BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài’ Category

10.738. PHÍA SAU BỨC MÀN NHUNG

Posted by adminbasam trên 14/11/2016

Nguyễn Đình Cống

14-11-2016

hội nghị “Kiều bào chung sức xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế

Ông Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng tại hội nghị “Kiều bào chung sức xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”. Nguồn: internet

Ngày 12 tháng 11 / 2016 tại Thành phố hồ Chí Minh đã mở ra bức màn nhung để mọi người thấy cảnh hoành tráng của “Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề Kiều bào chung sức xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển…”. Tham dự có trên 500 đại biểu của Kiều bào. Phía trong nước có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó TT Phạm Bình Mính, bí thư thành ủy Đinh La Thăng và một số UV BCT, UV TƯ như Trương Thị Mai, Nguyễn Thành Phong cùng nhiều cán bộ của thành phố. Mục đích của hội nghị là thảo luận nhằm thu hút trí tuệ và nguồn lực quý báu của kiều bào vào công cuộc xây dựng đất nước.

Đây không phải cuộc hội nghị đầu tiên về vấn đề này. Trước đây đã có nhiều hội nghị như thế. Gần đây nhất có lẽ là cuộc gặp mặt của ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Mặt trận TQVN với các chuyên gia, trí thức VN ở nước ngoài vào tháng 6 năm 2015. Tại hội nghị đó ông Nhân đã đưa ra 5 bài toán rồi hình như chỉ để đó, không biết ông có còn nhớ. Đây chắc cũng chưa phải là hội nghị cuối cùng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

6934. Đêm giao thừa đầu tiên trên đất Mỹ

Posted by adminbasam trên 08/02/2016

Trần Trung Đạo

5-2-2016

Ảnh chụp khi hạ cánh xuống phi trường Boston trong một chiều đầu đông. Ảnh: Trần Trung Đạo

Ảnh chụp khi hạ cánh xuống phi trường Boston trong một chiều đầu đông. Ảnh: Trần Trung Đạo

Tôi xuống máy bay ở phi trường Logan, Boston khoảng 10 giờ tối, một ngày cuối tháng 11, 1981 trong cái lạnh se người. Tôi và T., một người tỵ nạn cùng chuyến và nhỏ hơn tôi vài tuổi, nhìn quanh không thấy ai. Chờ khoảng mười phút, chúng tôi tự động lần mò theo lối đi có chữ Exit để ra ngoài.

Bác Tôn Thất Ân làm việc cho Viện Quốc Tế (International Institute of Boston) có nhiệm vụ đón chúng tôi ở phi trường. Ngày đó, người đi đón có thể vào tận cửa nhưng bác ngồi chờ ở trạm lấy hành lý vì nghĩ thế nào chúng tôi cũng ra đó trước.

Tôi không có hành lý gì cả ngoài một túi nhỏ cầm trên tay, trong đó chứa vài bộ áo quần và những giấy tờ cần thiết. T. cũng thế. Bác thấy chúng tôi nên rời khỏi ghế bước lại gần. Bác Ân không lạnh lùng nhưng cũng không quá miềm nở. Bác làm việc đón đưa mỗi ngày theo phận sự một nhân viên có lương chứ không phải đón mừng một thân nhân từ bên kia trái địa cầu vừa đến. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Văn hóa | Thẻ: , | 1 Comment »

6912. Quyền của một người tù ở Cộng hòa Séc

Posted by adminbasam trên 06/02/2016

FB Doan Hoa

5-1-2016

Sáng nay tôi có việc vào trại giam phạm nhân nữ ở Světlá nad Sázavou – Cộng Hòa Séc vì một trường hợp đặc biệt và nhờ vậy tôi lại được biết thêm việc nhân quyền và sự nhân đạo ở Séc, kể cả đối với các phạm nhân đang thụ án được bảo đảm thế nào.

Một nữ phạm nhân Việt Nam đang thụ án tù 8 năm vì tội buôn bán ma túy với số lượng lớn. Cho đến thời điểm này cô ta đã ngồi tù được hơn 3 năm và đang chờ đến khi đạt mức 4 năm, tức là một nửa thời gian thi hành án thì có thể làm đơn xin tòa trả lại tự do trước thời hạn nếu cải tạo tốt. Bên ngoài, trong cuộc sống tự do thì cô ta còn có 3 con nhỏ đều ở tuổi vị thành niên. Vì đã ly hôn, không có ai chăm sóc con nên cả 3 đứa nhỏ, theo quyết định của tòa án đã được đưa đến trại trẻ mồ côi do nhà nước quản lý và có nhân viên của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em thuộc cơ quan thành phố đỡ đầu. Tất cả các kinh phí cho sinh hoạt hàng ngày của chúng đều từ ngân sách nhà nước.

Tôi ngạc nhiên khi biết rằng hàng tháng, nữ nhân viên của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em, bằng kinh phí nhà nước, vẫn thường xuyên chở ba đứa bé đến thăm mẹ. Mỗi lần thăm như vậy kéo dài 90 phút trong phòng thăm thân và không hề có sự quản thúc của các nhân viên trại giam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Thẻ: , | 1 Comment »

6520. 40 năm: Ta đã trưởng thành?

Posted by adminbasam trên 13/01/2016

Thạch Đạt Lang

13-1-2016

Chữ Ta trong bài viết này có nghĩa là chúng ta – Người Việt hải ngoại sống ở khắp nơi trên thế giới, những người còn ưu tư, lo lắng về vận mệnh, tương lai đất nước, về tiền đồ dân tộc. Hai chữ trưởng thành ngụ ý nói về nhận định, suy nghĩ, cách hành xử trong các vấn đề chính trị liên quan đến Việt Nam, cộng đồng NVHN.

Với những người thờ ơ, không quan tâm đến tình hình chính trị trong nước, những diễn biến thời sự, không xót xa trước những cảnh màn trời, chiếu đất của dân oan đi khiếu kiện vì bị cướp đất, không giận dữ vì những cái chết tức tưởi, bí ẩn trong đồn công an, không chướng mắt vì cảnh theo dõi, bắt giữ, đàn áp người dân đi biểu tình chống Trung cộng có hành động xâm lăng…không nằm trong hai chữ chúng ta mà người viết nói tới. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Thẻ: , | 4 Comments »

6407. Người Việt đang từ bỏ quê hương

Posted by adminbasam trên 06/01/2016

Nguyệt Quỳnh

5-1-2016

Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi !

Điều đáng giật mình là – ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng CSVN | 1 Comment »

6238. Người Việt ở Hoa Kỳ: Từ tị nạn đến công dân Mỹ gốc Việt

Posted by adminbasam trên 23/12/2015

“Làm thế nào để đạt được đồng thuận và chuyển hóa tiềm năng thành hiện thực? Làm sao có thể đóng góp thiết thực với các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ về các vấn đề Việt Nam? Làm sao có thể giúp Việt Nam thoát Trung và thực hiện được các mục tiêu độc lập, dân chủ và phát triển? Đó là những vấn đề được đặt ra cho cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là công dân Mỹ gốc Việt, trước sự sống còn của đất nước và dân tộc”.

____

Lê Xuân Khoa

22-12-2015

H1Nhà xuất bản Người Việt Books vừa cho ra mắt tập sách 700 trang nhan đề Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ để đánh dấu 40 năm tị nạn và hội nhập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đây là một tập hợp trên 70 bài viết của nhiều tác giả ghi lại những cảm nghĩ và kinh nghiệm cá nhân trong những hoàn cảnh khác nhau, tử ngày ra đi tị nạn cho đến ngày trở thành công dân của một nước tự do, dân chủ hàng đầu trên thế giới.

Như nhận xét của Thị trưởng Tạ Đức Trí của thành phố Westminster, Califorrnia, trong bài Tựa: “Bốn mươi năm về trước, trong những ngày định mệnh tháng Tư 1975, trong cái hỗn loạn của Sài Gòn, giữa những ly tan và mất mát, có lẽ chúng ta khó hình dung được sự phát triển nhanh chóng và lớn mạnh của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ, 40 năm về sau”. Những câu chuyện cá nhân sống động trong cuốn sách được nhà báo Ngô Nhân Dụng gọi là “ký ức tập thể”, dù chưa đầy đủ, đều là những đóng góp cần thiết cho lịch sử cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để cho các thế hệ sau này có thể hiểu được nguồn gốc chủng tộc của họ và lý do tại sao có sự hiện diện của người Mỹ gốc Việt bên cạnh những người Mỹ gốc ngoại quốc khác trong một xã hội đa chủng, đa văn hóa như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Quan hệ Việt - Mỹ, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

4601. Tượng Ðài Thuyền Nhân và dấu tích tội ác cộng sản

Posted by adminbasam trên 03/08/2015

Người Việt

Tạp ghi Huy Phương

02-08-2015

Tượng Ðài Hoa Sen. (Tài liệu của CÐNV Na Uy)

Tượng Ðài Hoa Sen. (Tài liệu của CÐNV Na Uy)

Ngày 13 Tháng Sáu, 2015, sau bao nhiều trở ngại và chờ đợi, cộng đồng người Việt ở Na Uy đã tổ chức một buổi lễ khánh thành và trao tặng Tượng Ðài Thuyền Nhân tại Bảo Tàng Viện Hàng Hải, Oslo.

Khác với 18 tượng đài thuyền nhân Việt Nam rải rác trên khắp thế giới được xây dựng trên mặt đất, Tượng Ðài Thuyền Nhân Na Uy có tên là Hoa Biển (Sjoblomst), mang hình dáng một đóa hoa, được kết hợp bởi năm cánh buồm thiết kế bởi điêu khắc gia Thor Sandborg được đặt ngoài bờ biển.

Năm cánh buồm lấy ý tưởng từ những con thuyền mong manh vượt biển của những người Việt tỵ nạn đi tìm tự do. Tượng đài này được làm bằng một loại thép không rỉ sét, đặt trên những trụ được xây từ đáy biển. Ðường kính của Hoa Biển là 6 mét và được thiết kế cách xa bờ khoảng 12 mét. Trên bờ có một tấm bia ghi những dòng chữ tri ân dân tộc Na Uy với tên của tất cả các con tàu đã cứu người Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

4561. HỒ NGỌC NHUẬN: THƯ GỬI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Posted by adminbasam trên 30/07/2015

Diễn Đàn

Hồ Ngọc Nhuận

28-07-2015

Tôi có mấy chữ gửi ông Trọng, về chuyến đi Mỹ của ông.

Nhiều người nói ông Trọng không đảm nhiệm chức vụ chánh thức nào trong chính quyền Việt Nam, ông đang lãnh đạo “một đảng duy nhất” độc quyền chính trị trong một chánh thể độc tài, với thành tích nhân quyền tệ hại nhất, với tình trạng về tự do báo chí và tự do ngôn luận ảm đạm nhất, nhưng ông lại được nhà lãnh đạo đứng đầu thế giới tự do đón tiếp. Đó là một khích lệ không nhỏ đối với ông, nhưng lại là điều đáng tiếc đối với nhiều người.

Người ta cũng nói ông đứng đầu một chế độ liên tục đàn áp, bắt bớ giam giữ có hệ thống các nhà hoạt động chính trị và xã hội, liên tục vi phạm các “nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền”, và không bao giờ giữ lời cam kết cải thiện chế độ cho phù hợp với những nguyên tắc nhân quyền phổ quát, nhưng ông vẫn được Tổng thống Hoa Kỳ chấp nhận đón tiếp một phần là nhờ ông đang lãnh đạo trên thực tế một đất nước có ít nhiều giá trị đối tác.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Leave a Comment »

4381. “Hòa giải với người chết” hay Chương trình tìm mộ Tù cải tạo và Trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa

Posted by adminbasam trên 15/07/2015

Đã đến lúc cần giải quyết dứt điểm: “Hòa giải với người chết” hay Chương trình tìm mộ Tù cải tạo và Trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa

GS Lê Xuân Khoa

14-07-2015

Một phần bài viết này đã được đăng trên BBC Việt ngữ, nhưng nhiều đoạn trong bài đã bị cắt bỏ. Trang Ba Sàm xin được đăng lại toàn bộ bản gốc mà tác giả gửi tới.

Lời mở đầu: Chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong bản Tuyên bố chung, hai bên xác nhận “đã cùng có những nỗ lực mang tính xây dựng nhằm vượt lên quá khứ, khắc phục khác biệt và thúc đẩy những lợi ích chung hướng tới tương lai.” Cũng trong Tuyên bố chung, một trong những điểm được hai bên khẳng định là vai trò quan trọng của cộng đồng công dân Mỹ gốc Việt đối với sự phát triển quan hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong thời gian sắp tới, cả hai chính phủ đều sẽ có những hành động thuyết phục người Mỹ gốc Việt tham gia vào tiến trình phát triển mang tính chiến lược vì lợi ích chung của hai nước. Bài viết này nêu lên bước đầu tiên chính phủ Việt Nam không thể không làm nếu muốn tháo gỡ những trở ngại tâm lý và chính trị đang tồn tại với những lý do chính đáng, không chỉ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà trong tất cả các cộng đồng người Việt Nam trên thế giới. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng CSVN | Thẻ: , | 8 Comments »

4360. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Tự do cho người Việt là khả thi

Posted by adminbasam trên 13/07/2015

VOA

13-07-2015

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tới thăm thủ đô của người Việt tỵ nạn Little Saigon hôm Chủ nhật 12/7. Ông nói Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP là nhân tố có thể tăng cường quan hệ hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chống lại Trung Quốc, và có thể buộc Hà Nội phải cải thiện nhân quyền. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

4339. Tấm lòng của bác Trọng

Posted by adminbasam trên 11/07/2015

Nguyễn Văn Tuấn

09-08-2015

Phải nói một cách khách quan là chuyến Mĩ du của bác Trọng lần này “êm thuyền xuôi mái” hơn các vị trước như các bác Triết, Khải, Phiêu, Nghị. Bác Trọng không vấp phải những “sự cố” linh tinh như các bác ấy. Những phát biểu của bác Trọng trong Oval Office và các cuộc gặp mặt khác, dù chỉ là ngôn ngữ ngoại giao, làm cho nhiều người có lí do để hi vọng. Tuy nhiên, hôm nay xem qua bài diễn văn bác Trọng đọc trước CSIS (1) về người Việt trên đất Mĩ làm tôi rất … tâm tư.

Nói về cộng đồng người Việt ở Mĩ, bác Trọng nhắn nhủ chính quyền Mĩ là nên lo lắng cho “thần dân” Việt của bác ấy. Bác nói: “Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hoa Kỳ và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Nguyễn Phú Trọng, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng CSVN | 1 Comment »

4307. Tổng Thống Obama nhắc ông Trọng nhân quyền, hứa thăm Việt Nam

Posted by adminbasam trên 08/07/2015

Người Việt

07-07-2015

Ðồng hương Việt Nam biểu tình trước Tòa Bạch Ốc chống ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN. (Hình: Mladen Antonov/AFP/Getty Images)

Ðồng hương Việt Nam biểu tình trước Tòa Bạch Ốc chống ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN. (Hình: Mladen Antonov/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Ba, 7 Tháng Bảy, đã tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, trong Phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc, và nói về sự hợp tác sâu rộng về sức khỏe, khí hậu và nhiều lãnh vực khác, mặc dù hai quốc gia có khác nhau về “quan điểm chính trị.” Nhân dịp này, ông Obama và ông Trọng cũng bàn về Biển Ðông, và nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng nhắc nhở ông Trọng vấn đề nhân quyền, cũng như nhận lời của ông Trọng đến viếng thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Mặc dù không giữ một vai trò nào chính thức trong chính quyền, trên thực tế, ông Trọng lại là nhân vật lãnh đạo số một tại Việt Nam, và đây là lần đầu tiên một tổng bí thư đảng CSVN được tiếp trong Tòa Bạch Ốc.

Cuộc gặp gỡ giữa ông Trọng và ông Obama còn có sự hiện diện của Phó Tổng Thống Joe Biden. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Leave a Comment »

4272. Tuyên truyền […] cho kiều bào

Posted by adminbasam trên 04/07/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

04-07-2015

Hai chữ “kiều bào” phải nói là nó có cái âm hưởng ấm cúng và gần gũi, nhưng sự thân thiện đó bị phá nát khi hai chữ “tuyên truyền” được đặt chễm chệ ngay phần đầu. Đã bao nhiêu lần tôi nói với các quan chức và báo chí trong nước rằng người Việt ở nước ngoài, đa số là đi từ miền Nam, rất dị ứng với hai chữ tuyên truyền – propaganda, vì nó nghe rất ghê tởm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiến pháp, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng/Nhà nước | 2 Comments »

4054. Còn đâu một thời ‘tị nạn!’

Posted by adminbasam trên 09/06/2015

Người Việt

Tạp ghi Huy Phương

07-06-2015

Người tị nạn Việt Nam tại phi trường Manila, Philippines, chuẩn bị sang định cư vĩnh viễn tại Mỹ. (Hình minh họa: Joel Nito/AFP/Getty Images)

Người tị nạn Việt Nam tại phi trường Manila, Philippines, chuẩn bị sang
định cư vĩnh viễn tại Mỹ. (Hình minh họa: Joel Nito/AFP/Getty Images)

Qua một bài viết của Tiến Sĩ Phan Văn Song vào Tháng Mười Một, 2013, chúng ta được biết trên báo “Ép Phê” số 4 tại Paris (không ghi rõ ngày phát hành) ký giả Xuân Mai đã đưa một tin có 22,417 người Việt tại Pháp bị tước bỏ quyền tị nạn, vì đã phản bội tư cách tị nạn của mình.

Nhưng quyền tị nạn là gì?

Liên Hiệp Quốc định nghĩa về tị nạn như sau: “Đó là người có đủ lý do để sợ rằng bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì là thành viên của một đoàn thể xã hội nào, hoặc vì chính kiến, hiện sống ở ngoài quốc gia mà mình mang quốc tịch nhưng không thể nhận được hoặc không muốn nhận sự bảo vệ của quốc gia mà mình mang quốc tịch vì những lý do trên, hoặc là người không có quốc tịch vì ở ngoài quốc gia thường trú nhưng nay không thể trở về quốc gia đó, hoặc là người vì những lý do kể trên không muốn trở về quốc gia thường trú.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

4014. Lại chuyện nghị quyết 36

Posted by adminbasam trên 03/06/2015

Đàn Chim Việt

TÚ KÉP

02-06-2015

Báo Nhân Dân Điện Tử Hà Nội ngày 27-5-2015, đăng nguyên văn chỉ thị số 45-CT/TW do Bộ Chính trị (BCT) đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ban hành ngày 19-5-2015, về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của BCT khóa IX về công tác đối với người Việt ở nước ngoài trong tình hình mới. Lại chuyện nghị quyết 36!

Với từ ngữ chính trị sáo rỗng vốn có của CS, chỉ thị gồm phần dẫn nhập và 10 điều chỉ thị, trong đó từ điều 1 đến điều 4 đề cập đến người Việt ở nước ngoài và 6 điều còn lại là hướng dẫn công tác cán bộ đảng viên cần phải thực hiện để chèo kéo người Việt ở nước ngoài. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

3425. Ý nghĩa chính trị của ngày Tết

Posted by adminbasam trên 20/02/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

20-02-2015

H1Đã có nhiều người viết về Tết từ các góc độ lịch sử, văn hóa, xã hội và kinh tế với những lễ nghi và phong tục, những mơ ước và những kiêng kỵ, những món ăn và những thức uống, những truyền thống và những cách tân, những khác biệt trong cách đón Tết từ miền này sang miền khác. Ở đây, tôi thử nhìn ngày Tết từ một góc độ khác: chính trị.

Thật ra, rất khó phân biệt ý nghĩa văn hóa và ý nghĩa chính trị của ngày Tết. Lý do đơn giản là ranh giới giữa văn hóa và chính trị nói chung, tự nó, khá mơ hồ. Nếu hiểu văn hóa là một hệ thống biểu tượng, niềm tin và giá trị mà một cộng đồng (được hiểu, ở phạm vi lớn nhất, là một quốc gia) tin tưởng và chia sẻ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để làm tiêu chí và tiêu chuẩn cho việc phân biệt và đánh giá cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai, cái nên làm và không nên làm, bạn và thù cũng như người đáng kính trọng hay không đáng kính trọng, không có thứ văn hóa nào lại không có tính chính trị, nghĩa là không ít nhiều liên hệ đến quyền lực. Ngược lại, cũng không có thứ chính trị nào lại không dựa vào những quy phạm và những bảng giá trị nào đó để quyền lực (power) được biến thành thẩm quyền (authority), từ đó, sự cai trị có được tính chính đáng (legitimacy) để dân chúng, hoặc ít nhất, đa số dân chúng có thể chấp nhận và tham gia: Những quy phạm và những bảng giá trị này đều thuộc phạm trù văn hóa. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Văn hóa | Thẻ: | Leave a Comment »

2938. Đừng có trịch thượng “tuyên truyền” kiều bào phải hướng về quê hương

Posted by adminbasam trên 07/09/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

07-09-2014

Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’” tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người Việt ở nước ngoài (sẽ gọi tắt là “Việt kiều”) là thiếu thông tin, và từ đó, giải pháp là tăng cường … tuyên truyền.

Trong thực tế, tôi nghĩ ngược lại: Việt kiều ở ngoài không hề thiếu thông tin về VN. Có nhiều lần tôi đi dự các buổi tiếp kiến các quan chức cao cấp (thường là cấp bộ trưởng, phó chủ tịch nước) sang đây công tác (hay du lịch?) mà thấy nản lắm. Buổi tiếp kiến thường diễn ra theo công thức vị đại sứ hay lãnh sự địa phương giới thiệu, rồi sau đó vị quan chức viếng thăm nói chuyện. Họ thường bắt đầu bằng những câu sáo ngữ về vai trò của Việt kiều, rồi đọc vanh vách tình hình kinh tế và xuất khẩu. Đó là những thông tin mang tính hành chính mà thật ra đại đa số khán giả chẳng ai quan tâm. Vả lại, ai cũng biết thông tin về thống kê bên nhà rất khó tin vì nó là sản phẩm của giả tạo và bệnh thành tích. Trong thực tế, Việt kiều biết nhiều tin bên nhà hơn là người ở trong nước, vì ở ngoài này người ta đọc được báo “lề dân” và báo nước ngoài. Vì thế những gì các vị ấy nói rất ư là thừa và làm mất thì giờ của khách đến nghe. Nhiều người chỉ đến nghe một vài lần rồi thôi, vì những vị từ VN sang chỉ có một bài nói!
Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Đảng/Nhà nước | 1 Comment »

1955. Gửi những người chống cộng cực đoan

Posted by adminbasam trên 14/08/2013

Bauxite Việt Nam

Dạ Lan

Tôi là một tiến sĩ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, cũng là người vì chán chế độ Việt Nam hiện nay mà quyết định đi định cư ở nước khác.

Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nghĩa là trong cái nôi của chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Tất cả những gì tôi hiểu trước đây đều được sự định hướng của xã hội vì học dưới mái trường của chủ nghĩa xã hội. Tôi lớn lên cứ học và chỉ học. Tôi cũng tham gia vào sinh hoạt thanh thiếu nhi tại quê nhà ít bữa, nhưng vì bố mẹ tôi là giáo viên, cuộc sống của chúng tôi cũng phần nào bị tách biệt với nông dân. Quan trọng nhất là tôi không tìm thấy điều gì thực chất trong những sinh hoạt thanh thiếu niên đó, những hoạt động mang tính hình thức, cạnh tranh giữa các đội, rồi trong các đội thì họp hành đấu tố nhau. Chính vì thế tôi đã không có ý thức “phấn đấu” thành đoàn viên, tuy cuối cùng tôi vẫn phải gia nhập vào tổ chức Đoàn vì muốn vào đại học bắt buộc phải là đoàn viên. Nhưng cũng may là sau khi vào đại học, nhất là tôi chọn một trường đại học ở phía Nam, tôi chỉ là đoàn viên trên danh nghĩa, không phải tham gia những cuộc họp đoàn đội gì nữa.

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Thẻ: , , , | 110 Comments »

1932. Não trạng quan chức bộ

Posted by adminbasam trên 31/07/2013

Võ Văn Tạo

Nhiều ngày nay, dư luận trong và ngoài nước hết sức bất bình với những phát ngôn cực kỳ phản cảm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế và ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Thẻ: , , , | 24 Comments »

1906. Không nên chụp mũ người khác

Posted by adminbasam trên 19/07/2013

Nhân dân

Thứ năm, 18/07/2013 – 09:44 PM (GMT+7)

Mấy năm qua, nhiều bài viết của blogger Thiếu Long *- hiện sinh sống tại Texas (Hoa Kỳ), như: Nhìn lại sự thật lịch sử để đoàn kết dân tộc Việt Nam, Tự diễn biến hai lần, Học sử Việt để làm gì?,… thu hút sự chú ý của dư luận trên internet trước hết bởi tấm lòng của tác giả đối với quê hương, những suy nghĩ mang tính nhân văn, khả năng khái quát, đánh giá các vấn đề, sự kiện đặt ra; đặc biệt là tinh thần không khoan nhượng đối với một số tổ chức, cá nhân núp dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do, dân chủ” để chống phá sự phát triển của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản. Báo Nhân Dân trích đăng bài Vài lời với những người chống cộng của Thiếu Long để bạn đọc tham khảo (đầu đề là của Tòa soạn).

Posted in Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Mạng xã hội, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài, Quan hệ Việt-Trung, Sửa đổi Hiến pháp | Thẻ: , , | 53 Comments »

1610. Anh S., bạn tôi

Posted by adminbasam trên 13/02/2013

Đôi lời: Nhà văn Nguyên Ngọc vừa gửi tới bài viết từ 7 năm trước, nhưng vẫn còn tính thời sự, nhân đọc bài 1606. Từ Hiệp định Paris đến “Bên Thắng Cuộc” (Diễn đàn/ BS) của GS Nguyễn Ngọc Giao. Ông đánh giá bài viết “rất đàng hoàng, rõ ràng, chặt chẽ, đúng mức và cần thiết để hiểu đúng bản chất của sự thật lịch sử, từ đó mà có suy nghĩ và hành động đúng”. Tuy nhiên, ông đã rất bức xúc khi đọc một số phản hồi chỉ trích bài viết đó và cá nhân GS Nguyễn Ngọc Giao.

Không phải chỉ nhà văn Nguyên Ngọc có tâm trạng này, mà một số trí thức khác cũng có cảm giác tương tự. Có điều, dường như họ chưa hiểu lắm về … Internet, nơi mà có những đề tài chỉ lôi cuốn nhiều những người đầy thù hận không sao quên được, cùng lẫn lộn những “dư luận viên” của tuyên giáo trà trộn trong đó tham gia bình luận. Trong số độc giả trên dưới 100.000 lượt truy cập vào trang Ba Sàm mỗi ngày, họ chỉ là con số rất nhỏ nhoi, tiếng nói yếu ớt; những phản hồi thiếu lịch sự cũng có tác dụng tốt cho độc giả hiểu thực trạng xã hội và tập cọ sát với mọi thái độ khác nhau từ công luận.

Nhưng ngược lại, những người bị chỉ trích, dù là lối chỉ trích thiếu văn hóa đi nữa, cũng cần ít nhiều tự xem lại mình, rằng mình đã thực sự hoặc có được bao nhiêu sự “lột xác”, “sám hối”, đã “tỉnh” hẳn chưa, nếu như từng một thời mê muội, tiếp tay cho những quyết định sai lầm đem lại hậu quả to lớn cho cả Dân tộc. Họ cần học những tấm gương, trong đó ít nhất, theo thiển ý của chúng tôi, có Nhà văn Dương Thu Hương.

Anh S., bạn tôi

Nguyên Ngọc

Tôi quen anh S. rất tình cờ, nhưng rồi về sau, khi đã thân, chúng tôi thường cười nói với nhau: Chẳng ngẫu nhiên hoàn toàn đâu, có duyên trời cả đấy. “Trời” đây là cuộc thế mấy mươi năm nay của đất nước ta, với bao nhiêu uẩn khúc trầm luân, đưa con người đi theo những con đường chẳng ai ngờ trước, tạo nên trong số phận từng người nhiều bi kịch, mà lắm khi may mắn cũng nhiều.

Đọc tiếp »

Posted in Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | 146 Comments »

1542. Và họ lẳng lặng nhìn Công giáo Phật giáo đấu nhau

Posted by adminbasam trên 10/01/2013

Đôi lời: Bài này được đăng trên blog “Nhảm” của Vũ Quý Hạo Nhiên – một nhà báo và cũng là một blogger. Vấn đề mà bài viết nêu ra là chuyện xảy ra trong cộng đồng người Việt sống tại Quận Cam, California – nơi vẫn được xem như “thủ đô” của những người Việt sống tại nước ngoài. Song hình như đó không chỉ là chuyện riêng của cộng đồng người Việt sống tại Quận Cam, California và cũng vì vậy mà blog Ba Sàm chọn, giới thiệu để độc giả tham khảo, góp ý. Khi có điều kiện, chúng tôi sẽ bình luận thêm về những vấn đề loại này…

 VQHN

Và họ lẳng lặng nhìn Công giáo Phật giáo đấu nhau

09-01-2013

H1Ba nhân vật Công giáo nổi tiếng lên truyền hình tại Quận Cam đả kích những nhân vật Phật giáo nổi tiếng. Phía Phật giáo chỉ trích lại. Một lần, hai lần, ba bốn lần, chưa hết, mà kéo dài hàng mấy tháng trời.

Trong khi đó, các lãnh đạo tôn giáo khác, giới chính trị gia, các bình luận gia, những người bình thường ăn nói rất mạnh bạo về những chuyện bất công xảy ra cách nửa vòng trái đất, thì lại im lặng đối với cuộc tranh chấp chia rẽ tôn giáo xảy ra ngay sát nách mình.

Tôi sẽ kể sơ về chuyện xảy ra, nhưng rồi sẽ nhấn mạnh tới sự im lặng này.

Nhân vật mở đầu vụ này là Giáo sư Dương Đại Hải, một người Công giáo từng đắc cử vào Ban Đại diện Cộng đồng, có chương trình truyền hình phát sóng tại Quận Cam. Ông kêu gọi gây quỹ dựng đài tưởng niệm Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chẳng mấy chốc, chuyện gây quỹ và tôn vinh Ngô Tổng thống lan qua chuyện tố cáo giới sư sãi Phật giáo là gián điêp cộng sản, gián tiếp giết hai anh em tổng thống.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Thẻ: , , | 80 Comments »

1529. Thắng mình trước đã!

Posted by adminbasam trên 04/01/2013

Đồng Phụng Việt

Thắng mình trước đã!

04-01-2013

Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.HCM đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển. Và (2) Liên Ủy ban chống Cộng sản, tay sai và chống tuyên vận Cộng sản ở Mỹ gửi thư mời họp để bàn bạc về chuyện tổ chức biểu tình chống tờ Người Việt phát hành cuốn sách này.

Sự kiện (1) mình biết qua trang web Ba Sàm. Sự kiện (2) mình biết qua email của một người bạn, kèm câu hỏi: Ông nghĩ sao?..

Thay vì trả lời riêng bạn qua email, mình viết vài dòng trên facebook để có thể chia sẻ với cả bạn và các bạn khác vài điều mà mình nghĩ…

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | 111 Comments »

872. Về 61 hài cốt Tử Sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa tại An Lộc

Posted by adminbasam trên 06/04/2012

Đôi lời: Dưới đây là nội dung một phản hồi của độc giả HLMC sáng nay, Ba Sàm xin được đăng lên.

Thiết tưởng không cần bình luận gì nhiều về tình cảnh trái ngược đối với bao nhiêu con người Việt Nam đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh liên tục diễn ra thế kỷ qua.

Lối cư xử không hợp đạo lý ông cha ngàn đời răn dạy – “Nghĩa tử nghĩa tận” vẫn cứ diễn ra, thậm chí được mặc nhiên khuyến khích mà quá hiếm những lời can gián. Nó góp phần chia rẽ dân tộc ngay giữa lúc rất cần phải cố kết lại trước hiểm họa “Bắc thuộc” một lần nữa.

Cách đây 6 năm, BS cũng đã viết về những điều liên quan qua bài “31 năm-Vết thương chưa lành”. Thế mà cho tới giờ, hình như còn thêm nữa những vết thương làm ta đau hơn.

.

Về 61 hài cốt Tử Sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa tại An Lộc

(XIN QUÝ VỊ NHẬN ĐƯỢC TIN NÀY, TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI, CHÂN THÀNH CẢM TẠ)

Kính thưa quý đồng hương và quý chiến hữu.

Cuối tháng 12/2011, toàn thể 61 tử sĩ thuộc Liên Đoàn 3 Biệt động quân tại An Lộc Bình Long đã được cải táng, chúng tôi kính mong được quý đồng hương, quý chiến hữu và quý diễn đàn phổ biến rộng rãi danh sách này để hy vọng tìm được thân nhân cuả những chiến sĩ đã hy sinh. Nếu thân nhân gia đình muốn mang hài cốt anh em về nguyên quán xin vui lòng liên lạc trước với chúng tôi để tiện sắp xếp, và giúp đỡ vì các ngôi mộ đã được xây kiên cố nên mỗi lần cắt gỡ ra rất khó khăn tốn kém.

Đọc tiếp »

Posted in Chiến tranh VN, Gia đình/Xã hội, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Thẻ: , | 50 Comments »

Công nhân VN mắc kẹt tại Czech

Posted by adminbasam trên 07/06/2009

Cuộc khủng hoảng làm những công nhân Việt Nam mắc kẹt vào một tình

thế lửng lơ tại Czech

DAN BILEFSKY

Ngày 5-6-2009

 

PRAGUE – Đối với Triệu Đình Văn, 25 tuổi, chặng đường dài mà hai năm trước đây từ những vùng lúa gạo miền bắc Việt Nam tới một nhà máy hàn xe tải ở miền đông xứ Bohemia đã được tưởng tượng là cung cấp cho anh một đời sống kinh tế khá hơn. Thay vào đó, anh Văn, đứa con của những nông dân nghèo khổ, đang bị thất nghiệp, không có nơi cư ngụ và nợ nần chồng chất trên một vùng đất xa lạ.

Anh Văn cho biết cha mẹ già của anh đã dùng ruộng đất của gia đình ký thác cầm thế chân để vay một khoản tiền 10.000 bảng Anh, tức khoảng 14.000 đô la, chi trả cho một đại lý để có vé máy bay và thị thực nhập cảnh làm việc cho anh.

Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi tới Cộng hòa Czech, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm mất đi chỗ làm việc có mức lương 8 bảng Anh một giờ của anh tại Kogel, một nhà máy sản xuất xe tải của Đức, và anh không còn tiếp tục gửi tiền về nhà được nữa. Giờ đây anh lo ngại sẽ phải xin trợ cấp của gia đình để sống qua ngày.

“Trở lại Việt Nam sẽ không có lợi cho tôi,” anh cho biết vào một ngày gần đây, và tự hỏi không biết mình sẽ ở lại đêm nay ở nhà nào. “Tôi mà về nhà với hai bàn tay trắng thì không thể cưới vợ hay xây nhà được. Đó là một sự quá nhục nhã cho tôi.”

Anh Văn là một trong 20.000 công nhân Việt Nam đã tới đây trong năm 2007 *, một phần của làn sóng nhập cư của những người nghèo từ Việt Nam, Trung Quốc, Monggolia và những nước khác được tuyển mộ đưa vào Đông Âu để trở thành những người công nhân thiếu kỹ năng làm việc dành cho các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ khi đó. Thế nhưng khi các nền kinh tế khắp trong miền nầy bắt đầu co rút lại vào đầu năm nay, hàng ngàn người đã trở thành thất nghiệp và mất hết nhà ở thuê và của cải.

Tại Romania, hàng trăm người Trung Quốc nhập cư đã dựng trại trong thời tiết băng giá ở Bucharest trong nhiều tuần để phản đối các nhà thầu đã ngừng trả lương cho họ.

Các quan chức Czech cho biết họ đang lo sợ tình trạng rối loạn xã hội trong lúc xuất khẩu sút giảm mạnh và nạn thất nghiệp theo các nhà kinh tế cho biết là có thể vọt lên tới 8% vào cuối năm nay, thúc đẩy càng nhiều người Tiệp hơn  đi tìm kiếm những công việc lương thấp mà họ đã từng để dành cho các nhân công người nước ngoài.

Mặc dù hàng ngàn người Việt từng đến nước Tiêp theo những chương trình hợp tác lao động giữa các nước XHCN anh em vào những năm 1970 đã ghi dấu một cách thành công ở đây, song có những mối tranh chấp mâu thuẫn  đang hiện diện. Chính phủ Czech đang hy vọng rằng những người nhập cư thất nghiệp sẽ trở về quê nhà bởi vì họ lo ngại rằng những người di dân bị thất nghiệp có thể làm gia tăng trầm trọng một không khí giận dữ đang sôi sục chống lại những sắc dân thiểu số.

Vào tháng trước, một bé gái cùng cha mẹ người Romani đã bị thiêu cháy một cách dã man sau khi những nghi can là những kẻ cực hữu ném bom xăng vào nhà họ tại thị trấn Vitkov đông bắc nước này. Một số người trong cộng đồng Việt Nam đang lo sợ rằng cả họ nữa cũng có thể là mục tiêu (của những người Tiệp cực hữu hung hăng nầy).

“Người Tiệp không thích chúng tôi, bởi vì chúng tôi trông khác họ,” anh Văn nói và thêm rằng, trước đó anh ta đã từng bị những cư dân ở Chocen, thị trấn nhỏ miền đông xứ Bohemia, xáp tới hỏi han, rồi thét lên, “người Việt Nam, cút về nước đi!” Theo anh, các lao động Việt Nam cũng bị từ chối không cho vào các sàn nhảy và các nhà hàng.

Theo một chính sách được bắt đầu vào tháng Hai, bất cứ người lao động nước ngoài nào bị thất nghiệp muốn về nước thì hội đủ điều kiện để nhận được một vé máy bay một chiều không phải trả tiền hoặc được cấp một vé xe lửa một chiều và hưởng thêm một số tiền mặt là 500 bảng Anh (hay 700 đô la).

Trong hai tháng đầu, khoảng 2000 người Mongolia, Ukrainia và Kazakhstan đã chấp nhận đề nghị này. Song nhiều người Việt như anh Văn, người đang chồng chất trên lưng những món nợ, thì ưa thích ở lại và chờ đợi đến thời thế khả quan hơn.

Ivan Langer, bộ trưởng nội vụ đã đưa ra kế hoạch cho chính sách hồi hương này, đã cho biết là ông lo ngại rằng một lượng công nhân nước ngoài thất nghiệp ước lên tới 12.000 người dễ tổn thương sẽ bị lôi kéo vào tội phạm có tổ chức, hoặc bị khai thác như là lao động nô lệ.

Theo Trung tâm Chống Ma tuý Quốc gia Tiệp, vào năm ngoái cảnh sát đã phá 79 cửa hàng trồng cây cần sa có quy mô lớn, 70 cửa hàng trong số đó được điều hành bởi người Việt Nam. Vào tháng Một, một người đàn ông Việt Nam từ thành phố Brno miền đông nam nước này, bị nghi ngờ buôn bán heroin, đã bị cảnh sát đánh đến chết.

Julie Liên Vrbkova, một chuyên gia người Việt đang làm việc như một phiên dịch tại một số nhà máy sản xuất xe hơi có thuê các công nhân Việt Nam, đã cho biết chị đã bị sốc trước những điều kiện làm việc “như nô lệ”, bao gồm những ngày làm việc với 12 giờ đồng hồ một ngày, suốt khoảng thời gian nầy những công nhân đã bị đánh đập nếu như họ ngưng làm việc.

Bất chấp những căng thẳng gần đây, cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Tiệp vẫn là một trong những câu chuyện thành công lâu dài nhất của sắc dân thiểu số ở đây. Nhiều người Việt làm sở hữu chủ những cửa hàng tạp hóa nhỏ phát đạt, nói được tiếng Czech và gửi con cái vào trường học của Czech, nơi chúng thường được đứng đầu lớp trong kết quả học tập.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1989, có thêm hàng ngàn người Việt Nam gia nhập vào những người Việt khác đã tới đây trước vào những năm 1970. Ngày nay, tại Cộng hòa Czech có một lượng người Việt ước tính tới 70.000, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai sau cộng đồng người Ukraina.

Những người đứng đầu trong cộng đồng người Việt tại đây cho biết họ lo ngại rằng tầng lớp những công nhân mới bị trắng tay này sẽ đe doạ gây xáo trộn một nếp sống chung mà họ đã xây dựng nên trong hàng mấy chục năm nay. Trong một cuộc khảo sát vào tháng Tư bởi Stem, một hãng thăm dò dư luận đóng tại Prague, có 66% người Czech nói rằng họ không thích có một người Việt Nam như là một láng giềng của mình.

Linh Nguyễn, 22 tuổi, một người Czech gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, hiện đang vận động chính phủ để cải thiện các chính sách hoà nhập sắc tộc, đã nói rằng những người Việt siêng năng lao động thích lặng lẽ làm ăn phát đạt, trong khi người Czech thì bằng lòng với việc giả bộ như không có người Việt Nam ở đó. Anh than vãn là trong bốn thập kỷ sau khi những người châu Á nhập cư tới Cộng hòa Czech, chẳng thấy có khuôn mặt Á châu nào xuất hiện trên truyền hình, trong hoạt động văn hóa đại chúng hay trong Quốc hội Tiệp .

Ông Langer, cựu bộ trưởng nội vụ, biện minh rằng Cộng hòa Czech, đã ngưng cho nhập cư trong thời gian diễn ra chiến tranh lạnh, nên đã không được trang bị những điều kiện để đối phó với những người nhập cư mới. “Không giống như ở Pháp hay Đức, dân chúng ở đây vẫn chưa quen nhìn thấy những gương mặt Á châu hay Phi châu trong trường lớp của họ.”

Để cố cải thiện cho việc hòa nhập xã hội, chính phủ Czech mới đây đã đưa ra những quy định mới buộc những người nhập cư nào muốn có được giấy phép kinh doanh thì phải có 120 giờ được học hỏi về đất nước và người Czech; thế nhưng chi phí cho những khóa học này là vào khoảng 200 bảng Anh – là mức phí mà ít người nhập cư với những khoản nợ nần có thể đủ khả năng chi trả.

Jiri Kocourek, một nhà xã hội học chuyên nghiên cứu về Việt Nam, đã biện luận rằng những ngộ nhận về văn hóa đã làm tình hình thêm xấu hơn bởi vì sự thờ ơ của người Czech. Ví dụ như trong sách ngữ pháp chính thức của Czech không cho phép những âm trong bảng chữ cái tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức như các bằng lái xe chẳng hạn. Điều đó, ông phân tích, đã gây cho các giới chức người Czech những bối rối rất lớn trong việc phân biệt những cá nhân trong một cộng đồng mà nơi ấy hàng ngàn người có chung một họ Nguyễn.

Những mối thách thức tương tự thể hiện rành rành tại Sapa, một khu chợ của người Việt nằm tại vùng ngoại ô Prague, nơi những người di trú mới tới có thể tìm thấy mọi thứ từ những người thợ làm tóc gội đầu người Việt cho tới các công ty bảo hiểm Việt Nam, cũng như một loại công việc của “người trung gian” Việt Nam nói tiếng Tiệp, những người nầy lấy lệ phí từ 20-5000 bảng anh để sắp xếp có được giấy nhập cảnh, hoặc dẫn các người VN tới khám bác sĩ và tham dự các buổi họp phụ huynh học sinh với tính cách như những người đỡ đầu cho học sinh (ấy).

Trần thu Trang, 21 tuổi, một blogger người VN, đã đến Cọng Hòa Tiệp khi mới 13 tuổi – và bây giờ tự gọi tên là Tereza, đặt theo tên của một ngôi sao ca nhạc thính phòng Tiệp – đã cho biết rằng sự xây dựng một thế giới sống song song và tách riêng có ý nghĩa rằng nhiều người VN, bao gồm cả những người đã ở đây hàng mấy chục năm, cũng không thể nào nói được tiếng Tiệp, và đã buộc lòng gọi điện thoại nhò một người trung gian để thông dịch, thậm chí ngay cả khi bị cảnh sát Tiệp ra lệnh tắp xe vào lề đường để hỏi giấy tờ.

Trần Quang Hùng, một giám đốc điều hành chợ Sapa, đã cho biết rằng nhiều người di dân đã đến chợ nầy để tìm kiếm việc làm nhưng không được. Ông Hùng nói rằng ông ta đã đề nghị chính quyền Tiệp xây dựng một trường học dành cho người di dân, nơi đây họ có thể học tiếng Tiệp và trở thành có khả năng làm việc được. Nhưng ông ta nói rằng lời đề nghị của ông đã bị chính phủ bác bỏ.

“Giờ đây nền kinh tế đang xuống thấp, những người Tiệp không muốn những người di dân nầy ở đây. Người Tiệp chỉ muốn những người di dân nầy trở về nước,” ông Hùng phát biểu.

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

* Trần Hoàng bình: Thật là một món làm ăn có lợi khủng khiếp mà chỉ có các quan chức nằm trong đường dây làm giấy nhập cảnh hốt được một số tiền 260.000.000 đô la trong năm 2007 thật là êm thắm.

Nếu một  người VN  muốn qua Tiệp làm việc (chừng 10 đô la/ 1 giờ/8 giờ mỗi ngày/5 ngày mỗi tuần), mà phải chi ra 14 ngàn đô, thì với 20.000 người VN  nhập cảnh Tiệp năm 2007, các quan chức nằm trong dường dây nầy đã có được trong tay: 20.000 x 14.000 = 280.000.000 đô la. (trước khi trừ tiền vé may bay ra tạm cho là 1000 đô/ 1 vé. Tính tổng cộng 20.000 người thì vé máy bay cũng chỉ khoảng 20 triệu đô mà thôi).

Dịch vụ xuất khẩu người qua Tiệp kiếm tiền đút túi nhẹ nhàng và êm thắm.  Các quan chức “ta” nên tiếp tục làm như bao nhiêu năm qua.

Không nên khai thác mỏ bauxite,  vì làm cả năm chỉ mới tính trên giấy tờ cũng chỉ thu được 150.000.000 đô, theo ông tổng giám đốc Than Khoáng Sản Kiển cho biết. Nhưng hiện nay, chỉ mới ký hợp đồng mua máy, và máy vẫn chưa lắp đặt được, mà đã bị dư luận phản đối mạnh mẻ suốt hơn 6 tháng qua. So với phi vụ làm ăn xuất khẩu 20.000 người qua Tiệp quá êm thắm. Mà những người nầy qua bển sống, hàng tháng còn gởi về chừng 100-200 đô (hay mỗi năm chừng 1000 đô) vậy là nhà nước có thêm 20 triệu nữa. Nhà nước thu tiền vào mà không mất một giọt mồ hôi (vì chỉ cần in tiền đồng  VN ra, đổi lấy tiền đô ấy là xong).

—————–

 

New York Times

Crisis Strands Vietnamese Workers in a Czech Limbo

By DAN BILEFSKY

Published: June 5, 2009

PRAGUE — For Trieu Dinh Van, 25, the long journey two years ago from the rice paddies of northern Vietnam to a truck-welding factory in eastern Bohemia was supposed to provide an economic life line. Instead Mr. Van, the son of poor, peasant farmers, is jobless, homeless and heavily indebted in a faraway land.

Mr. Van said his elderly parents put up the family farm as collateral for a loan of €10,000, or about $14,000, to pay an agent for his plane ticket and a working visa. But less than a year after he arrived in the Czech Republic, the global financial crisis claimed his €8-an-hour job at Kogel, a German truck manufacturer, and he can no longer send money home. Now he fears he will have to ask his family for a handout to survive.

“It would not be good for me to go back to Vietnam,” he said on a recent day, wondering where he would spend the night. “I would return home with empty hands and couldn’t marry or build a house. That would be a great shame for me.”

Mr. Van is one of 20,000 Vietnamese workers who arrived here in 2007, part of an influx of poor from Vietnam, China, Mongolia and elsewhere who were recruited in Eastern Europe to become low-skilled foot-soldiers for then-booming economies. But when economies across the region began to contract earlier this year, thousands became jobless and dispossessed.

In Romania, hundreds of Chinese migrants camped out in freezing temperatures in Bucharest for several weeks to protest against contractors who had stopped paying them.

Czech officials say they fear social unrest as exports plummet and unemployment, which economists say could hit 8 percent by the end of the year, pushes ever more Czechs to seek the low-wage work they once left to foreign laborers.

Although several thousand Vietnamese who came to Communist Czechoslovakia under fraternal work programs in the 1970s have successfully carved out a niche here, friction remains. The Czech government hopes that jobless migrants will go home because it fears that unemployed migrants could aggravate an already simmering backlash against minorities.

Last month, a Roma child and her parents were severely burned after suspected rightist radicals firebombed their home in the northeast town of Vitkov. Some in the Vietnamese community fear they, too, may be targeted.

“The Czechs don’t like us, because we look different,” said Mr. Van, who added that he had already been accosted in Chocen, the small town in eastern Bohemia where he worked, by local residents shouting, “Vietnamese, go home!” Vietnamese laborers, he said, were also denied access to discos and restaurants.

Under a policy begun in February, any unemployed foreign worker who wants to go home is eligible for a free one-way air or rail fare and €500 in cash. In the first two months, about 2,000 Mongolians, Ukrainians and Kazakhstanis took up the offer. But many Vietnamese like Mr. Van, who are saddled with debts, prefer to stay and wait for better times.

Ivan Langer, who as interior minister devised the return policy, said he worried that an estimated 12,000 jobless foreign workers were vulnerable to being drawn into organized crime, or being exploited as slave labor.

According to the National Anti-Drug Center, the police last year uncovered 79 large-scale marijuana grow-shops, 70 of which were run by Vietnamese. A Vietnamese man from the southeast city of Brno, suspected of heroin dealing, was beaten to death by the police in January.

Julie Lien Vrbkova, a Vietnamese expert who has worked as a translator at several automobile factories employing Vietnamese workers, said she had been shocked by “slave-like” working conditions, including 12-hour days during which workers were beaten if they stopped working.

Despite recent tensions, the Vietnamese community in the Czech Republic is one of Central Europe’s most abiding minority success stories. Many own thriving corner shops, speak Czech and send their children to Czech schools, where they are routinely at the top of their classes.

After the overthrow of communism in 1989, thousands more Vietnamese joined those who had arrived in the 1970s. Today, there are an estimated 70,000 Vietnamese in the Czech Republic, the second-largest foreign community after Ukrainians.

Vietnamese leaders here say they fear that the new class of dispossessed workers threatens to disturb a coexistence they have built over decades. In an April survey by Stem, a Prague-based polling firm, 66 percent of Czechs said they would not like to have a Vietnamese person as a neighbor.

Linh Nguyen, 22, a second-generation Vietnamese Czech, who is campaigning for the government to improve its integration policies, said the hard-working Vietnamese preferred to quietly prosper while the Czechs were content to pretend the Vietnamese were not there. He lamented that four decades after the first Asian migrants arrived in the Czech Republic, there were no Asian faces on television, in Czech popular culture or in Parliament.

Mr. Langer, the former interior minister, argued that the Czech Republic, closed off to immigration during the cold war, was ill-equipped to deal with newcomers. “Unlike in France or Germany, people here are still not used to seeing Asian or African faces in schools.”

To try to improve integration, the Czech government recently introduced new rules forcing immigrants who want to acquire a business license to have 120 hours of introductory Czech; but the lessons cost about €200 — which few indebted migrants can afford.

Jiri Kocourek, a sociologist specializing in Vietnam, argued that cultural misunderstandings had been made worse because of Czech ignorance. For example, official Czech grammar does not allow for the tones of the Vietnamese alphabet to be used on official documents such as drivers’ licenses. That, he said, had caused Czech authorities enormous confusion in distinguishing individuals in a community where thousands share the family name Nguyen.

The challenges of assimilation are evident at Sapa, a sprawling Vietnamese market on the outskirts of Prague, where newly arrived migrants can find everything from Vietnamese hairdressers to Vietnamese insurance companies, as well as a thriving business of Czech-speaking Vietnamese “middlemen,” who for fees ranging from €20 to €5,000 can arrange for visas, take fellow Vietnamese to the doctor and attend parent-teacher meetings as surrogates.

Trang Thu Tran, 21, a Vietnamese blogger who came to the Czech Republic when she was 13 — and now calls herself Tereza, after a Czech soap opera star — said the construction of a separate and parallel world meant that many Vietnamese, including those here for decades, couldn’t speak Czech, and were forced to phone a middleman to translate, even when pulled over in their cars by the Czech police.

Tran Qang Hung, the managing director of Sapa, said many migrants were coming to the market in a vain search for work. He said he had proposed to the Czech government that it build a school for the migrants, where they could study Czech and become more employable. But he said he had been turned down.

“Now that the economy is bad, the Czechs don’t want these people here,” he said. “They only want them to go home.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 


Posted in Kinh tế Việt Nam, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Leave a Comment »

Chính sách Khác đời của Việt Nam Trong Thời buổi Kinh tế Khó Khăn

Posted by adminbasam trên 26/04/2009

Trong thời đại kinh tế suy sụp, Việt Nam có kế hoạch đối phó khác với

Nhật Bản và Tiệp Khắc

Trần Hoàng

 

Kể từ tháng 1 năm 2009 đến nay, trong khi  Nhật và Tiệp Khắc đang tìm cách khuyến dụ hàng trăm ngàn công nhân ngoại quốc hồi hương để dành công ăn việc làm cho công nhân của họ, giảm bớt các chi phí nuôi những người thất nghiệp và tránh sự xáo trộn trong xã hội vì kinh tế đang suy thoái, thì Việt Nam lại có chính sách ngược lại. Việt Nam đang nhận 10.000 công nhân Trung Quốc vào làm việc ở Tây Nguyên, Cà Mau và Tiền Giang và sẽ tiếp tục nhận thêm công nhân Trung Quốc trong các tháng sắp tới. .

Theo tờ The New York Times ra ngày 23-4-2009, Nhật đang tìm cách khuyến dụ hàng trăm ngàn công nhân người ngoại quốc hồi hương. Những công nhân Nam Mỹ gốc Nhật đang được chính phủ Nhật cung cấp tiền bạc cho họ trở về quê vì kinh tế Nhật đang bị suy thoái, và các công ty Nhật đã phải đóng cửa hay chỉ sản suất hàng hóa tồn kho. Trước tình hình đó, chính phủ Nhật đã đồng ý trả tiền vé máy bay cho toàn bộ gia đình của những công nhân Nam Mỹ gốc Nhật nầy và tặng thêm mỗi gia đình một món tiền khá lớn.

Nguyên nhân nhập cư của nhóm công nhân Nam Mỹ ở Nhật như sau.Vào những năm 1990, Nhật đã phát giấy nhập cảnh đặc biệt dành cho những người Ba Tây và Pê Ru gốc Nhật trở về Nhật làm việc. (Những người gốc Nhật nầy có tổ tiên là người Nhật và đã di cư đến sống ở các nước Nam Mỹ trong mấy trăm năm qua). Vì thế hiện nay có khoảng 366.000 người công nhân và gia đình vợ chồng con cái của những người nầy đang cư ngụ ở Nhật. Trong gần 20 năm qua, những người nầy việc trong các ngành lao động nặng, bụi bặm bẩn thỉu, và nguy hiểm.

Nhưng kể từ giữa năm 2008 đến nay, kinh tế của Nhật bị sa sút vì cuộc khủng hoảng tài chánh ở Mỹ và Âu Châu. Theo báo cáo quí 1 -2009, ngành xuất khẩu của Nhật giảm 46%, mức thất nghiệp toàn cả nước lên tới 4,4%, và mức sản suất kỹ nghệ thấp nhất trong 25 năm qua.

Đối diện với tình trạng khó khăn nầy, chính phủ Nhật đã có chương trình gởi trả những người công nhân Nam Mỹ nầy về lại nguyên quán. Nhật đã đồng ý cấp 3000 U.S. đô la tiền vé máy bay, và 2000 đô la cho mỗi một người trong gia đình (vợ, con) của người công nhân ấy để họ hồi hương và họ phải hứa không được trở lại Nhật trong một tương lai gần để xin việc làm*.

Chính quyền nước Tiệp Khắc cũng có chương trình y như Nhật vì kinh tế của Tiệp cũng đang tụt dốc. Tiệp đã quyết định gởi trả lại những công nhân ngoại quốc về nước. Ở Tiệp có khoảng 440.000 công nhân ngoại quốc; gồm có người Việt Nam, Mông Cổ, và các nước nhỏ của Liên Sô cũ. Chính phủ Tiệp đề nghị tặng 650 đô la để thưởng cho mỗi công nhân hồi hương và tặng vé may báy không trả tiền cho các công nhân ngoại quốc đang ở Tiệp trở về nhà.**

Trong năm 2008, lợi tức của mỗi người Nhật là 39.000 US đô la một năm.

Lợi tức của mỗi người Tiệp là 12.700 US đô la một năm.

Nhưng vào lúc nầy, cả hai nước khá giàu có nầy đều không muốn thấy công nhân ngoại quốc hiện diện trện đất của họ.

Trái lại, ở Việt Nam, mặc dầu mức lương làm việc của mỗi công nhân VN không tới 700 US đô la một năm, 46% công nhân Việt Nam đang lo lắng bị thất nghiệp, nhưng chính phủ Việt Nam đang có chương trình ngược lại với Tiệp Khắc và Nhật: Họ nhận công nhân Trung Quốc vào làm việc ở Việt Nam.

Thực tế, từ 2008 đến nay, theo từng giai đoạn, chính phủ VN đã nhận 2000-10.000 công nhân Trung Quốc vào làm việc cho dự án Bô Xít ở Đắc Nông và Nhân Cơ. Sau bản tin ngắn của TTX Ba Sàm báo động về sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc đang làm việc trong các hãng xưởng vừa mới xây dựng xong ở hai tỉnh ở Cà Mau và Tiền Giang vào đầu tháng 4-2009, vài ngày sau, báo Tuổi Trẻ online đã xuống hai tỉnh nầy để tìm hiểu và đã đăng bài phóng sự cùng hình ảnh, nhưng bài đã bị gỡ xuống trong ngày hơm đó.

Sau Tây Nguyên, đến lượt các tỉnh miền Tây cũng đang tiếp nhận hàng ngàn người Trung Quốc đến làm các công việc lao động chân tay trong các hãng xưởng của họ. Trong khi đó hàng chục ngàn công nhân Việt Nam đã bị thất nghiệp trong suốt 6 tháng qua đã trở về quê sống với gia đình của họ.

Trong thời suy thoái về kinh tế và tài chánh hiện nay, trong khi các chính phủ Nhật và Tiệp Khắc có chương trình gởi các công nhân ngoại quốc đang sống trên đất nước của họ hồi hương, thì chính phủ Việt Nam lại tiếp nhận hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc vào làm việc ở Tây Nguyên, Lâm Đồng, Cà Mau và Tiền Giang.

nguồn

1./ A cash offer to Leave Japan
http://www.nytimes.com/2009/04/23/business/global/23immigrant.html?ref=world
2./ Crisis Puts Migrant Workers in a bind
http://www.globalpost.com/dispatch/czech-republic/090418/crisis-puts-migrant-workers-bind?page=0,1
 
 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Leave a Comment »

Công Nhân Việt Nam Hiện Nay Ra Sao

Posted by adminbasam trên 05/04/2009

Những Người Công Nhân Việt Nam đang sa cơ lỡ vận ở các Thành phố lớn

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho những người công nhân Việt Nam gục ngã

Matt Steinglass – Tạp chí GlobalPost

Ngày 3-4-2009

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH — Hai năm về trước chị Lê Thị Cúc, 35 tuổi, rời bỏ làng quê thuần nông của mình ở Tỉnh Quảng Bình thuộc miền trung và đến thành phố lớn để kiếm một việc làm tại một nhà máy may quần áo. 10 giờ một ngày, 6 ngày một tuần, chị may những chiếc áo thun (T- shirt) cho các thương hiệu của các nước phương Tây như Old Navy và The Gap, lương khoảng 60 đô la một tháng.

Khoản tiền đó không phải là nhiều, chỉ đủ cho chị tiêu xài cho bản thân và gửi về nhà 10 đô la cho cha mẹ già và năm người anh em, nhưng cũng còn tốt hơn cái tình cảnh nghèo túng tuyệt vọng ở Quảng Bình, và chị đã có đủ lý do để nghĩ rằng mọi chuyện sẽ được cải thiện.

Việt Nam vừa mới tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], nền kinh tế đã từng tăng trưởng 7% mỗi năm kể từ năm 2000, đầu tư nước ngoài đang được rót vào, và mọi người đang nói rằng trong vòng một hoặc hai chục năm nữa đất nước có thể sẽ giàu lên bằng Thái Lan.

Ngồi trên một chiếc chiếu cói trải giữa sàn căn phòng rộng hơn 9 mét vuông thuê chung cùng 4 công nhân may mặc khác, chị Cúc cho biết tinh thần lạc quan bao nhiêu mà hai năm trước chị đã từng có, thì bây giờ đã biến mất hết rồi.

Chị đã và đang bị thất nghiệp kể từ tháng Mười hai năm 2008. Công ty may Collan Inc. mà chị từng làm đã cắt giảm 1000 trong tổng số 3000 công nhân mà họ có vào năm ngoái. Với nhu cầu tiêu dùng tại Hoa Kỳ, Âu châu và Nhật Bản sút giảm đột ngột vào mùa thu năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam, cỗ máy cái trong nền kinh tế nước này, đã rơi xuống vực thẳm.

Dù vậy, chị Cúc vẫn đang cố bám lấy thành phố, gửi đi những lá đơn xin việc. Cho tới lúc này, chị vẫn không nhận được bất cứ hồi âm nào.

“Tôi quá mệt mỏi cho số phận của mình rồi,” chị Cúc than thở.

Ngày nay có hàng nhiều chục ngàn người như chị Cúc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng Mười hai, tài liệu của tổ chức công đoàn do nhà nước quản lý ở địa phương cho biết thành phố đã có 30.000 người mất việc làm trong tháng Mười một. Trong khi với phần còn lại của Việt Nam, theo bà Nguyễn Thị Hải Vân, vụ phó Vụ Lao động và Việc làm của chính phủ [Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội], đã ước lượng vào đầu tháng ba rằng tổng cộng số việc làm bị mất trong nửa năm đầu có thể lên tới 300.000.

Những số liệu đó chỉ áp dụng cho thiểu số những công ăn việc làm của Việt Nam trong khu vực chính thức — ví dụ như ở các công ty sở hữu của nước ngoài, những nơi phải báo cáo mức tiền lương với cục thuế. Trong những doanh nghiệp nhỏ sở hữu gia đình theo lối không chính thức tạo ra giá trị chủ yếu của nền kinh tế, thì không có cách gì để nói được có bao nhiêu công ăn việc làm đang bị biến mất.

Trong khi đó, dân số Việt Nam thuộc loại trẻ: theo cơ quan Phát triển của Liên hiệp quốc UNDP, lực lượng lao động đang tăng lên mỗi năm một triệu công nhân. Cũng theo báo cáo này của UNDP ước tính rằng để tìm công ăn việc làm cho họ, và cho mỗi năm 200.000 người rời bỏ nghề nông để kiếm việc làm trong các nhà máy như chị Cúc, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng trên 8,5%. Thay vào đó, mức tăng trưởng năm nay ước đạt từ khoảng từ 5,5% theo Ngân hành Phát triển châu Á, cho tới 0,3% theo tổ chức Economist Intelligence Unit.

Theo truyền thống, các công nhân Việt nam khi mất việc làm có thể quay lại làng quê của họ để tìm kiếm sự hổ trợ. Họ trở về với thân nhân, những người phải chia sẻ thêm vài ba bát cơm từ vụ mùa màng hàng năm. Thế nhưng vào lúc này, điều đó có thể sẽ khó khăn hơn. Nền nông nghiệp của Việt Nam đã và đang dần dần hợp nhất lại về tay một người chủ (nào đó) cho có hiệu quả hơn, và nhiều gia đình nghèo không có ruộng đất riêng của họ.

“Tôi không thể trở về làng quê, ở đó chẳng có việc gì mà làm cả,” theo lời của người từng cùng làm việc với chị Cúc tại Collan, cô Đinh Thị Hạ. Hạ cũng như Cúc tới từ vùng quê Quảng Bình nghèo túng, cũng đã bị mất việc hôm 20 tháng Một năm 2009, và cô đã trở về làng trong dịp đón năm mới, Tết âm lịch. Không thể tìm được việc làm, cô đã trở lại Thành phố Hồ Chí Minh, và kể từ đó cô đang cố gắng tìm lấy một việc làm.

“Hai năm trước tôi đã từng hy vọng là mình có thể tiết kiệm được một ít tiền,” Hạ kể. “Thế nhưng điều đó giờ đã bay biến lên trời rồi.”

Những công nhân không thể trở về nhà buộc phải làm việc bán thời gian, những công việc không chính thức để kiếm sống. Lê Xuân Thông, 38 tuổi, đang kiếm được một khoản lương ổn định 200 đô la một tháng như là một người bán hàng cho một siêu thị bán máy truyền hình Sanyo cho tới khi bị mất việc vào tháng Mười một. Giờ thì anh lái một chiếc “xe ôm,” hay còn gọi là xe taxi hai bánh, chạy trên những con đường của Thành phố Hồ Chí Minh.

“Vào một ngày thuận lợi, tôi có thể kiếm được 100.000 đồng (6 đô la Mỹ). Gặp ngày không may …” Thông nhún vai. “Tôi phải làm việc. Tôi có một đứa con gái sáu tuổi.”

Với những người khác, sự sụp đổ của nền kinh tế như hiện nay là điều khó khăn hơn nhiều. Thuyên, 23 tuổi, lớn lên trong một làng quê miền núi vùng biên giới với Trung Quốc, và đã di chuyển tới Hà Nội năm 2005 để làm việc tại một nhà máy dây cáp điện của Nhật. Cô bị mất việc tháng Mười hai năm 2008, nhưng vẫn chưa cho cha mẹ biết nơi giờ đây cô đang làm ở chỗ nào: một phòng đấm bóp.

“Khi em tốt nghiệp phổ thông, em chỉ muốn trở thành một công nhân thôi,” Thuyên tâm sự. “giờ thì em lo là ai đó quen biết sẽ nhìn thấy em đang làm trong quán đấm bóp này. Nhưng em không có lựa chọn nào khác cả.”

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

 

Ngày 03.04.2009 Giờ 14:33

Thâm hụt ngân sách và gánh nặng tăng trưởng

Dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu

Các nhà hoạch định chính sách vĩ mô đang chuẩn bị phương án bội chi ngân sách tăng lên 8% GDP để trình ra kỳ họp quốc hội vào tháng 5 tới, thay vì mức gần 5% được chấp nhận trước đây.

“Việt Nam khó có lựa chọn khác với các quốc gia trên thế giới, khi các chính phủ buộc phải tăng bội chi ngân sách nhằm chống suy thoái,” giám đốc quốc gia ADB Ayumi Konishi bình luận.

Mức bội chi này, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ lần đầu tiên vượt qua số chi cho đầu tư phát triển ở mức 112,8 ngàn tỉ đồng trong năm nay.

Tuy vậy, mức bội chi lên đến 8% GDP đang mang lại những quan ngại sâu sắc về ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn.

Mức bội chi này sẽ tương đương với 144,8 ngàn tỉ đồng (khoảng 8,5 tỉ USD, với tỷ giá là 17.000 VND/USD), căn cứ trên mức bội chi đã được Quốc hội thông qua là 87,3 ngàn tỉ đồng (khoảng 5,1 tỉ USD) tương ứng với 4,82% GDP.

Như vậy, mức thâm hụt này là trầm trọng nhất trong vòng nhiều năm qua, so với các mức thâm hụt 66,2 ngàn tỉ đồng (năm 2008), 56,5 ngàn tỉ đồng (năm 2007), 48,5 ngàn tỉ đồng (năm 2006) và 40,7 ngàn tỉ đồng (năm 2005), theo các bộ Tài chính và Kế hoạch và đầu tư (xem biểu đồ).

Những thống kê trên cho thấy, thâm hụt ngân sách của năm 2009 sẽ vượt quá mức thâm hụt trung bình 5% GDP hàng năm, từ đầu thời kỳ kế hoạch 5 năm đến nay. “Đây là một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai”, một quan chức của bộ Kế hoạch và đầu tư thừa nhận.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao phải đưa mức bội chi lên đến 8% GDP cho năm nay, và liệu nó có quá đi so với khả năng chịu đựng của nền kinh tế? “Chúng tôi thấy rằng, nếu trường hợp ta giảm chi, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của Nhà nước, đặc biệt là chính sách an sinh xã hội”, thứ trưởng bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp nói trên Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Giải thích này xuất phát từ quan ngại nguồn thu ngân sách sẽ co lại do suy giảm từ các nguồn dầu thô (vốn chiếm tới 25% thu ngân sách), giãn thu thuế thu nhập cá nhân, giãn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% thuế VAT… Mức suy giảm của các nguồn này, theo bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh tại phiên họp giao ban của Chính phủ, sẽ vào khoảng 12.000 tỉ đồng (706 triệu đô la).

[năm ngoái 2008, VN bán dầu ra nước ngoài thu về được 10,2 tỉ đô la (báo Vietnamnet đăng), khi ấy giá dầu tính trung bình  suốt cả năm 2008 là  100 đô / 1 thùng. Năm nay, giá dầu từ đầu năm tới nay dao động 40-50 đô / 1 thùng và tình hình nầy, thì giá dầu sẽ giữ nguyên như vậy cho đến hết năm 2009. Như vậy,  chỉ tính riêng dầu hỏa, năm 2009, VN sẽ bị thất thu tối thiểu 5 tỉ đô la so với năm 2008. Nhưng, ở phía trên, ông V. V. Ninh tính là 706 triệu đô la. Thật đáng nghi ngờ

Báo Saigon Giao dịch Chứng khoán ngày 2-1-2009 cũng đưa ra con số 6 tỉ đô la thất thu vì giá dầu xuống : ” Các công ty sản xuất, kinh doanh đơn thuần sẽ phải vật lộn để tồn tại. Nếu tình trạng giá dầu thô dưới 40 đô la Mỹ/thùng kéo dài, PetroVietnam cho biết kim ngạch xuất khẩu dầu giảm ít nhất 6 tỉ đô la Mỹ. Khi đó liệu doanh thu, lợi nhuận của những công ty liên quan đến dầu khí như PVS (dịch vụ tổng hợp dầu khí), PVC (dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí), PVI (bảo hiểm dầu khí), PVD (khoan và dịch vụ khoan dầu khí), PVT (vận tải dầu khí)… có giữ được mức của năm nay, năm mà có lúc giá dầu lên tới 147 đô la Mỹ/thùng và dù có giảm vào cuối năm, giá dầu bình quân cả năm vẫn khá cao?  http://www.sgdck.com/NewsDetail.aspx?cid=14&id=8407 ]

Điều này có nghĩa là, tổng thu cân đối ngân sách năm nay dự kiến sẽ còn 377,9 ngàn tỉ đồng, thay vì 389,9 ngàn tỉ đồng như cam kết với Quốc hội trước đây; và sẽ thấp hơn nhiều so với dự toán chi 491,3 ngàn tỉ đồng cho năm 2009.

Lý giải việc thâm hụt ngân sách luôn tăng cao, một quan chức của bộ Kế hoạch và đầu tư nói, “dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu”.

Thông thường, thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi các nguồn vay trong và ngoài nước dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong động thái ủng hộ đề xuất tăng bội chi ngân sách của Chính phủ, Quốc hội dự kiến cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ năm nay lên đến 64 ngàn tỉ đồng (3,8 tỉ đô la) trong kỳ họp tháng 5 tới, tăng gần gấp đôi so với kế hoạch 36 ngàn tỉ đồng (2,5 tỉ đô la) thông qua cuối năm ngoái.

Những bước đi này khiến các nhà tài trợ chính của Việt Nam e ngại. “Bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn vốn trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền, hoặc hạn chế đầu tư tư nhân, hoặc cả hai điều này; và trong trung hạn, có thể làm tăng lạm phát và gây cản trở đối với tăng trưởng”, ông Konishi, giám đốc ADB tại Việt Nam nói.

ADB cho rằng, thâm hụt ngân sách của Việt Nam, thậm chí lên tới 9,8% GDP (gần 9,3 tỉ USD) trong năm 2009. Ông Konishi cảnh báo, chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, và nợ công tăng thêm (dự kiến 45,8% GDP năm 2009),… có thể lại khiến tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn trở lại.

Trong khi đó, ngân hàng Thế giới tỏ ra hoài nghi về chính sách tài khoá, vốn sẽ vẫn là công cụ chính sách vĩ mô quan trọng của Việt Nam. “Chính sách tài khoá hiệu quả đòi hỏi phải có nguồn thông tin đáng tin cậy về thu và chi của Chính phủ và kiểm soát tốt các dự án đầu tư công. Việt Nam còn nhiều thiếu sót về cả ba mặt này. Tính toán cân đối ngân sách của Việt Nam còn khác xa so với các chuẩn mực quốc tế”, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Thế giới Martin Rama nhận xét trong báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009.

Ông viết tiếp: “Việc trả nợ, duy trì tài khoản ngoại bảng và xử lý các khoản thu kết chuyển làm sai lệch tình hình ngân sách của Chính phủ. Thông tin đặc biệt yếu về các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách… Chính phủ cần chấm dứt, hoặc tạm dừng một cách có hệ thống các dự án mục tiêu không rõ ràng, thiếu vốn, hay có kết quả hoạt động kém”.

Tư Giang

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Kinh tế Việt Nam, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Leave a Comment »