BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Lịch sử’ Category

12.397. NGƯỜI DÂN ĐÃ LỰA CHỌN LỊCH SỬ

Posted by adminbasam trên 16/04/2017

FB Phùng Anh Kiệt

16-4-2017

20 CSCĐ bị dân bắt nhốt và tẩm xăng. Nguồn: FB

Ngủ sâu sau một đêm, thức dậy nhìn những thông tin từ facebook tôi không thể không ngậm ngùi. Kinh nghiệm đọc sử của mình, tôi biết lịch sử đã chính thức sang trang từ thời điểm này. Dấu hiệu hiển nhiên nó đã có trước đó, tản mác đâu đó và thật ra hơi khuất tầm nhìn của người quan sát sử như một sự kiện. Ở đây chúng ta không cần quan tâm đến những dấu hiệu tản mác kia, vì thật ra lịch sử nào cũng chảy trên một dòng chính là dựa trên những sự kiện có sức ảnh hưởng đến ký ức mọi người dân. Việc diễn đạt sự kiện chính đó, là một phạm trù khác, để rảnh rồi bàn. Tôi chỉ xin chỉ ra vài dấu hiệu từ những sự kiện chính, để nhấn mạnh rằng, lịch sử đã sang trang.

Có hai dấu hiệu theo tôi là quan trọng trong những sự kiện chính gần đây, hiển nhiên không chỉ riêng tôi nhìn thấy dấu hiệu đó, rất nhiều người quan sát đã nhìn và phân tích nó. Khác chăng, tôi nhìn dấu hiệu từ sự kiện kia ở một góc nhìn khác: Sự lựa chọn thái độ của người dân. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

12.163. Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

Posted by adminbasam trên 29/03/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

29-3-2017

“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ…làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009).

Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi kiến giải của bà ấy, phản ánh sự thay đổi mạnh trong tư duy giáo dục Mỹ. 

Nay đọc xong bài diễn văn mới của Drew Gilpin Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến đây, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

12.135. Giáo sư D.G.Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard: “Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử”

Posted by adminbasam trên 27/03/2017

“Thông thường, bên thắng cuộc viết nên lịch sử cuộc chiến. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, Liên bang miền Bắc – người chiến thắng – đã chọn ‘phiên bản chiến tranh’ như là sự mất mát chung của cả hai phía, sự đau đớn mà cả người Mỹ da trắng phương Bắc và phương Nam cùng chia sẻ, qua đó cố gắng hòa giải sự chia rẽ dân tộc”.

____

Đại học KHXH&NV

24-3-2017

Giáo sư Drew Gilpin Faust thuyết trình trước giảng viên, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV. Ảnh: Việt Thành

Sáng ngày 23-3, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, Giáo sư sử học danh hiệu Lincoln đã thuyết trình trước giảng viên, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG-HCM) với chủ đề “Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử”. Cổng thông tin điện tử xin giới thiệu toàn văn nội dung bài thuyết trình:

Trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Harvard, tôi là một học giả và giảng viên lịch sử trong suốt hơn ba mươi năm. Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng được có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một trung tâm nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam.

Việc có mặt tại đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo cách nói của các bạn –và “Chiến tranh Việt Nam” theo cách gọi của chúng tôi – đã mãi mãi định hình thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong thập niên 1960-1970. Dù rằng suốt những năm tháng đó, tôi chưa từng vượt 8000 dặm để đặt chân đến nơi này, nhưng những địa danh như Khe Sanh, Pleiku, Ấp Bắc, Điện Biên Phủ, Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Hà Nội luôn không ngừng vang vọng trong tâm trí tôi trong suốt mấy thập kỷ qua. Tôi đã hằng mong ít nhất một vài địa danh trong số này không chỉ dừng ở con chữ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Giáo dục, Lịch sử, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 6 Comments »

12.031. Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất

Posted by adminbasam trên 19/03/2017

USA Today

Tác giả: Zanna K. McKay

Dịch giả: Trần Văn Minh

4-3-2017

Sự thay đổi nhanh chóng hình dáng bầu trời của TP HCM, từng được gọi là Sài Gòn. Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel sẽ phát hành cuốn sách ảnh ghi lại các trang web di sản và sự hủy hoại của chúng trong 5 năm qua (Ảnh: Alexandre Garel).

Từng là viên ngọc kiến trúc mang tính biểu tượng từ thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, Thương xá Tax [Sài Gòn] với mặt tiền nghệ thuật Art Deco giờ đây hầu như chỉ còn là đống gạch vụn.

Mặc dù có một chiến dịch thu thập chữ ký của phong trào bảo tồn lịch sử đang lớn dần, tòa nhà đã bị phá hủy trong những tháng gần đây. Thay vào đó, các công ty xây dựng đã hoạch định một khu phức hợp cao 43 tầng nối kết với tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trong của phố.

Thương xá Tax, được xây vào năm 1924, là một trong nhiều tòa nhà lịch sử trong 20 năm qua đã bị phá hủy hoặc bị biến đổi nghiêm trọng, theo một trung tâm nghiên cứu liên chính phủ Pháp-Việt.

Các nhà bảo tồn cho biết, các công ty xây dựng và các quan chức chính phủ đang có ý định làm cho thành phố này trở nên hiện đại và rất ít quan tâm đến những di tích của thời thuộc địa quá khứ. Tuy nhiên, phá hủy quá nhiều tòa nhà lịch sử, họ cảnh báo, sẽ làm cho thành phố kém hấp dẫn hơn đối với du khách – có thể làm giảm sự tăng trưởng kinh tế mà chính phủ đang nuôi dưỡng hy vọng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

11.766. NHỮNG GÓC KHUẤT LỊCH SỬ

Posted by adminbasam trên 24/02/2017

FB Luân Lê

24-2-2017

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Ảnh chụp màn hình bài báo Tuổi Trẻ.

Trả lại sự trung thực và sự thật của lịch sử, là trả lại sự trong sạch cho những nỗi oan khuất của dân tộc.

Trong bài báo này đã nêu rõ hai vấn đề rất quan trọng của lịch sử đã bị (cố tình) lãng quên suốt bao nhiêu năm, né tránh và đôi khi là cố tẩy xoá để hòng không cho nó được minh diện.

Một là, cải cách ruộng đất giai đoạn 1953 – 1957, đảng cộng sản đã nhận rõ sai lầm, nhưng sai như thế nào, hậu quả ra sao (bao nhiêu người chết), vì sao dẫn đến việc “phải đạt chỉ tiêu mỗi (làng) xã phải có 5% địa chủ, cường hào, gian ác phải bị trừng trị? Tại sao gia đình bà Năm Cát Hanh Long – một gia đình đại địa chủ tư sản đã có công đóng góp tài sản và nuôi những cán bộ nòng cốt cách mạng cộng sản lại nằm trong đối tượng bị tiêu diệt đầu tiên và là khởi dầu cho công cuộc cải cách sai lầm hãi hùng tới 4 năm ròng? Người cày có ruộng, nhưng rất nhiều xác người đã bị giết hại dã man, tài sản điền địa bị “cướp bóc” mà không thông qua xét xử hay trưng mua. Trong nền cộng hoà miền Nam việc cải cách ruộng đất cũng được thực hiện trong thời gian này nhưng chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã áp dụng chính sách “người cày có ruộng, nhà nước trưng mua”. Bởi thế không có tình trạng chủ đất bị giết hại hay tước đoạt tài sản ngang nhiên.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

11.076. THƯ NGỎ GỬI QUÝ VỊ TRƯỞNG LÃO VÀ BÀ CON HỌ TRIỆU VIỆT NAM

Posted by adminbasam trên 18/12/2016

Thư ngỏ

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2016

KÍNH GỬI QUÝ VỊ TRƯỞNG LÃO VÀ BÀ CON HỌ TRIỆU VIỆT NAM

Chúng tôi, Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Minh triết và nhà văn Hà Văn Thùy xin thưa cùng quý vị việc sau:

Họ Triệu là dòng họ có vai trò đặc biệt lớn trong lịch sử dân tộc. Việc Triệu Vũ đế lập nước Nam Việt từng được thừa nhận trong Đại Việt sử ký Toàn thư, được danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi vinh danh trong Bình Ngô đại cáo và được Chủ tích Hồ Chí Minh khẳng định trong Bài ca Lịch sử Việt nam: Triệu Đà là bậc hiền quân/ Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời…

Nhưng do biến động của lịch sử, từ tập kỷ 1960, Triệu Đà bị cho là kẻ xâm lược, nhà Triệu bị xóa trong lịch sử Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử | Thẻ: , | 5 Comments »

9606. Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký

Posted by adminbasam trên 17/08/2016

Đông Tác giao lưu

Trần Văn Chánh

Kỳ I: Trần Trọng Kim học giả

28-2-2014

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Thuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều…

Khởi đầu sự nghiệp trứ tác từ năm 1914 khi phụ trách mục “Học khoa” trên Đông Dương Tạp Chí, với loạt bài viết có tính giáo khoa về luân lý và về khoa sư phạm học, nếu tính đúng và đủ, Trần Trọng Kim là tác giả của tất cả những công trình đã in thành sách, liệt kê theo thứ tự thời gian như sau: Sơ học luân lý (Nhà in Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1914), Sư phạm khoa yếu lược (Trung Bắc Tân Văn, 1916), Việt Nam sử lược (2 quyển Thượng và Hạ, Trung Bắc Tân Văn, 1919), Truyện Thúy Kiều chú giải (1925, soạn chung với Bùi Kỷ), Quốc văn giáo khoa thư (3 tập: lớp Đồng ấu, lớp Dự bị, và lớp Sơ đẳng), Luân lý giáo khoa thư, Sử ký giáo khoa thư (cả ba loại giáo khoa thư này xuất bản năm 1926, và đều soạn chung với Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, do Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ minh họa), 47 điều giáo hóa của nhà Lê (Trung Bắc Tân Văn, 1928, dịch “Lê triều giáo hóa điều luật tứ thập thất điều” ra tiếng Pháp: Les 47 articles du Catéchisme moral de l’Annam d’autrefois), Nho giáo (Trung Bắc Tân Văn, 1930, ba quyển; sau in gộp lại thành hai quyển, 1932-1033), Việt thi (sao lục và chú giải), Phật lục (NXB Lê Thăng, Hà Nội, 1940), Phật giáo (Tân Việt xuất bản), Vương Dương Minh (1940), Việt Nam văn phạm (Lê Thăng, Hà Nội, 1941, soạn chung với Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ), Tiểu học Việt Nam văn phạm (Tân Việt xuất bản), Phật giáo thủa xưa và Phật giáo ngày nay (Tân Việt, 1953; “Lời mở đầu” của tác giả đề tháng 10.1952), Hạnh thục ca (Tân Việt xuất bản), Đường thi (Tân Việt xuất bản), Lăng ca kinh (Tân Việt, 1964), Một cơn gió bụi (Hồi ký, viết từ năm 1949, xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn do NXB Vĩnh Sơn). Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

9578. Nguyễn Hữu Đang: Ấn kiếm vương quyền nhà Nguyễn trên lễ đài “ngày độc lập”

Posted by adminbasam trên 15/08/2016

FB Chú Tễu

Tư liệu lịch sử của Nguyễn Hữu Đang

Trưởng ban tổ chức ngày độc lập 2-9-1945

H1

Chỉ còn một ngày nữa để chuẩn bị xong “Ngày Độc Lập” trong cả nước, lại phải xong chu đáo đến mức bảo đảm kết quả xứng đáng với tầm quan trọng của đại lễ mà Cụ Hồ nhắc tôi là “Sự kiện kết thúc cách mạng tháng Tám và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.  Khỏi phải nói ban Tổ chức chúng tôi lo lắng thế nào. Cũng may mà những khâu chủ yếu đang được tiến hành trôi chảy nhờ sáng kiến và sức tháo vát của anh em, nhờ sự tham gia tích cực của đồng bào Thủ đô. Chưa có trường hợp tôi phải viện đến câu: “Đây là theo lệnh Hồ Chủ tịch” mà Ông Cụ đã rộng lượng cho phép nói khi gặp trở ngại, khó khăn đặc biệt. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

9533. NÊN TÌM ĐỌC TIỂU THUYẾT “QUỶ VƯƠNG” CỦA NHÀ VĂN VŨ NGỌC TIẾN

Posted by adminbasam trên 11/08/2016

Nguyễn Thanh Giang

11-8-2016

Bìa sách "Quỷ Vương" của nhà văn Vũ Ngọc Tiến.

Bìa sách “Quỷ Vương” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến.

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến vốn là đồng nghiệp của tôi, được tôi đánh giá là một trong những nhà Địa Vật lý hậu sinh khả úy và bị tôi cằn nhằn chê trách là dại dột, nông nổi khi có ý định bỏ cái nghề vinh quang thiết thực làm giầu tổ quốc tấp tểnh cầm bút đi làm báo, làm văn mà tôi đã từng cảnh cáo anh “lập thân tối hạ thị văn chương”.

Như chột dạ, bẵng đi rất lâu anh không hề thăm thú hỏi han gì tôi. Cho đến khi đọc được hàng loạt bài viết của tôi trên các trang mạng anh mới cho rằng tôi đã “nói vậy mà không phải vậy”. Anh mời tôi đến nhà đàm đạo, rủ tôi đi cà phê và liên tục gửi tặng tôi không chỉ hàng tập bài báo mà nhiều tập sách của anh. Trên giá sách của tôi hầu như đầy đủ cả: “Cố nhân”. “Mười hai con giáp”, “Tội ác và sám hối”, “Khói mây Yên tử” … Vì đinh ninh rằng đây chẳng qua cũng chỉ là thứ văn chương phải đạo nên do quá bận bịu với nghị luận, chính luận, tôi đành tạm thời đắp chiếu sách của Vũ Ngọc Tiến. Nhận được thư mời dự lễ ra mắt tiểu thuyết “Quỷ vương” tôi cũng không rạo rực ưu tiên sắp xếp thời giờ đến dự. Tuy nhiên, khi biết tin buổi lễ này bị Đảng cấm đoán thì tôi đành gác lại mấy việc cần cho việc kỷ niệm Mười năm ra đời tập san “Tổ Quốc” của tôi vào ngày 15 tháng Chín tới để dọc cuốn tiểu thuyết long trọng này, xem ví sao Đảng sợ nó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

9487. TỔ QUỐC ĂN NĂN – Trích một chương ở Phần hai, về Gia Long: “Cõng rắn cắn gà nhà”

Posted by adminbasam trên 08/08/2016

“Sự sửa đổi lịch sử được thể hiện trên thực tế. Tại Sài Gòn, đường Nguyễn Hoàng được thay bằng đường Trần Phú, theo tên một cấp lãnh đạo cộng sản đã chết. Chúa Hiền, người có công khai mở miền Nam, nhường tên đường cho Võ Thị Sáu, một nữ cán bộ khủng bố cộng sản. Đường Gia Long dĩ nhiên không còn, nay là đường Lý Tự Trọng. Vô số công thần lập quốc bị xóa tên đường nhường chỗ cho nhưng cán bộ cộng sản không tên không tuổi. Từ ngày 30-4-1975, nước Việt nam không phải chỉ thay đổi hiện tại và tương lai mà còn thay đổi cả quá khứ”.

____

Thái Bá Tân

7-8-2016

H1

Vua Gia Long – Nguyễn Ánh. Ảnh: internet

Nếu nỗi oan khiên kéo dài của Lê Chiêu Thống có thể giải thích được thì sự lên án Nguyễn Ánh là cõng rắn cắn gà nhà lại càng khó hiểu.

Nguyễn Ánh bị nhiều người lên án là đã rước quân Pháp vào Việt nam, để rồi Việt nam bị Pháp đô hộ. Điều này hoàn toàn sai.

Nguyễn Ánh chết năm 1820, trong khi người Pháp chỉ bắt đầu xâm chiếm nước ta từ năm 1858, nghĩa là 38 năm sau dưới triều Tự Đức, cháu nội ông. Hai vị vua nhà Nguyễn, Minh Mạng và Tự Đức, xứng đáng bị lên án nặng nề, nhưng không phải vì họ đã thỏa hiệp với Pháp mà vì họ đã chống Pháp một cách điên cuồng và mù quáng.

Nguyễn Ánh không phải đã không làm những việc sai trái. Năm 1784, ông đã gởi hoàng tử Cảnh theo giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện Louis XVI. Hai bên ký kết thỏa ước, theo đó Nguyễn Ánh sau khi thành công sẽ dành nhiều đặc quyền lớn cho người Pháp và nhượng đứt đảo Côn Lôn cho Pháp. Ông cũng đã cầu viện quân Xiêm sang Việt nam giúp đánh quân Tây Sơn. Nhưng cả hai việc làm đáng trách này đã không giúp được gì cho ông. Thỏa ước ký với Louis XVI đã không được thực hiện, còn đám quân Xiêm thì đã bị Nguyễn Huệ đánh tan nhanh chóng. Sau này Nguyễn Ánh thành công, khôi phục được nhà Nguyễn hoàn toàn dựa vào cố gắng của chính ông. Nguyễn Ánh có sử dụng một số tay đánh thuê người Pháp, nhưng đó chỉ là những cá nhân, điều này rất bình thường thời đó. Anh em Tây Sơn cũng đã sử dụng bọn cướp biển Lý Tài và Tập Đình; họ cũng cố tranh thủ sự ủng hộ của người phương Tây mà không được vì người phương Tây chỉ coi Tây Sơn là quân cướp. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 5 Comments »

8958. GIỚI THIỆU HỒI KÝ “NGƯỜI ĐỘI SỐ PHẬN” CỦA NGUYỄN THANH GIANG

Posted by adminbasam trên 01/07/2016

Nguyễn Thanh Giang

1-7-2016

Cuốn hồi ký “Người Đội Số Phận” dày 700 trang của Nguyễn Thanh Giang do Nhà Xuất bản “Người Việt” ở Mỹ ấn hành đang được đăng bán trên mạng “Amazon” và trên trang “nguoivietshop.com”  với giá 25USD.

Ở Việt Nam, độc giả muốn có sách xin liên hệ với tác giả qua Email: giangnguyen1936@gmail.com hoặc mobi: 0984 724 165.  

NGƯỜI YÊU SÁCH

H1

ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM

* Nhà báo Khúc Nga – Nguyên Tổng Biên tập báo “Tuổi Trẻ Thủ Đô” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Văn học | Thẻ: , | 2 Comments »

8460. TUYỆT VỜI, BARACK OBAMA – TỔNG THỐNG HOA KỲ

Posted by adminbasam trên 26/05/2016

Hương Nam SG

25-5-2016

Tổng thống Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ngày 24/5/2016. Nguồn: internet

Tổng thống Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ngày 24/5/2016. Nguồn: internet

– Phong cách lịch lãm, diễn đạt rất lưu loát. Cuộc nói chuyện kéo dài hơn nửa giờ đồng hồ, nói về những vấn đề trọng đại giữa hai quốc gia, hai dân tộc trong suốt quá trình dính líu vào nhau và những gắn kết gần đây, những diễn ảnh tương lai tươi sáng cho sự hợp tác chặt chẽ và toàn diện giữa hai nước, hai dân tộc. Nhưng trong suốt cuộc nói chuyện liên tục, ông không hề nhìn vào một tài liệu nào cả. Những lời chào, những chuyện kể bên lề nội dung chính của câu chuyện…, những tiếng Việt mà ông vừa mới tập nói, được chêm vào và lời tạm biệt cho thấy một phong cách lịch lãm, hòa đồng, gần gũi, dễ mến của một chính khách bậc thầy hiếm có. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Văn hóa | Thẻ: , | 2 Comments »

7670. Sài Gòn-hồn xưa phai nhạt

Posted by adminbasam trên 29/03/2016

Blog RFA

Song Chi

29-3-2016

Nhiều bạn trẻ giương biểu ngữ phản đối (Ảnh: Pv. GNsP)

Nhiều bạn trẻ giương biểu ngữ phản đối (Ảnh: Pv. GNsP)

Những ngày này một số người dân yêu quý Sài Gòn đã xuống đường, cầm những biều ngữ phản đối việc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có kế hoạch đốn hạ, di dời 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng để phục vụ cho dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 và nhà ga Ba Son. Những tờ biểu ngữ với những dòng chữ thống thiết “Vì một thành phố trong lành đừng chặt cây”, “Đừng giết tôi, tôi có ích”, “Tôi yêu cây, cây yêu tôi, chặt cây là tội ác” trên tay một nhóm người, dường như lạc lõng giữa dòng người thờ ơ vẫn phóng xe chạy qua trên đường. Một số khác thì gửi “Bản kiến nghị v/v tạm dừng vụ việc chặt cây trên đoạn đường Tôn Đức Thắng” lên trang change.org để kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ.

Trước phản ứng của dư luận, dù chỉ là thiểu số so với hàng triệu con người đang sinh sống ở Sài Gòn và hơn 90 triệu người dân cả nước, các quan chức ban ngành có liên quan đã lên tiếng. Theo bài “Không đốn hạ cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng”, báo Pháp luật TP.HCM, “Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa cho biết như vậy tại cuộc họp với giới báo chí vào chiều nay (28-3)”. Nhưng nếu đọc kỹ thì sẽ thấy mọi chuyện còn rất mơ hồ:

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7533. Gs. Lý Chánh Trung có là trí thức cánh tả?

Posted by adminbasam trên 19/03/2016

Bùi Văn Phú

18-3-2016

Gs. Lý Chánh Trung (1928-2016). Ảnh: internet

Gs. Lý Chánh Trung (1928-2016). Ảnh: internet

Giới trí thức thời Việt Nam Cộng hòa ai cũng nghe biết đến giáo sư Lý Chánh Trung qua những bài viết gây sôi nổi về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và về tinh thần tôn giáo nhập thế.

Qua những tập sách, cùng hàng trăm bài viết trên các báo, ông đưa ra lý luận triết học, những cái nhìn từ đường phố, qua đó phản ánh quan điểm của ông là chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, là mơ ước một xã công bằng, không còn cảnh người giầu bóc lột người nghèo.

Trong sinh hoạt của giới trí thức thời đó, giáo sư Trung không chỉ ngồi trong tháp ngà hay quanh quẩn ở sân trường, nơi giảng đường đại học để nói những điều lý thuyết mà ông đã dấn thân, xuống đường cùng với những nhà đối lập, những lãnh đạo tôn giáo, với thanh niên, sinh viên vì mục tiêu độc lập, tự chủ của đất nước. Ông tham dự ngày Ký giả Ăn mày dưới đường phố Sài Gòn, ông đến chùa Quảng Hương dự lễ ra mắt của Mặt trận Nhân dân Cứu đói.

Sinh hoạt của các phong trào, mặt trận này sau ngày 30/4/1975 đã được nhiều lãnh đạo thành đoàn xác nhận là những bình phong hoạt động của cộng sản. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

7315. Tám mươi năm làm nhân chứng cho một giai đoạn lịch sử Việt Nam

Posted by adminbasam trên 29/02/2016

Đối Thoại

Trần Bình Nam

29-2-2016

Tôi sinh ngày 17 tháng 7 năm 1933. Đến ngày 17 tháng 7 năm 2013 tôi được 80 tuổi chẵn, tôi quyết định thôi không bàn về thế sự nữa và để thì giờ luận bàn về các vấn đề liên quan đến nhân sinh (*).

Tám mươi năm, một quảng đường dài và tùy theo hoàn cảnh của từng cá nhân và biến chuyển của xã hội có thể chỉ là một phút thoáng qua như một cái chớp mắt, nhưng cũng có thể là một cuộc sóng gió của một đời người .

Ai là người Việt Nam sinh ra và đã sống trong khoảng thời gian 80 năm đó đều phải trải qua những sóng gió lịch sử trên đất nước Việt Nam như tôi. Tôi sinh ra khi người Pháp bắt đầu củng cố chế độ thuộc địa tại Đông Dương. Lớn lên được giáo dục nửa Tây nửa ta, trong khi toàn quốc đang kinh qua cuộc kháng chiến đánh đuổi người Pháp. Người Pháp thua trận rút về. Việt Nam chia đôi. Miền Bắc cho phe Cộng, miền Nam cho người quốc gia. Người Mỹ đến giúp người quốc gia chận đứng ý đồ xích hóa miền Nam của cộng sản. Chiến tranh dai dẳng kết thúc năm 1975 với phe cộng toàn thắng. Hằng trăm ngàn người từ miền Nam bỏ nước ra đi tìm tự do gây ra một làn sóng tị nạn lớn chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

7278. Đưa đầy đủ các sự kiện vào SGK Lịch sử, một việc làm cần thiết

Posted by adminbasam trên 26/02/2016

RFA

Anh Vũ, thông tín viên RFA

25-2-2016

Sách giáo khoa môn lịch sử. RFA File

Sách giáo khoa môn lịch sử. RFA File

Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 trước đây chỉ vẻn vẹn 11 dòng về chiến tranh Biên giới năm 1979. Song đến nay, Bộ GD&ĐT quyết định đưa vào SGK đầy đủ các vấn đề, kể cả vấn đề nhạy cảm như chiến tranh Biên giới 1979 và HS-TS… Vấn đề này có ý nghĩa như thế nào?

“Quan hệ tế nhị”

Nhiều năm nay, khác với các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ được tuyên truyền rầm rộ, thì cuộc chiến tranh Biên giới chống quân TQ xâm lược năm 1979 được dư luận đánh giá là vấn đề tế nhị và nhạy cảm, truyền thông ít được phép nhắc đến.

Từ Hà nội, Nhà văn Phạm Viết Đào một người đã tìm hiểu và bạch hóa nhiều vấn đề “nhạy cảm” trong cuộc chiến tranh Biên giới 1979 với TQ nói với chúng tôi: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

7129. Ai kiểm soát các sử gia VN viết sách?

Posted by adminbasam trên 22/02/2016

BBC

22-2-2016

Sử gia Việt Nam thừa nhận với truyền thông sách giáo khoa viết về cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979 và xung đột biên giới biển đảo đã bị chỉ đạo rút ngắn thời lượng từ nhiều trang viết xuống vài dòng. Photo: Getty

Sử gia Việt Nam thừa nhận với truyền thông sách giáo khoa viết về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 và xung đột biên giới biển đảo đã bị chỉ đạo rút ngắn thời lượng từ nhiều trang viết xuống vài dòng. Photo: Getty

Một nhà văn và blogger từ Việt Nam vừa nêu bình luận về việc ai kiểm soát sử gia Việt Nam viết sách giáo khoa từ hơn một chục năm trước và ai cản trở cuộc tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 tuần qua ở Sài Gòn.

Trao đổi với BBC nhân một sử gia của Việt Nam, GS Vũ Dương Ninh, mới tiết lộ với truyền thông nước này rằng các nhà viết sách giáo khoa ở Việt Nam về chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979) bị buộc phải giảm từ ‘4 trang xuống 11 dòng’ vì lý do ‘quan hệ tế nhị’ vào đầu thập niên 2000, ông Phạm Viết Đào nói:

“Tôi nghĩ rằng giới trí thức, báo chí Việt Nam, nói chung họ yếm thế rất nhiều. Bây giờ trên họ bảo thế nào thì họ cứ thế họ viết…

“Việc đưa (các nội dung trên) vào sách giáo khoa, Thủ tướng đã chỉ đạo, Quốc hội đã nói, nhà xuất bản họ vẫn không đưa, thì chúng tôi chịu thôi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

7048. Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979: ‘Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó’

Posted by adminbasam trên 16/02/2016

PetroTimes

Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương: Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979: ‘Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó’

16-2-2016

Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.

Chuyện của người trong cuộc chiến

Là một người lính bộ đội Cụ Hồ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương từng tham gia với vai trò cán bộ Trung đoàn 568, thuộc Sư đoàn 328 trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) vô cùng ác liệt.

Chính ông là một trong số các nhân chứng lịch sử quan trọng cho chuỗi thời gian mà ông cùng với các đồng đội của mình cùng sát cánh bên nhau chống quân xâm lược Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam từ năm 1976 tới mãi năm 1988.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

6996. BÀ ĐầM THÉP VN

Posted by adminbasam trên 12/02/2016

FB Mạnh Kim

12-2-2016

H1

Ảnh bìa sách Quyền Lực Bà Rồng. Nguồn: FB Mạnh Kim

Đề tài gia đình Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm là câu chuyện không bao giờ có hồi kết. Ngay sau khi ông Diệm bị lật đổ, báo chí Sài Gòn đã khai thác vô số câu chuyện “cung đình” mà nguồn tin chủ yếu là đồn đãi và thêm thắt, một phần từ những người vốn oán ghét và bất mãn chế độ ông Diệm.

Nhưng lịch sử là sự thật. Làm lịch sử là đi tìm sự thật. Quyển “Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu” của Monique Brinson Demery là một trong những tài liệu như vậy. Là một trong những người hiếm hoi được phỏng vấn trực tiếp bà Nhu trong những năm bà sống ẩn dật, Monique đã dày công đi tìm sử liệu để cho thấy một chân dung nhìn gần và nhìn rõ hơn của bà đầm thép Việt Nam, người đàn bà VN thời hiện đại đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này biết làm chính trị, người đàn bà VN đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này có thể góp phần tạo nên một vương triều và cũng là một phần nguyên nhân khiến vương triều ấy sụp đổ.

Bản lĩnh chính trị trong bà Nhu dữ dội một cách đặc biệt và hiếm thấy là điều không thể phủ nhận. Bà lật đổ không chút khoan nhượng những quan niệm truyền thống về vai trò nữ giới trong xã hội lẫn chính trường, ở thời điểm mà chính trường thế giới gần như hoàn toàn vắng bóng nữ giới. Không ai có thể phủ nhận tinh thần ái quốc dữ dội của bà, cũng như chế độ ông Diệm nói chung. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 2 Comments »

6553. LỜI BÀN NGẮN VỀ KẺ SĨ VÀ LIÊM SỈ

Posted by adminbasam trên 15/01/2016

Chuyện xưa và ngẫm chuyện thời nay

Nguyễn Thái Nguyên

15-1-2016

Nhân lúc nhàn đàm về nhân tình thế thái thời nay sau những cuộc trà dư tửu hậu, tôi muốn viết lại đây vài mẫu chuyện xưa để cùng các bạn già suy ngẫm.

Việc thứ nhất: Kẻ được sai đi Sứ mà vì sự an nguy của dân tộc dám đốt Quốc thư

Cả hai khoa thi Hội và thi Đình năm Nhâm Thìn 1772, đời vua Lê Hiển Tông, Hồ Sĩ Đống (1739-1785) người làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, đều đỗ thủ khoa. Năm ấy, Triều đình không lấy “Tam khôi” (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) nên Hồ Sĩ Đống chỉ đỗ Hoàng Giáp, nhưng được Vua ban cờ biển “Song nguyên Hoàng giáp” cũng là vinh hoa cao tột rồi. Sau khi đỗ Hoàng giáp, mới 34 tuổi, ông được bổ làm Hàn lâm viện Hiệu lý, những năm sau đó từng làm Bố chánh Kinh Bắc, Án sát Hải Dương rồi Tả Thị lang Bộ Hộ, Hành Tham tụng và khi ông mất, được truy phong Thượng thư Bộ Hình. Lúc ông mất, trong bài văn tế do ông Bùi Huy Bích đọc, đã đánh giá ông là “kẻ sĩ đại phu có văn học, có đức độ, có phẩm hạnh như ông ít lắm”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Lịch sử | Thẻ: | 2 Comments »

6226. Một kiểu cầm quyền không giống ai

Posted by adminbasam trên 22/12/2015

Blog VOA

Bùi Tín

22-12-2015

Tứ trụ. Nguồn: Reuters

Tứ trụ. Nguồn: Reuters

Chẳng nước nào có cái kiểu cầm quyền kỳ quặc, độc đáo như ở Việt Nam.

Nhiệm vụ đầu tiên của mọi chính quyền chân chính là bảo vệ công dân nước mình đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người già, khỏi những bất công, bệnh tật, tai ương, khỏi những hành động phi pháp. Vậy mà hàng ngày, khắp nơi xảy ra bao chuyện bất công nhưng chính quyền CS vẫn vô cảm, còn đứng về phía đàn áp, hiếp đáp dân lành.

Hằng ngày biết bao vụ xử án xảy ra, tại đó Bộ Chính trị và đảng ủy CS các cấp đã quyết định mức án trước, được xã hội gọi là «bản án tiền chế», không có luật sư, hay có luật sư cũng bằng không vì bị cắt lời, các lý lẽ không được cân nhắc, xem xét. Các luật sư bị công an và ác ôn đánh cho đổ máu chỉ vì bênh vực dân theo đúng luật. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | 2 Comments »

6197. Vấn đề dạy môn Lịch sử ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 18/12/2015

Blog RFA

Nguyễn Hưng Quốc

18-12-2015

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Trong bài “Tại sao cần học lịch sử?”, tôi nêu lên sự kiện: Đó là môn học, theo ghi nhận của báo chí trong nước, thầy cô không muốn dạy còn học trò thì không muốn học. Tại sao nên ra nông nổi như vậy? Tại sao ở những nước khác, lịch sử thu hút sự chú ý của khá đông học sinh và sinh viên, nhưng ở Việt Nam thì, từ trung học đến đại học, ai cũng hờ hững và tránh né? Câu trả lời, theo tôi, nằm ở hai yếu tố chính: chương trình và cách thức giảng dạy. Không có đủ tài liệu về chương trình và cách thức giảng dạy, trong bài này, tôi thử nhìn môn lịch sử tại Việt Nam qua góc độ các bài thi tốt nghiệp cũng như thi tuyển vào đại học. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

6196. Bộ GDVN muốn giải tán Bộ môn Lịch sử, đâu là nguyên nhân?

Posted by adminbasam trên 18/12/2015

Nguyễn Tiến Dân

18-12-2015

1-Lịch sử, là một bộ môn khoa học. Nó nghiên cứu, về quá khứ. Đặc biệt, là những sự kiện, liên quan đến con người. Thời gian, là 1 dòng chảy kéo dài và, bất tận. Lịch sử, cũng vậy. Nó phản ánh, sự thực khách quan. Nó không phụ thuộc, vào ý chí của 1 người, hay của 1 nhóm người nào đó. Và, chưa bao giờ, người ta viết Lịch sử, theo kiểu cóc nhảy. Đó, là sự khác nhau cơ bản, giữa Lịch sử và Truyền thuyết.

2-Chuyện xưa, kể rằng:

Tề Trang công, là kẻ hôn Quân – vô Đạo. Cung tần – mĩ nữ, ông ta thiếu gì. Nhưng, hễ nhìn thấy gái đẹp, là ông mờ mắt. Ông gác sang một bên, cái danh giá của mình, để cắm đầu vào. Ông tư thông, với cả nàng Đường Khương, vợ tướng quốc Thôi Trữ, thuộc hạ thân tín nhất của mình. Can ngăn mãi, không được. Thôi Trữ, bèn lập mưu, để giết đi.

Từ xưa đến nay: Khi cành bị sâu, người ta chặt cành, để cứu gốc – Khi gốc bị sâu, người ta nhổ cây, để cứu vườn – Khi cả vườn bị sâu, người ta hủy vườn, để cứu mùa màng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

6157. Giai Đoạn Đầu Bán Nước: Xóa Bỏ Lịch Sử VN

Posted by adminbasam trên 15/12/2015

Ngàn Lau

TCL

15-12-2015

Bộ Giáo Dục VN đang đề nghị bỏ môn lịch sử trong chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 bằng cách ghép môn lịch sử vào 2 môn Giáo Dục Công Dân (CDGD) và An Ninh Quốc Phòng (ANQP) theo giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch hội Khoa Học Lịch Sử VN.

Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Phạm Vũ Luận nói với Quốc Hội là như vậy môn lịch sử được coi trọng hơn trước (?)

Khi chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi là môn lịch sử là tích hợp (?) hay độc lập thì ông Luận lại trả lời sẽ lắng nghe ý kiến người dân và báo cáo với ban Tuyên Huấn Trung Ương và Hội Đồng Lý luận Trung Ương. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

6124. Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Posted by adminbasam trên 13/12/2015

Ngày 9 tháng 12 năm 2015

Thưa quý vị,

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, hết sức trăn trở, lo âu về vận mệnh đất nước, thấy cần gửi tới Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cùng các đại biểu dự Đại hội XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam một số suy nghĩ và yêu cầu bức thiết phù hợp với ý nguyện của đông đảo nhân dân trong nước và người Việt ở nước ngoài.

1- Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển ở trình độ trung bình thấp với những tiến bộ về kinh tế và đời sống nhân dân, về thực hiện các “Mục tiêu thiên niên kỷ” do Liên Hiệp Quốc đề ra. Tuy nhiên, so với nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực (trong đó có những nước cách đây không lâu còn ở trình độ phát triển ngang hoặc kém nước ta), Việt Nam đã tụt hậu xa hơn cả về kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục, đặc biệt là về năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực trạng kinh tế đang có nhiều bất ổn (nổi lên là ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nặng kéo dài, nợ công tăng quá nhanh); nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt; môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng; văn hóa xuống cấp; đạo đức xã hội bị băng hoại; nhân dân ngày càng mất lòng tin vào thể chế chính trị. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Giáo dục, Kinh tế Việt Nam, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 11 Comments »

6122. Tầm văn hoá và trình độ lịch sử của người đặt tên đường ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 13/12/2015

Nguyễn Văn Tuấn

13-12-2015

Tên đường lạ ở Sài Gòn. Nguồn: báo Thanh Niên

Tên đường lạ ở Sài Gòn. Nguồn: báo Thanh Niên

Bài này, “Đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất khoa học, có tính giáo dục cao” (1), có lẽ là một cách công nhận cách đặt tên đường của chính quyền miền Nam thời trước 1975 là hợp lí và có ý nghĩa lịch sử. Nếu giả định đó đúng thì bài báo cũng là một cách gián tiếp phê phán cách đặt tên đường tuỳ tiện sau 1975 là phản lịch sử? Riêng tôi thì vấn đề mà báo nêu làm tôi nhớ đến một câu ca rất giàu chất thơ của Trịnh Công Sơn: Những con đường nằm nghe nắng mưa …

Tôi nghĩ cách đặt tên đường cũng một phần nào đó nói lên cái tầm văn hoá và trình độ lịch sử của người đặt tên. Nhìn như thế thì chính quyền VNCH trước 1975 quả thật có tầm văn hoá và trình độ lịch sử rất tuyệt. Như phản ảnh qua tác giả vô danh mà nhiều người chỉ trích dẫn là “The X file of W.A.R” (2) và tôi cũng có lần nhận xét (3). Họ đặt tên đường theo quá trình lịch sử từ cổ đại đến hiện đại. Từ ngoại thành đi vào trung tâm thành phố là đi quãng đường mấy ngàn năm lịch sử, qua Hồng Bàng, An Dương Vương, Hùng Vương, rồi Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, v.v. Nhà Nguyễn là gần trung tâm nhất vì đó là triều đại cận kề nhất. Cuối cùng là hội tụ lại đường Thống Nhứt, đẹp và rộng, dẫn thẳng vào Dinh Độc Lập, trung tâm quyền lực thời đó. Họ không lấy tên những nhân vật chính trị của chế độ để áp đặt vào những con đường mang tên lịch sử đó. Tôi nghĩ đó cũng là thái độ tôn kính các bậc tiền nhân. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

6074. Nhiều phát triển nhỏ dẫn đến một đột phá lớn

Posted by adminbasam trên 08/12/2015

“Tuyên chiến với giới báo chí, với giới văn học nghệ thuật, rồi tuyên chiến với giới luật sư và nhà luật học, nay lại tuyên chiến với ngành sử học rất sung sức và cả ngành giáo dục đông đảo của đất nước, xin hỏi Bộ Chính trị và lãnh đạo CS còn muốn chung sống hòa thuận với ai nữa trên dải đất Việt Nam thân yêu này?”

____

Blog VOA

Bùi Tín

8-12-2015

Photo: Reuters

Photo: Reuters

Có những lúc tôi hoàn toàn tuyệt vọng, khi thấy Bộ Chính trị vẫn không mảy may động lòng về những lời góp ý tha thiết của cụ Nguyễn Khắc Mai, một loạt bài tâm huyết của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, và những tuyên bố đanh thép của hàng nghìn trí thức dân tộc góp ý cho các dự thảo văn kiện Đại hội XII, chỉ ra con đường khôn ngoan sáng suốt để thực hiện nghiêm chỉnh Dân chủ hóa thật sự, thực hiện Pháp quyền minh bạch công khai, đồng thời thực hiện dần đường lối Thoát Trung, chấm dứt thái độ phụ thuộc Trung Quốc đã kéo dài một cách và nguy hiểm trong 25 năm qua, từ khi mật ước Thành Đô được ký kết. Nhưng tất cả những thuyết phục, khuyên răn đó chỉ như nước đổ đầu vịt. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | 1 Comment »

6073. Tại sao cần học Lịch sử?

Posted by adminbasam trên 08/12/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

8-12-2015

Ảnh: iStockPhoto

Ảnh: iStockPhoto

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đề nghị “tích hợp” môn Lịch sử với môn Cuộc sống quanh ta (từ lớp 1 đến lớp 3), môn Tìm hiểu xã hội (lớp 4 và lớp 5), môn Khoa học xã hội (Trung học cơ sở) và môn Công dân với Tổ quốc (Trung học phổ thông). Trước những làn sóng phản đối dữ dội của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân trần là họ không có ý định “khai tử” môn Lịch sử mà chỉ sáp nhập nó vào những môn học khác thiết thực hơn.

Dù vậy, khi sáp nhập hay, nói theo chữ họ thường dùng, “tích hợp” như thế, thứ nhất, cái tên môn Lịch sử sẽ không còn nữa, và khi cái tên không còn, ý nghĩa của nó sẽ giảm hẳn xuống; thứ hai, tất cả các kiến thức liên quan đến lịch sử sẽ được dạy, nếu còn dạy, một cách phân tán và rời rạc, không có tính hệ thống như vốn nó cần có với tư cách một môn học chính thức. Nói cách khác, cho dù bộ Giáo dục và Đào tạo không có ý định xoá trắng môn Lịch sử, qua việc “tích hợp” ấy, họ đã hạ thấp một trong những môn học được xem là quan trọng nhất trong mọi hệ thống giáo dục. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

6049. “Dạy cho con tiếng nói thật thà … “

Posted by adminbasam trên 06/12/2015

Nguyễn Văn Tuấn

6-12-2015

Sáng nay, tôi đọc được một bài viết hay về tình trạng dạy sử ở nước ta, mà trong đó tác giả có trích câu ca nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: Dạy cho con tiếng nói thật thà. Ngày nay, chắc ít ai rong giới trẻ còn nhớ đến ca khúc “Gia tài của mẹ” này, vì có thời gian nó bị cấm [một cách vô lí]. Nhưng lời ca mà tác giả trích rất ư là thích hợp như một lời khuyên về dạy sử.

Tôi nhiều lần nhận xét là chương trình dạy sử (và văn học) hiện nay lẫn lộn giữa tuyên truyền và giáo dục. Chỉ cần lật vài trang sách giáo khoa sử bậc trung học, bất cứ của lớp nào, có thể thấy dễ dàng 3 đặc điểm chính là nội dung lệch lạc, dối trá, và một chiều. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

6040. VIỆT NAM: MÔN HỌC LỊCH SỬ TRONG QUÁ KHỨ HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Posted by adminbasam trên 05/12/2015

Nguyễn Văn Nghệ

5-12-2015

Chúng ta thường nghe câu: “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, nhưng xin thú thật câu ấy chẳng qua chỉ là câu khẩu hiệu mà thôi. Hiện nay nhiều người Việt Nam rành sử Tàu hơn sử Ta .Cách nay khoảng hai tháng, tôi thay mặt vợ tôi tháp tùng với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Khánh Hòa ra thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa dự đám cưới. Chuyến xe có trên 24 người toàn là bác sĩ và cán bộ của Trung tâm, chỉ có tôi không thuộc ngành y mà thôi . Trên đường về nhiều người trên xe đề nghị đến nhà một anh cán bộ trong Trung tâm có mặt trên xe ở đường Hoàng Diệu, Nha Trang để hát karaoke. Anh ta đồng í và với điều kiện là trả lời một câu hỏi do anh ta đưa ra: Kết cục cuộc đời của Hoàng Diệu là gì? Mọi người trên xe ngơ ngác nhìn nhau và chẳng ai giải đáp được câu hỏi! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

6025. ‘Tích hợp’ lẩm cẩm là do mất gốc dân tộc

Posted by adminbasam trên 03/12/2015

Blog VOA

Bùi Tín

3-12-2015

Học sinh Việt Nam cầm cờ Trung Quốc đón ông Tập Cận Bình (ảnh tư liệu). Photo: AP

Học sinh Việt Nam cầm cờ Trung Quốc đón ông Tập Cận Bình (ảnh tư liệu). Photo: AP

Một tháng nay đã có nhiều bài viết trên báo chí lề trái cũng như lề phải về chủ trương lẩm cẩm của ngành Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN và của Bộ trưởng giáo dục Hà Nội là bỏ môn dạy Sử trong chương trình giáo khoa, tích hợp một số nội dung dạy về Sử lâu nay vào các bộ môn hay chủ đề khác, cho «ké vào» các môn Đạo đức, An ninh Quốc phòng, Công dân và Tổ quốc.

Đã có nhiều bài bình luận bác bỏ chủ trương bệnh hoạn này, cho rằng môn Sử không được học sinh ưa thích chỉ vì nội dung chưa đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người học, do giáo trình dạy Sử quá nhàm chán, lấy Sử đảng lấn át Sử của dân tộc, lại còn do giáo viên dạy Sử quá yếu kém không truyền đạt nổi nội dung sinh động hấp dẫn cho học sinh. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

5971. Một kiểu tẩy xoá kí ức dân tộc?

Posted by adminbasam trên 29/11/2015

Nguyễn Văn Tuấn

28-11-2015

Báo chí đang rộ lên cuộc thảo luận về chuyện bỏ hay giữa môn sử. Có dự kiến “tích hợp” môn sử với các môn khác thành một môn học có tên là “Công dân với Tổ quốc” (1). Đề nghị này làm tôi nhớ đến cái khái niệm rất đặc thù ở VN sau này là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Với kiểu tích hợp này và cái khái niệm “Tổ quốc XHCN”, tôi e rằng người ta lại dấn sâu thêm một bước trong quá trình xoá bỏ kí ức của dân tộc.

Theo dự kiến của Ban Xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông thì môn học mới này là tổng hợp 4 môn học giáo dục đạo đức – công dân, quốc phòng – an ninh, và lịch sử. Trong đó có dạy những nghĩa vụ công dân, kĩ năng sống, pháp luật, đạo đức cách mạng, v.v. Nhìn qua nội dung thì môn học mới này có vẻ rất “hầm bà lằng”. Tôi không phải là dân sử học, nhưng vẫn cảm thấy khó chấp nhận cái dự án “tích hợp” các môn học như thế này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

5957. Môn Sử – đừng đi từ sai lầm này sang sai lầm khác

Posted by adminbasam trên 27/11/2015

Blog RFA

Song Chi

26-11-2015

Những ngày qua, dư luận từ báo chí trong nước cho tới báo chí người Việt ở nước ngoài, các trang blog, trang mạng xã hội…đều có những bài viết, ý kiến tranh luận khá gay gắt xung quanh việc Bộ Giáo dục-Đào tạo có ý định tích hợp Lịch sử với Giáo dục đạo đức và Quốc phòng an ninh thành môn Công dân với Tổ quốc ở bậc trung học phổ thông. Những ý kiến cố bênh vực cái gọi là đổi mới môn lịch sử cũng có, chủ yếu từ những người thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo và những người đã soạn thảo chương trình, nhưng những ý kiến chỉ trích, không đồng thuận càng nhiều gấp bội.

Trong bài “Tích hợp môn lịch sử: Bộ GD-ĐT bị chỉ trích dữ dội”, Báo Người Lao Động viết:
“Việc cắt ghép, tích hợp môn lịch sử là hết sức tùy tiện, chưa từng có trong lịch sử giáo dục Việt Nam và thế giới. Nhiều chuyên gia và giáo viên lịch sử khẳng định không thể dạy được môn lịch sử kiểu tích hợp như vậy. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

5956. Bỏ môn sử là… thượng sách!

Posted by adminbasam trên 27/11/2015

FB Trương Nhân Tuấn

22-11-2015

Mấy ngày nay báo chí VN xôn xao về vụ bỏ hay giữ môn sử trong chương trình giáo dục. Lý ra chuyện này là chuyện “chuyên môn”, nên để cho các chuyên gia về giáo dục bàn luận. Có điều càng nghe bàn luận thì càng thấy rối rắm. Theo tôi thì sự việc đơn giản hơn nhiều.

Vầy, trong thiên hạ có ba bồ chữ, thì (đảng đã dành) hai bồ rưỡi cho “bác Hồ” rồi. Nửa bồ còn lại thì đó là vùng “không phận sự miễn vào” của các nhà thơ. Việt Nam là cường quốc thơ là điều mà ai cũng biết.

Văn chương, sử địa, triết học, thậm chí đến toán lý hóa… mấy mươi năm qua chữ nghĩa chỉ “xào qua xào lại” từ hai bồ rưởi chữ của “bác” mà thôi. Chuyện Lê Văn Tám, chuyện hôm qua giết được 8 tên Mỹ, hôm nay giết thêm 5 tên nữa, tổng cộng diệt mấy tên Mỹ, chữ nghĩa không phải lấy từ bồ chữ của bác thì lấy từ đâu ? Còn triết học, từ cái tên “triết học Mác Lê Nin” cũng đã lấy trong kho chữ của bác rồi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

5945. Môn sử ở trường phổ thông: đa dạng quan điểm và sự thật lịch sử

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

26-11-2015

Nhân cuộc thảo luận đang diễn ra gần như trên phạm vi toàn xã hội về vị trí thê thảm của môn lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể do Bộ Giáo dục ban hành trong khuôn khổ dự án cải cách giáo dục mà BGD đang thực hiện, tôi xin giới thiệu lại ở đây bài phỏng vấn một giáo viên Pháp dạy môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở, từng công bố trên tạp chí Tia sáng. Tựa đề do tôi đặt lại.

Khi có thời gian tôi sẽ trở lại với dự thảo về cải cách chương trình môn sử, một cách cụ thể.

Tạm thời xin nêu ra đây mấy câu hỏi :

1/ Nếu coi việc rút bỏ thời lượng của môn sử và đem nó tích hợp với hai môn khác là một sự cải cách, thì cải cách này sẽ mang lại kết quả hay hậu quả nào ? Cải cách này liệu có góp phần giải quyết các vấn đề hiện tại mà môn lịch sử đang gặp phải hay không ? Những người thiết kế chương trình có hình dung tới kết quả hay hậu quả của các đề xuất do mình đưa ra ?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5944. TÍCH HỢP VÀ MẬT LỆNH

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Khi lịch sử tích hợp với môn chính trị kết quả là Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Viking 2 của ta, bắn tàu cá, cướp ngư cụ thì ông Trọng tuyên bố rằng trên tầng cao đại cục Biển đông vẫn yên tỉnh?! Khi môn lịch sử tích hợp với môn quốc phòng kết quả là đục bỏ bia ghi công liệt sĩ chống xâm lược phía bắc, bỏ luôn lễ tưởng niệm anh hùng chiến sĩ hàng năm!

____

Nguyễn Văn Do

26-11-2015

Không đi toilet được thì chỉ có chết mà thôi. Không cần phải là bác sĩ mới hiểu được điều đó, đi toilet là từ bỏ những gì không cần thiết cho bản thân, những chất mà chúng te đem vào bản thân là do ta nghĩ nó cần thiết cho sự sống, nay nó tỏ ra nguy hiểm thì phải từ bỏ, phải đi toilet. Chủ nghĩa xã hội cũng vậy, không từ bỏ nó thì chỉ có chết mà thôi, không cần phải là nhà chính trị mới hiểu được điều đó, nó đang phá hoại tình đoàn kết dân tộc, nó phá hoại kinh tế nước nhà, nó làm nội ứng cho bọn xâm lăng; Đức, Liên Xô, các nước đông Âu phục hồi mạnh mẽ là nhờ từ bỏ nó.

Từ bỏ Chủ nghĩa xã hội là hành động sáng suốt và cần thiết như người ta phải đi toilet. Các W.C được xây dựng cùng khắp từ chợ búa, khu vui chơi, trường học đường lữ hành….Nó cần thiết, từ bỏ cái độc hại là cần thiết và tự nhiên. Từ chối sự từ bỏ này là bệnh thần kinh. Đi toilet không ai cười cả, mà nếu có cười chỉ là nụ cười cảm thông! Dẫu là người dưng nước lã ngoài đường, hay kẻ xa lạ ở chân trời góc bể, nếu họ biết ta đau bụng mà đi toilet không được họ sẽ lo lắng cho ta biết bao?! Đi toilet không được thì chỉ có chết mà thôi! Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5943. Bỏ môn lịch sử làm gì?

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Người Buôn Gió

23-11-2015

Bộ Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra một dự kiến bỏ môn Lịch Sử trong giảng dạy, chuyển môn này vào phần Giáo Dục Công Dân. Một cuộc hội thảo chính thức đã diễn ra , theo như lời của sử gia Dương Trung Quốc thì hội thảo này chủ đề là.

“Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11”.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã lên tiếng phản đối dữ dội trước dự thảo này của bộ giái dục Việt Nam. Từ giáo sư Phan Huy Lê, sử gia Dương Trung Quốc đến nhiều nhân sĩ, trí thức khác.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ nguyên phó chủ nhiệm khoa lịch sử trường đại học sư phạm Hà Nội cho rằng việc làm này là có tội với tổ tiên, đất nước. Còn giáo sư Phan Huy Lê gọi đó là thủ tiêu môn lịch sử, ông sử gia Dương Trung Quốc bày tỏ nhẹ nhàng hơn rằng ông thất vọng việc bỏ môn lịch sử.

Thực tế cho thấy nhiều năm trở lại đây học sinh không thiết tha gì với môn lịch sử. Đỉnh điểm kỳ thi hồi tháng 7 năm 2015 mới đây tại một điểm thi chỉ có môn thí sinh thi môn lịch sử, và cần đến 66 người coi cuộc thi này.

Không ai học như vậy, bỏ cũng là đúng. Nhưng trước tiên phải đi ngược lại vấn đền là tại sao học sinh không muốn học. Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân môn lịch sử VN không thu hút được học sinh, bởi nó được soạn  theo ý đồ chính trị của Đảng CSVN, của Ban tuyên giáo ĐCSVN…những nơi chỉ có lừa đối, tuyên truyền một chiều ngự trị, miễn sao là có lợi cho vai trò cầm quyền của Đảng. Ở môn học này những phần về lịch sử Việt Nam thời xưa được dạy sơ sài , chẳng hạn đến Hai Bà Trưng đánh giặc nào cũng không được nói rõ.

Như tấm bia lớn để  giữa nghĩa trang liệt sĩ hy sinh trong cuộc chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc chỉ được ghi là hy sinh, hay những tâm bia tội ác chống quân Trung Quốc bị đục bỏ. Hai Bà Trưng cũng chỉ được ghi chung chung là đánh quân xâm lược. Ngược lại thì khắp nơi trên đất Việt Nam đầy rẫy tấm bia ghi tội ác đế quốc Mỹ, sách giáo khoa cũng chi tiết vậy. Lịch sử Việt Nam cả ngàn năm chống chọi trước âm mưu thôn tính của Trung Quốc. Bỏ môn lịch sử đi tức là xoá ký ức của dân tộc, làm lãng quên sự cảnh giác trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Những cuộc kháng chiến chống phương Bắc đầy rẫy những hình ảnh oai hùng, có tác động khơi dậy tính dân tộc quật cường sẽ bị xoá bỏ.  Nếu nhìn thấy việc các đài truyền hình Việt Nam, các nhà xuất bản ở Việt Nam cho ra liên tiếp và trình chiếu những tác phẩm của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy đây hẳn là một ý đồ có tính toàn diện thôn tính tư tưởng người Việt, tẩy não cả một dân tộc nhằm mục đích thay thế hình ảnh Trung Quốc đầy dã tâm bằng một Trung Quốc thân thiện với Việt Nam. 

Từ thời Hai Bà Trưng đánh giặc nào không biết, đến chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc  hay sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa bị Trung Quốc cướp không có trong sách giáo khoa. Thay thế vào đó là quan hệ Việt Trung mười sáu chữ vàng, hữu nghị mà Đảng nhồi vào sách giáo dục công dân.  Chắc hẳn thế hệ sau này sẽ chỉ biết đến một Trung Quốc tốt bụng và người anh em thân thiết với đảng cộng sản Việt Nam.

Cùng với bán tài nguyên, đất đai, biển đảo cho Trung Quốc. ĐCSVN đang rắp tâm bán nốt tư tưởng dân tộc cho Trung Quốc qua việc bỏ môn lịch sử bằng một thủ đoạn thâm hiểm là đầu tiên dạy sơ sài, dối trá cho học sinh chán. Tiếp theo vin vào lý do học sinh không muốn học để bỏ môn này, gom vào môn giáo dục công dân. Một cái tên nghe đã thấy nặng mùi tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Học sinh  Việt Nam sẽ không được giáo dục theo truyền thống tổ tiên nữa mà giáo dục thành con người của CNXH, con người của Đảng, của Mác, Lê Ninh, Hồ Chí Minh.

Chính phủ Việt Nam nói rằng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đời này không đòi được, thì để đời con cháu sau này đòi. Nhưng với sự giáo dục như thế này thì liệu rằng con cháu đời sau lấy tinh thần nào để làm động lực đòi lại hai quần đảo ấy? Cứ cái đà giáo dục, tuyên truyền đang diễn ra thì vài mươi năm nữa có khi thế hệ sau ở Việt Nam xin sát nhập vào Trung Quốc cũng chẳng có gì là ngạc nhiên. Bởi diễn biến tâm lý về mặt tư tưởng ấy đã được sắp thành lộ trình từ hàng chục năm trước giữa Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc.

Bỏ môn lịch sử, mục đích duy nhất của chế độ CSVN ngày nay là nằm trong kế hoach thôn tính tư tưởng, nô lệ hoá dân tộc vào Trung Quốc sau này.

Đòi hỏi giữ nguyên môn lịch sử chưa đủ, cần phải đòi hỏi cải cách giáo trình môn học này, đưa những bài học chân thực và khách quan trong lịch sử vào giảng dạy. Nhà văn nổi tiếng Gamzatov nói rằng ” nêú anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đạn đại bác ”. CSVN còn vượt quá hơn câu thành ngữ ấy, bằng cách xoá sổ quá khứ của dân tộc. Bằng một cuộc tẩy não mà chỉ có chế độ độc tài, phát xít hay dùng đến.

Hãy nghe lời tâm tình của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử trả lời báo Một Thế Giới. 

”Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.

Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người.

Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.”

Ở cương vị người trong nước, có lẽ phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử chỉ khái quát chung được đến thế, vì ngại vạch rõ  mưu đồ của ĐCSVN. Nhưng dù chỉ khái quát thì cũng dễ thấy quan điểm khoa học đúng đắn của ông trình bày đại diện cho rất nhiều tâm tư của người dân Việt Nam. 

CSVN đã bán hết phần xác thịt của đất nước như tài nguyên, chủ quyền cho Trung Quốc. Giờ đang đến lúc CSVN bán phần linh hồn dân tộc cho bọn quỷ dữ ngoại bang phương Bắc. Mọi người dân cần nhìn rõ thủ đoạn nham hiểm này để cất tiếng nói giữ gìn được sinh khí của dân tộc, hồn thiêng của sông núi. Không thể làm ngơ cho Cộng Sản, một thứ quái thai của loài người lộng hành, tác quái , bất chấp cả lương tri, đạo lý  mà tự tung, tự tác như vậy được.

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

5939. BỘ GIÁO DỤC KHÔNG HIỂU CHỨC NĂNG CỦA MÔN SỬ

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Hà Văn Thùy

26-11-2015

Ngay khi đưa ra chủ trương “tích hợp” môn Sử, ý tưởng của Bộ Giáo dục bị xã hội phản ứng mãnh liệt. Tuy nhiên, những ý kiến phản biện, dù nhiều, dù kiên quyết dường như cũng chưa đủ thuyết phục. Sở dĩ có chuyện này là do cả Bộ Giáo dục cũng như người phản biện chưa hiểu chức năng của môn sử.

Ngày trước, các cụ quen gọi việc đi học của học trò là học chữ. Nhưng từ năm 1954, khi chính quyền về tay công nông thì việc học được gọi là học văn hóa. Cùng với nó là mục khai trình độ văn hóa trong lý lịch.

Tuy nhiên, nhìn vào nội dung chương trình với những môn chính Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, ta hiểu thực chất việc học của học trò phổ thông là học những môn khoa học cơ bản. Khoa học cơ bản là những môn học gốc, không chỉ cung cấp tri thức cơ bản mà còn thông qua đó giúp người học có phương pháp tư duy khoa học. Nhờ vốn kiến thức cơ bản cùng phương pháp tư duy, khi ra đời, người thanh niên có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào cuốc sống. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

5938. Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Blog RFA

VietTuSaiGon

26-11-2015

Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn “công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì sao ở đây chỉ nhắc đến đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm? Và vì sao người ta buộc phải tiếp tục trí trá để đi từ chỗ đánh tráo môn học sang chỗ không ngần ngại vứt bỏ môn học để đi đến một thứ tuyên truyền bằng thông số lịch sử với cái tên gọi mỹ miều là “công dân và tổ quốc”?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5937. Tuyến Phòng Thủ Sau Cùng Sắp Thủng?

Posted by adminbasam trên 26/11/2015

Đinh Tấn Lực

26-11-2015

Chiến lũy Ba Đình xưa của anh hùng Đinh Công Tráng là để chống giặc ngoại xâm thực dân Pháp. Quảng trường Ba Đình thời @ bọc cái xác khô kia là tuyến phòng thủ sau cùng của bọn giặc nội xâm trước sức công chặt xiềng nong xích của nhân dân”. (ĐTL)

H1Thử điểm qua một số phản ứng triệt thoái rời từng dãy chiến hào của giặc:

 1. Truyền Thông Vỡ Trận

Hệ loa phường vẫn vang vang đôi chỗ, song nội dung được coi như rác đối với tai nghe của quần chúng nhân dân. Nó trở thành một thứ ô nhiễm cả âm thanh phiền toái lẫn ý nghĩa vớ vẩn, đặc biệt là vào lúc 5 giờ sáng. Đã có đại biểu QH nêu ý kiến dẹp tất cho dân nhờ.

Hệ báo đài minh họa đã thu mình vào góc sân. Tuyên giáo TW phải chi tiết hóa từng chỉ thị nhỏ nhặt việc nào được làm, làm tới đâu… trong mỗi buổi giao ban hàng tuần. Và không đủ sức bao sân. Điển hình là cả đảng đã phải nín thở khi Khu trục hạm Lassen tuần tra khu vực sát cạnh các đảo tôn tạo của TQ trên Biển Đông. Tuyên giáo TW chỉ hoàn hồn sau đó và ra ngay dự báo “Biển Đông sẽ nổi sóng mạnh!”, mà thực tế là TQ vẫn còn tiếp tục nín thở. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chết trong đồn công an, Chủ quyền đất nước, Cưỡng chế đất đai, Dân chủ/Nhân Quyền, Giàn khoan HD 981, Giáo dục, Hoàng Sa, Kinh tế Việt Nam, Lịch sử, Trung Quốc, Trường Sa, Văn hóa, Đảng CSVN | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: