BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Bổ nhiệm giáo sư’

11.868. Mấy ý kiến trao đổi về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư

Posted by adminbasam trên 06/03/2017

Hoàng Xuân Phú

6-3-2017

Dự thảo “Quyết định ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến góp ý trong thời gian từ ngày 20/01/2017 đến ngày 20/3/2017) đưa ra nhiều tiêu chuẩn tỉ mỉ mang tính định lượng. Thử hỏi, ngoài chức danh giáo sư và phó giáo sư ra, thì ở Việt Nam có loại chức danh nào khác được quy định như vậy hay không? Nếu bộ tiêu chuẩn ấy là độc nhất vô nhị, thì cũng không nên coi nó là sản phẩm đặc sắc đáng tự hào của giới khoa học. Bởi quy định như vậy có thể là cần thiết đối với thực trạng của giới khoa học nước nhà, nhưng nó chỉ là giải pháp tình thế, bất đắc dĩ mới phải ban hành, chứ thực ra nó phi khoa học.

Ở các nước tiên tiến, khi xét bổ nhiệm giáo sư và phó giáo sư, người ta chỉ căn cứ vào chất lượng, chứ không dựa vào các loại số lượng, và không có đòi hỏi về thâm niên hay thành tích đào tạo. Ứng viên thế nào là đủ chất lượng thì chẳng thể quy định một cách máy móc quan liêu, nên cũng chẳng có quy định về tiêu chuẩn giáo sư. Ví dụ, trong quy định năm 2014 về bổ nhiệm giáo sư của trường Đại học Heidelberg[1] và trong Luật Đại học của Bang Baden-Wuerttemberg – CHLB Đức (phần quy định về bổ nhiệm giáo sư)đều không có bất kỳ tiêu chuẩn nào về trình độ và thành tích đối với ứng viên giáo sư. Vì thế, hội đồng bổ nhiệm căn cứ vào truyền thống và thông lệ mà tự xác định nên chọn ứng viên nào. Hội đồng xứng đáng thì ắt chọn được ứng viên xứng đáng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

5245. PHÂN TÍCH THỦ THUẬT NGỤY BIỆN CỦA ÔNG LÊ VINH DANH (TDTU) VỀ VẤN ĐỀ ĐẠI HỌC BỔ NHIỆM GIÁO SƯ VÀ NHỮNG HỆ LỤY, HẬU QUẢ CỦA NÓ

Posted by adminbasam trên 28/09/2015

Lý Trọng Đạo

28-9-2015

Có những sự ngụy biện mà hệ lụy của nó là vô hại. Nhưng cũng có những ngụy biện, mà hệ lụy, hậu quả của nó gây tác hại khôn lường cho cá nhân, xã hội, cộng đồng! Trong loạt bài này, không giảm tính tổng quát cuả vấn đề, từ “logic” được hiểu theo nghĩa logic đơn trị, và những chữ tô đậm là do người viết nhấn mạnh. Với mỗi bài đơn lẻ, người viết có thể sử dụng phương pháp phân tích khác nhau.

Về mặt phân loại, có hàng trăm thủ thuật ngụy biện. Trong giới hạn của loạt bài này, người viết thử phân tích một số thủ thuật ngụy biện điển hình dẫn đến kết đề SAI mà ông Lê Vinh Danh – hiệu trưởng trường đại học Tôn Đức Thắng (TDTU hoặc ĐHTĐT) – đã sử dụng trong vấn đề trường đại học tự bổ nhiệm giáo sư (ĐHBNGS): Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

5243. Một góc nhìn về thực trạng giáo dục đại học Việt nam

Posted by adminbasam trên 27/09/2015

Lý Trọng Đạo

26-9-2015

TÂM THƯ CỦA PHỤ HUYNH GỬI CÁC VỊ GIÁO SƯ VỀ VIỆC ĐẠI HỌC TỰ BỔ NHIỆM GS

Kính gửi quý vị giáo sư!

Là một vài phụ huynh có con em dự định vào học tại một trường đại học Việt Nam, chúng tôi rất quan tâm theo dõi cuộc tranh luận về vấn đề trường đại học tự bổ nhiệm giáo sư (ĐHBNGS) diễn ra trong dư luận cả nước.

Cuộc tranh luận nảy lửa này đang đến lúc cao trào, xuất hiện nhiều hạt ngọc tinh khôi, lấp lánh, rất có lợi cho sự nghiệp chung và liên quan với quyền lợi thiết thực của phụ huynh chúng tôi. Nhưng đồng thời cũng hé lộ ra vài hạt sạn không đáng có. Xin được nói về hạt ngọc trước. Hạt sạn sẽ được nhặt, vứt bỏ ra ngoài bìa … khu rừng tranh luận! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

5215. Giáo sư là gì, ai là giáo sư?

Posted by adminbasam trên 25/09/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

25-9-2015

Những thảo luận chung quanh việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trương bổ nhiệm giáo sư dẫn đến tranh luận về ý nghĩa của chữ “giáo sư”. Nhưng hình như chưa có ai lí giải thế nào là một giáo sư. Lí giải được câu hỏi này sẽ giúp cho sự hiểu biết về chức danh giáo sư tốt hơn. Trong bài này, tôi sẽ “ôn cố tri tân” để giải thích những thành tố nào làm nên một giáo sư. Bài này lấy ý tưởng từ một bài của Philip Knox và trang Wikipedia viết về sự nghiệp của Socrates, và tôi diễn giải lại theo ý nghĩa hiện đại của chức danh “giáo sư”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Khoa học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

5185. Một kiểu phỏng vấn “nhét chữ vào miệng”

Posted by adminbasam trên 23/09/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

23-9-2015

Không dám nói tất cả, nhưng một số phóng viên báo chí Việt Nam hình như không tốt về nghiệp vụ. Tiêu biểu cho trường hợp đó là bài phỏng vấn của 3 phóng viên Vietnamnet về vụ Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm giáo sư (1). Phóng viên liên tục đưa ra những câu hỏi mà tiếng Anh gọi là “leading question” (câu hỏi dẫn dắt) và “negative question” (câu hỏi tiêu cực), tức là những câu hỏi nói nôm na là “nhét chữ vào miệng” người trả lời. Rất xấu.

Phóng viên đặt câu hỏi ngay từ đầu đã gợi ý là “không ủng hộ”, còn phần sau thì bỏ qua những ý kiến ủng hộ. Chẳng hạn như câu “‘Bên cạnh những ý kiến không ủng hộ cách làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng không ít ý kiến lập luận cho rằng đây là “cách làm mới cần phải nghiên cứu để thực hiện trong vấn đề phân cấp’. Cá nhân ông có cho rằng vấn đề này cần có nghiên cứu thêm gì nữa?” Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

5173. Tiến Phong, bổ nhiệm và đề bạt… giáo sư

Posted by adminbasam trên 22/09/2015

Tôi không hiểu nổi là tại sao Việt Nam không thể làm như Mĩ hay như Úc? Tôi nghĩ không ra lí do, ngoại trừ tính bảo thủ và cố chấp của những người muốn tạo ra những đặc quyền theo mô hình “nhóm lợi ích”.

___

GS Nguyễn Văn Tuấn

22-9-2015

Tiếp tục câu chuyện bổ nhiệm giáo sư, dạo một vòng báo chí hôm nay, tôi thấy có vài ý kiến trong báo Nhân Dân (1) và Vietnamnet (2) có vài điều cần thảo luận thêm. Những điều này xoay quanh chuyện phân biệt tiến phong và bổ nhiệm, hiểu lầm về số giáo sư trong mỗi bộ môn, và quan niệm “rừng nào cọp nấy” …

Tiến phong, bổ nhiệm, và đề bạt

Ý kiến 1: Báo Nhân Dân (1) trích dẫn ý kiến của một giáo sư cho rằng ở nước ngoài “Không phải cứ đủ trình độ là phong GS. Dù có giỏi mấy mà trường không có vị trí GS thì cũng không được phong. Thí dụ, một ngành nào đó chỉ cần hai GS thì ai đó có giỏi đến mấy cũng không thể được phong GS thứ ba.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 7 Comments »

 
%d người thích bài này: