“Tuy rằng báo chí tư nhân đóng vai trò rất tốt trong việc tự do nêu quan điểm cá nhân phản biện lại các quan điểm của các cá nhân khác và nhà nước, nhưng do không phải là chuyên ngành định hướng xã hội được kiểm soát chặt chẽ nên báo chí tư nhân không thể tránh được sự phản ánh quan điểm lệch lạc sai trái, lại gây ảnh hưởng đến dư luận khiến cho dư luận không biết đâu là con đường đúng đắn để đi theo. Hậu quả là báo chí tư nhân dễ gây hoang mang, nhầm lẫn, ảo tưởng trong dư luận xã hội, mà điều này tất yếu dẫn đến sự rối loạn, chệch hướng trong tư tưởng của xã hội“.
Nói như thế, những nước có báo chí tư nhân cả trăm năm qua, người dân của họ đều bị hoang mang, nhầm lẫn, ảo tưởng, rối loạn và chệch hướng… hết à? Người dân ở những nước có báo chí tư nhân như Mỹ, đều có quan điểm lệch lạc, sai trái, họ không biết đâu là con đường đúng đắn để đi theo?
_____
GDVN
Phạm Mạnh Hà
17-11-2015

Nên hay không báo chí tư nhân, hiểu thế nào cho đúng? (Ảnh: news.zing.vn)
(GDVN) – Trước thềm sửa đổi Luật báo chí, vấn đề nên hay không để báo chí tư nhân hoạt động đã trở thành một đề tài tranh cãi rộng rãi trong toàn xã hội.
LTS: Trước thềm sửa đổi Luật báo chí, có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề có nên để báo chí tư nhân hoạt động hay không?
Về vấn đề này, Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Mạnh Hà, một người hành nghề luật. Tác giả phân tích dựa trên nghiên cứu chính xác để làm sáng tỏ vấn đề.
Có nhóm ý kiến cho rằng phải cho báo chí tư nhân hoạt động để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân theo điều 25 của Hiến pháp hiện hành. Trái lại, nhiều ý kiến không đồng tình vì lo ngại như thế sẽ khó kiểm soát.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...