BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Báo Quân đội nhân dân’

11.902. CHẠM NỌC NÊN PHẢI CHẠY RÔNG

Posted by adminbasam trên 09/03/2017

Phạm Trần

9-3-2017

Đinh Thế Huynh, từ là TBT báo Nhân Dân, cựu Trưởng ban Tuyên giáo TW, hiện là Thường trực BBT TW đảng CSVN. Ảnh: báo Công Lý

Đại từ điển Tiếng Việt của Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam, do Giáo sư-Phó Tiến sỹ Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm 1998 định nghĩa “chạm nọc” là “nói trúng vào tật xấu, điều cần giấu kín của người khác”. Ban biên soạn nêu tỷ dụ:  “Bị chạm nọc, hắn ta đành ngồi im, không nói gì thêm”.

Đấy là nghĩa của động từ “chạm nọc” và phản ứng của một người còn lý trí biết thân phận khi bị “đánh trúng tim đen”. Nhưng khi người này, hay đội ngũ họ là cán bộ tuyên truyền hay dư luận viên của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) được nuôi ăn để làm công tác xuyên tạc sự thật và bảo vệ dối trá thì miệng lưỡi họ là những khúc gỗ đã bị mối khoét.

Kết luận như thế sau khi tôi thấy, chỉ trong thời gian 4 tháng (02/12/2016 – 06/03/2017), mà Ban Tuyên giáo Trung ương và hai nhật báo hàng đầu của hệ thống chính trị là Nhân Dân và Quân đội Nhân dân đảng CSVN đã phải liên tục lên tiếng phản bác những bài viết của tôi về thất bại của lãnh đạo trong công tác xây dựng chỉnh đốn đảng, hay một số không nhỏ cán bộ, đảng viên chỉ còn trung thành ngoài mặt với đảng Cộng sản Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 5 Comments »

1998. ĐỪNG GÂY THÊM NỮA TỘI ÁC VỚI DÂN TỘC, VỚI LỊCH SỬ

Posted by adminbasam trên 27/08/2013

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

1.  BÓNG ĐEN NHỮNG VỤ ÁN CHÍNH TRỊ Ô NHỤC TRONG QUÁ KHỨ ĐANG TRỞ LẠI

 Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải Phóng .  .  . tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh NVGP (Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957.

Những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sư hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế. Chỉ khác chút ít về độ nóng và qui mô.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 1998. ĐỪNG GÂY THÊM NỮA TỘI ÁC VỚI DÂN TỘC, VỚI LỊCH SỬ

1989. AI VỤNG VỀ HƠN AI?

Posted by adminbasam trên 24/08/2013

Đỗ Như Ly

Đang định gõ bổ sung cho bài THỜI NÀO CHUẨN NÀO cho rõ hơn, chỉn chu kín kẽ hơn thì sáng nay cũng lại không chịu nổi bài “Màn tung hứng vụng về” đăng ở báo Quân Đội Nhân Dân của Phạm Trung được  basam.ìnfo đăng với số 1986 ngày 23/8/2013. Thôi thì thất nghiệp nửa năm nay rồi, nên chơi luôn cho hết thời gian “nhàn cư vi”… nhưng chắc không “bất thiện”.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 1989. AI VỤNG VỀ HƠN AI?

1988. Sự quẫn cùng về phương pháp định hướng dư luận của ba tờ báo lớn: Nhân dân, Quân đội Nhân Dân và Đại Đoàn Kết

Posted by adminbasam trên 24/08/2013

Trung Nghĩa

Từ khi có internet ra đời khoảng hơn 10 năm nay và hệ quả tất yếu kéo theo của nó là ra đời các trang mạng xã hội như web/blog các nhân, Facebook/Twitter,…. Công nghệ này là một tiến bộ vượt bậc của con người với bao nhiêu tiện ích nổi bật mà nhân loại được tận hưởng: thế giới phẳng mở ra, sự quảng bá và nổi tiếng vượt biên giới, thông tin khoa học công bố tính trên đơn vị từng giây, sự kết nối âm thanh, hình ảnh nhanh hơn tia chớp giữa những con người ở hai nửa địa cầu, mua bán hàng qua mạng, thậm chí một cuộc họp/hội nghị diễn ra trên một thế giới mạng.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 1988. Sự quẫn cùng về phương pháp định hướng dư luận của ba tờ báo lớn: Nhân dân, Quân đội Nhân Dân và Đại Đoàn Kết

1980. THỜI NÀO, CHUẨN NÀO

Posted by adminbasam trên 22/08/2013

Đỗ Như Ly

Đọc bài số 1975 Kiến nghị lỗi thời,nhận thức sai lệch của báo Quân đội nhân dân trên basam.info ngày 21/8/2013, mấy ngón tay tôi muốn gõ trên bàn phím ngay, nên phải vào cuộc . Tại sao thế?

 Trước tiên, đây là bài của các phóng viên  ghi chép lại ý kiến của năm người mà theo tôi đều có thể cho là có quan hệ với mình.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 1980. THỜI NÀO, CHUẨN NÀO

1978. Báo Quân Đội Nhân Dân hãy thôi cái trò định hướng dư luận đi!

Posted by adminbasam trên 21/08/2013

Trung Nghĩa

Hôm nay, lại một lần nữa tôi phải phì cười về cái phương pháp làm báo cũng như những lý luận của vài nhân vật được báo Quân đội nhân dân lấy ý kiến, được đăng tải trong bài “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” ra ngày 20/08/2013 [1].

Thực lòng, tôi cũng không nhiều thời gian để đọc báo, nhất là đọc báo QĐND. Tôi không phải nhà báo, không thường xuyên phản biện những vấn đề về kinh tế xã hội. Thế nhưng khi đọc bài báo trên, nó gợi cho tôi một chút băn khoăn về chuyên môn làm báo của ít nhất là 3 phóng viên  (Hoàng Thành, Song An và Yến Long) và của tổng biên tập tờ báo này.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 1978. Báo Quân Đội Nhân Dân hãy thôi cái trò định hướng dư luận đi!

1973. Phản biện lại bài viết ĐÔI ĐIỀU VỚI TÁC GIẢ BÀI “VIẾT TRÊN GIƯỜNG BỊNH”

Posted by adminbasam trên 20/08/2013

Trung Nghĩa

 Phản hồi cho ông/bà Trọng Đức, tác giả của bài viết được đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân điện tử ra ngày chủ nhật 18/08/2013 trong mục chính luận với thông cáo “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. *

 Tôi đã nhiều năm không đọc báo QĐND. Hôm nay thông qua diễn đàn mạng tôi được biết đến bài báo của tác giả Trọng Đức (có lẽ là một bút danh) mà khi đọc bài viết tôi không khỏi bức xúc. Tôi cũng tự đặt ra một bút danh cho mình để phản hồi cho bài viết này vì bản tính tôi là nhút nhát, sợ bị “nổi tiếng”. Tác giả bàn về những luận chứng nhằm phủ nhận người khác nhưng có vẻ như tác giả quá yếu kém khi đưa ra một ví dụ lệch lạc, không hiểu những luận cứ chủ thuyết của Marx, giải thích một cách lèo lái, gượng ép để phủ nhận những ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 1973. Phản biện lại bài viết ĐÔI ĐIỀU VỚI TÁC GIẢ BÀI “VIẾT TRÊN GIƯỜNG BỊNH”

 
%d người thích bài này: