Cả ngàn hécta điều, sao, cao su, những căn nhà với toàn bộ đồ dùng, vật dụng bên trong bị ủi sập… Đó là hình ảnh cưỡng chế, thu hồi đất ở xã Phú Sơn. Lấy danh nghĩa “Lập quỹ xóa đói giảm nghèo”, chính quyền huyện Bù Đăng đang đẩy người dân vào cảnh bần cùng. Có vô lý không khi “xóa nghèo” bằng cách đẩy người dân nghèo vào cảnh nghèo hơn?
Một cái giải lờm lợm hơi tiền, mới được lập ra, được trao cho một “công trình” còn lâu mới hoàn thiện, như thể một âm mưu nhắm “đi tắt đón đầu”.
Một nghi vấn mà dường như chưa ai nói tới, đó là (có lẽ có đến) ngàn vạn gốc cây rừng lâu năm bị chặt trụi lá, cành để “tái định cư” ở khắp công trình này. Nghe nói chúng được nhổ lên từ tận rừng núi Trường Sơn. Vậy không biết các vị trong hội đồng xét giải có lưu ý tới thành tích bứng, phá, làm thui chột cây rừng này không?
Và cùng với nghi vấn trên là một bằng chứng hiển hiện với hàng vạn cây cảnh của nông dân Văn Giang bị tàn phá, có nằm trong tiêu chí xét giải, là cướp phá môi trường xanh của đa số người nghèo, ban phát cho thiểu số kẻ giàu?
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, giảng viên đại học tại Bắc Mỹ, chuyên gia về kiến trúc và quy hoạch, thì việc “khu đô thị sinh thái Ecopark” có tên trong số dự án được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao giải Công trình Kiến trúc Xanh 2012 chỉ mang tính khuyến khích. Theo ông thì các dự án cần phục vụ cho cộng đồng, chứ không phải đẩy cộng đồng ra ngoài.
Trong những ngày qua, rất nhiều người gọi điện cho tôi hỏi về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, về hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh. Tôi trả lời ậm ừ vì chưa nắm được vấn đề. Rồi tôi bỏ thời gian, công sức để tìm hiểu và gần như muốn hét lên. Nhưng thôi, chuyện to tiếng hãy để sau. Bây giờ chỉ xin nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình – một người làm báo có thâm niên.
Vừa giận, vừa thương các nhà báo bị đánh
Tôi xin giới thiệu đầy đủ và rõ ràng luôn:
Tôi họ tên là Hồ Bất Khuất, sinh ngày 08/8/1958 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tôi bắt đầu tham gia làng báo vào tháng 1 năm 1983 tại Tạp chí Cộng Sản sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô. Sau hơn 10 năm làm báo, tôi trở lại nước Nga và bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov vào tháng 5/1995.
Về nước, tôi vừa viết báo, vừa tham gia giảng dạy. Tôi không bao giờ nghĩ mình là thầy, còn những người học đại học báo chí tại chức và sau đại học là học trò. Tôi luôn xem đó là những đồng nghiệp. Nhưng dù sao tôi cũng đã từng đứng nói, còn họ ngồi nghe. Bây giờ họ là những người có vai trò rất lớn ở nhiều cơ quan báo chí. Tôi rất mong là họ đứng về phía những nhà báo bị đánh.
Đôi lời: Đã từng có vài lời ra tiếng vào, rằng cứ “Kiến nghị”, “Tuyên bố”, “Tuyên cáo” mà giới cầm quyền cứ lặng câm thì … ích gì.
Nghĩ vậy e là quá tiêu cực, lại trúng ý những kẻ đang làm bộ câm điếc.
Không cho đa nguyên, đa đảng, nhưng có một thứ “đảng” lạ kỳ, không thể ngăn chặn, nở rộ mấy năm qua, đó là “đảng NET”, “đảng MẠNG”. Nó đoàn kết, chia sẻ giữa muôn người yêu nước, yêu tự do trên khắp thế giới, chỉ trong chớp mắt, ấm lòng những cảnh ngộ đơn độc bị đàn áp, cướp đoạt …
Chả thế mà người ta vẫn cứ phải cuốn cuồng, tìm mọi cách o ép, gây sự với những người ký tên kiểu này.
Nếu đồng ý với Tuyên bố này, xin gửi e-mail về địa chỉ: BauxiteVN_Petition@yahoo.com . Trong thư, xin cho biết họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp. Khi công bố, Bauxite Việt Nam chỉ ghi tỉnh (đối với người trong nước) hay nước (đối với người ở hải ngoại).
Bauxite Việt Nam
Đã cập nhật bản danh sách thứ 7. Tổng cộng có hơn 3000 chữ kỹ tính đến 6h sáng ngày 12-05-2012.
Vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng 24/4/2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước.
Cho đến hôm nay, đã có thể nhận rõ những sự thật đau lòng về bản thân vụ Văn Giang cũng như những sự thật nguy hiểm đối với đất nước đã được phơi bày từ vụ này.
Lãnh đạo Hưng Yên báo cáo về vụ cưỡng chế ở Văn Giang
Thứ tư, 2/5/2012, 21:25 GMT+
“Vụ việc ở Văn Giang có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, được tường thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”, Phó Chủ tịch UBND Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào báo cáo.
Hội nghị trực tuyến về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì diễn ra sáng 2/5 có sự tham gia của lãnh đạo 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành.
Được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu báo cáo chi tiết vụ cưỡng chế cách đây gần 10 ngày tại xã Xuân Quan (huyện Văn Giang), Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đánh giá “đây là một trong số ít các vụ khiếu kiện đông người điển hình”.
Những cảnh đàn áp nông dân trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04 tiếp tục khấy động dư luận trong và ngoài nước. Một số nhà báo và nhà trí thức đã lên tiếng phản đối vụ cưỡng chế Văn Giang, trong số này có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
So với vụ Tiên Lãng, vụ cưỡng chế ở xã Văn Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua gây chấn động mạnh trước hết là do tầm mức của sự kiện. Mặc dù theo nguồn tin chính thức, việc cưỡng chế chỉ tiến hành đối với 5,8 ha thuộc 166 hộ không chịu nhận tiền đền bù, nhưng có đến cả ngàn nông dân Văn Giang từ đêm hôm trước đã bám trụ tại những mảnh đất của họ để chống lại việc cưỡng chế. Phía chính quyền vì thế đã phải huy động hàng ngàn người gồm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng và, theo tố cáo của dân, thì có cả thành phần xã hội đen, để thi hành lệnh cưỡng chế, biến việc này thành giống như là một trận càn quét trong chiến tranh, với hơi cay mờ mịt đồng, khói mù tỏa khắp nơi, tiếng súng vang rền trời.
“…có thể sau thất bại trong vụ Đoàn Văn Vươn, Chính quyền muốn cứng rắn để dập tắt khát vọng đòi đất của những nông dân muốn noi gương anh Vươn. Thì, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành một vết nhơ trong lịch sử.
Một chế độ luôn lo sợ mất ổn định không nên nuôi dưỡng quá nhiều những mầm mống đang làm mất ổn định.”
Chính quyền Hưng Yên nói họ đã không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đã làm với chính quyền Hải Phòng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân thì hình ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền – Nhân dân hiện nay mà còn có tính dự báo không thể nào xem thường được.
Làm luật cũng là Chính quyền, giải thích luật cũng là Chính quyền, chỉ có người dân là thiệt. Kể từ năm 1993, Luật Đất đai theo tinh thần Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi 5 lần. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003.
BS: Dưới đây là bài viết đã được biên tập để đăng trên Tầm nhìn và bài gốc của tác giả, những chữ tô màu đỏ là được cắt bỏ khi đăng báo.
Bổ sung, hồi 10h25′ – bài gốc trên trang Tầm nhìn đã bị gỡ bỏ mà theo một độc giả cho biết đó là lệnh từ Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông.
Còn đây là video mới nhất do một CTV vừa gửi tới và cho biết “Vỏ đạn pháo ghi V26 BỘ CÔNG AN, ngày sử dụng hết hạn. Cảnh lúc 6h sáng trên khu vực xã Phụng Công, Cửu Cao” (CTV viên đính chính, hồi 5h, 27/4/2012: nội dụng ghi trên vỏ đạn pháo là “Nhà máy E112 – BCA, Quả Nổ nghiệp vụ, Sản Xuất 2009, Hết Hạn 2012 và CK-VK, P6-E16, Quả Nổ nghiệp vụ, Sản Xuất 2007, Hết Hạn 2012”. Nội dung ghi lúc đầu là theo thông báo của bà con nông dân, không được chính xác):
(Tamnhin.net) – Chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những gì mà người dân cảm nhận và khôi phục niềm tin trong thời gian qua ?
– Tin từ nội bộ quan chức: có khả năng 12h đêm nay phá sóng điện thoại di động, 3h sáng bắt đầu triển khai quân cưỡng chế.
– Tin từ bà con: Đêm nay hàng nghìn bà con thức túc trực tại các vị trí trên cánh đồng. Nếu lực lượng cưỡng chế tiến vào sẽ có nổ/cháy.
– Tất cả chờ vào tình hình thực tế sáng sớm mai.
– Bác Lê Hiền Đức đã có mặt tại Văn Giang để sáng mai cùng bà con đấu tranh.
0h25′ – “Một khu lán trại rất lớn với cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc được dựng lên từ chiều bên đất Phụng Công, giáp ranh với Xuân Quan. Đó là khu trại của dân Phụng Công dựng lên để trực chiến và tiếp sức cho Xuân Quan. Có khoảng 500 người đang tập trung ở khu vực này. Ngoài ra còn rất nhiều bà con khác cắt cử nhau đi tuần trong mọi ngõ ngách đường làng có thể tiếp cận khu ruộng sẽ bị cưỡng chế. Có khả năng hướng tiến công rạng sáng mai sẽ theo đường vào khu Phụng Công này trước vì ở đây có đường đã san ủi rất lớn, có thể đổ quân ồ ạt.”
Về việc thực hiện Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Thời gian: 03/04/2012 – 18:50
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ, Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 12/02/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch số 648/KH-UBND ngày 12/02/2012, ban hành Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 12/02/2012 thành lập Tổ Công tác thành phố do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố làm Tổ trưởng để tổ chức thực hiện từng nội dung công việc theo kế hoạch đã đề ra.