BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Văn học’ Category

11.922. ‘Tôi từng viết mà không được xuất bản’

Posted by adminbasam trên 11/03/2017

BBC

11-3-2017

Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu cho BBC hay bà có thời gian ‘vẫn viết mà không được xuất bản’. Ảnh: FB Đỗ Hoàng Diệu.

Thế giới ‘không còn hiền như xưa’ và tất cả mọi thứ ‘đã thay đổi, kể cả người đọc’, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu từ Hoa Kỳ chia sẻ với BBC hôm 11/3/2017 về sáng tác, xuất bản, văn chương và bạn đọc.

‘Người đói sách đói chữ, vớ gì cũng đọc ngốn ngấu và nâng niu sách như vàng ngọc không còn nhiều’, tác giả của các tác phẩm như Bóng Đè, Lam Vỹ v.v… nêu quan điểm với BBC.

Hé lộ về thế giới thầm kín ‘bếp núc’ về sáng tác sau những tác phẩm của mình, nhất là qua giai đoạn trên dưới một thập niên gần đây, nhà văn cho hay:

“Có “nhà phê bình mậu dịch” cứ thỉnh thoảng lại “cấu” tôi một nhát đâu đó trên truyền thông bằng cách dẫn tên tôi ra làm minh chứng cho sự chết yểu của ngòi bút. Họ đâu biết trong cả thập kỷ đó, tôi vẫn viết mà không được xuất bản.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

11.876. Giải thưởng Văn Việt lần thứ hai, bước lớn của Văn Đoàn Độc Lập VN

Posted by adminbasam trên 07/03/2017

Trần Phong Vũ

7-3-2017

“Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” là 1 trong 2 tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh được giải thưởng Văn Việt năm nay. Ảnh: internet

Bản tin đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay, sáng Thứ Sáu 03-3-2017 Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam đã công bố Giải Văn Việt lần thứ hai tại Sàigòn. Được biết Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam do nhà văn Nguyên Ngọc khởi xướng vào năm 2013 là một tổ chức biệt lập không chịu sự chi phối của nhà nước.

Một chi tiết khá đặc biệt được VOA ghi nhận nhân dịp trao giải lần này là:

“Nhiều người Sài Gòn nói rằng Văn Đoàn Độc Lập hiện nay có nét gì đó giống với tổ chức Văn Bút ở Sài Gòn trước đây do linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.”

Các giải thưởng Văn Việt năm nay

Có tất cả bảy giải được trao cho sáu tác giả. Ba tác giả trong nước gồm nhà thơ Vũ Thành Sơn, nhà văn Nguyễn Viện (Sàigòn) và nhà văn quá cố Nguyễn Khắc Phục ( Hà Nội). Ba tác giả hải ngoại gồm nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (Canada), nhà thơ Ngu Yên và nhà văn Ngô Thế Vinh (Hoa Kỳ). Trong số bảy tác phẩm đoạt giải kỳ này, ông Hoàng Hưng, một thành viên trong ban tổ chức giải Văn Việt của Văn Đoàn Độc Lập cho biết, giải đặc biệt được dành cho hai tác phẩm “Cửu Long cạn dòng, biển Đông dậy sóng”, và “Mekong, dòng sông nghẽn mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Tác phẩm nghiên cứu phê bình “40 năm Thơ Việt Hải Ngoại” của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Tiểu thuyết “Nhảy múa để chết” của nhà văn Nguyễn Viện.

Theo nhận định của ông Hoàng Hưng thì các tác phẩm được trao giải kỳ này thể hiện rõ nét tinh thần dấn thân của người cầm bút đối với quê hương dân tộc. Ông nói.

“Tinh thần dấn thân và đối mặt với những vấn đề của đất nước, của thời sự, của xã hội chính trị… thể hiện… trong các tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh… và hai tiểu thuyết của nhà văn quá cố Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Viện…” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Văn học | Thẻ: , , , | 3 Comments »

11.847. Vũ Thư Hiên: Để nhớ một người vừa từ biệt chúng ta – Nguyễn Quang Thân

Posted by adminbasam trên 04/03/2017

VŨ ĐIỆU CỦA CÁI BÔ

Nguyễn Quang Thân

Nhà văn Nguyễn Quang Thân đột ngột qua đời (TT). – Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Quang Thân! (NLĐ).

Nhà văn Nguyễn Quang Thân, vừa đột ngột qua đời sáng 4/3/2017

Nhà văn Nguyễn Quang Thân, vừa đột ngột qua đời sáng 4/3/2017

Thế là không hy vọng gì nữa rồi. Nhà máy đóng giầy phá sản. Cả năm nay Hảo sẽ không có việc làm. Đề tài, số tiền trợ cấp ban đầu và bản quyền bán cho nhà máy tan thành mây khói. Khách hàng đã tẩy chay thứ giầy bong mũi của nhà máy trước khi loại keo dán tuyệt vời của Hảo qua được bát quái trận thủ tục.

Vậy mà cũng phải ăn, phải gửi tiền cho con gái lên Hà Nội học thêm, phải nuôi cái xe đạp tàng, hễ mó đến là ăn vạ tiền nghìn. Rồi chén cà-phê đen mỗi sáng, quên nó một bữa là Hảo thấy mình đang mọc đuôi ra.

Thế nào cũng phải làm một cái gì! Nhưng ngoài cái chuyên môn được ghi trong mảnh bằng phó tiến sĩ, Hảo không biết làm gì khác. Cũng không thể như Tứ, hoạ sĩ ở tầng dưới. Tứ thường không biết ngày mai mình ăn gì, ăn ở đâu. Tứ nói: “Đói là con hổ, đừng nhìn nó, nhìn là nó vồ ngay”.

Nhưng Tứ đã bước vào phòng đúng lúc Hảo đang nghĩ đến anh, nhem nhuốc như cái xơ mướp nhúng vào thùng bột màu.

– Này cậu, có việc này hợp với cậu lắm. Nhưng pha cà-phê uống cái đã.

Hảo lóng ngóng múc cà-phê vào phin. Hay là Tứ rủ mình làm bạc giả? Trông mặt y như đang thu vén quần áo để vào Hoả Lò. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

11.842. NGÔ THẾ VINH – DIỄN TỪ NHẬN GIẢI ĐẶC BIỆT VĂN VIỆT LẦN THỨ HAI

Posted by adminbasam trên 04/03/2017

Ngô Thế Vinh

3-3-2017

Quý anh chị trong Diễn Đàn Văn Việt

Thưa Hội đồng Giám khảo giải Văn Việt 

Được tin hai tác phẩm, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, được chọn để trao giải Đặc biệt Văn Việt Lần Thứ Hai, tôi cảm thấy rất vinh hạnh. Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc bảy quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính dự báo về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và về những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Và dự báo ấy với thời gian đang được chứng nghiệm. Hậu quả những tranh chấp ấy đang làm cho “Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng”. Sự kiện một Diễn đàn độc lập như Văn Việt quan tâm đến và trao giải cho hai tác phẩm mang tính “nhạy cảm và tế nhị” đó là một quyết định rất có ý nghĩa và là một vinh hạnh cho người viết. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Văn học | Thẻ: | 3 Comments »

11.471. Kịch bản mới của nhà cầm quyền CS Hà Nội qua miệng lưỡi ông Chủ tịch Hội Nhà Văn VN

Posted by adminbasam trên 27/01/2017

Trần Phong Vũ

27-1-2017

Theo một bản tin từ quốc nội đọc được trên mạng, vào dịp cuối năm 2016 vừa qua, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch “Hội Nhà Văn Việt Nam” ở Hà Nội cho hay:

“Dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3/2017, Hội Nhà văn VN sẽ tổ chức cuộc gặp mặt mời tất cả các nhà văn VN đang sống ở nước ngoài về dự.”

Với giọng điệu đao to búa lớn quen thuộc, ông nhấn mạnh:

“Thực chất đây là một cuộc hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học, bất kể trước 1975 họ đã cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) như thế nào… Năm nay chúng ta đổi mới như vậy, 40 năm kết thúc chiến tranh rồi, dòng sông Thạch Hãn còn chảy, còn rớm máu nhưng với sức mạnh đại nghĩa của dân tộc, chúng ta mời các nhà văn có lương tâm, có trách nhiệm với đất nước, yêu quê hương hãy hướng về làm giàu cho đất nước Việt Nam… Đây là một sự kiện chưa từng có…” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 8 Comments »

11.462. Việt Thanh Nguyễn: Người Mỹ gốc Việt là hiện thân của mâu thuẫn trong lịch sử Mỹ

Posted by adminbasam trên 26/01/2017

Người Việt

Titi Mary Trần

25-1-2017

Tác giả Việt Thanh Nguyễn. (Hình: Việt Thanh Nguyễn cung cấp)

Tác giả Việt Thanh Nguyễn. (Hình: Việt Thanh Nguyễn cung cấp)

Ngồi trên ghế sofa trong phòng khách được trang trí rất hiện đại và tinh tế, Việt Thanh Nguyễn nhìn qua khung cửa sổ rộng ra con đường đối diện mà thường ngày xe nối đuôi nhau đậu dọc bên hai hành lang. Thỉnh thoảng anh ngừng lại, nhấp một ngụm nước để giúp giảm đi những cơn ho và bớt đi cái mũi sụt sịt do bị cảm lạnh mấy ngày qua, cùng lúc trầm ngâm suy nghĩ làm sao để trả lời những câu hỏi của phóng viên nhật báo Người Việt về cuốn sách mới ra “The Refugees” (Những Người Tị Nạn).

Sinh ra tại Buôn Mê Thuột và lớn lên tại California, tác giả Việt Thanh Nguyễn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được giải Pulitzer thể loại tiểu thuyết hư cấu của cuốn sách đầu tay, “The Sympathizer” (Cảm Tình Viên). Với một cách viết rất khéo léo và đầy tinh vi, anh đã nói lên được sự phức tạp của chiến tranh Việt Nam và Mỹ và đưa ra một tiếng nói không mấy quen thuộc trong văn chương chiến tranh Việt Nam: Đó là tiếng nói đầy mâu thuẫn của một người gián điệp thân Cộng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.357. Nói chuyện tầm phào với ông Hữu Thỉnh

Posted by adminbasam trên 16/01/2017

Trần Thảo

16-1-2017

Trong buổi lễ trao giải thưởng văn học năm 2016 tại Việt Nam, ngài chủ tiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam (Hội Nhà vănVN), nhà thơ Hữu Thỉnh, tác giả của hai tập thơ Trường Ca Biển và Thương Lượng Với Thời Gian, đã gửi đi một thông điệp, mà theo miệng lưỡi của ngài chủ tiệm, (là) chưa từng có. Đó là vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 năm 2017 âm lịch sắp tới, Hội Nhà vănVN sẽ tổ chức một hội nghị, mời tất cả những nhà văn VN ở nước ngoài về dự, và theo ông Hữu Thỉnh, đây là một hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học, bất kể là trước năm 1975, những nhà văn đó phục vụ chế độ cũ như thế nào.

Video clip nhà văn Hữu Thỉnh mời các nhà văn Việt Nam hải ngoại về nước Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

11.003. Góc Khuất

Posted by adminbasam trên 11/12/2016

Trần Thảo

11-12-2016

Nhà thơ Phùng Quán. Ảnh: internet

Nhà thơ Phùng Quán. Ảnh: internet

Năm 1995, trước khi nhà thơ Phùng Quán qua đời khoảng vài tuần, dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu cùng nữ sĩ Ngân Giang có ghé thăm gia đình nhà thơ. Vào năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Hữu Hiệu đã nói về nhà thơ Phùng Quán trong bối cảnh của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Ông Hiệu cho rằng bài thơ LỜI MẸ DẶN của nhà thơ là nhắm thẳng vào thần tượng Hồ Chí Minh. Lời thơ “Yêu ai cứ bảo là yêu, Ghét ai cứ bảo là ghét”, theo ông Hiệu, là nhằm đả phá tệ sùng bái cá nhân của những cán bộ, đảng viên, vốn được tuyên truyền, giáo dục phải kính yêu ông Hồ như thánh sống.

Ông Hiệu nghĩ như thế cũng có thể thông cảm được. Lý do là vì vào thời điểm đó, ở Nga Sô, Krushchev hạ bệ thần tượng Stalin, và đổ tất cả những lỗi lầm mà Nga Sô mắc phải là do bệnh sùng bái cá nhân Stalin. Tại sao Krushchev làm như thế? Theo nhiều nhà bình luận quốc tế, ông ta làm vậy là để xả xú bắp cho dân Nga sau những năm dài sống đắng cay trong nền cai trị khắc nghiệt của Stalin. Đồng thời là dịp tạo uy tín cho mình, và là cơ hội để thanh trừng nội bộ. Đây là mưu đồ quen thuộc của những người cộng sản. Mao Trạch Đông cũng đã từng phát biểu: “Muốn nắn một vật cong, thì phải nắn quá mức, để khi buông tay ra thì vừa”. Ông Stalin đã nắn quá mức, và tới giai đoạn của Krushchev, phải buông tay. Nhưng dĩ nhiên là buông có mức độ, nếu sức bật lại quá mạnh thì người cộng sản sẵn sàng dùng bạo lực để đè xuống. Tình trạng nổi dậy của nhân dân thủ đô Budapest, Hungary, đã bị xe tăng của Nga dập tắt là một minh chứng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

11.001. BẢN CHÚC THƯ TRÊN NGỌN ĐỈNH TRỜI

Posted by adminbasam trên 11/12/2016

Mai Thảo

Tặng Doãn Quốc Sỹ

 Bìa Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời. NXB Sáng Tạo 1963. Nguồn: Sách Xưa Net

Bìa Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời. NXB Sáng Tạo 1963. Nguồn: Sách Xưa Net

Bức điện tín báo tin cho tôi người ta đã đưa chàng vào một bệnh viện thị trấn miền núi được bốn ngày. Chàng bị thương nặng. Chàng muốn gặp tôi. Người phu trạm già đã bỏ đi trên chiếc xe đạp cũ kỹ của y, tai tôi đếm rành rọt từng tiếng một, nhịp chuông lẻng kẻng đổ hồi về phía cuối xóm, nhưng tôi không cử động được. Trong một khoảng khắc kỳ lạ kéo dài không biết bao lâu, tôi mất hẳn ý niệm thời gian, toàn thân tôi nhẹ hẫng như chới với trên mây trên vực, đầu óc như có một mũi ê-te tiêm suốt thấu, ý thức vẫn sáng suốt mà cảm súc thì sượng sần tê điếng.

Tử thương trong vết đâm thủy tinh trong suốt, tôi trân trân ngó ra cánh đồng tuyết phủ – chúng tôi đang ở giữa mùa lạnh – mặt tuyết in lên những ô kính sáng trong, những tảng tuyết sạch sẽ đồng mầu với những bức tường lát men sứ trắng tinh căn nhà bếp buổi sáng, tôi đứng đó, chết lặng như một pho tượng với bức điện tín báo tin dữ về chàng. Rồi chất tê tê của mũi ê-te tan dần nhường cho sự tràn ngập một cảm giác khủng khiếp ào ạt xâm chiếm cơ thể mảnh dẻ của tôi như một trận bão rừng hung dữ thổi qua. Bàn ghế đồ đạc chung quanh cùng bảo nhau quay cuồng chóng mặt, những vòng quay hút xoáy xuống thành vực thẳm, trời đất bên trên đảo ngược, ngọn lửa trong lò bỗng nhiên bùng lóa thành một đám cháy cực lớn làm tối tăm mắt mũi, tôi lảo đảo ngã vật xuống. Tôi ngã ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Tôi thảng thốt kêu lên: trời ơi! Bao nhiêu đêm dài cô đơn quỳ gối dưới chân tượng Đức Mẹ trên căn phòng ngủ lạnh lẽo, bao nhiêu buổi sáng lúi húi một mình, gục đầu trên mặt nước ngọn suối ở cánh rừng thưa đầu làng – nơi tôi thường đến đó gặp chàng – chân thành cầu nguyện cho sự đó không xẩy đến cho chàng, niềm xao xuyến âm thầm ám ảnh tâm trí tôi không phải chỉ là một lần nào, mà tất cả những lần chàng đi, đã thành sự thực. Tôi nghĩ thế và tôi kêu lên: trời ơi! Đôi mắt đã giàn dụa của tôi ngó nhìn như một vật kỳ quái, bức điện tín vò nát tự lúc nào trong lòng tay. Chàng bị thương nặng, chàng cần có tôi, nhưng tôi làm được gì bây giờ, em làm được gì bây giờ? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học | Thẻ: , | 3 Comments »

11.000. HÀNH TRÌNH ĐẾN TỰ DO – NHÀ VĂN THUYỀN NHÂN MAI THẢO

Posted by adminbasam trên 11/12/2016

NGÔ THẾ VINH

10-12-2016

Hình 1: Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E - Emprunct Empreinte

Hình 1: Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E – Emprunct Empreinte

“Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn.”  Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà.

BÀN VIẾT LỮ THỨ MAI THẢO

Khó có thể tưởng tượng cảnh sống đạm bạc của nhà văn Mai Thảo trên đất nước Mỹ. Chỉ là một căn phòng 209 rất nhỏ trên lầu 2 của một chung cư dành cho người cao niên ngay phía sau hẻm nhà hàng Song Long. Chỉ có một bàn viết, chiếc giường đơn với nơi đầu giường là một chân đèn chụp rạn nứt và dưới gậm giường mấy chai rượu mạnh; trên vách là mấy tấm hình Mai Thảo; đặc biệt là tấm ảnh phóng lớn có lẽ chụp trước 1975, Mai Thảo cao gầy ngồi trên bậc thềm nhà cùng với nhà thơ Vũ Hoàng Chương mảnh mai trong áo dài the, phía dưới là một kệ sách. Mai Thảo có nhiều bạn nhưng đây có lẽ là tấm hình “đôi bạn” mà anh rất thích. Về tuổi tác, Vũ Hoàng Chương hơn Mai Thảo một con giáp, cũng vì vậy mà Nguyễn Xuân Hoàng hết đỗi ngạc nhiên khi thấy Mai Thảo gọi Vũ Hoàng Chương là “mày”.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

10.954. VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Posted by adminbasam trên 05/12/2016

Trần Thảo

5-12-2016

Ngày 3 tháng 3 năm 2014, một nhóm 61 nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã đứng ra vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam. Những tên tuổi khá nổi tiếng trên thi văn đàn VN như Nguyên Ngọc, Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Ý Nhi, đều thấy xuất hiện trong Ban Vận Động thành lập Văn Đoàn. Văn Đoàn đưa ra ba mục tiêu hoạt động:

– Thứ nhất: Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.

– Thứ hai: Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và phê bình văn học và ngôn ngữ.

– Thứ ba: Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.

Cho tới nay, ngoài tuyên bố đanh thép của nhà văn Nguyên Ngọc về hiểm họa xâm lăng của Tàu cộng đối với Việt Nam, Văn Đoàn Độc Lập cũng chưa có sinh hoạt nào nổi bật. Nhưng chỉ với ba mục tiêu mà Văn Đoàn đưa ra cũng đã khiến cho chế độ CSVN bấn xúc xích, cố gắng đưa ra một vài tên “đĩ đực văn học” viết bài chửi rủa, đả phá Văn Đoàn Độc Lập.

Người để tâm quan sát thật sự cảm thấy không khí đấu tố văn học lúc này có nhiều nét giống với thời 1954-1958, khi chế độ CSVN ở miền bắc ra sức quy chụp, trói tay các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Đất Mới, Trăm Hoa, rồi cho những cây bút của chế độ như Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Tố Hữu, Hoàng Trung Thông v.v… nhào vô bề hội đồng các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ cô thế trong cái chế độ toàn trị dã man thời đó.

Nhưng thời thế đã khác. Thời bấy giờ, người dân miền bắc hoàn toàn bị bịt kín thông tin, chỉ nghe những thông tin đã được nhà nước CS sàng lọc. Những văn nghệ sĩ miền bắc lúc đó như Văn Cao, Tử Phác, Phùng Cung, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Nguyễn Bính, Hữu Loan, Trần Dần, Thụy An, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm v.v… trong cái loa tuyên truyền của chế độ là những thành phần xấu xa, ma cô, đĩ điếm, ăn phải bả của ngoại bang, cam tâm làm gián điệp, phá hoại sự xây dựng của chế độ miền bắc.

Thời đại bây giờ, dù chế độ CSVN cũng muốn bịt kín mọi thông tin, muốn ngu dân để cai trị, nhưng đã là điều vô kế khả thi. Trong trường hợp đó, nếu muốn đả phá, tố khổ Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam thì chế độ ít ra phải đưa ra được những tay lý luận sắc bén, đủ bản lãnh lấp liếm, ăn đầu sóng nói đầu gió, lập luận và chạy tội cho giỏi, thì may ra còn có thể tiếp tục lừa bịp nhân dân thêm thời gian nữa. Nhưng những gì mà người quan sát đọc được từ những bài viết của Bằng Việt, của Thiên Hà, của Quốc Anh v.v… cho thấy những con chó săn thời đại Nguyễn Phú Trọng móng vuốt đã quá cùn. Móng vuốt của chúng cùn mòn vì tự thân chúng là những đứa bất tài, lâu nay chỉ biết liếm đít chủ để kiếm cơm, kiếm quyền lợi, chả biết “ný nuận” là cái gì, nhưng ăn cơm chúa phải múa tối ngày, chủ xít ra cắn người, cào xé người thì cũng nhào ra, nhưng ẳng ẳng vài tiếng, chả đâu vào đâu. Móng vuốt của lũ chó này cùn mòn phần chính là vì, với thời đại truyền thông mạng, những tin tức lớn nhỏ về cái bản chất “ăn cướp” của chế độ đã quá rõ ràng, không cách nào cả vú lấp miệng em được.

Bỏ qua những bài viết của Bằng Việt và Thiên Hà đi, chả có gì thú vị bởi nó nhạt nhẻo quá, mời các bạn cùng tôi dạo chơi qua bài viết của Quốc Anh nhé. Rất rất nhiều điều thú vị.

Mở đầu bài viết của mình, Quốc Anh đã diễn tả khá đạt sự bấn xúc xích của chế độ khi viết: “Lật mặt nạ của nhóm Văn Đoàn Độc Lập là công tác CẤP BÁCH nhất hiện nay”.

Nếu tôi là chủ sự, là đảng ủy của tên bồi bút này, nhất định là cho hắn nghỉ việc không lương. Mới vô bài viết, chưa cà kê dê ngỗng gì đã cho VĐĐLVN một hào quang chói lóa. Hoàng đế NPT còn hề hề cương ẩu “Đất nước ta có bao giờ được thế này không?” đếch thèm quan tâm tới sự thật ê chề của đất nước, trong lúc đó thì thái giám Quốc Anh đã sợ xoắn đít lên rồi.
QA kế đó tố khổ VĐĐLVN, mà trong giọng văn của QA thì nhà văn Nguyên Ngọc là thủ lãnh. Hắn tố khổ Nguyên Ngọc tự bẻ cong ngòi bút của mình. 

Tôi thật sự không thể nào nín cười khi đọc đoạn này. Lý do dễ hiểu: Bẻ cong ngòi bút của mình là truyền thống lâu đời của những thằng bồi bút trong chế độ CSVN thối tha. Sự thật là ngay trong số nhà văn, nhà thơ của VĐĐLVN, trước đây sinh hoạt trong mảng văn học của chế độ, hẳn đã từng viết những điều mà chính mình không muốn, vì cái vòng kim cô của đảng bó chặt trên đầu, muốn sống sót cũng đành nín thở qua sông. Tới giờ phút này, sự chịu đựng của các nhà văn, thơ ấy đã tới mức tận cùng, họ phải đứng lên để đòi lại tự do sáng tác, tự do tìm sáng tạo trong nghệ thuật, đó chính là một trong những mục tiêu mà họ đặt ra. Thế nên tên bồi bút QA mà còn chút liêm sỉ thì phải nói những nhà văn ấy họ đang BẺ NGAY lại ngọn bút của mình, chứ không phải BẺ CONG.

So sánh với bên mảng chính trị, đảng phái, QA cho là VĐĐLVN cũng giống như một đảng phái mini chống lại chủ trương chính sách PHÁT TRIỂN VĂN HỌC ĐỊNH HƯỚNG XHCN.
Xin các bạn chú ý chữ ĐỊNH HƯỚNG nhé. Lại thêm một thằng ngáo!

Để cứu vãn sự sụp đổ của chế độ, chúng bèn chạy theo kinh tế thị trường của tư bản, nhưng lại gắn cái đuôi định hướng XHCN. Xã hội chủ nghĩa thì không tôn trọng quyền tư hữu, thế thì diễn dịch trọn gói cái quái thai đó sẽ là KINH TẾ THỊ TRƯỜNG KHÔNG CÓ QUYỀN TƯ HỮU, hết ý kiến luôn. Bây giờ văn học cũng chịu chung số phận như kinh tế, cũng định hướng XHCN. Không biết cái nền văn học định hướng XHCN đó sản xuất ra cái quái quỷ gì nhỉ? Chắc là sản xuất những tác phẩm hàng loạt theo đơn đặt hàng kiểu mỳ ăn liền, cái nào cũng tung hô Mac Lenin vô địch, HCM cha già vĩ đại, Cách mạng XHCN tất thắng v.v… hay lại sản xuất mấy thằng cha, con mẹ ăn cắp văn thơ của người rồi trét son lên mặt mình, tự vái kiểu Trần Dân Tiên, Nguyễn Ái Quốc?

QA cho rằ̀ng Nguyên Ngọc và cái VĐĐLVN sẽ xuyên tạc đường lối, chủ trương của đảng. Người ta nói vàng thật sợ gì lửa. Nếu đảng CSVN thật sự đi đúng nguyện vọng của nhân dân, thật sự đáp ứng được ước mơ dân giàu nước mạnh của toàn dân thì cho dù một trăm cái VĐĐLVN đi nữa cũng sẽ không làm rụng một cọng lông của đảng. Mấy chục năm nay đảng đã tự trét cứt lên mặt mình, không biết xấu hổ, sám hối cho những hành động phản dân hại nước, nên chỉ mới nghe tới những tiếng nói chính trực là run bắn lên, phải mau mau tố khổ, “CẤP BÁCH” đả phá. 

VĐĐLVN lại được thằng ngáo Quốc Anh dán cho cái mác Việt Tân mới thật là khôi hài.Từ khi Việt Tân được chế độ CSVN ưu ái tặng cho cái nhãn KHỦNG BỐ, thì luôn luôn cái tên Việt Tân được sử dụng như một cái vú to, áp vô miệng của bất cứ thằng dân nào muốn hó hé chống đối đảng. Cứ tố khổ cá nhân hay nhóm nào đó nhận tiền Việt Tân, rồi đưa mấy bộ luật hình sự tém tém gì đó ra còng tay người ta là gọn nhất.

Cuối bài viết, QA đặt câu hỏi, rằng VĐĐLVN có cảm thông được sự thương đau của dân nghèo, những sáng tác có đi đúng với ước vọng của nhân dân? Và VĐĐLVN đã học hỏi được gì khi cả dân tộc đang cố gắng học hỏi gương sáng của HCM hay chỉ là cố tâm bôi xấu chế độ tươi đẹp này?

Thưa ông ngáo Quốc Anh. Tôi quả thực bái phục sự ngu lâu dốt kỹ của ông.Ông có khi nào gát tay lên trán, tự vấn lương tâm xem, mình đã làm gì trong hiện tại?  Nhân dân cùng khổ trên mọi miền đất nước họ đang thực sự muốn gì?  Chính thằng ngáo là cái thằng ông đã xoay lưng lại với nỗi khổ của nhân dân. Nhân dân Vũng Áng đau khổ vì biển nhiễm độc, nhân dân Bắc Ninh bị cường hào áp bức cướp đất, nhân dân Dương Nội bị đàn áp thẳng tay, ông có bao giờ dám lên tiếng bênh vực họ không?  Giặc tàu xâm lăng đất nước trước mặt ông, ông có dám ẳng một tiếng không? Nhân dân hiện đang muốn gì, ông thực không biết sao?

Còn học theo gương sáng của HCM ư? Ông nhắc đến HCM trang trọng như vậy thì chắc là ông cũng giống Kim Ngân, đang cố gắng học hỏi theo phong cách của HCM chứ?  Thế thì cái cơ chế CSVN lại có thêm vài thằng, vài con điếm già thôi, chả quý gì đâu Ngáo ơi.

Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam trong hai năm qua chưa có hoạt động gì nổi bật, nhưng sự ra đời của nó với ba mục tiêu rõ ràng đã làm cho chế độ bấn xúc xích. Trận thế của chế độ càng nháo nhào thì lại có lắm trò vui để xem.

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , | 5 Comments »

10.644. Đôi lời với nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Posted by adminbasam trên 01/11/2016

FB Phạm Xuân Nguyên

Hoàng Hưng

1-11-2016

Nhà thơ Bằng Việt. Ảnh: internet

Nhà thơ Bằng Việt. Ảnh: internet

Thưa nhà thơ Bằng Việt

Tình cờ tôi được nghe mấy lời anh nói tại Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN) ngày 30 tháng 10 năm 2016 vừa qua về Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (BVĐVĐĐL) khi trả lời chất vấn về trường hợp nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (qua clip ghi hình trên trang mạng Trần Nhương và Nguyễn Xuân Diện). Thấy phải có ngay “đôi lời” với anh, vừa theo chỗ thân tình – bạn học từ thời “áo trắng đơn sơ mộng trắng trong” dưới mái trường Phổ thông Ba Việt Đức 1958-1960, bạn thơ “bút mới” Hà Nội thời chiến tranh, bạn sinh hoạt với HNVHN những năm 2002-2008; vừa theo lương tâm của một trong các thành viên sáng lập BVĐVĐĐL buộc phải phản ứng với những phát biểu công khai gây ngộ nhận cho tổ chức của mình.

A. Trước hết, xin ghi nhận anh có một số ý kiến thẳng thắn, tương đối khách quan về BVĐVĐĐL.

Anh đã nói đúng bản chất của BVĐVĐĐL: “Tuyên ngôn chấn hưng nền văn học dân tộc đang xuống cấp nghiêm trọng”, “hoàn toàn độc lập, không chịu, không muốn liên quan bất cứ tổ chức chính thống nào…”, “tách biệt khỏi hệ thống các tổ chức xã hội của chúng ta [ ý là của “Đảng ta” – HH] trong đó có Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 3 Comments »

9825. Giải thưởng Minh Triết cho bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam

Posted by adminbasam trên 01/09/2016

Bổ sung lúc 20h39′ tối 6-9-2016: Cụ Nguyễn Khắc Mai cho biết, “Theo yêu cầu của những bạn bè muốn gới ngoại tệ, mình đã thêm hướng dẫn để gởi USD và EUR.

Nếu gởi ngoại tệ:

Với USD: NH Đại lý Standard Chartered Bank, New york, NY, US. Mã SWIFT: SCBLUS33. Tài khoản BacABank: 3582 026815 001.

Với EUR: NH Đại lý BHF-Bank Aktiengesellschaft Frankfurt DE. Mã SWIFT: BHFBDEFF500. TK BacABank: 696880″.

_____

Cô giáo Trần Thị Lam và bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh?" Nguồn: internet

Cô giáo Trần Thị Lam và bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” Nguồn: internet

Trung Tâm Minh Triết

Hà Nội 2 tháng 9 năm 2016

Kính gửi các quý Anh, Chị,

Trung Tâm Minh triết nhận thấy bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh” của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh quả thật đã đạt được những phẩm chất “minh triết”:

– Tư tưởng, tình cảm chân thành, sâu sắc và da diết, rất “kim nhật kim thì”.

– Nghệ thuật, ngôn từ bình dị mà có sức lay động lòng người.

Bài thơ đã đạt tới một trình độ nghệ thuật, có thể gọi là “xuất thần”,  sức lan tỏa lớn, đã chạm đến “tâm tình” của hàng triệu con tim người Việt Nam hôm nay. Nhiều nhân sĩ, trí thức cho đó là một dấu ấn nghệ thuật đóng vào không thời gian đầy bi hùng này của chúng ta. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học | Thẻ: , , , | 1 Comment »

9703. Làm sạch giáo dục văn học thời hậu cộng sản

Posted by adminbasam trên 23/08/2016

Tôn Phi

23-8-2016

Ảnh bìa sách "Dẫn luận ngôn ngữ học của 3 tác giả: Nguyễn Thiện Giáp – Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Minh Thuyết

Ảnh bìa sách “Dẫn luận ngôn ngữ học của 3 tác giả: Nguyễn Thiện Giáp – Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Minh Thuyết

Văn học, được coi là tiền đề của mọi sự phát triển ở mọi quốc gia. Kinh nghiệm cho thấy, ở những nước nào có nền văn học tự do thì những nước đó, kinh tế và kiến trúc cũng sẽ phát triển, song song với việc bảo vệ môi trường. Nền văn học nước nhà suốt hơn 70 năm qua là một nền văn học kiệt quệ. Trong thời đại mới, làm sao để vực dậy nền văn học đó?

Thay mới từ sách giáo khoa

Nếu đặt giả thuyết  rằng nên làm điều gì ngay sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Việt Nam, tôi nghĩ đó là dốc sức phục hồi lại ngôn ngữ cho dân tộc, bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Từ lớp 1 cho đến lớp 12 ở nước ta hiện tại, chương trình Văn-Sử-Triết, trong tay những người cộng sản không dùng để đào tạo một con người theo hướng khai phóng và nhân bản, mà dùng cho việc tuyên truyền cho đảng phái. Việc tuyên truyền lộ liễu như thế có khá nhiều tác hại: làm du nhập những từ tiếng Hán không cần thiết, hủy hoại tư duy của học sinh bằng lối văn nịnh bợ vô thưởng vô phạt, hủy hoại tính trong sáng của tiếng Việt…

Việc Đảng Cộng Sản bị dân tộc nguyền rủa là điều đang diễn ra trên thực tế. Sau khi chế độ độc đảng sụp đổ, họ cũng vẫn sẽ bị nguyền rủa, cực điểm trong vòng ước tính là 6 tháng đến 9 tháng. Sau đó, không thể cứ dồn toàn lực tinh hoa để chửi bới đảng viên cộng sản, những người bây giờ đang tạm coi là trí thức cấp tiến cần nghĩ ra một chương trình hành động để cứu rỗi ngôn ngữ của dân tộc. Chắc chắn sẽ xảy ra một điều đầu tiên là thu hồi toàn bộ sách giáo khoa văn-sử-địa để viết lại. Lúc đó, cần có một ủy ban cứu nguy giáo dục đứng ra để chọn lựa những tác phẩm có giá trị, giàu tính nhân sinh, nhân bản để thay thế những tác phẩm tuyên truyền. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Văn hóa, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 7 Comments »

9618. Báo Lâm Đồng đánh báo “lề trái” Văn Việt

Posted by adminbasam trên 17/08/2016

Văn Việt

17-8-2016

Văn Việt: Một bạn đọc vừa chuyển cho Văn Việt đường link bài viết sau đây nói về bài của tác giả Trịnh Y Thư trên Văn Việt. Chúng tôi xin chia sẻ bài này cùng bạn đọc, để thêm một lần nhận diện thái độ đối xử với văn học, với người cầm bút của giới “chính thống” Việt Nam hiện nay. Điều đáng nói là cây bút viết bài này – văn phong bài viết là văn phong của một người khá chuyên nghiệp trong giới văn chương – đã không dám ký tên thật, trong khi ngang nhiên quy kết bài của Trịnh Y Thư là “cực kỳ phản động”.

Về tính từ “phản động”, chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm. Đơn cử: tác phẩm “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm đã bị an ninh Việt Nam coi là “phản động”, dẫn đến vụ án nổi tiếng bắt giam tác giả và người cầm bản thảo (nhà thơ Hoàng Hưng) người 18 tháng, người 39 tháng; sau “Đổi mới”, “Về Kinh Bắc” được in nhiều lần, tác giả được giải thưởng Nhà nước, còn các vị tướng tá trong ngành an ninh đều giải thích một cách đơn giản là “hồi đó ấu trĩ quá”! Là xong! Sự “ấu trĩ” chết ngưòi này còn tiếp tục đến bao giờ?

_____

Lâm Đồng

Một “Cánh cổng của tưởng tượng” hay lối vào của quỷ?

Đà Văn

15-8-2016

H1(LĐ online) – Ngày 11-8-2016, trên trang web văn chương “Văn Việt.info” được coi là diễn đàn của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam lập bởi một nhóm văn nghệ sĩ tự xưng “tổ chức xã hội dân sự hoàn toàn độc lập với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong, ngoài nước”, trong chuyên mục nghiên cứu phê bình đăng bài “bốc thơm” và cũng cực kỳ phản động “Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên: Vào cánh cổng của tưởng tượng”. Tác giả Trịnh Y Thư và được Thanh Hà chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Anh. 

Theo Trịnh Y Thư, ba tác giả: Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên được nhắc tới là “ba nhà thơ nữ đang nổi, tên của họ đã trở nên ngày một thân quen hơn với công chúng yêu thơ trong cũng như ngoài nước”, “mỗi người cư trú ở một nơi khác nhau trên thế giới”, “ba nhà thơ đại diện cho một thế hệ các nhà văn Việt mới, được gọi là thế hệ 8X”… Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

9604. Trần Đăng Khoa nghĩ gì khi gánh vác sứ mệnh đi trao quyết định về hưu cho Trung Trung Đỉnh?

Posted by adminbasam trên 16/08/2016

Blog Lê Thiếu Nhơn: Thần đồng Trần Đăng Khoa được soái ca Hữu Thỉnh giao sứ mệnh vinh quang tột đỉnh là làm cách nào mời lính trận Trung Trung Đỉnh rời khỏi chiến hào theo đúng tiến độ, để phục vụ bài toán sắp xếp nhân sự mỹ mãn: “Chả lẽ chúng ta có hơn ngàn hội viên mà không tìm được người đảm trách ư? Ban giám đốc, anh Đỉnh nghỉ thì còn hai người, anh Quý và chị Hằng. Anh Quý làm chuyên môn một thời gian nữa rồi đến tuổi nghỉ thì nghỉ, còn chị Hằng là kế toán. Công việc của NXB văn chương nếu không giao cho nhà thơ Trần Quang Quý đương kim Phó giám đốc phụ trách thì chả lẽ giao cho cô kế toán ư? Dù việc chị Hằng hiện đang làm là một chuyên môn riêng, rất vất vả, cũng là chuyện “sinh tử” của NXB. Anh Quý vẫn còn 7 tháng nữa, và hiện vẫn đang là Phó giám đốc. Trưởng giao cho Phó là đúng quá. Rồi trong 7 tháng, thì tìm Giám đốc mới”. Liệu 7 tháng nữa, giấc mơ hình chiếc thớt có biến thành ác mộng dáng con dao?

Vũ Viết Tuân, báo Tuổi Trẻ

16-8-2016

@ Với tư cách là phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và là người mang quyết định bàn giao công việc cho giám đốc NXB Hội nhà văn Trung Trung Đỉnh, xin nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết lý do vì sao Hội nhà văn Việt Nam có quyết định được cho là “khá gấp gáp” như vậy? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

9577. ĐI BUÔN VỚI HỮU THỈNH

Posted by adminbasam trên 15/08/2016

Lê Thiếu Nhơn

Trung Trung Đỉnh

14-6-2016

Mời xem lại bài viết của nhà báo Nguyễn Trung Dân: Chuyện về hưu ở Hội Nhà Văn!

Blog Lê Thiếu Nhơn: Viết về vụ lùm xùm xung quanh cái quyết định nghỉ hưu của nhà văn Trung Trung Đỉnh ở Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, nhà phê bình Hồng Diệu băn khoăn: “Liệu cuộc nghỉ hưu của Trung Trung Đỉnh có bắt nguồn từ mâu thuẫn cá nhân giữa ông và Chủ tịch Hội nhà văn? Sự mâu thuẫn có phải như trong giới đồn thổi, bắt đầu từ bài chân dung Trung Trung Đỉnh viết về người đứng đầu Hội nhà văn, đã hồn nhiên khoe quá khứ “đi buôn” của nhà thơ nổi tiếng?”. Để bạn đọc có thêm tư liệu văn chương, xin giới thiệu lại bài chân dung được nhắc đến ở trên. Theo nhà văn Trung Trung Đỉnh, thì ông viết về Hữu Thỉnh khoảng một vạn chữ, chỉ công bố 1/5 dung lượng là những phần tươi sáng nhất mà thôi. Khổ thân, đi buôn hàng hóa với Hữu Thỉnh còn lỗ trắng tay, huống hồ đi buôn danh vọng với Hữu Thỉnh mà không mất sạch cả nhân phẩm đã là may…

Nếu tôi nhớ không lầm, thì tôi quen Hữu Thỉnh rất bình thường, đó là buổi chiều tối một ngày đầu Đông năm 1978, tôi vừa cùng Nguyễn Trí Huân từ trại viết Khu V ra đến Hà Nội. Nguyễn Trí Huân thì đã quen Hà Nội trước khi đi B nên xuống ga Hàng Cỏ cái là Huân tếch về Nhổn, nơi có mẹ và em gái Huân đang chờ sẵn. Còn tôi, đây là lần đầu được triệu ra Hà Nội để định cư và theo học khóa I viết văn Nguyễn Du. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

9574. Chuyện về hưu ở Hội Nhà Văn!

Posted by adminbasam trên 15/08/2016

Nhà báo Trung Bảo bình luận: Một “nhà văn” ra quyết định cho một nhà văn khác có 4 ngày để thu xếp hành lý về hưu. Chỉ có những tay bút nô mượn tờ báo hay trang sách để leo cao, ôm mông quan thầy mới có được cách xử sự này.

_____

FB Nguyễn Trung Dân

15-8-2016

Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng cho nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: VanVN

Nhà thơ Hữu Thỉnh (trái) trao giải thưởng cho nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Văn VN

Lẽ ra là một hội đoàn, ai lại đặt chuyện hưu trí hay không với một nhà văn, nhà thơ, một nghệ sĩ ngôn ngữ hay hình tượng! Nhưng thực tế, những văn nghệ sĩ khi được “duyệt” hay gọi là quy hoạch làm công tác quản lý, họ đã biến thành những công bộc ăn lương, hưởng các chế độ của một công chức mà quan trọng hơn, được xem là một công chức bảo vệ chế độ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Đó là một mặt trận tuyên truyền mà bất kỳ một chế độ cộng sản nào cũng xem nó là vũ khí quan trọng để khiến người dân phải tin theo, phải tư duy theo một định hướng của đảng, và đáng nói hơn là không ai có quyền phản biện để nói chuyện tự do, dân chủ!

Vì thế nên chuyện về hưu của những người đứng đầu hội đoàn hoặc các đơn vị cấp hai của hội đoàn bao giờ cũng rối rắm và phi lý đến độ chẳng ai muốn nói đến, vì khinh bỉ cách xử sự của những người mà văn chương, thơ phú đã trau chuốt cho họ cái vỏ bên ngoài khá cao đạo. Và lần trình diễn này là ở Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn! Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà Văn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT cả nước, đã ký quyết định cho Giám đốc Nhà Xuất bản HNV trong vòng 4 ngày phải bàn giao ngay chức vụ Giám đốc để về hưu!

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

9514. Dương Nghiễm Mậu và một thế hệ bất khuất

Posted by adminbasam trên 10/08/2016

“Con đường văn chương của Dương Nghiễm Mậu bị cắt đứt đột ngột sau biến cố 75. Ông thôi viết và chọn cho mình một thái độ sống độc lập. Ông tự do trong khuôn khổ sống hạn hẹp mà một người công dân dưới chế độ cộng sản có thể xoay xở được. Ông tự do vì không phải cúi đầu nói ra những lời dối trá, không phải quỳ gối đưa tác phẩm mình cho bọn đao phủ băm chém. Ông tự do vì không phải thỏa hiệp với tội ác để nhận bổng lộc phận hàng thần. Dương Nghiễm Mậu lặng lẽ gác bút, lui về phía sau. Nhưng nhân cách của ông đã thúc giục một thế hệ hậu sinh lên đường, đi về phía trước”.

_____

Lưu Hương Thủy

9-10-2016

Bài đầu tiên vào tháng 10 năm 1970 trên bìa báo Khởi Hành ở Sài Gòn, cách đây 46 năm: “Viên Linh viết về Dương Nghiễm Mậu” với tranh vẽ chân dung hai tác giả của CHÓE. Ảnh: Viên Linh/ NV

Bài đầu tiên vào tháng 10 năm 1970 trên bìa báo Khởi Hành ở Sài Gòn, cách đây 46 năm: “Viên Linh viết về Dương Nghiễm Mậu” với tranh vẽ chân dung hai tác giả của CHÓE. Ảnh: Viên Linh/ NV

Tôi rụt rè viết lên đây những dòng thương tiếc ông, khi giờ này, hầu hết các trang báo lớn từ quốc nội ra tới hải ngoại đều đã đăng lời tưởng niệm. Trong muôn vàn vòng hoa rực rỡ của những người từng là bạn vong niên của ông, của những người từng là bạn văn chương cùng chia sẻ với ông một mảnh quê hương tơi tả, của những nhà phê bình từng bỏ công sức nghiên cứu tận tường tác phẩm của ông, tôi chẳng có gì để đưa tiễn ông. Tôi chỉ thành kính đặt bên thềm nhà ông một đóa hoa vô danh, và xin cúi đầu gọi ông là “Thầy”.

Đóa hoa vô danh này của một kẻ chẳng có danh phận gì trong cõi văn chương, chỉ một ngày tình cờ lang thang trên mạng, đọc được một truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu mà cả cuộc đời thay đổi. Thứ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa mười hai năm được (!) nhồi nhét kỹ lưỡng dưới mái trường xã hội chủ nghĩa bỗng nhiên rồi tan xác, chỉ còn lại trong đầu một lỗ trống kinh hoảng. Thằng người trong Cũng Đành hiện ra đó không phải là một con người bằng xương, bằng thịt, nhân danh giai cấp vô sản đòi quyền làm chủ vận mệnh mình. Hắn không cần được tôn trọng và ca tụng. Hắn không cần rạch ròi kêu gọi cái thiện chống lại cái ác. Hắn không đanh thép lên án xã hội bất công đẩy con người (tính bổn thiện) vào kiếp khố rách lưu manh. Hắn không xác định rõ ràng vị trí ta và địch – Không – “Ở ngoài” hay “ở trong”, cũng chẳng biết đâu là ta đâu là địch. Thằng người bị xóa dần quá khứ và đánh mất hiện tại. Hắn bị lột trần, phơi bày thân phận giun dế, bản chất khiếp nhược hèn hạ. Hắn nhầy nhụa vô liêm sỉ. Hắn bằng đất đá khô khốc trơ lì. Hắn chẳng muốn đại diện cho ai nhưng hắn là chính bản thân của mỗi người. Hắn là – tôi – trong nỗi nhục cúi đầu triền miên. Lần đầu tiên trong đời, tôi xúc động tự hỏi, có một thứ văn chương kỳ lạ như vậy sao? Dương Nghiễm Mậu là ai? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

9426. Nhân một nhà văn lớn của miền Nam trước 1975 vừa qua đời…

Posted by adminbasam trên 03/08/2016

Blog RFA

Song Chi

3-8-2016

Nhà văn Dương Nghiễm Mậu "Sống tự do hay là chết". Ảnh: internet

Nhà văn Dương Nghiễm Mậu “Sống tự do hay là chết”. Ảnh: internet

Sau 30.4.1975, nhiều người miền Bắc vào miền Nam và nhận ra mình bị lừa, nhận ra sự dối trá của đảng và nhà nước cộng sản khi tận mắt chứng kiến sự phồn thịnh, sung túc, tự do, thoải mái, văn minh tiến bộ hơn hẳn của Sài Gòn và miền Nam. Nhưng đó chỉ mới là khía cạnh kinh tế, và sự tự do dân chủ. Còn những cái mất mát đáng tiếc nữa, nói lên sự ngu xuẩn, tội ác của nhà cầm quyền và sự éo le của lịch sử khi một chế độ lạc hậu, man rợ hơn lại thắng một chế độ văn minh hơn. Đó là sự mất mát của cả một nền văn học nghệ thuật tự do, đầy sáng tạo, đầy tính nhân văn, một nền giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” hay một xã hội đã xây dựng được tương đối một nền nếp đạo đức, quy củ, tôn trọng luật pháp…

Riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngay sau tháng 4.1975, nhà cầm quyền đã ra lệnh tịch thu, đốt phá cho bằng hết những sản phẩm văn hóa “đồi trụy” của miền Nam. Cùng với một số lượng lớn quân nhân công chức, trí thức của chế độ VNCH, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam cũng phải lên đường đi học tập cải tạo, những người còn lại hầu hết buông bút, bị gạt ra ngoài lề xã hội, vất vả mưu sinh bằng những công việc khác, chả liện quan gì đến nghiệp văn, như ra chợ trời bán thuốc lá, bán đồ cũ, thậm chí làm ruộng, chăn dê (như nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ chẳng hạn). Rồi nhiều người trong số họ lần lượt phải từ bỏ đất nước ra đi tìm tự do vì không chịu nổi đời sống tinh thần, chính trị, sáng tác bức bối, kỳ thị ở VN. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

8958. GIỚI THIỆU HỒI KÝ “NGƯỜI ĐỘI SỐ PHẬN” CỦA NGUYỄN THANH GIANG

Posted by adminbasam trên 01/07/2016

Nguyễn Thanh Giang

1-7-2016

Cuốn hồi ký “Người Đội Số Phận” dày 700 trang của Nguyễn Thanh Giang do Nhà Xuất bản “Người Việt” ở Mỹ ấn hành đang được đăng bán trên mạng “Amazon” và trên trang “nguoivietshop.com”  với giá 25USD.

Ở Việt Nam, độc giả muốn có sách xin liên hệ với tác giả qua Email: giangnguyen1936@gmail.com hoặc mobi: 0984 724 165.  

NGƯỜI YÊU SÁCH

H1

ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM

* Nhà báo Khúc Nga – Nguyên Tổng Biên tập báo “Tuổi Trẻ Thủ Đô” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Văn học | Thẻ: , | 2 Comments »

8926. BÀI VĂN “0 ĐIỂM” CHẤN ĐỘNG TRUNG QUỐC VỚI ĐỀ BÀI: CÔNG BẰNG Ở ĐÂU?

Posted by adminbasam trên 29/06/2016

Nguyễn Thái Nguyên

29-6-2016

Bài văn không thấy tên tác giả mà chỉ có tên người dịch là Tiểu Thiện, đăng trên Đa Chiều. Tuy xuất xứ từ Tứ Xuyên, nhưng đã lan tràn trên mạng xã hội ở Trung Quốc đại lục và cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Tuy bài văn bị điểm 0 nhưng lại là bài văn được cư dân mạng đánh giá đặc biệt xuất sắc. Mời đọc để hiểu thêm nhân tình thế thái của cái “CNXH mang đặc sắc Trung Quốc”.

“Khi nhìn thấy đề bài, tôi đột nhiên cười phá lên. Vâng, đúng vậy, tôi muốn bật cười, như thể tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt dữ tợn xám xịt của vị Giám khảo khi nhìn thấy bài thi này.

Báo chí nước nhà cho biết giá bất động sản ở Trung Quốc đã tăng 20 lần trong thập niên vừa qua. Khi mà tất cả các thanh niên có hoài bão không thể ngóc đầu lên được vì bị giá nhà đè bẹp. Vậy công bằng ở đâu? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Văn học | Thẻ: , | 3 Comments »

8920. Văn nghệ sĩ Quảng Bình bị cấm sáng tác về cá chết!

Posted by adminbasam trên 28/06/2016

Văn Việt

FB Ngô Minh

28-6-2016

Tôi vào Facebook Khởi Trần, một nhà văn ở Quảng Bình, đọc được công văn của Hội VHNT tỉnh truyền lệnh của Ban tuyên giáo tỉnh ủy (Công văn số 115/CV? BTGTU 30/4/2016) “Nghiêm cấm các hoạt động xuất bản, trưng bày các tác phẩm có yếu tố chính trị nhạy cảm, liên quan đến vấn đề thủy hải sản chết…”. Nghĩa là cấm viết, vẽ về biển chết, cá chết. Đây là lần đầu tiên tôi mục sở thị một lệnh cấm sáng tác như thế. Khiếp hồn. Lâu này tôi chỉ biết nhà văn tự cấm mình bốn cái: không được phản bội Tổ Quốc, không cổ võ chiến tranh, không cổ võ cái ác, không truyền bá văn hóa đồi trụy.

Chắc đây là lệnh của Ban Tuyên giáo Trung ương. Nhưng sao Huế lại không có lệnh cấm cho các văn nghệ sĩ sáng tác về cá chết. Những sáng tác về cá chết ấy có tác hại gì nhỉ, ngoài việc động viên nhân dân yêu biển hơn, tố cáo tội ác của bọn giết biển mạnh mẽ hơn! May tôi người Quảng Bình mà không sáng tác ở quê hương! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

7891. Chuyện tình báo trong The Sympathizer

Posted by adminbasam trên 19/04/2016

BBC

Bùi Văn Phú

19-4-2016

H1

Nhà văn Viet Thanh Nguyen. Nguồn: ???

Hơn một thập niên qua, cuộc chiến Việt Nam không còn được chính giới Mỹ nhắc đến nữa, ngay cả trong các kỳ tranh cử tổng thống.

Sau kỳ bầu chọn giữa ứng cử viên John Kerry, cựu chiến binh từng phục vụ tại Việt Nam, đối đầu với George W. Bush (con) vào năm 2004 thì trong các cuộc vận động sau đó, cụm từ “Cuộc chiến Việt Nam” đã lùi vào lịch sử, thay vào là Iraq và Afghanistan.

Kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên Ted Cruz có đề nghị ném bom trải thảm để tiêu diệt ISIS, nhưng không ai nhắc đến cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, khi Mỹ dùng B-52 ném bom như trải thảm để tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng.

Ted Cruz còn quá trẻ hay ông không có nhiều hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam nên đã đề nghị như thế mà không lường hậu quả sẽ ra sao. Cũng không có một nhà báo nào đặt cho ông câu hỏi nếu phải đem quá khứ Việt Nam ra soi chiếu cho tương lai, ông sẽ nghĩ sao về bom trải thảm.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

7346. PHẠM ĐÌNH TRỌNG: BAO GIỜ EM ĐƯỢC MỒ CÔI

Posted by adminbasam trên 03/03/2016

Phạm Đình Trọng

3-3-2016

Là người lính ngoài mặt trận trong suốt cuộc chiến tranh 30 năm, 1945 – 1975, nay ở tuổi ngoài 80, nhà văn Nguyên Ngọc lại là người đứng mũi chịu sào cho sự tồn tại và phát triển của một trường đại học lớn, đại học Phan Châu Trinh ở Hội An, một trường đại học tư có mặt trong đời sống văn hóa đất nước vì văn hóa, vì giáo dục chứ không vì lợi nhuận. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

6179. LẠM BÀN VỀ CHỮ TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU

Posted by adminbasam trên 17/12/2015

Nguyễn Thái Nguyên

17-12-2015

Trong lần “tiếp xúc cử tri” ngày 8/12/2015 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi nói về việc chuẩn bị nhân sự của đảng CSVN cho những năm tới thông qua Đại hội đảng lần thứ XII đã khẳng định: Chọn cán bộ phải có đức có tài nhưng đức phải là gốc. Rồi tiện thể, ông Trọng đã minh họa bằng mấy câu Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ ta một vần”.

Dù ông Trọng không nói thẳng ra đức mà ông gọi là gốc kia gồm những tiêu chuẩn gì. Nhưng với cách làm nhân sự dưới thời ông Trọng thì đại thể đó chắc chắn phải là những người kiên định với con đường xây dựng CNXH; phải tuyệt đối trung thành với Cương lĩnh và đường lối của đảng; kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phải trong sạch, không tham nhũng, ít nhất cũng được như đội ngũ cán bộ chủ chốt của 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015 như báo cáo của cơ quan Thanh tra của 2 thành phố này; tất nhiên họ còn là những người kiên định vững vàng trong việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ và v.v.. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Nguyễn Phú Trọng, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

6112.TỔNG BÍ THƯ CŨNG LẨY KIỀU!

Posted by adminbasam trên 12/12/2015

Nguyễn Thanh Giang

12-12-2015

Tác giả Nguyễn Thanh Giang

Tác giả Nguyễn Thanh Giang

Năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam, tại Quốc tử giám Văn Miếu, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã lẩy hai câu Kiều làm xốn xang dư luận:

“Sen tàn cúc lại nở hoa, 

Sầu dài ngày vắn đông đà sang xuân”.

Không phải chỉ vì câu thơ hay mà còn vì nó được tấu lên rất hợp cảnh, hợp tình, làm tươi nở lòng người. Tổng thống vận cái trạng huống quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ vào quy luật tạo hóa. Sen tàn thì đến phiên cúc nở hoa. Bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ được cải thiện sẽ đẩy lùi cơn “sầu dài” mùa đông đem xuân đến cho đất nước Việt Nam.

Tối 7 tháng 7 năm 2015, trong buổi chiếu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lại tiếp tục lẩy Kiều:

“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”

Như ai oán mối lương duyên giữa hai dân tộc Việt Nam – Hoa Kỳ đã từng chia biệt do ý thức hệ, ngày nào Thúy Kiều từng nức nở ”Ôi Kim lang, hỡi Kim lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Vậy mà, Trời còn để có cái ngày tan sương mù ảm đạm quá khứ để hôm nay ta được cùng nắm tay nhìn lên bầu trời mây đã vén. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Nguyễn Phú Trọng, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 3 Comments »

5812. Tập tung hỏa mù bằng những trò thông thái giả

Posted by adminbasam trên 14/11/2015

Đàn Chim Việt

Dịch giả: Sông Hồng

11-11-2015

H1Đến dự lễ khai mạc Olympic Mùa đông 2014 tại Sochi, Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga. Ông kể về một trong những đam mê của mình là đọc sách. “Đọc đã trở thành một phần của cuộc đời tôi”. “Tôi đọc nhiều nhà văn Nga, như là Krylov, Pushkin, Golgol, Lermontov, Turgevev, Dostoevsky, Nekrasov, Chernyshevky , Tolstoy, Chekhov, Sholokhov; có nhiều chương, đoạn tôi còn nhớ rõ.”

Một vài tháng sau, có dịp đọc diễn văn tại Paris, Tập nói: “Do đọc Montesquieu, Voltaire, Rousseau, Diderot, Saint-Simon, Fourier and Sartre, mà tôi đã hiểu về sự tiến bộ của tư tưởng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội như thế nào”. Do đọc nhiều Montaigne, La Fontaine, Molière, Stendhal, Balzac, Hugo, Alexandre Dumas, George Sand, Flaubert, Alexandre Dumas, Maupassant and Romain Rolland mà tôi có một cuộc sống tràn đày ý nghĩa với những niềm vui và nỗi buồn.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Văn học | Thẻ: | 1 Comment »

5571. Danh lợi- danh vọng và…. danh hão

Posted by adminbasam trên 24/10/2015

Kim Dung

Tác giả: Kỳ Duyên (Bài gốc)

Danh lợi hay danh vọng chỉ có ý nghĩa tích cực, nếu hàm chứa giá trị đích thực, góp phần thúc đẩy XH trở nên dân chủ, văn minh, công bằng và văn hóa. Nếu không, cũng chỉ là …. danh hão.

___

Ngẫu nhiên trong tuần có hai vụ việc bao hàm một loạt các câu chuyện dính líu đến danh lợi, danh vọng- thứ hấp dẫn ma mị, khiến cả XH xôn xao bàn luận, với rất nhiều ý kiến đa chiều.

“Mượn hồn” và mượn cả… câu thơ

Vụ thứ nhất, liên quan đến nghi vấn “đạo thơ”

Thật ra, từ khi nước Việt chưa có Luật bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ cho đến nay Luật được coi là đã đi vào cuộc sống, thì hiện tượng “đạo”- đạo luận văn, đạo nghiên cứu khoa học, đạo văn, đạo thơ…. tiếc thay, còn ngang nhiên “đi nhanh”- hơn cả luật. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 1 Comment »

5548. PHẠM ĐÌNH TRỌNG: MẤT CẮP

Posted by adminbasam trên 22/10/2015

Phạm Đình Trọng

22-10-2015

Nhà thơ bị mất cắp một bài thơ thì cả thế giới mạng người Việt xôn xao như cả thế giới người Việt bị mất cắp thơ, dồn dập lên tiếng. Cả hệ thống báo chí lề Dân, lề Đảng vào cuộc vụ mất cắp thơ nhỏ nhặt. Những nhà nọ, nhà kia, học giả, học thật xúm vào vụ mất cắp thơ cỏn con.

Nhân Dân bị mất cắp trắng tay thì chỉ có số ít người đau đớn, xót xa lên tiếng trong lẻ loi, đơn độc, giữa trùng trùng bạo lực hung hãn đàn áp.

Nhân Dân bị đánh cắp mất quyền làm chủ đất nước, quyền làm chủ giang sơn gấm vóc, quyền làm chủ nhà nước. Quyền lực Nhân Dân cũng như Hiến pháp đất nước là những giá trị tối cao của một quốc gia bảo đảm sự lành mạnh, ổn định và bền vững của đất nước thì cả quyền lực Nhân Dân và Hiến pháp đất nước đều bị đánh cắp. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Hiến pháp, Văn hóa, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

5543. Tố Hữu là nhà văn hoá dân tộc?

Posted by adminbasam trên 22/10/2015

Nguyễn Văn Tuấn

22-10-2015

Tố Hữu. Nguồn: Hồn Việt

Tố Hữu. Nguồn: Hồn Việt

Nhiều khi đọc báo Việt Nam bắt gặp những bài làm tôi (và có lẽ các bạn) … nhăn mặt. Chẳng hạn như bài này, “Khẳng định vai trò của nhà thơ Tố Hữu trong văn hóa dân tộc“, thì thật là khó nuốt.

Số là tuần qua người ta có cái hội thảo “Tố Hữu với văn hoá dân tộc” nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của thi sĩ Tố Hữu. Dĩ nhiên, hội thảo về một nhân vật thì chỉ có bài ca ngợi, chứ chắc không có bài “critical”. Dễ hiểu. Trong hội thảo có một nhà thơ nổi danh nhận xét rằng “Tố Hữu là một nhân cách cộng sản mẫu mực, kiên định, cao quý. Là nhà thơ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của cách mạng, ông góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho nền văn hóa mới của dân tộc.”

Nói rằng Tố Hữu là nhà văn hoá của cách mạng thì chắc ít ai phản đối, nhưng cho rằng ông là “nhà thơ của dân tộc” thì tôi sợ là có rất nhiều người không đồng ý. Người không đồng ý đầu tiên chắc chắn phải kể đến một thi sĩ thứ thiệt: Trần Dần. Từ năm 1957, khi Tố Hữu đang thăng quan tiến chức và được các đồng chí của ông cưng, thì Trần Dần đã thẳng thừng nhận xét rằng “[…] cách nhìn của nhà thơ Tố Hữu (trong tập Việt Bắc) đối với cuộc đời, đối với sự thực. Ðiểm thứ nhất: thơ Tố Hữu không có cách nhìn mới nào rõ rệt. Cách nhìn của Tố Hữu không có gì là đặc sắc cả.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

5504. Ăn cắp một bài thơ có “lớn” không?

Posted by adminbasam trên 19/10/2015

Nguyễn Đình Bổn

19-10-2015

 Bài thơ Buổi sáng in trong tập Đếm cát 2003, của PN Thường Đoan (trái) và bài Bạch lộ in trong tập Sẹo độc lập 2014 của Phan Huyền Thư.

Bài thơ Buổi sáng in trong tập Đếm cát 2003, của PN Thường Đoan (trái) và bài Bạch lộ in trong tập Sẹo độc lập 2014 của Phan Huyền Thư.

Tại VN, từng có chuyện trong đêm thiếu mồi, vài ba người bạn nhậu băng đồng bắt trộm vài con vịt, bị bắt họ ra tòa, lãnh mỗi người vài ba năm tù. Lại có chuyện anh công nhân nghèo kia, vợ mới sinh, ở nhà trọ, không tiền mua sữa cho con, túng quá làm liều, chạy ra đường giật một sợi dây chuyền. Bị bắt, ra tòa kêu án 3 năm!

Một bài thơ có giá bao nhiêu? Tùy người ăn cắp. Nếu đó là hội viên HNV, người nổi danh, nó sẽ có giá nhiều hơn vài ba con vịt, sợi dây chuyền, bằng nhuận bút và bằng cả… giải thưởng!

Một vài status, một vài còm trong giới viết lách cho rằng đây là “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bị “ném đá”. Tôi không biết uẩn khúc tâm lý đằng sau các ý kiến này là gì, nhưng tôi cho rằng đó là những ý kiến sai lạc, lấp liếm, chưa nói đến chuyện bênh vực lẫn nhau. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Xã hội | Thẻ: , , | 2 Comments »

5374. Đến với Võ Phiến

Posted by adminbasam trên 08/10/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

8-10-2015

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là ‘tiền chiến’, từ Nguyễn Tuân đến Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Trần Tiêu, từ Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồ Dzếnh, v.v… Sau khi ‘nuốt’ hết các tác phẩm được coi là kinh điển đối với học sinh trung học, tôi ‘tấn công’ dần sang các tác giả nổi tiếng của miền Nam thuở ấy. Tôi đọc nếu không hết thì cũng gần hết tác phẩm của Mai Thảo, Chu Tử, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v… Nhiều vô kể. Chỉ riêng Võ Phiến, tôi chưa đọc quyển nào. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 1 Comment »

5373. Võ Phiến, nhìn bởi những người viết

Posted by adminbasam trên 08/10/2015

Blog RFA

Phùng Nguyễn

8-10-2015

Trưa Chủ Nhật ngày 4 tháng 10 năm 2015. Chiếc quan tài sơn màu nâu đỏ trôi đi giữa hai hàng người nghiêm trang chào kính. Cuối cuộc hành trình ngắn ngủi từ nhà quàn số một là lò thiêu của Peek Family Funeral Home. Ở đó, nhà văn Võ Phiến sẽ trở về với cát bụi, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi, cùng với niềm thương tiếc, mừng là mình đã có cơ hội đến tận nơi đây để từ biệt ông, lần cuối.

Cũng ở nhà quàn số một ngày hôm trước, thứ Bảy 3 tháng 10, nhiều khuôn mặt quen thuộc trong giới viết lách đã đến để chia sẻ với nhau những suy nghĩ của mình về người đang nằm trong quan tài, giữa khói hương nghi ngút. Dưới đây là một số ý kiến quan trọng trích từ phát biểu của bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn kiêm dịch giả Trịnh Y Thư, nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, và nhà văn Đặng Thơ Thơ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 2 Comments »

5361. PHẠM ĐÌNH TRỌNG: NHẬT TUẤN CÒN MÃI TRONG TÔI

Posted by adminbasam trên 07/10/2015

Phạm Đình Trọng

7-10-2015

H1

Nhà văn Nhật Tuấn và tác giả. Ảnh: tác giả cung cấp

Truyện đầu tiên của Nhật Tuấn tôi đọc là truyện ngắn “Trang 17” đăng trên báo Văn Nghệ hội Nhà Văn Việt Nam hồi cuối những năm 70 thế kỉ trước. Từ đó cái tên Nhật Tuấn đọng lại bền vững trong trí nhớ, trong tình cảm của tôi.

Tôi không nhớ lần đầu gặp Nhật Tuấn ở đâu, khi nào nhưng tôi vẫn nhớ cuốc điện thoại có lẽ là đầu tiên Nhật Tuấn gọi cho tôi. Gần trưa, tôi đang đi xe máy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình (đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám này về sau đổi tên là đường Trường Chinh) thì điện thoại réo nhạc. Nhật Tuấn gọi tôi đến nhậu với anh. Tôi hỏi có chuyện gì vậy. Nhật Tuấn bảo: Tôi vừa đọc Nỗi Ngán Ngẩm Thường Ngày của ông. Được lắm! Dạo đó Nhật Tuấn còn ở cuối đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp. Từ chỗ tôi tới đó chưa đến 30 phút chạy xe máy nhưng tôi không tới được. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 4 Comments »

5360. Nhà văn Nhật Tuấn qua đời

Posted by adminbasam trên 07/10/2015

BBC

Lê Quỳnh

7-10-2015

Nhà văn Nhật Tuấn qua đời ngày 6/10/2015

Nhà văn Nhật Tuấn qua đời ngày 6/10/2015

Nhà văn Nhật Tuấn vừa qua đời tại bệnh viện Thống Nhất, TP. HCM, vào chiều ngày 6/10.

Tờ Người Đô Thị dẫn lời anh trai, nhà văn Nhật Tiến từ bang California, nói ông đột ngột từ trần vì chứng phù nề hành tá tràng.

Theo tiểu sử, nhà văn Nhật Tuấn sinh năm 1942 tại Hà Nội, có tác phẩm đầu tay in năm 1978.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Đi về nơi hoang dã, ra mắt năm 1988.

Bạn bè, những người biết ông, đều ngỡ ngàng trước tin ông ra đi.

Nguyễn Mạnh Tuấn, nhà văn

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

5351. Tin buồn: Nhà văn Nhật Tuấn, tác giả “Đi Về Nơi Hoang Dã”, đã ra đi!

Posted by adminbasam trên 06/10/2015

Khai Phóng

6-10-2015

Ảnh nhà văn Nhật Tuấn đăng trên Facebook của ông

Ảnh nhà văn Nhật Tuấn đăng trên Facebook của ông

Tin từ trong nước cho biết nhà văn Nhật Tuấn, bào đệ của nhà văn Nhật Tiến đã qua đời tại Bệnh viện Thống Nhất Sài Gòn hồi 18 giờ, ngày 06 tháng 10 năm 2015.

Nhật Tuấn tên thật và cũng là bút hiệu, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đã in gần 20 tác phẩm gồm nhiều tập truyện ngắn và truyện dài. Tác phẩm đầu tay có tên “Trang 17”, in năm 1978 đoạt Giải nhất Giải Văn Học của Tổng Công đoàn Việt Nam năm 1978. Nhưng tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc nhất của Nhật Tuấn là cuốn Đi Về Nơi Hoang Dã in năm 1988, bị Nhà Nước CSVN cấm ngay sau khi phát hành nhưng lại được đón nhận rất nồng nhiệt ở hải ngoại. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 1 Comment »

5282. Võ Phiến, những lần gặp sau cùng

Posted by adminbasam trên 01/10/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

1-10-2015

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc.

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc.

Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (2006), tôi đọc ông nhiều và rất kỹ; và cũng vì, trong suốt thời gian chuẩn bị tài liệu cho cuốn sách ấy, kéo dài cả mấy năm, tôi và Võ Phiến thường xuyên liên lạc thư từ với nhau. Thư, thoạt đầu, khá khách sáo; sau, cứ dần dần thân thiết. Sự thân thiết, thoạt đầu, giống như tình bạn, thứ bạn vong niên trong văn nghệ, dần dần, giống như tình gia đình: Tôi xem Võ Phiến như một ông bác. Khi đã xem như bác, việc thăm viếng trở thành một cái lễ, một thứ bổn phận. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 1 Comment »

5277. Từ một người vừa nằm xuống, lan man nghĩ về một nền văn học đã qua…

Posted by adminbasam trên 30/09/2015

Blog RFA

Song Chi

30-9-2015

Nghe tin nhà văn Võ Phiến vừa qua đời trên đất Mỹ. Một trong những nhà văn lớn nhất của văn học miền Nam 1954-1975 mà tôi, thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, chỉ được biết đến qua một phần những tác phẩm của ông nhưng chưa bao giờ được gặp mặt.

Từ một con người vừa nằm xuống, bỗng dưng nhớ lại những kỷ niệm của riêng mình về một nền văn học đã bị tiêu hủy, bị đánh giá không đúng, bị bưng bít hoặc tảng lờ coi như không từng hiện hữu trong suốt mấy mươi năm qua-văn học miền Nam 1954-1975. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

5266. Võ Phiến – Con người chính trị hay văn học?

Posted by adminbasam trên 29/09/2015

BBC

29-9-2015

H1

Các bình luận trong và ngoài nước đánh giá cao sự nghiệp cầm bút của nhà văn Võ Phiến, người qua đời tại Mỹ, mặc dù tác phẩm của ông vẫn không được xuất bản tại Việt Nam.

Sau 90 năm tại thế với hơn 40 đầu sách, nhà văn Võ Phiến đã từ giã cuộc đời tại bang California, Hoa Kỳ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: