BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘bãi cạn Scarborough’

10.390. Giải quyết các xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines sau phán quyết của Toà án

Posted by adminbasam trên 10/10/2016

Stratfor

Tác giả: Evan Rees

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

31-8-2016

Mặc dù thắng được Trung Quốc trong cuộc tranh tụng về bãi cạn Scarborough, Philippines đã đề cập vấn đề này một cách hết sức thận trọng. Phương sách mềm dẻo của Philippines đã mở ra một cánh cửa để đạt đến một thỏa thuận chung khả thi với đối thủ mạnh của mình về các quyền đánh cá trong vùng biển còn tranh chấp. Ảnh: TED ALJIBE/AFP/GettyImages

Mặc dù thắng được Trung Quốc trong cuộc tranh tụng về bãi cạn Scarborough, Philippines đã đề cập vấn đề này một cách hết sức thận trọng. Phương sách mềm dẻo của Philippines đã mở ra một cánh cửa để đạt đến một thỏa thuận chung khả thi với đối thủ mạnh của mình về các quyền đánh cá trong vùng biển còn tranh chấp. Ảnh: TED ALJIBE/AFP/GettyImages

Dự báo

Philippines sẽ tiếp tục sử dụng chiến lược củ cà rốt và cây gậy đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, họ chọn cách không thổi phòng việc thắng kiện gần đây tại Tòa án Trọng tài Thường trực để đạt thỏa hiệp.

Đánh cá xung quanh bãi cạn Scarborough sẽ là một vấn đề quan trọng của sự hợp tác, nó sẽ tiến hành thông qua các cuộc đàm phán song phương.

Tuy nhiên, nghị quyết thực sự của các việc tranh chấp biên giới trong khu vực sẽ còn khó đạt, thậm chí có thể còn bị trì hoãn bởi các thỏa thuận để làm xoa dịu căng thẳng.

Phân tích

Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vẫn đang điều chỉnh để xác định cách quy định lãnh hải trong khu vực. Ngày 12 tháng 7 Tòa án Trọng tài Thường trực công bố quyết định việc vô hiệu hoá các yêu sách của Trung Quốc chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đặc biệt hơn Toà còn quy định rằng bãi cạn Scarborough không có các hòn đảo và do đó không có vùng đặc quyền kinh tế để đòi hỏi. Quyết định này đánh dấu thắng lợi cho Philippines, dù Manila cũng cho là bãi cạn này là của riêng mình mà Bắc Kinh đã chiếm. Ít nhất, Philippines đã tìm cách để đảm bảo rằng Trung Quốc không thể kiểm soát bãi cạn này về mặt pháp lý và bằng cách mở rộng, Philippines đã mở ra cơ hội cho các nước khác cách phân vạch Biển Đông để mặc cả về vị trí của Trung Quốc chiếu theo UNCLOS. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị | Thẻ: , , , | 2 Comments »

1002. Chín con rồng khuấy động Biển Đông

Posted by adminbasam trên 18/05/2012

Financial Times

Chín con rồng khuấy động Biển Đông

Tác giả: David Pilling

Người dịch: Thủy Trúc

Ngày 16-5-2012

Quá nhiều rồng, quá ồn ào”. Đó là lời một học giả Trung Quốc nói về những xích mích liên miên trên Biển Đông, nơi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đang động chạm với các yêu sách đối kháng của một số nước Đông Nam Á.

Vụ cãi cọ gần đây nhất là với Philippines. Tháng trước, một tàu hải quân Philippines đã cố tìm cách bắt vài tàu Trung Quốc mà theo Philippines là đang đánh bắt cá bất hợp pháp gần một quần đảo tranh chấp. Nhóm đảo này không thể không được biết tới, với hai tên khác nhau: bãi cạn Scarborough theo cách gọi của Philippines, và Hoàng Nham đảo theo cách gọi của Trung Quốc. Tàu hải giám Trung Quốc đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để ngăn chặn, không cho Philippines bắt giữ ai.

Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , | 6 Comments »

997. Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc?

Posted by adminbasam trên 17/05/2012

The Diplomat

Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc?

Tác giả: James R. Holmes

Người dịch: Dương Lệ Chi

14-05-2012

Philippines chẳng có hy vọng gì khi so sánh với Trung Quốc chỉ đơn thuần về mặt quân sự. Nhưng có những lý do lịch sử để giải thích vì sao họ sẽ không lùi bước trước Trung Quốc ở biển Đông.

Tháng trước, tôi đã viết một bài trên báo Global Times, trong bài đó tôi lưu ý rằng, Hải quân Trung Quốc để cho giới lãnh đạo nước này triển khai các tàu giám sát phi quân sự và các tàu chấp pháp, khi thực thi chính sách đối đầu đang diễn ra ở bãi cạn Scarborough. Họ có thể phát triển chính sách cây gậy nhỏ, dường như không khiêu khích, trong khi đang nắm giữ cây gậy lớn, đó là năng lực hải quân áp đảo, do đó họ để dành sự lựa chọn leo thang.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 22 Comments »

 
%d người thích bài này: