BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Quan hệ Việt-Mỹ’ Category

11.439. Việt Nam bắt người bất đồng để thử phản ứng Mỹ?

Posted by adminbasam trên 23/01/2017

VOA

23-1-2017

Cựu TNLT Nguyễn Văn Oai và nhà hoạt động Trần Thị Nga là hai nạn nhân mới nhất trong vụ bắt bớ gần đây. Ảnh cắt từ mạng internet.

Cựu TNLT Nguyễn Văn Oai (trái) và nhà hoạt động dân oan Trần Thị Nga là hai nạn nhân mới nhất trong vụ bắt bớ gần đây. Ảnh cắt từ mạng internet.

Xoay quanh thời điểm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Việt Nam đã bắt hai nhà bất đồng chính kiến. Một số người ngờ rằng đó có thể là động thái Việt Nam thăm dò xem mức độ quan tâm của chính quyền mới ở Mỹ đến vấn đề nhân quyền như thế nào.

Một ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump, hôm 19/1, nhà chức trách ở tỉnh Nghệ An đã bắt một cựu tù nhân lương tâm là Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, vì “chống người thi hành công vụ” và “chống lệnh quản chế”.

Tính theo giờ Việt Nam, chưa đầy một ngày sau khi ông Trump chính thức trở thành tổng thống Mỹ, hôm 21/1, công an tỉnh Hà Nam đã bắt bà Trần Thị Nga, 40 tuổi. Bà là một nhà hoạt động tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, và trợ giúp việc khiếu kiện của những người dân gặp bất công. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Mỹ, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

11.315. DONALD TRUMP THÂN NGA CÓ ÍCH GÌ CHO VIỆT NAM THÂN TẦU?

Posted by adminbasam trên 12/01/2017

Phạm Trần

12-1-2017

Từ trái qua: Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Vladimire Putin, Donald Trump

Từ trái qua: Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Vladimir Putin, Donald Trump. Nguồn: internet

Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin để giải quyết nhiều “điểm nóng” trên thế giới từng chia rẽ hai nước dưới thời Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama, nhưng liệu Việt Nam thân Tầu có được ích gì không?

Câu hỏi nằm trong bối cảnh chính trị mới của chính quyền Donald Trump, người bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016, không do được nhiều phiếu bầu của cử tri mà bởi 304 lá phiếu trên tổng số 538 của Đại Cử tri đoàn (Electoral College Votes).

Đối thủ của ông Trump, bà cựu Ngọai trưởng Mỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ được hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu, nhưng lại thua cuộc vì không hội đủ 270 phiếu cần thiết của Đại cử tri đoàn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Nguyễn Phú Trọng, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Nga - Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

10.826. TS. Ánh: Việt Nam có thể chậm cải cách khi Mỹ rời TPP

Posted by adminbasam trên 22/11/2016

VOA

An Tôn

22-11-2016

Ảnh: VOA

Đại sứ Việt Nam: Không có TPP, VN-Hoa Kỳ vẫn là đối tác toàn diện. Ảnh: VOA

Một giảng viên ngành thương mại ở Hà Nội quan ngại rằng cải cách ở Việt Nam sẽ chậm lại khi Mỹ rời bỏ TPP.

Tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump hôm 21/11 đã công bố video cho hay một trong những việc ưu tiên của ông trong ngày đầu tiên nắm quyền ở Tòa Bạch Ốc là rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Ông Trump sẽ bắt đầu nhiệm kỳ từ ngày 20/1/2017.

TPP là hiệp định về tự do hóa thương mại giữa 12 nước ven Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Hồi đầu năm nay, nhiều nước đã ký kết hiệp định nhưng nó phải được quốc hội các nước thông qua mới có hiệu lực.

Với các điều khoản chứa đựng các tiêu chuẩn cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch, giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, cũng như thúc đẩy cải cách và công đoàn độc lập, nhiều chuyên gia và doanh nhân Việt Nam kỳ vọng TPP sẽ tăng tốc độ cải cách thể chế cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiệp định Xuyên TBD, Quan hệ Việt-Mỹ, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

5724. Khách của đảng và khách của dân

Posted by adminbasam trên 06/11/2015

Nguyễn Văn Tuấn

6-11-2015

H1Những tấm hình chụp nhân chuyến ghé thăm VN của ông Tập Cận Bình, tôi thấy thật là tương phản với những hình chụp nhân dịp ông Bill Clinton ghé thăm VN mấy năm trước. Một người chỉ tiếp xúc với quan chức của đảng; còn một người thì ngoài tiếp xúc quan chức, còn dành thì giờ để gặp gỡ thường dân trên đường phố. Nhưng qua đó mới thấy thiện cảm của người dân dành cho ai … Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5064. Bẻ lái ngoặt hình chữ U!

Posted by adminbasam trên 12/09/2015

Bùi Tín

12-9-2015

H1Lái xe, bẻ lái rẽ sang phải, sang trái, lùi lại … là chuyện rất binh thường. Nhưng bẻ ngoặt hình chữ U – U turn – lại là chuyện khó,  phải rất cẩn thận. Vì bẻ ngoặt hình chữ U là quay hẳn lại phía sau, quay 180 độ,thay hẳn phương hướng, sau khi nhận ra rằng hướng đi tới là sai đường, lầm lạc, phải quay lui, đổi hướng.

Làm chinh trị, làm ngoại giao cũng vậy. Bẻ ngoặt lái hình chữ U là một quyết định hệ trọng, đầy khó khăn, cần có một thần tỉnh táo, quả cảm, quyết đoán, vượt qua lối mòn, vượt qua quán tĩnh cũ, vượt quá chính mình là người cầm lái. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | 2 Comments »

4399. Đất nước sắp có thay đổi lớn?

Posted by adminbasam trên 16/07/2015

Trần Quang Thành

16-07-2015

Sau 4 ngày hoạt động ở Washington DC, New York, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc chuyến công du Hoa Kỳ từ ngày 4 đên 10/7/2015, theo lời mời của chính quyền Tổng thống Obama.

Trong dư luận có những đánh giá khác nhau về chuyến thăm này. Có người nhận định đây chỉ là một biểu tượng lớn, có người cho rằng đó là một sự xích lại gần Mỹ hơn đáng khích lệ ; cũng có người phân tích cái được và mất của ông Trọng qua chuyến đi này. Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành, người đang giữ vai trò thường trực tổ chức Tập hợp đa nguyên là ông Nguyễn Gia Kiểng có điều suy tư Đất nước sắp có thay đổi lớn? Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | 1 Comment »

3393. Quan hệ Mỹ-Việt bay lên như rồng?

Posted by adminbasam trên 03/02/2015

VOA

Bùi Văn Phú

3-2-2015

H1Năm nay đánh dấu quan hệ Mỹ-Việt tròn 20 tuổi. Dư luận trong nước đang quan tâm và nhắc nhiều đến sự kiện lịch sử này, vì chính sách xoay trục về Đông Á của Hoa Kỳ cùng những động thái “cắt salami” của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt vụ đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5/2014 làm Hoa Kỳ quan ngại, Quốc hội Mỹ ra nghị quyết phản đối.

Sự hung hăng trên biển của Bắc Kinh khiến người Việt trong nước xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước mà không bị trấn áp như những năm trước, cùng lúc nhiều hãng xưởng của người Hoa tại Việt Nam bị đốt phá.

Trong viễn cảnh xung đột vũ trang trên Biển Đông có thể xảy ra, gần đây có những dấu chỉ cho thấy tương lai quan hệ Việt-Mỹ đang trở nên thắm thiết hơn vì Hoa Kỳ cũng có lợi ích trong khu vực. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Mỹ, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

3338. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CÓ THỂ GIÚP HOA KỲ CHỐNG LẠI SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 26/01/2015

Washington Post

Người dịch: Bút Lông Kim

22-01-2015

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Barack Obama. Ảnh: AP

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Barack Obama. Ảnh: AP

Chúng ta đã đổ lỗi cho Tổng thống Obama về sự hỗ trợ chưa hết sức cho các thỏa thuận thương mại tự do nhằm tận hưởng sự ủng hộ chính danh cho chính quyền của ông. Tuy nhiên không có nguyên nhân như thế cho sự phàn nàn về bài diễn văn Thông điệp Hàng năm đọc trước Quốc hội vào tối thứ ba, trong đó ông kêu gọi hai đảng hãy trao cho tôi thẩm quyền xúc tiến thương mại để bảo vệ công nhân Mỹ với những giao dịch thương mại mới mạnh mẽ từ châu Á tới châu Âu”. Theo thuật ngữ thực tiễn thì điều đó có nghĩa là ông Obama tin tưởng rằng các nhà đàm phán của ông sắp đạt được sự gắn chặt những hiệp ước mở cửa thị trường với 11 quốc gia Vành đai Thái Bình dương  – quan trọng nhất là Nhật Bản – và với Liên minh châu Âu, và rằng việc thông qua một đạo luật mà uỷ quyền việc bỏ phiếu của quốc hội lên hoặc xuống trên các thoả thuận cuối cùng thì sẽ tăng cường quyền hành của ông tại bàn thương lượng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ Việt-Mỹ | Thẻ: | Leave a Comment »

3034. John Sifton: Tại sao Hoa Kỳ không nên bán vũ khí cho Việt Nam?

Posted by adminbasam trên 15/10/2014

Foreign Policy/ HRW

John Sifton

14-10-2014

Ngày mồng 2 tháng Mười, nội các Obama vừa công bố sẽ nới lỏng lệnh cấm bán các thiết bị quân sự có tính hủy diệt cho Việt Nam từng được duy trì trong nhiều thập niên qua. Chính quyền Hoa Kỳ sẽ cho phép Lầu Năm Góc và các công ty Mỹ được cung cấp cho Việt Nam các “thiết bị phòng vệ liên quan đến an ninh hàng hải.” Động thái này trùng khớp với chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh – tại đó ông đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel – và được đưa ra khá bất ngờ. Nếu xem xét các luồng ý kiến trái ngược về vấn đề này, có thể suy luận dường như việc giữ kín quyết định nói trên đến phút cuối là chủ ý của phía Hoa Kỳ.

Bao trùm lên trên quyết định đó là thành tích nhân quyền cực kỳ yếu kém của Việt Nam và thái độ khăng khăng không chịu thực hiện những cải cách cơ bản của chính quyền Hà Nội. Cũng giống như nước láng giềng phía Bắc là Trung Quốc, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp quân sự từ giữa thập niên 70, khi lệnh cấm vận vũ khí bắt đầu được áp đặt: Quốc gia này đã giàu có hơn rất nhiều, đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, và đã nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhưng cũng tương tự như trường hợp của Trung Quốc, bản chất thực sự của chế độ vẫn được giữ nguyên: Là một nhà nước phi dân chủ, độc đảng, áp đặt hạn chế khắt khe về các quyền tự do cơ bản.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Mỹ, Đảng CSVN | 2 Comments »

3021. Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng

Posted by adminbasam trên 09/10/2014

RFI – Việt Ngữ

Thụy My

08-10-2014

H1Cuộc hội kiến đã được chờ đợi từ lâu và có lúc tưởng chừng như không thành, giữa Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry rốt cuộc cũng đã diễn ra tại Washington ngày 02/10/2014.Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh có ý nghĩa gì, và sắp tới quan hệ Việt-Mỹ liệu có những tiến triển đủ nhanh và đủ mạnh?

Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | 2 Comments »

3017. Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ

Posted by adminbasam trên 07/10/2014

BBC

Đinh Hoàng Thắng

Bản gốc của tác giả gửi tới.

07-10-2014

Sự vênh nhau về thể chế giữa hai nước vẫn còn là lực cản. Không thể tay ga, tay thắng, vừa giương ngọn cờ “lòng tin chiến lược”, vừa hô chống “diễn biến hòa bình”. Sức ép của Trung Quốc nhằm giảm thiểu xung lực quan hệ Việt-Mỹ cũng là yếu tố không thể coi thường. Hiện còn thiếu vắng một cộng đồng ASEAN thống nhất theo đúng nghĩa… Vì vậy, thay đổi não trạng vẫn là vấn đề mấu chốt từ nay, nếu cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ thực sự cho rằng một kỷ nguyên mới đang đón đợi tương lai quan hệ song phương đầy duyên nợ này.

Quốc gia đang bị xếp vào loại kém phát triển (LDC) như Việt Nam, chưa hẳn đã là hay khi thường xuyên phải xuất hiện trên các trang nhất báo chí và truyền thông quốc tế. Đặc biệt là xuất hiện trong tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nước lớn được cho là sẽ quyết định vận mệnh tương lai của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21. Dù sao mặc lòng, sau 40 năm cấm vận, tin Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí để giúp Việt Nam bảo vệ biển đảo, vẫn đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Quyết định lịch sử này đã được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong những ngày đầu tháng Mười vừa qua tại Washington DC. Nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay tuần tra trên biển loại P3 Orion từng được quân đội nước này sử dụng. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt-Trung | 5 Comments »

2979. Chuyến đi Mỹ của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và quan hệ Mỹ-Việt-Trung

Posted by adminbasam trên 21/09/2014

21-09-2014

Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ có mặt tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, lúc 3h chiều ngày 24-9-2014, địa chỉ: 725 Park Avenue, New York, NY, để tham dự hội thảo “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới“.

Ngoài ông Phạm Bình Minh, các nhân vật tham gia hội thảo gồm có: GS David Denoon – đại học New York; ông Vikram Nehru – Giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của Viện Carnegie; Ankit Panda – BTV báo Diplomat và GS Jayne Werner.
Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng/Nhà nước | 3 Comments »

2862. Tổng thống Obama và học thuyết Nixon

Posted by adminbasam trên 14/08/2014

Trọng Đạt

14-08-2014

Sự hình thành biệt lập thuyết  

Những năm đầu thập niên 60, người dân Mỹ tin vào thuyết Domino và ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam, sách báo về giai đoạn này nói thăm dò ý kiến năm 1964 cho thấy có tới 78% hoặc 85% người dân ủng hộ cuộc chiến (1), đại đa số Quốc hội ủng hộ Hành pháp. Năm 1965 tình hình quân sự miền nam tồi tệ, giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (2)

Do sự thúc ép của tình thế và đề nghị của các cố vấn, Tướng lãnh.. Tổng thống Johnson phải đưa quân vào miền nam VN tính trung bình mỗi năm 100,000 người, cho tới năm 1968 tổng cộng có 530,100 quân Mỹ tại VN.

Mấy năm đầu người dân và Quốc hội ủng hộ cuộc chiến nhưng dần dần họ chống đối mạnh nhất là sau trận Mậu Thân 1968.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Quan hệ Việt-Mỹ | 11 Comments »

2830. Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội

Posted by adminbasam trên 04/08/2014

Pro&contra

Phạm Thị Hoài

03-08-2014

H3Thời “Ngoại giao Tháp Rùa“, như trong chuyến thăm châu Âu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đầu năm ngoái mà tôi đã có dịp miêu tả, tuy nhạt nhẽo rẻ tiền nhưng “không chết thằng Tây nào”, đã kết thúc và Việt Nam đang bước vào kỉ nguyên mới với “Ngoại giao bắt sống giặc lái” mà ông Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị vừa mở đầu trong chuyến thăm Hoa Kì chăng?

Cục Lễ tân Nhà nước đã chuyển định hướng khai thác, từ thủ công mĩ nghệ sang một vốn liếng vô tận khác: lịch sử dày đặc cả nỗi nhục mất nước lẫn chiến công giữ nước và thành tích xâm lược của người Việt chăng? Sang Pháp thì tặng ảnh chụp Tượng đài kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ? Sang Thái tặng ảnh chụp Tượng đài kỉ niệm Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút? Sang Campuchia tặng một công trình nghiên cứu về công cuộc Nam tiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam?
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ Việt-Mỹ, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

2798. Phạm Chí Dũng: Vì sao ông Phạm Quang Nghị diện kiến chính giới Mỹ?

Posted by adminbasam trên 26/07/2014

RFI – Việt Ngữ

Thụy My

25-07-2014

Chuyến đi Mỹ của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh theo lời mời của Hoa Kỳ, nhất là sau sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Hoàng Sa, được nhiều người chờ đợi nhưng mãi vẫn không thấy động tĩnh gì. Trong khi mới đây lại bất ngờ có tin ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội viếng thăm nước Mỹ.

Có dư luận cho rằng bên cạnh xu hướng mở rộng về phía phương Tây, chuyến đi của nhân vật này còn nhằm nâng cao uy tín trong cuộc chạy đua giành ngôi thứ tại Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề trên với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | 1 Comment »

Việt Nam 1945-1995 – Phụ Lục

Posted by adminbasam trên 08/05/2013

Phụ Lục A: Tờ Chiếu của Vua Bảo Đại sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh

Ba ngày sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và hai ngày trước khi Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội, Vua Bảo Đại tuyên cáo với quốc dân, xác định tư cách độc lập của Việt Nam, nhưng tiên liệu việc Pháp có thể theo chân Đồng Minh về tái chiếm Đông Dương. Ông kêu gọi tất cả mọi người yêu nước giúp ông lập chính phủ mới để “đương đầu với một cuộc tái hồi ngoại thuộc. ” (Khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim vừa từ chức.) Trước tình hình chính trị sôi động ở trong nước, Vua Bảo Đại đã có một lời nói lịch sử: “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.”

VIỆT NAM HOÀNG ĐẾ BAN CHIẾU

Cuộc chiến tranh thế giới đã kết liễu. Lịch sử nước Việt Nam hiện tới một thời kỳ nghiêm trọng vô cùng.

Đối với dân tộc Nhật Bản, Trẫm có nhiệm vụ tuyên bố rằng: Dân tộc ta có đủ tư cách tự trị và nhất quyết huy động tất cả lực lượng, tinh thần và vật chất của toàn quốc để giữ vững nền độc lập cho nước nhà.

Trước tình thế quốc tế hiện thời, Trẫm muốn mau mau có nội các mới.

Trẫm thiết tha hiệu triệu những nhà ái quốc hữu danh và ẩn danh đã nỗ lực chiến đấu cho quyền lợi dân chúng và nền độc lập nước nhà mau mau ra giúp Trẫm để đối phó với thời cuộc. Muốn củng cố nền độc lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi của dân tộc, Trẫm sẵn sàng hi sinh về tất cả các phương diện.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 14 Comments »

Việt Nam 1945-1995 – Chương 9: Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản

Posted by adminbasam trên 27/02/2013

GS Lê Xuân Khoa

McNamara sang Việt Nam gặp Võ Nguyên Giáp để bàn việc tổ chức những buổi đàm thoại Mỹ-Việt với mục đích cùng xem xét những trường hợp mà mỗi bên có thể đã có những điều ngộ nhận về đối phương của mình, do đó đã lấy những quyết định sai lầm trong thời gian chiến tranh và để lỡ cơ hội hòa bình. Tướng Giáp đã phản ứng quyết liệt khi khẳng định rằng “Chúng tôi không hiểu lầm các ông. Các ông là kẻ thù muốn tiêu diệt chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải chiến đấu chống các ông và “bù nhìn” của các ông để thống nhất xứ sở.” Khi McNamara đưa vụ Maddox ra làm thí dụ về chuyện hiểu lầm, Võ Nguyên Giáp ngắt lời, “Chúng tôi hiểu đúng các ông… Các ông hành động phá hoại để có cớ tham chiến thay cho chính phủ Sài-gòn bất lực.” Nói về các cơ hội hòa bình, tướng Giáp lại quả quyết “Không có vấn đề bỏ lỡ cơ hội đối với chúng tôi… Tôi đồng ý là các ông đã để lỡ cơ hội và các ông cần phải rút ra các bài học.”5

Đúng là cuộc đối thoại giữa hai người điếc. May mắn thay là cuối cùng tướng Giáp đã bằng lòng đưa đề nghị của McNamara vào nghị trình thảo luận. Cũng may mắn là tướng Giáp không tham dự các buổi thảo luận trong đó một số nhân vật miền Bắc đã phát biểu khác với ông, nhìn nhận có những trường hợp Bắc Việt không kiểu đúng ý định và lề lối làm việc của Mỹ, có những khó khăn từ phía “bạn”, và đáng lẽ đã có thể lấy quyết định thương thuyết sớm hơn. – GS Lê Xuân Khoa

Trong thời gian ba mươi bốn năm sau chiến tranh chống Pháp, chính phủ miền Bắc Việt Nam lại phải trải qua ba cuộc chiến tranh khác: chống VNCH và Hoa Kỳ (1955- 1975), chống Trung Quốc (tháng Hai 1979), và chống Khơ- me Đỏ ở Kam-pu-chia (1975-1989). Điều trớ trêu là trong hai trận chiến sau này, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đương đầu với chính hai cựu đồng minh đã cùng sát cánh chiến đấu trong suốt thời gian chống Pháp và chống Mỹ, nhất là Khơ-me Đỏ lại do chính Đảng CSVN giúp thành lập và huấn luyện. Sau chiến thắng 1975, các lãnh tụ miền Bắc lại không giữ lời hứa với các chiến hữu ở miền Nam về việc duy trì một tình trạng chuyển tiếp ít nhất là mười năm trước khi thực hiện thống nhất hai miền, và giải tán luôn cả ba hình thức của cùng một thực thể chính trị là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình (LMDTDCHB), và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (CPCMLT). Chương này lần lượt kiểm điểm những sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của Hà Nội đối với cả thù và bạn trong ba cuộc chiến tranh nói trên.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Mỹ, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: