BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Bộ Giáo Dục’

10.179. Con cái chúng ta vô tội

Posted by adminbasam trên 25/09/2016

Tuấn Khanh

25-9-2016

trẻ em VN cầm cờ 6 sao ra đón TCB xảy ra trong chuyến đi năm 2011. Nguồn: internet

Trẻ em VN cầm cờ 6 sao ra đón ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm VN năm 2011. Nguồn: internet

Tháng 9/2016, có bản tin nhỏ lọt thỏm trong thành phố vốn đã quá nhiều chuyện eo sèo. Bản tin kể về việc một nhóm thầy cô giáo của trường Bành Văn Trân, Tân Bình, tổ chức đấu tố một giáo viên vì dạy thêm ở nhà, theo lệnh của Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, Sài Gòn.

Bản tin nhỏ, nhưng phác họa khá rõ về bộ mặt giáo dục của Việt Nam hôm nay. Theo Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, thì họ nhận được mật báo của “phụ huynh” nào đó nên đã yêu cầu trường hành động. Cô giáo này đã bị buộc phải hủy lớp dạy luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge – một chương trình học không dính líu gì đến sách giáo khoa của nhà trường. Cô cũng bị kỷ luật, không được xét thi đua và bị làm nhục bằng cách phải trả lại học phí cho tất cả các học sinh đã đến xin cô giúp dạy thêm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

5939. BỘ GIÁO DỤC KHÔNG HIỂU CHỨC NĂNG CỦA MÔN SỬ

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Hà Văn Thùy

26-11-2015

Ngay khi đưa ra chủ trương “tích hợp” môn Sử, ý tưởng của Bộ Giáo dục bị xã hội phản ứng mãnh liệt. Tuy nhiên, những ý kiến phản biện, dù nhiều, dù kiên quyết dường như cũng chưa đủ thuyết phục. Sở dĩ có chuyện này là do cả Bộ Giáo dục cũng như người phản biện chưa hiểu chức năng của môn sử.

Ngày trước, các cụ quen gọi việc đi học của học trò là học chữ. Nhưng từ năm 1954, khi chính quyền về tay công nông thì việc học được gọi là học văn hóa. Cùng với nó là mục khai trình độ văn hóa trong lý lịch.

Tuy nhiên, nhìn vào nội dung chương trình với những môn chính Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, ta hiểu thực chất việc học của học trò phổ thông là học những môn khoa học cơ bản. Khoa học cơ bản là những môn học gốc, không chỉ cung cấp tri thức cơ bản mà còn thông qua đó giúp người học có phương pháp tư duy khoa học. Nhờ vốn kiến thức cơ bản cùng phương pháp tư duy, khi ra đời, người thanh niên có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào cuốc sống. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

5836. HÌNH NHƯ BỘ GIÁO DỤC THÍCH CHỌC TƯC DƯ LUẬN?

Posted by adminbasam trên 17/11/2015

Tễu

Mạc Văn Trang

17-11-2015

Tối qua xem trên VTV1 thấy Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT trả lời chất vấn trước QH, có vẻ không được tự tin lắm. BT bảo môn Lịch sử trước đây ít tiết hơn, nhưng nay tích hợp và môn Tổ quốc vào Công dân sẽ tăng tiết hơn, như vậy là coi trọng hơn môn Lịch sử… Nhưng khi Chủ tịch QH bảo, trả lời dứt khoát xem môn Lịch sử là môn độc lập hay sẽ tích hợp vào môn TQ&CD?, thì ông BT lại lúng túng, không dám nói dứt khoát. Ông bảo vấn đề này sẽ lấy ý kiến của Ban Khoa giáo TƯ, Hội đồng lý luận TƯ và Hội đồng GD quốc gia. Không thấy ông hỏi ý kiến HỘI Khoa học Lịch sử VN, hay Viện Sử học, hay những giáo viên trực tiếp giảng dạy? Hơn nữa, cứ tưởng khi đã đưa Chương trình ra hỏi dân tức là đã lấy ý kiến các cơ quan to tướng trên kia rồi? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

5010. NGUYỄN TRẦN SÂM – Đằng sau những thái cực trong quan điểm giáo dục là cái gì?

Posted by adminbasam trên 07/09/2015

Đào Hiếu

Nguyễn Trần Sâm

7-9-2015

HTiến trình phát triển của giáo dục VN từ 1975 đến nay có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 kéo dài đến gần cuối thể kỷ XX, là giai đoạn Cổ Hủ, còn giai đoạn 2, khoảng thời gian còn lại, là giai đoạn Điên Loạn. Điều đáng sợ là giai đoạn Điên Loạn vẫn đang tiếp diễn với mức độ điên loạn “tăng dần đều”, và không biết còn kéo dài đến bao giờ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

4971. Giáo Dục Việt Nam – Vô tổ chức và lừa bịp

Posted by adminbasam trên 04/09/2015

Triết học Đường phố

2-9-2015

Tôi muốn mở đầu bài viết bằng những nhìn nhận của riêng mình về cách mà giáo viên dạy học sinh trên lớp. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng nghe các thầy cô giáo của mỗi chúng ta khen khóa trước giỏi hơn khóa sau. Vâng tôi nghĩ có thể họ nói đúng và tôi cũng có thể chấp nhận họ phóng đại lên một chút. Tuy nhiên, với trường hợp mà tôi gặp giáo viên luôn tự cao quá về trường cũng như bản thân minh. Trường tôi học hồi cấp 2 thực chất không phải một trường điểm ngay ở trong khu vực quận nhưng các giáo viên trong trường thì rất hay mị học sinh như trường rất có truyền thống dạy và học, có những thầy giáo ở các trường chuyên muốn gửi con về trường…..Đặc biệt, bà hiệu phó của tôi nói một câu mà tôi phải dùng từ SỦA: “Học sinh các khóa trước chăm lắm, giờ học vô cùng tập trung đến nỗi con ruồi đậu trên mặt mà không biết.”

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4952. Vấn nạn Giáo dục: Nguyên nhân và Hậu quả

Posted by adminbasam trên 03/09/2015

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-9-2915

“Người ta không thể giải quyết được vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra nó” (Albert Einstein)

Tôi dùng chữ “vấn nạn” cho dễ nghe, chứ các chuyên gia giáo dục lâu nay dùng chữ “khủng hoảng” để mô tả thực trạng giáo dục hiện nay. Thực ra câu chữ không quan trọng lắm, khi mọi người đã thấy rõ bức tranh toàn cảnh. Nếu vấn nạn giao thông, hay vấn nạn y tế, có thể gây ra “đột tử” cho hàng trăm sinh mạng, thì vấn nạn giáo dục có thể gây ra “đẳng tử” (chết từ từ) cho một thế hệ (về dân trí). Vậy cái chết nào nguy hiểm hơn?

Vòng tròn luẩn quẩn

Không có chủ đề nào được bàn luận nhiều và lâu như chủ đề giáo dục. Hàng năm, cứ đến mùa thi cử, như “đến hẹn lại lên”, cả nước lại ồn ào tranh cãi về thi cử và tuyển sinh, để rồi năm sau vẫn lặp lại như cũ, với một bức tranh đa dạng hơn, và tồi tệ hơn. Năm này qua năm khác, 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay lâu hơn nữa, như một cái vòng tròn luẩn quẩn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4837. Lan man về Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Posted by adminbasam trên 23/08/2015

Hiệu Minh

22-08-2015

Bộ huy của Bộ Giáo dục HK. Ảnh: Wiki

Bộ huy của Bộ Giáo dục HK. Ảnh: Wiki

Hoa Kỳ, một quốc gia có tới 353 người đoạt giải Nobel trong tổng số 889 vị trên thế giới được vinh danh. Người sớm nhất là Tổng thống Theodore Roosevelt, giải Hòa bình năm 1906 và gần đây nhất (2014) có tới 4 người người: William E. Moerner, Eric Betzig trong lĩnh vực hóa học,  Shuji Nakamura (sinh ra ở Nhật) trong Vật lý và John O’Keefe* trong lĩnh vực Y học.

Một quốc gia hùng mạnh về khoa học, kinh tế, chiếm hầu hết các phát minh vĩ đại, nơi được coi là thủ đô trí thức toàn cầu, mà bộ Giáo dục…không ra gì. Ai làm trong Bộ này tại Washington DC đều lo về tương lai nghề nghiệp của mình vì có thể bị trảm bất kỳ lúc nào.

Cho tới năm 1980, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ bị đặt ngoài vòng…pháp luật do Article 1, Section 8 of the Constitution của Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép Quốc hội thành lập Bộ trồng người này vì không có chữ…Education. Thượng tôn pháp luật là thế. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 3 Comments »

4081. ‘Nếu tôi được hỏi bộ trưởng’

Posted by adminbasam trên 12/06/2015

VOA

Khánh An

11-06-2015

Nghị trường kỳ họp Quốc hội Việt Nam kỳ 9 tại Hà Nội trong phiên khai mạc ngày 20/5/2015.

Nghị trường kỳ họp Quốc hội Việt Nam kỳ 9 tại Hà Nội trong phiên khai mạc ngày 20/5/2015.

Trong kỳ họp thứ 9 của Quốc hội Việt Nam, 4 bộ trưởng được chỉ định sẽ ra trả lời các câu hỏi chất vấn trực tiếp từ các đại biểu quốc hội. Đó là các bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học và Công Nghệ. VOA Việt ngữ hỏi ý kiến một số người dân đang sống tại Việt Nam xem họ muốn hỏi các vị bộ trưởng điều gì nếu họ có cơ hội.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | Leave a Comment »

3214. Nhà xuất bản Giáo dục hai lần không trung thực

Posted by adminbasam trên 22/12/2014

Lao Động

Lê Thanh Phong

22-12-2014

H1Thứ trưởng Bộ GDĐT Đỗ Thị Nghĩa ký công văn ngày 28.10.2014 gửi Ban Thi đua khen thưởng Trung ương về việc đề nghị xét khen thưởng cho NXB Giáo dục. Công văn nêu rõ: “NXB Giáo dục đã thực hiện việc trả tiền sử dụng tác phẩm cho các tác giả có tác phẩm thơ, văn được trích sử dụng trong SGK Tiếng Việt và Ngữ văn”.

Không biết khi đặt bút xuống ký công văn này, Thứ trưởng Đỗ Thị Nghĩa có biết chuyện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vi phạm tác quyền hay không? Hay bà Thứ trưởng biết, nhưng vẫn cứ ký. Xin báo cáo cùng Thứ trưởng Đỗ Thị Nghĩa, cho đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục vẫn dây dưa không chịu trả món nợ tác quyền cho các tác giả có tác phẩm in trong sách giáo khoa.

Đọc tiếp »

Posted in Giáo dục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: