ngũ cứu nguy “suy thoái đạo đức”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.
Lệnh này nhan nhản trong các bài viết trên báo Quân đội Nhân dân và của Ban Tuyên giáo trong thời gian phô trương những thành qủa tưởng tượng khoác áo “vĩ đại” đã đem lại cho dân từ ngày gọi là Cách mạng tháng 8/1945 và Độc lập 2/9.
Lâu nay, để biện hộ cho vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản tại Việt Nam (một điều được ghi trong hiến pháp), nhà cầm quyền thường nêu lên ba lý do chính: Một, họ đã có công trong việc giành độc lập cũng như thống nhất đất nước; hai, chỉ có họ mới đủ khả năng lãnh đạo; và ba, họ được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân. Theo họ, ba lý do ấy tạo nên tính chính đáng (legitimacy) của chế độ.Đọc tiếp »
Tiến sỹ Nguyễn Quang A về tới Nội Bài vào ngày 1-9-2015 có thể chỉ là một sự trùng hợp. Nhưng việc tước 15 giờ tự do của ông trong đêm trước lễ Độc lập đã gửi một thông điệp rất phản chính trị.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A là một người vận động cải cách một cách ôn hòa. Ông khát khao một tiến trình chuyển đổi an toàn. Thay vì “lật đổ” hay “cướp chính quyền”, ông chủ trương một lộ trình dân chủ hóa có sự tham gia của cả những người đang cầm quyền.Đọc tiếp »
Trong trả lời phỏng vấn của BBC ngày 26/8 vừa qua, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phản biện độc lập (IDS, đã tự giải thể) ở Việt Nam, thừa nhận 70 năm sau khi Việt Nam giành được độc lập “những mục tiêu dân giàu nước mạnh, những mục tiêu về độc lập dân tộc, kể cả những mục tiêu về dân chủ chưa đạt”. Mặc dầu vậy, trước câu hỏi thế thì Việt Nam có cần một cuộc cách mạng toàn diện mới hay không, ông nói: “Tôi rất ghét cách mạng, tôi chỉ thích tiến hoá mà thôi. Bởi vì các cuộc cách mạng, nhìn suốt lịch sử thế giới, đều là các cuộc cách mạng vô cùng tàn bạo. Cái giá nó mang lại cho nhân loại hoặc cho từng dân tộc đều rất đắt, cho nên là dẹp cách mạng đi.”
Phản phúc, bội bạc, đổi trắng thay đen, lọc lừa, dối trá, xưa cũng như nay, trong chế độ phong kiến hay “cộng sản” chung quy cũng ở ba điều: Nhà Phật bảo tham, sân, si. Cái ông Liệt Ninh, cộng sản Nga thì nói toẹt ra là: dốt, tham và độc tài.
____
Nguyên Hiệp
1-9-2015
Có một lần ngồi nơi thềm nhà ở Ô Đồng Lầm. Bấy giờ, nhà cửa còn lúp xúp dưới tán cây, nên bầu trời thu Hà nội nhìn không bị cắt nham nhở như hình tượng tranh trừu tượng, méo mó, xô xảm. Tôi nhìn thấy một đàn cò bay mải miết về phương nam. Tôi làm bài thơ Heo May có mấy câu: Mùa Thu về, cùng bầy chim di trú.Đọc tiếp »
Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ
Đầu tháng 9 này, chắc chắn giới lãnh đạo và giới truyền thông Việt Nam sẽ làm ầm ĩ về những thành tựu họ đã đạt được trong suốt 70 năm kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhân dịp này, chúng ta cũng nên nhìn lại vấn đề công và tội của đảng Cộng sản đối với đất nước.
Công lớn nhất và đáng kể nhất của đảng Cộng sản là cuộc kháng chiến chống Pháp, kéo dài 9 năm, kết thúc với trận đánh oanh liệt tại Điện Biên Phủ vào năm 1954, chấm dứt ách đô hộ kéo dài gần một thế kỷ của thực dân Pháp. Dĩ nhiên, người ta có thể cho đó là thành tích của cả dân tộc chứ không hẳn của riêng đảng Cộng sản. Người ta cũng có thể phản biện lại: ngay trong điều gọi là công trạng này đã có mầm mống của tội ác qua việc đảng Cộng sản loại trừ những người yêu nước không phải cộng sản hoặc chống lại cộng sản. Tuy vậy, nhìn chung, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản trong việc mang lại độc lập cho Việt Nam.Đọc tiếp »
Lực lượng phòng cháy chữa cháy tại buổi tổng duyệt diễu binh mừng Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình hôm 29/8. Nguồn: báo Tuổi Trẻ
Dự kiến sẽ có 30.000 người tham gia diễu binh mừng Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội. Trước đó, việc cấm đường để diễn tập hôm 29/8 gây nhiều bức xúc trên mạng xã hội.
Báo này tiết lộ dự kiến sẽ có 30.000 người tham gia lễ diễu binh, diễu hành vào sáng 2/9.
Hàng nghìn cảnh sát giao thông, cơ động, đặc nhiệm công an Hà Nội cùng nhiều tổ công tác trấn áp tội phạm khủng bố, đua xe… cũng được huy động.
Theo các báo, đoàn diễu binh bắt đầu đi từ quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rồi chia theo hai hướng qua các tuyến phố: Nguyễn Thái Học – Kim Mã – Liễu Giai và Nguyễn Thái Học – Tràng Thi – Hàng Khay – Tràng Tiền – Nhà hát Lớn – Trần Khánh Dư.Đọc tiếp »
Trước kia trong sách lịch sử, kể cả sách giáo khoa, ngày 19/8 được gọi là ngày “cướp chính quyền”, sau này sửa lại thành ngày “giành chính quyền”, về sau nữa thì sửa lại thành “giành chính quyền về tay nhân dân”, và trong sách giáo khoa lịch sử, ý nghĩa cơ bản cuộc cách mạng tháng 8 được ghi nhận:
– Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm. – Xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm. – Đập tan ách phát-xít Nhật – Giành chính quyền về tay nhân dân, nhân dân trở thành chủ nhân đất nước.
Để hiểu rõ cái sự giành này, hãy thử nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày tháng tám.Đọc tiếp »
Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Linh mục Phan Văn Lợi
30-08-2015
Lời giới thiệu: Cách đây 70, những người cộng sản Việt Nam đã tổ chức cướp chính quyền mở đầu bằng cái họ gọi là “Cuộc cách mạng tháng Tám”. Và ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà họ tự hào khoe là nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
70 năm nhìn lại, có nhiều cách đánh giá khác nhau về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và ngày Quốc khách 2/9. Bên cạnh sư khoe khoang của những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam mà họ cho là những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được. Trong dư luận lại có sự đánh giá khác. Từ sau Cách mạng tháng Tám những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản bội lợi ích của dân tộc để phục vụ cho lợi ích của chủ nghĩa cộng sản, của Đệ tam Quốc tế, cam tâm làm chư hầu cho Nga Xô và Trung Cộng, đưa đất nước Việt Nam vào môt thảm kịch mới. Thay vì đưa đất nước đi vào con đường thịnh vượng, sánh vai cùng năm châu, những người cộng sản đã cai trị đất nước bằng bạo lực của nền chuyên chính vô sản, hơn 30 năm trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ngày 2/9/1945 đã trở thành ngày quốc hận.Đọc tiếp »
Ngày “Quốc khánh 2 tháng 9” năm nay sẽ được ĐCSVN tổ chức thật long trọng để kỷ niệm 70 năm đất nước này bị chui vào cái gông Cộng sản mạ vàng, để ĐCS độc quyền nhào nặn và sử dụng. Nói “bị chui” bởi vừa bị cưỡng bức lại vừa tự nguyện chui vào. Trên bình diện toàn cục thì nhân dân VN khốn khổ này không thể chối bỏ sai lầm tự nguyện. Nếu không có sự tự nguyện đương nhiên của số đông “bần cố” và sự tự nguyện nhẹ dạ cả tin của một số trí thức đầu tàu ngây thơ chính trị, ngỡ mình gặp được Minh quân, thì cái thòng lọng chuyên chính CS đâu có tự nhiên choàng được vào cổ dân tộc này?
Thật chẳng ngoa khi mô tả thế giới cộng sản đều là những “trại súc vật” hay trại giam khổng lồ nhưng có cái cổng tiếp đón, cái phòng tiếp tân rất huy hoàng lộng lẫy. Bước vào cổng đã như thấy bày ra trước mắt viễn cảnh một chân trời tự do hạnh phúc đầy hứa hẹn, nhưng chỉ cần anh nào tưởng bở mà lỡ bước chân vào là “ban quản giáo” sẽ có người ra tiếp đón ngay, nắm nhẹ cánh tay âu yếm dắt anh vào sâu hơn. Đến lúc anh nhận biết là mình đang đi vào “trại” và muốn quay ra thì đã muộn rồi. Đường tới “Thiên đường ảo vọng” này là con đường độc đạo, một chiều, có cưỡng bức, mà là cưỡng bức tuyệt đối, bước chân đi là cấm kỳ trở lại.Đọc tiếp »
Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.
Chỉ còn vài ngày nữa, đất nước sẽ diễn ra một sự kiện lớn- kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, ngày mà cách đây đúng 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa..
Đo bằng tầm tư duy thời đại
70 năm với đời người đã là thuộc hàng xưa nay hiếm.Đọc tiếp »
Bùi Thanh Hiếu:Xin chào anh Người Buôn Gió, nhân dịp ngày 2/9 anh cho biết cảm nghĩ của mình.
Người Buôn Gió: Thưa với anh, tôi cũng như bao người dân khác, háo hức chờ đón ngày lễ trọng thể như này.
Bùi Thanh Hiếu:Tại sao là một thằng phản động, anh lại ” háo hức chờ đón ” ngày lễ tôn vinh đảng cộng sản Việt Nam?
NBG: À vì tôi thấy sự thật ngày càng rõ ràng, cái háo hức của tôi là háo hức nhận ra sự thật. Tôi ngày càng nhận ra sai lầm của mình bấy lâu, khi chống phá, xuyên tạc uy tín của ĐCSVN.Đọc tiếp »
Tôi không có một nếp nhà, một góc phố, một xóm nhỏ gắn với cả tuổi thơ để mà hoài niệm. Riêng đoạn học trình để có được tấm bằng Tiểu học Tốt nghiệp (Certificat d’études primaires elementaires Indochinoises) tôi đã phải học qua năm trường và đi một vòng từ Thanh Hóa ra Hà Nội, rồi lại từ Hà Nội trở về Thanh Hóa.
Năm 1942, lên sáu tuổi tôi đã được đến trường. Trường Alexandre de Rhodes là một trường dòng ở sau Nhà Thờ thị xã Thanh Hóa. Tôi học ở đây chưa hết Lớp Bốn (Cours Preparatoire) thì Ba tôi về đưa tôi ra Hà Nội. Ở Hà Nội, tôi học qua hai trường: Trường Trí Tri, Trường Bùi Huy Bích mới hết được Lớp Nhì Đệ Nhất (Cours Moyen Un) thì Toàn quốc Kháng chiến, tôi phải tản cư về Thanh Hóa.Đọc tiếp »
Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) gọi là ngày Cách mạng tháng Tám, còn là ngày Tổng Khởi nghĩa, cũng là “Ngày cướp chính quyền về tay nhân dân”.
Trong các văn kiện chính trị từ đó đến nay, chữ “cướp chính quyền” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong sách vở, báo chí, qua lời Hồ Chí Minh, qua các bài viết của Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… còn lưu giữ, không sao kể hết .
Tại sao lại dùng chữ “cướp”?
Theo định nghĩa của từ điển, chữ “cướp” có hàm ý xấu. “Cướp là lấy, tước đoạt của cải của người khác, không phải của mình”. Người ta thường nói “kẻ cướp”, “bọn cướp”, “lũ cướp”, “đồ ăn cướp”… “Ăn cắp” và “ăn cướp” thông thường có cùng nghĩa, nhưng ăn cướp chỉ ra hành động hung dữ, bạo lực, phạm pháp cao hơn, mang tính chất lên án, khinh bỉ hơn.Đọc tiếp »
Hôm qua, tôi tiêu ra cả 3 giờ đồng hồ để theo dõi vài chương trình truyền hình địa phương. Tôi đi đến kết luận là phong cách truyền hình có nhiều đổi mới so với 10 năm trước đây (dĩ nhiên), nhưng về nội dung thì vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn rất nặng về tuyên truyền và nhồi sọ. Đáng nói là cách nhồi sọ rất thô và có vẻ người ta chẳng thèm dấu giếm gì việc làm đó.
Đầu tiên là chương trình tin tức / thời sự từ đài VTV1 ngoài Hà Nội. Phải nói đây là chương trình thô cứng nhất, nặng về tuyên truyền và nhồi sọ nhất, và hình thức dở nhất so với các chương trình khác. Vì sắp đến ngày 2/9 nên chương trình thời sự dành một thời lượng đáng kể để tuyên truyền về sự kiện gọi là “cách mạng tháng 8”. Có cô phóng viên nhỏ bé phỏng vấn những người tham gia CMT8 ở miền Nam, họ kể lại những giây phút lịch sử đó với giọng nói khá hào hứng. Điều đáng nói là tất cả 3 người được phỏng vấn đều là người nói giọng Bắc! Tôi nghĩ ông cụ Trần Văn Giàu mà còn sống và nghe mấy vị này nói chắc ông cụ dễ bị heart attack. Đọc tiếp »
“Nhà nước chuyên chính vô sản hay nhà nước XHCN KHÔNG có tính CHÍNH DANH, không được MỘT lá phiếu bầu của dân. Nó sẽ không tự buông ‘mác lê’ quy hàng mà sẽ cố thủ đến cùng. Động lực của nó chính là đặc quyền đặc lợi quá lớn, được quyền tự tung tự tác phè phỡn vơ vét trên sự đau khổ của dân chúng”.
____
VIẾT NHÂN DỊP CMT8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
Phương Nguyễn
25-08-2015
Tính chính danh của nhà lãnh đạo, của nhà nước, nói nôm na là “ai đặt ông lên làm vua, làm tổng thống, làm chủ tịch”
Thời phong kiến, các vị vua Trung hoa và Việt Nam tự xưng mình là “thiên tử”, là con trời. Tính chính danh của ngôi vua là do trời “chỉ định“. Thêm vào đó là đạo đức của người “quân tử” ngày xưa phải là phải “trung quân ái quốc”, trung với vua là yêu nước. Phải hành xử theo câu “quân xử thần tử thần bất tử bất trung” là vua biểu chết mày phải chết hông được cãi. Đọc tiếp »
“Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?…”
(Theo hồi ký “Đèn cù” của Trần Đĩnh)
Những oan hồn tạo ra từ 70 năm nay trên con đường cách mạng ấy đã và đang rộn ràng hòa vào những đôi mắt sống của người dân. Những mắt ấy mở chong đêm ngày theo dõi và tính sổ những cuộc bội phản nhân dân, đợi ngày kết thúc cái chính thể phi tự nhiên ấy , tới một cuộc Đại Giải Oan cho nước Việt.
Giết và giẫm đạp cả thi thể “Mẹ nuôi cách mạng”
Những chứng nhân của thời Cải cách ruộng đất hoặc những người đã đọc, đã nghe kể qua câu chuyện này thì không thể không bị ám ảnh về số phận đau thương của bà và hàng triệu người VN khác bởi chính sự phản trắc, sự tàn ác của chính những người đứng đầu đất nước và cán bộ đội cải cách thời đó. Không một lý do nào có thể biện minh cho những tội ác ấy.Đọc tiếp »
“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” (Dalai Lama)
Cách đây hơn một thế kỷ, các bậc tiền nhân (như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) đã khởi xướng phong trào Đông Du để học tập người Nhật, nhằm khai trí và canh tân, định dựa vào Nhật để kháng Pháp giành độc lập. Nhưng tại sao phong trào này không thành công? Tại sao người Nhật làm được mà người Việt không làm được? Đến tận bây giờ (hơn một thế kỷ sau) người Việt vẫn loay hoay “định nghĩa lại trí thức”, vẫn loay hoay với một đất nước “không chịu phát triển”. Tôi trộm nghĩ dân trí và canh tân (hay trí thức và phát triển) là những cặp phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau và tỉ lệ thuận với nhau. Thiếu cái này thì không thể có cái kia. Cái này yếu thì cái kia cũng kém. Hãy thử lý giải vài nguyên nhân chính.
Thứ nhất: Ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa hủ nho
Cách đây một thế kỷ rưỡi, người Nhật đã làm được một cuộc cách mạng “văn hóa tư tưởng” vĩ đại là “Thoát Á” (Fukuzawa Yukichi, 1835-1901). Họ học hỏi Phương Tây để ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao dân trí bằng “duy tân”, để thoát khỏi những ảnh hưởng lạc hậu của Nho giáo trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, họ đã biến được nước Nhật lạc hậu thành một quốc gia hiện đại, chấn hưng được đất nước (Meiji Restoration). Đọc tiếp »
Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn ông Nguyễn Gia Kiểng
22-08-2015
LGT : 70 năm trước đây, lợi dụng lòng yêu nước và khát khao độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cướp được chính quyền qua cuộc Cách Mạng Tháng Tám và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ra đời ngày 2/9/1945
Thay vì mưu cầu hạnh phúc cho dân, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhắm phục vụ Đệ Tam Quốc Tế, lấy việc áp đặt chủ nghĩa Mác Lênin và chuyên chính vô sản làm lý tưởng. Và từ đó Việt Nam bước vào thảm họa.
Từ Paris – thủ đô Pháp Quốc – ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành về nguyên nhân, diễn biến cũng như hậu quả của biến cố lịch sử này qua chủ đề “Cách mạng tháng Tám quyết định số phận Việt Nam như thế nào?”Đọc tiếp »
Lời Quốc ca ấy, 70 năm trước, cất lên từ đáy lòng mỗi người dân Việt, bước vào năm 2015, càng sục sôi hơn bao giờ hết.
Lời Quốc ca ấy, lúc nào cũng đúng, giờ đây với mỗi người dân Việt, lại càng thấy rất đúng.
Dưới ách áp bức của thế lực độc tài toàn trị (= Vua tập thể, như cách gọi rất xác đáng của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An), người dân Việt, trước hết là các công dân, không có con đường nào khác ngoài con đường cùng nhau liên kết lại đứng đều lên đập tanmọi xích xiềng nô lệ.Đọc tiếp »
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội (8-1945). Ảnh tư liệu.
Đã tròn 70 năm trôi qua, kể từ ngày 19/8/1945 đến nay. Chắc chắn rất nhiều người (trong số đó có tiến sĩ Văn Thị Thanh Mai, ban tuyên giáo trung ương) đều sinh ra sau ngày lịch sử đó nên không được chứng kiến những gì xảy ra trong những ngày sôi động như vậy. Để bù đắp sự thiệt thòi này, chúng ta hãy đọc những trang viết của lớp người lão thành là nhân chứng của những sự kiện lịch sử đó như Trần Đĩnh, Phạm Duy, Trần Độ.
* Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn Cù, nguyên là đảng viên cộng sản, đã viết trong chương 50, tập 2 như sau:
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, công chức Hà Nội được lệnh của Khâm Sai Phan Kế Toại tổ chức một cuộc mít tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Hàng ngàn người với lá cờ vàng ba sọc đỏ (có sọc giữa dứt quãng, cờ Quẻ Ly) xuống đường mừng ngày độc lập, sau khi Đế quốc Nhật Bản tuyên bố “trao trả độc lập cho Việt Nam”.Đọc tiếp »
‘Cách mạng tháng Tám’ năm 1945 vẫn là một đề tài gây nhiều tranh luận, bàn cãi, với nhiều diện giải, nhận định hoàn toàn trái ngược nhau về nhiều khía cạnh khác nhau của sự kiện này.
Một trong những điều gây tranh cãi là bản chất và nguyên nhân dẫn đến thành công của cuộc ‘cách mạng’ đưa Việt Minh lên nắm quyền lúc đó.Đọc tiếp »
Còn việc « 20 triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy » cũng chỉ là điều tưởng tượng. Miền Bắc vừa thoát nạn đói vào tháng 5, với 2 triệu người chết. Ba tháng sau người dân có thể nổi dậy để giành cái ăn. Nói 20 triệu người « nhất tề vùng dậy » là điều hoang đường, không thuyết phục được ai hết.
Theo sử liệu chính thức VN thì cuộc « cách mạng tháng tám » được khởi động từ 14-8-1945, sau quyết định của đảng CS Đông Dương tại cuộc họp Tân Trào. Cuộc « cách mạng » chấm dứt ngày 30 tháng 8 sau khi vua Bảo Đại thoái vị giao ấn kiếm cho đại diện CS. Cũng theo sử liệu « chính thống », cuộc cách mạng xảy ra « dưới sự lãnh đạo của đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền… ». Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Đọc tiếp »