BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Bỏ môn lịch sử’

6197. Vấn đề dạy môn Lịch sử ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 18/12/2015

Blog RFA

Nguyễn Hưng Quốc

18-12-2015

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Trong bài “Tại sao cần học lịch sử?”, tôi nêu lên sự kiện: Đó là môn học, theo ghi nhận của báo chí trong nước, thầy cô không muốn dạy còn học trò thì không muốn học. Tại sao nên ra nông nổi như vậy? Tại sao ở những nước khác, lịch sử thu hút sự chú ý của khá đông học sinh và sinh viên, nhưng ở Việt Nam thì, từ trung học đến đại học, ai cũng hờ hững và tránh né? Câu trả lời, theo tôi, nằm ở hai yếu tố chính: chương trình và cách thức giảng dạy. Không có đủ tài liệu về chương trình và cách thức giảng dạy, trong bài này, tôi thử nhìn môn lịch sử tại Việt Nam qua góc độ các bài thi tốt nghiệp cũng như thi tuyển vào đại học. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

6196. Bộ GDVN muốn giải tán Bộ môn Lịch sử, đâu là nguyên nhân?

Posted by adminbasam trên 18/12/2015

Nguyễn Tiến Dân

18-12-2015

1-Lịch sử, là một bộ môn khoa học. Nó nghiên cứu, về quá khứ. Đặc biệt, là những sự kiện, liên quan đến con người. Thời gian, là 1 dòng chảy kéo dài và, bất tận. Lịch sử, cũng vậy. Nó phản ánh, sự thực khách quan. Nó không phụ thuộc, vào ý chí của 1 người, hay của 1 nhóm người nào đó. Và, chưa bao giờ, người ta viết Lịch sử, theo kiểu cóc nhảy. Đó, là sự khác nhau cơ bản, giữa Lịch sử và Truyền thuyết.

2-Chuyện xưa, kể rằng:

Tề Trang công, là kẻ hôn Quân – vô Đạo. Cung tần – mĩ nữ, ông ta thiếu gì. Nhưng, hễ nhìn thấy gái đẹp, là ông mờ mắt. Ông gác sang một bên, cái danh giá của mình, để cắm đầu vào. Ông tư thông, với cả nàng Đường Khương, vợ tướng quốc Thôi Trữ, thuộc hạ thân tín nhất của mình. Can ngăn mãi, không được. Thôi Trữ, bèn lập mưu, để giết đi.

Từ xưa đến nay: Khi cành bị sâu, người ta chặt cành, để cứu gốc – Khi gốc bị sâu, người ta nhổ cây, để cứu vườn – Khi cả vườn bị sâu, người ta hủy vườn, để cứu mùa màng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

6157. Giai Đoạn Đầu Bán Nước: Xóa Bỏ Lịch Sử VN

Posted by adminbasam trên 15/12/2015

Ngàn Lau

TCL

15-12-2015

Bộ Giáo Dục VN đang đề nghị bỏ môn lịch sử trong chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 bằng cách ghép môn lịch sử vào 2 môn Giáo Dục Công Dân (CDGD) và An Ninh Quốc Phòng (ANQP) theo giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch hội Khoa Học Lịch Sử VN.

Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Phạm Vũ Luận nói với Quốc Hội là như vậy môn lịch sử được coi trọng hơn trước (?)

Khi chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi là môn lịch sử là tích hợp (?) hay độc lập thì ông Luận lại trả lời sẽ lắng nghe ý kiến người dân và báo cáo với ban Tuyên Huấn Trung Ương và Hội Đồng Lý luận Trung Ương. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

6073. Tại sao cần học Lịch sử?

Posted by adminbasam trên 08/12/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

8-12-2015

Ảnh: iStockPhoto

Ảnh: iStockPhoto

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đề nghị “tích hợp” môn Lịch sử với môn Cuộc sống quanh ta (từ lớp 1 đến lớp 3), môn Tìm hiểu xã hội (lớp 4 và lớp 5), môn Khoa học xã hội (Trung học cơ sở) và môn Công dân với Tổ quốc (Trung học phổ thông). Trước những làn sóng phản đối dữ dội của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân trần là họ không có ý định “khai tử” môn Lịch sử mà chỉ sáp nhập nó vào những môn học khác thiết thực hơn.

Dù vậy, khi sáp nhập hay, nói theo chữ họ thường dùng, “tích hợp” như thế, thứ nhất, cái tên môn Lịch sử sẽ không còn nữa, và khi cái tên không còn, ý nghĩa của nó sẽ giảm hẳn xuống; thứ hai, tất cả các kiến thức liên quan đến lịch sử sẽ được dạy, nếu còn dạy, một cách phân tán và rời rạc, không có tính hệ thống như vốn nó cần có với tư cách một môn học chính thức. Nói cách khác, cho dù bộ Giáo dục và Đào tạo không có ý định xoá trắng môn Lịch sử, qua việc “tích hợp” ấy, họ đã hạ thấp một trong những môn học được xem là quan trọng nhất trong mọi hệ thống giáo dục. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

6040. VIỆT NAM: MÔN HỌC LỊCH SỬ TRONG QUÁ KHỨ HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Posted by adminbasam trên 05/12/2015

Nguyễn Văn Nghệ

5-12-2015

Chúng ta thường nghe câu: “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, nhưng xin thú thật câu ấy chẳng qua chỉ là câu khẩu hiệu mà thôi. Hiện nay nhiều người Việt Nam rành sử Tàu hơn sử Ta .Cách nay khoảng hai tháng, tôi thay mặt vợ tôi tháp tùng với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Khánh Hòa ra thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa dự đám cưới. Chuyến xe có trên 24 người toàn là bác sĩ và cán bộ của Trung tâm, chỉ có tôi không thuộc ngành y mà thôi . Trên đường về nhiều người trên xe đề nghị đến nhà một anh cán bộ trong Trung tâm có mặt trên xe ở đường Hoàng Diệu, Nha Trang để hát karaoke. Anh ta đồng í và với điều kiện là trả lời một câu hỏi do anh ta đưa ra: Kết cục cuộc đời của Hoàng Diệu là gì? Mọi người trên xe ngơ ngác nhìn nhau và chẳng ai giải đáp được câu hỏi! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

6025. ‘Tích hợp’ lẩm cẩm là do mất gốc dân tộc

Posted by adminbasam trên 03/12/2015

Blog VOA

Bùi Tín

3-12-2015

Học sinh Việt Nam cầm cờ Trung Quốc đón ông Tập Cận Bình (ảnh tư liệu). Photo: AP

Học sinh Việt Nam cầm cờ Trung Quốc đón ông Tập Cận Bình (ảnh tư liệu). Photo: AP

Một tháng nay đã có nhiều bài viết trên báo chí lề trái cũng như lề phải về chủ trương lẩm cẩm của ngành Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN và của Bộ trưởng giáo dục Hà Nội là bỏ môn dạy Sử trong chương trình giáo khoa, tích hợp một số nội dung dạy về Sử lâu nay vào các bộ môn hay chủ đề khác, cho «ké vào» các môn Đạo đức, An ninh Quốc phòng, Công dân và Tổ quốc.

Đã có nhiều bài bình luận bác bỏ chủ trương bệnh hoạn này, cho rằng môn Sử không được học sinh ưa thích chỉ vì nội dung chưa đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người học, do giáo trình dạy Sử quá nhàm chán, lấy Sử đảng lấn át Sử của dân tộc, lại còn do giáo viên dạy Sử quá yếu kém không truyền đạt nổi nội dung sinh động hấp dẫn cho học sinh. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

5971. Một kiểu tẩy xoá kí ức dân tộc?

Posted by adminbasam trên 29/11/2015

Nguyễn Văn Tuấn

28-11-2015

Báo chí đang rộ lên cuộc thảo luận về chuyện bỏ hay giữa môn sử. Có dự kiến “tích hợp” môn sử với các môn khác thành một môn học có tên là “Công dân với Tổ quốc” (1). Đề nghị này làm tôi nhớ đến cái khái niệm rất đặc thù ở VN sau này là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Với kiểu tích hợp này và cái khái niệm “Tổ quốc XHCN”, tôi e rằng người ta lại dấn sâu thêm một bước trong quá trình xoá bỏ kí ức của dân tộc.

Theo dự kiến của Ban Xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông thì môn học mới này là tổng hợp 4 môn học giáo dục đạo đức – công dân, quốc phòng – an ninh, và lịch sử. Trong đó có dạy những nghĩa vụ công dân, kĩ năng sống, pháp luật, đạo đức cách mạng, v.v. Nhìn qua nội dung thì môn học mới này có vẻ rất “hầm bà lằng”. Tôi không phải là dân sử học, nhưng vẫn cảm thấy khó chấp nhận cái dự án “tích hợp” các môn học như thế này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

5957. Môn Sử – đừng đi từ sai lầm này sang sai lầm khác

Posted by adminbasam trên 27/11/2015

Blog RFA

Song Chi

26-11-2015

Những ngày qua, dư luận từ báo chí trong nước cho tới báo chí người Việt ở nước ngoài, các trang blog, trang mạng xã hội…đều có những bài viết, ý kiến tranh luận khá gay gắt xung quanh việc Bộ Giáo dục-Đào tạo có ý định tích hợp Lịch sử với Giáo dục đạo đức và Quốc phòng an ninh thành môn Công dân với Tổ quốc ở bậc trung học phổ thông. Những ý kiến cố bênh vực cái gọi là đổi mới môn lịch sử cũng có, chủ yếu từ những người thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo và những người đã soạn thảo chương trình, nhưng những ý kiến chỉ trích, không đồng thuận càng nhiều gấp bội.

Trong bài “Tích hợp môn lịch sử: Bộ GD-ĐT bị chỉ trích dữ dội”, Báo Người Lao Động viết:
“Việc cắt ghép, tích hợp môn lịch sử là hết sức tùy tiện, chưa từng có trong lịch sử giáo dục Việt Nam và thế giới. Nhiều chuyên gia và giáo viên lịch sử khẳng định không thể dạy được môn lịch sử kiểu tích hợp như vậy. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

5956. Bỏ môn sử là… thượng sách!

Posted by adminbasam trên 27/11/2015

FB Trương Nhân Tuấn

22-11-2015

Mấy ngày nay báo chí VN xôn xao về vụ bỏ hay giữ môn sử trong chương trình giáo dục. Lý ra chuyện này là chuyện “chuyên môn”, nên để cho các chuyên gia về giáo dục bàn luận. Có điều càng nghe bàn luận thì càng thấy rối rắm. Theo tôi thì sự việc đơn giản hơn nhiều.

Vầy, trong thiên hạ có ba bồ chữ, thì (đảng đã dành) hai bồ rưỡi cho “bác Hồ” rồi. Nửa bồ còn lại thì đó là vùng “không phận sự miễn vào” của các nhà thơ. Việt Nam là cường quốc thơ là điều mà ai cũng biết.

Văn chương, sử địa, triết học, thậm chí đến toán lý hóa… mấy mươi năm qua chữ nghĩa chỉ “xào qua xào lại” từ hai bồ rưởi chữ của “bác” mà thôi. Chuyện Lê Văn Tám, chuyện hôm qua giết được 8 tên Mỹ, hôm nay giết thêm 5 tên nữa, tổng cộng diệt mấy tên Mỹ, chữ nghĩa không phải lấy từ bồ chữ của bác thì lấy từ đâu ? Còn triết học, từ cái tên “triết học Mác Lê Nin” cũng đã lấy trong kho chữ của bác rồi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

5945. Môn sử ở trường phổ thông: đa dạng quan điểm và sự thật lịch sử

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

26-11-2015

Nhân cuộc thảo luận đang diễn ra gần như trên phạm vi toàn xã hội về vị trí thê thảm của môn lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể do Bộ Giáo dục ban hành trong khuôn khổ dự án cải cách giáo dục mà BGD đang thực hiện, tôi xin giới thiệu lại ở đây bài phỏng vấn một giáo viên Pháp dạy môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở, từng công bố trên tạp chí Tia sáng. Tựa đề do tôi đặt lại.

Khi có thời gian tôi sẽ trở lại với dự thảo về cải cách chương trình môn sử, một cách cụ thể.

Tạm thời xin nêu ra đây mấy câu hỏi :

1/ Nếu coi việc rút bỏ thời lượng của môn sử và đem nó tích hợp với hai môn khác là một sự cải cách, thì cải cách này sẽ mang lại kết quả hay hậu quả nào ? Cải cách này liệu có góp phần giải quyết các vấn đề hiện tại mà môn lịch sử đang gặp phải hay không ? Những người thiết kế chương trình có hình dung tới kết quả hay hậu quả của các đề xuất do mình đưa ra ?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5944. TÍCH HỢP VÀ MẬT LỆNH

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Khi lịch sử tích hợp với môn chính trị kết quả là Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Viking 2 của ta, bắn tàu cá, cướp ngư cụ thì ông Trọng tuyên bố rằng trên tầng cao đại cục Biển đông vẫn yên tỉnh?! Khi môn lịch sử tích hợp với môn quốc phòng kết quả là đục bỏ bia ghi công liệt sĩ chống xâm lược phía bắc, bỏ luôn lễ tưởng niệm anh hùng chiến sĩ hàng năm!

____

Nguyễn Văn Do

26-11-2015

Không đi toilet được thì chỉ có chết mà thôi. Không cần phải là bác sĩ mới hiểu được điều đó, đi toilet là từ bỏ những gì không cần thiết cho bản thân, những chất mà chúng te đem vào bản thân là do ta nghĩ nó cần thiết cho sự sống, nay nó tỏ ra nguy hiểm thì phải từ bỏ, phải đi toilet. Chủ nghĩa xã hội cũng vậy, không từ bỏ nó thì chỉ có chết mà thôi, không cần phải là nhà chính trị mới hiểu được điều đó, nó đang phá hoại tình đoàn kết dân tộc, nó phá hoại kinh tế nước nhà, nó làm nội ứng cho bọn xâm lăng; Đức, Liên Xô, các nước đông Âu phục hồi mạnh mẽ là nhờ từ bỏ nó.

Từ bỏ Chủ nghĩa xã hội là hành động sáng suốt và cần thiết như người ta phải đi toilet. Các W.C được xây dựng cùng khắp từ chợ búa, khu vui chơi, trường học đường lữ hành….Nó cần thiết, từ bỏ cái độc hại là cần thiết và tự nhiên. Từ chối sự từ bỏ này là bệnh thần kinh. Đi toilet không ai cười cả, mà nếu có cười chỉ là nụ cười cảm thông! Dẫu là người dưng nước lã ngoài đường, hay kẻ xa lạ ở chân trời góc bể, nếu họ biết ta đau bụng mà đi toilet không được họ sẽ lo lắng cho ta biết bao?! Đi toilet không được thì chỉ có chết mà thôi! Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5943. Bỏ môn lịch sử làm gì?

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Người Buôn Gió

23-11-2015

Bộ Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra một dự kiến bỏ môn Lịch Sử trong giảng dạy, chuyển môn này vào phần Giáo Dục Công Dân. Một cuộc hội thảo chính thức đã diễn ra , theo như lời của sử gia Dương Trung Quốc thì hội thảo này chủ đề là.

“Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11”.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã lên tiếng phản đối dữ dội trước dự thảo này của bộ giái dục Việt Nam. Từ giáo sư Phan Huy Lê, sử gia Dương Trung Quốc đến nhiều nhân sĩ, trí thức khác.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ nguyên phó chủ nhiệm khoa lịch sử trường đại học sư phạm Hà Nội cho rằng việc làm này là có tội với tổ tiên, đất nước. Còn giáo sư Phan Huy Lê gọi đó là thủ tiêu môn lịch sử, ông sử gia Dương Trung Quốc bày tỏ nhẹ nhàng hơn rằng ông thất vọng việc bỏ môn lịch sử.

Thực tế cho thấy nhiều năm trở lại đây học sinh không thiết tha gì với môn lịch sử. Đỉnh điểm kỳ thi hồi tháng 7 năm 2015 mới đây tại một điểm thi chỉ có môn thí sinh thi môn lịch sử, và cần đến 66 người coi cuộc thi này.

Không ai học như vậy, bỏ cũng là đúng. Nhưng trước tiên phải đi ngược lại vấn đền là tại sao học sinh không muốn học. Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân môn lịch sử VN không thu hút được học sinh, bởi nó được soạn  theo ý đồ chính trị của Đảng CSVN, của Ban tuyên giáo ĐCSVN…những nơi chỉ có lừa đối, tuyên truyền một chiều ngự trị, miễn sao là có lợi cho vai trò cầm quyền của Đảng. Ở môn học này những phần về lịch sử Việt Nam thời xưa được dạy sơ sài , chẳng hạn đến Hai Bà Trưng đánh giặc nào cũng không được nói rõ.

Như tấm bia lớn để  giữa nghĩa trang liệt sĩ hy sinh trong cuộc chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc chỉ được ghi là hy sinh, hay những tâm bia tội ác chống quân Trung Quốc bị đục bỏ. Hai Bà Trưng cũng chỉ được ghi chung chung là đánh quân xâm lược. Ngược lại thì khắp nơi trên đất Việt Nam đầy rẫy tấm bia ghi tội ác đế quốc Mỹ, sách giáo khoa cũng chi tiết vậy. Lịch sử Việt Nam cả ngàn năm chống chọi trước âm mưu thôn tính của Trung Quốc. Bỏ môn lịch sử đi tức là xoá ký ức của dân tộc, làm lãng quên sự cảnh giác trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Những cuộc kháng chiến chống phương Bắc đầy rẫy những hình ảnh oai hùng, có tác động khơi dậy tính dân tộc quật cường sẽ bị xoá bỏ.  Nếu nhìn thấy việc các đài truyền hình Việt Nam, các nhà xuất bản ở Việt Nam cho ra liên tiếp và trình chiếu những tác phẩm của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy đây hẳn là một ý đồ có tính toàn diện thôn tính tư tưởng người Việt, tẩy não cả một dân tộc nhằm mục đích thay thế hình ảnh Trung Quốc đầy dã tâm bằng một Trung Quốc thân thiện với Việt Nam. 

Từ thời Hai Bà Trưng đánh giặc nào không biết, đến chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc  hay sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa bị Trung Quốc cướp không có trong sách giáo khoa. Thay thế vào đó là quan hệ Việt Trung mười sáu chữ vàng, hữu nghị mà Đảng nhồi vào sách giáo dục công dân.  Chắc hẳn thế hệ sau này sẽ chỉ biết đến một Trung Quốc tốt bụng và người anh em thân thiết với đảng cộng sản Việt Nam.

Cùng với bán tài nguyên, đất đai, biển đảo cho Trung Quốc. ĐCSVN đang rắp tâm bán nốt tư tưởng dân tộc cho Trung Quốc qua việc bỏ môn lịch sử bằng một thủ đoạn thâm hiểm là đầu tiên dạy sơ sài, dối trá cho học sinh chán. Tiếp theo vin vào lý do học sinh không muốn học để bỏ môn này, gom vào môn giáo dục công dân. Một cái tên nghe đã thấy nặng mùi tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Học sinh  Việt Nam sẽ không được giáo dục theo truyền thống tổ tiên nữa mà giáo dục thành con người của CNXH, con người của Đảng, của Mác, Lê Ninh, Hồ Chí Minh.

Chính phủ Việt Nam nói rằng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đời này không đòi được, thì để đời con cháu sau này đòi. Nhưng với sự giáo dục như thế này thì liệu rằng con cháu đời sau lấy tinh thần nào để làm động lực đòi lại hai quần đảo ấy? Cứ cái đà giáo dục, tuyên truyền đang diễn ra thì vài mươi năm nữa có khi thế hệ sau ở Việt Nam xin sát nhập vào Trung Quốc cũng chẳng có gì là ngạc nhiên. Bởi diễn biến tâm lý về mặt tư tưởng ấy đã được sắp thành lộ trình từ hàng chục năm trước giữa Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc.

Bỏ môn lịch sử, mục đích duy nhất của chế độ CSVN ngày nay là nằm trong kế hoach thôn tính tư tưởng, nô lệ hoá dân tộc vào Trung Quốc sau này.

Đòi hỏi giữ nguyên môn lịch sử chưa đủ, cần phải đòi hỏi cải cách giáo trình môn học này, đưa những bài học chân thực và khách quan trong lịch sử vào giảng dạy. Nhà văn nổi tiếng Gamzatov nói rằng ” nêú anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đạn đại bác ”. CSVN còn vượt quá hơn câu thành ngữ ấy, bằng cách xoá sổ quá khứ của dân tộc. Bằng một cuộc tẩy não mà chỉ có chế độ độc tài, phát xít hay dùng đến.

Hãy nghe lời tâm tình của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử trả lời báo Một Thế Giới. 

”Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.

Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người.

Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.”

Ở cương vị người trong nước, có lẽ phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử chỉ khái quát chung được đến thế, vì ngại vạch rõ  mưu đồ của ĐCSVN. Nhưng dù chỉ khái quát thì cũng dễ thấy quan điểm khoa học đúng đắn của ông trình bày đại diện cho rất nhiều tâm tư của người dân Việt Nam. 

CSVN đã bán hết phần xác thịt của đất nước như tài nguyên, chủ quyền cho Trung Quốc. Giờ đang đến lúc CSVN bán phần linh hồn dân tộc cho bọn quỷ dữ ngoại bang phương Bắc. Mọi người dân cần nhìn rõ thủ đoạn nham hiểm này để cất tiếng nói giữ gìn được sinh khí của dân tộc, hồn thiêng của sông núi. Không thể làm ngơ cho Cộng Sản, một thứ quái thai của loài người lộng hành, tác quái , bất chấp cả lương tri, đạo lý  mà tự tung, tự tác như vậy được.

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

5914. Biếm: Bỏ môn sử là đúng quy trình

Posted by adminbasam trên 24/11/2015

Dân Làm Báo

Ông Bút

23-11-2015

Tên đường Lê Văn Tám. Nguồn ảnh: blog Phọt Phẹt

Tên đường Lê Văn Tám. Nguồn ảnh: blog Phọt Phẹt

Reng reng ren… Tiếng chuông điện thoại reo. Vâng, tôi bộ trưởng Phạm Vũ Luận, thưa thủ tướng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Này đ/c, mấy hôm rày khắp nơi xì xào về việc bộ bỏ dạy môn lịch sử, sự việc thế nào, đ/c báo cáo vắn tắt cho?

Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận: Thưa thủ tướng đúng như vậy.

TT NTD: Môn lịch sử, người ta viết cái gì trong trỏng, dạy về cái gì? Đ/c đưa ra một định nghĩa thật nghiêm túc về lịch sử, cho tôi xem.

BT PVL: Thưa, lịch sử là những gì đã qua, mà có liên quan tới con người.

TT NTD: Tôi chưa nắm được, tôi muốn đ/c nêu một ví dụ cụ thể.

BT PVL: Ví dụ tháng 5 năm 1954 quân ta chiến thắng Điện Biên Phủ, hoặc anh hùng Lê Văn Tám dùng thân mình làm bó đuốc, đốt kho xăng Nhà Bè. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

5902. TÍCH HỢP HAY PHÂN RÃ?

Posted by adminbasam trên 22/11/2015

Bùi Văn Bồng

Tương Lai

22-11-2015

Công luận đang bức xúc về dự định của Bộ Giáo dục và Đào tạo “đưa môn lịch sử tích hợp vào môn công dân với tổ quốc là để tránh trùng lắp. Bộ còn dự kiến lồng ghép lịch sử vào các môn văn, địa lý” như lời ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đăng trên báo Tiền Phong. Một quyết định quá dại dột vào lúc mà ngành giáo dục đang gặp đại nạn với búa rìu của công luận “giận cá chém thớt” dồn vào sự mập mờ nước đôi do đớn hèn, khiếp nhược của một bộ phận những người cầm quyền hiện nay trước sự hung hãn, láo xược và nham hiểm của Tập Cận Bình.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

5901. Hạ giá hay xóa bỏ môn lịch sử?

Posted by adminbasam trên 22/11/2015

Người Việt

Ngô Nhân Dụng

20-11-2015

Ngày Chủ Nhật tuần rồi, 15 Tháng Mười Một, 2015, Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo trong đó nhiều vị giáo sư báo động học sinh nay mai sẽ không còn được học môn lịch sử đầy đủ, theo dự thảo chương trình bậc Trung Học Phổ Thông, mà Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo có thể thi hành. Theo chương trình soạn thảo, từ năm 2018 các học sinh sẽ không được học riêng môn Lịch Sử, mà môn này sẽ được gộp chung vào thành một môn học mang tên là “Công dân với Tổ quốc;” trong đó có thêm hai môn khác là Giáo Dục Công Dân và An Ninh Quốc Phòng. Trước đó hai tuần, Bộ Giáo Dục đã họp các nhà giáo để giải thích việc cải cách này; nhưng giới sử học nghe không xuôi tai! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: