Steve Jobs và chiếc iPhone đã làm thay đổi thế giới. Ảnh: internet
Cách đây 10 năm, iPhone ra đời. Chưa có sản phẩm tiêu dùng nào làm thay đổi thế giới dữ dội như iPhone. Báo chí thay đổi. Xã hội thay đổi. Cách thức giao tiếp thay đổi. Văn hóa thay đổi. Nói theo ngôn ngữ Thomas Friedman, iPhone là sản phẩm hội tụ đủ sức mạnh để “làm phẳng” thế giới toàn cầu. iPhone không chỉ là sản phẩm tiêu dùng. Nó là biểu tượng của thời đại. iPhone là sản phẩm bậc nhất nằm trên đỉnh của các ứng dụng kết nối xã hội. Facebook hoặc Twitter không thể phát triển nếu thiếu điện thoại thông minh mà iPhone là sản phẩm tiên phong mở đường.
Steve Jobs không chỉ là doanh nhân. Ông là nhà cách mạng. Steve Jobs đã định hình sự phát triển thế giới. Trước ông, kim chỉ nam của các nhà sản xuất là khảo sát thị trường và đáp ứng nhu cầu thị trường. Steve Jobs không làm như vậy. Ông tạo ra thị trường. Ông định hình xu hướng. Ông thiết kế một thế giới theo cách của ông và phần còn lại của thế giới phải đi theo con đường đó.
Theo tường trình ngày 14 tháng 4, 2017 của CNN Money, dự án điện mặt trời Kapaia của hãng Tesla đã hòan tất và họat động trên đảo Kauai, Hawaii. Dự án này sẽ giúp công ty điện của đảo không phải bỏ vốn mà có điện cung cấp cho giới tiêu thụ và còn để dành được 10 triệu USD nhiên liệu dầu đốt. Họ sẽ được cung cấp điện với giá cố định 13,9 xu USD/kwh trong 20 năm. Vì có hệ thống battery trữ điện nên điện vẫn có để cung cấp qua đêm và xóa bỏ được trở ngại vốn có là cần mặt trời.
Tương lai an ninh năng lượng đã nằm trong tay con người, không còn phải đào bới tung quả đất, khoan sâu xuống biển, xây đập ngăn sông, hãm nước, chặn cá, xả ô nhiễm vào không khí, hay phải đun nóng sôi bất cứ nước gì để làm điện cả. Khi ở đảo Kauai họ chỉ trả 13,9 US xu cho một kwh, trong khi ngay trên lục địa California dân phải trả 18 US xu mà vẫn phải có mãi những chuyện xấu xa trên là điều đang thành ra bất thường.Đọc tiếp »
GS Hoàng Xuân Phú: “Những nhà khoa học thể hiện được mình đạt đẳng cấp quốc tế mới thực sự xứng đáng đứng ra đảm nhận sứ mệnh và nhiệm vụ chính trị, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nếu không thì chỉ góp phần lái dân tộc vào con đường lầm lạc mà thôi.”
GS Hoàng Xuân Phú đang trao đổi tại một tọa đàm bàn về các tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Ảnh Nghiêm Tuấn/ báo TN.
Thưa giáo sư Phú là tạp chí quốc tế làm gì có món nào là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” để mà đăng và bàn thảo trên các ISI/Scopus chứ?
Tạp chí quốc tế nào có chỗ cho việc đăng tải và bàn luận về triết lý kinh tế kinh điển “kinh tế nhà nước là chủ đạo” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho “đường lối đảng” hay “tư tưởng vĩ nhân với lãnh tụ làm kim chỉ nam”?
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho các nhà văn xã hội chủ nghĩa mà định lấy trụ sở ra để làm khách sạn vì “hết tiền” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho mấy thứ giáo dục mà coi đó là “trận đánh lớn” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho trường phái tâm lý vô thần nhưng lại đầy sợ hãi trước mọi thứ, nhất là sợ sự thật và lẽ phải chứ.
Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn (người đứng, bên phải) trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho ông Nguyễn Anh Tuấn ngày 30/11/2015. Ảnh Báo Xây dựng
Từ lái xe, sau đó đi học thêm tại chức rồi được cất nhắc lên phó, trưởng phòng, giờ đã là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Quy hoạch miền Nam.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, ông Đặng Đức Trí, nguyên Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia “tố” nhiều nội dung liên quan đến ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Trong đó có vấn đề cất nhắc, bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn từ “lái xe” của Viện, học tại chức rồi lên phó phòng, trưởng phòng… và giờ đang là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch miền Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học để đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch.
Trong đơn thư, ông Đặng Đức Trí phản ánh: “Thứ trưởng Toàn “ưu ái” không bình thường đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, nay là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam”.Đọc tiếp »
Thế kỷ 20 có những khám phá khoa học quan trọng về đại vũ trụ và tiểu vũ trụ. Đặc biệt, nhận thức mới về con người: tinh thần và vật chất là 2 mặt của sinh năng (như 2 mặt của đồng tiền) và sinh năng là một phần của vũ trụ năng. Đông và Tây đúng ra đã phải là 2 mặt của nền văn minh nhân loại. Do đó, Nhân Bản Hóa đời sống con người là tất yếu.
Ngành vật lý mới ra đời (Cơ học Lượng tử) đưa đến Cách mạng Số như internet, điện thoại di động, truyền hình số, robot thông minh…Cách Mạng Số đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.
Động lực Cách Mạng Nhân Bản Hóa và Cách Mạng Số là giai tầng trung lưu với nhân sinh quan mới và giỏi kỹ thuật Số, chứ không phải vô sản hay tư bản.
Chính quyền vô sản sụp đổ ở nhiều nước, chính quyền tư bản có những thay đổi tự bản chất. Đối đầu Đông – Tây đang chuyển biến sang Hợp Tác Bắc – Nam. Các nước giầu đa số ở về Bắc bán câu, chiếm 1/3 dân số, với 5 trung tâm quyền lực: Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga. Các nước nghèo chiếm 2/3 dân số, hầu hết ở Nam bán cầu.Đọc tiếp »
Nhiều loại nước chấm bị tẩy chay oan. Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Chiều 17/10/2016, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc, với 3 ý chính sau:
– Có 101/150 (67,3%) mẫu khảo sát nhiễm ASEN TỔNG vượt quá ngưỡng quy định của Bộ Y tế, với hàm lượng asen dao động trên 1mg/L – 5mg/L.
– Đáng chú ý, độ đạm càng cao, tỉ lệ nhiễm asen càng lớn. Cụ thể 95,65% mẫu có độ đạm từ 40 trở lên đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.
– Tuy nhiên khi phân tích 20 mẫu chứa ASEN TỔNG vượt ngưỡng đều không phát hiện ASEN VÔ CƠ (hàm lượng asen vô cơ ở mức 0,01mg/L).
Không biết động cơ của công bố là gì, vì ai? nhưng xét về góc độ bảo vệ người tiêu dùng đây là một công bố hoàn toàn không cần thiết. Xét về chuyên môn đây là công bố hoàn toàn sai, “đổi trắng thay đen” vì những lý do rất cơ bản sau:Đọc tiếp »
Những người làm toán thì thường giản dị, chân thật, trong sáng đến lạ lùng, đương nhiên với họ, mọi thứ khá xoàng xĩnh và cũng không có gì đẹp đẽ hơn là nghiên cứu toán học.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, một người làm toán chuyên nghiệp nổi tiếng trên thế giới, giành huy chương vàng toán quốc tế khi mới 14 tuổi, đến hôm nay tôi mới được thấy ông xuất hiện trông rất “bụi bặm”, dù trước đó tôi cũng đã có may mắn được một người bạn của ông (cũng là luật sư ở Hà Nội) bảo tôi gửi lời giải giả thuyết của mình cho ông, tôi đã gửi qua email và ông phản hồi lại khá hài hước là “số học không phải lĩnh vực của ông”.
Tôi luôn yêu mến và dành một sự trân trọng đối với những người làm khoa học, nhất là toán học. Tuy nhiên, nước nhà không phải nơi để ươm mầm và phát huy tài năng của lĩnh vực này. Những người làm toán chuyên nghiệp không thể sống được với mức lương bèo bọt 3 – 5 triệu đồng/tháng, thua cả một anh công nhân hay chị osin giúp việc. Đọc tiếp »
Cá chết trắng một góc hồ Tây sáng 2-10. Ảnh: Báo NLĐ
Hồ Tây là hồ rộng lớn nhất ở Hà Nội, có tác dụng điều hòa khí hậu cho cả một vùng phía Tây của Thủ đô. Khi thấy cá chết cấp tính hàng loạt, rất nhiều, chỉ sau một đêm, để truy tìm nguyên nhân thì cần ưu tiên hàng đầu cho nguyên nhân cá chết vì thiếu oxy hòa tan trong nước (DO, disolved oxygen). Đó là hướng đi nhanh nhất, tiết kiệm nhất và phổ biến nhất mà thế giới thường làm. Nếu yếu tố này bị loại trừ, tiếp đến mới xem xét đến cá chết cấp tính vì độc tố (chết hàng loạt) hay là chết vì dịch bệnh (rải rác, kéo dài). Vì những qui luật, nguyên lý và định nghĩa cơ bản dưới đây:
1) Oxy hòa tan trong nước (DO) là yếu tố sinh thái, giới hạn sự sống và phát triển (ecological limiting factor), của tất cả các loài tôm cá, là “khắc tinh” đối với chúng, nhất là về ban đêm. Trong không khí, oxy có dư thừa cho mọi loài sinh vật trên cạn, khoảng 21% (tức 210.000 ppm). Nhưng oxy khí quyển hòa tan trong nước lại vô cùng ít, vô cùng nhỏ.Đọc tiếp »
Tờ The Guardian cho biết, sinh viên tốt nghiệp khoa Anh ngữ Đại học Stanford, Jodie Archer, đã phát triển được mô hình máy tính có thể dự báo những tác phẩm bán chạy nhất của New York Times. Nghiên cứu này giúp Jodie Archer được tuyển làm việc ngay cho Apple iBooks và có thể tạo ra cuộc cách mạng ngành ấn loát. Những câu chuyện tương tự giúp thay đổi cuộc sống có thể thấy hàng ngày.
Thế giới đang đi tới với tốc độ chóng mặt. Năm 1998, khi Kodak có 170.000 công nhân và chiếm 85% thị trường phim nhựa toàn cầu, chẳng ai có thể hình dung rằng, chỉ ba năm sau, phim nhựa sẽ dần biến mất và Kodak sẽ phá sản. Ngày nay, không chỉ phim nhựa chết, máy ảnh gia đình cũng đã gần như mất tích. Năm 2007, khi lần đầu tiên chạm vào màn hình iPhone thế hệ thứ nhất, tôi không thể kìm được cảm giác kinh ngạc và thán phục. Cái gì thế này? Đây không phải là điện thoại. Nó là một “thiết bị” và nó rất thông minh. Nó hiển thị chính xác cả nơi tôi đang ngồi. Quả là kỳ diệu. Ngoài sức tưởng tượng.Đọc tiếp »
Trung tâm hành chính Đà Nẵng, tòa nhà “quả bắp” bên trái. Nguồn: báo Đà Nẵng.
Chuyện TP Đà Nẵng xây “Ngọn Hải đăng” làm “biểu tượng Đà Nẵng” phối-kết-giao-hợp với công năng Trung tâm Hành chánh đã bộc lộ cái sự “quyết tâm chính trị” hơn là vấn đề xem xét khoa học về môi trường và sức khoẻ.
Về hình dáng không gian, khi khánh thành cách nay 3 năm, dân tình có góc nhìn khác quan và đã gọi “biểu tượng Đà Nẵng” là QUẢ BẮP.
Tốn 2000 (hai ngàn) tỷ Cụ để xây nên một “QUẢ BẮP” bắp bằng sắt thép, bê tông, bao bọc bỡi các lớp vỏ bắp bằng kính chịu lực,… thì không nóng không bí mới lạ. Đó là một thiết kế phản khoa học ở xứ nhiệt đới nắng nóng quanh năm như miền Trung từ Nam đèo Hải Vân.
Quả Bắp như cái lồng ấp bằng kính hấp nhiệt và tia tử ngoại. Thế mà đưa nhau vô đó ngồi thì đi ngược với khoa học môi sinh và xu hướng xanh, bền vững thế giới đang hướng đến…Đọc tiếp »
A. Những nghi vấn quanh vụ phơi bày sự việc bởi Formosa Hà Tĩnh ngày 30 tháng 06:
Khi nói đến những lò đốt quặng mỏ khổng lồ, người ta có thể mường tượng đến những bất trắc rủi ro (tiếng Việt mới bây giờ người trong nước hay dùng hai chữ “sự cố”) rất lớn trong lúc chuyển vận các dung dịch sắt (chảy) nóng bỏng từ những lò đốt có nhiệt độ cao (1600 độ C) và các dung dịch xả thải. Ngoài ra còn phải kể đến những tấn quặng mỏ rắn được chuyên chở mỗi ngày bởi những xe vận tải lớn (loại xe 10 tấn hay xe ben) từ những bãi quặng sắt rắn đến thẳng lò nung hay đến những đoàn tàu xe lửa có bánh sắt (wagon) để được chở đến lò nung. Việc phòng ngừa tai nạn, việc bảo trì vật liệu và dụng cụ máy móc và việc cứu thương khẩn cấp là những nghiệp vụ rất quan trọng trong việc thiết bị một nhà máy công nghệ nặng như nhà máy luyện gang thép Formosa Hà Tĩnh.Đọc tiếp »
Kết luận về nguyên nhân cá chết trong thảm hỏa môi trường lịch sử tại 4 tỉnh duyên hải miền Trung xẩy ra ngảy 6/4/2016, do nước thải của công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) gây ra, đã được công bố chính thức vào ngày 30/6/2016, gồm những ý sau:
1. Do phenol (C6H5-OH), xianua (CN–) là những độc tố mạnh làm chết cá.
2. Do phenol, xianua được kết dính vào hydroxit sắt (Fe(OH)3) lắng đọng xuống đáy như một tấm chăn trôi đi xa, các “ổ độc” di động này hút nhả độc tố làm chết cá; phần lớn cá chết là cá sống ở tầng đáy.
3. Do một số mẫu cá chết có hàm lượng xianua từ 0,39 – 40mg/kg và phenol từ 5 – 340mg/kg.
Thủ phạm là Formosa Hà Tĩnh đã rõ và chính xác. Nhưng kết luận về nguyên nhân cá chết thì sai.Đọc tiếp »
Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN – MT, họp báo tối 27/4, công bố nguyên nhân cá chết do “tảo nở hoa”, “thủy triều đỏ”, không phải Formosa. Ảnh: báo TN.
Sau thảm họa Formosa Vũng Áng, các loài sinh vật và các hệ sinh thái biển đã chết và còn nhiều loài nhiều vùng vẫn đang âm thầm đi đến cái chết nếu không có những nghiên cứu và kế hoạch phục hồi kịp thời. Chúng ta không thể đứng nhìn và buông xuôi để vùng biển này chết thêm nữa. Người viết mong muốn, với những thông tin trong bài này, các Luật sư/Đoàn Luật sư, các nhà khoa học, các Viện/Trường, và các tổ chức xã hội dân sự, cùng chung tay và hợp tác, yêu cầu Formosa phải có trách nhiệm trả các khoản tiền cho các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng, gửi kiến nghị và ủy thác Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc (UNEP) thành lập và điều phối một ủy ban nghiên cứu độc lập cho kế hoạch hành động giảm thiểu mất mát thêm của những người dân vùng thảm họa và của cả dân tộc. Xin cảm ơn!
Đến nay đã 4 tháng trôi qua, kể từ đầu tháng 4 năm 2016 thảm họa cá chết do chất thải của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh (FSH) đã gây ra tại khu vực biển Vũng Áng. Độc tố từ việc xả thải của Formosa ra vùng biển Vũng Áng đã theo dòng hải lưu kéo dài ảnh hưởng gây cá chết dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung VN (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) lên tới hơn 200 km theo chiều ngang [1]. Những độc tố này chắc chắn cũng sẽ được thủy triều mang đến những vùng bờ biển sâu, vào trong đất liền theo phương vuông góc với bờ biển.Đọc tiếp »
Tôi là Nguyễn Đức Thắng, rất vui phúc đáp bài phản biện dài và fuzzy của anh Minh Quang về bài viết của tôi, có tiêu đề “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết” hàng loạt trong sự cố môi trường biển lịch sử ở 4 tỉnh miền Trung. Để cho bạn đọc dễ phân biệt đâu là anh Minh Quang viết và đâu là tôi viết, tôi tạm qui ước như sau:
Phần không tô mầu là anh Minh Quang viết, Phần tô hồng là anh Minh Quang trích dẫn những điều tôi viết, Phần tô xanh là tôi viết phúc đáp phản biện của anh Minh Quang.
Bài tôi viết có tham vọng làm sao cho người dân bình thường đọc xong tự họ có thể kết luận đúng/sai nhưng lại muốn phân tích sâu đôi chút về khoa học vì gần 8 Bộ, ngành khoa học của Nhà nước và 12 sở ban ngành ở 4 tỉnh miền Trung (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp) với hàng trăm cán bộ khoa học trực tiếp tham gia điều tra. Ngày 30/6/2016 Văn phòng Chính phủ đã họp báo và công bố.Đọc tiếp »
Vệt nước màu đỏ ở Quảng Bình ngày 6/5/2016. Ảnh: báo TP
PHẦN DẪN NHẬP
Trong một bài viết khoa học khá dài có tựa đề “Cần trả lại chân lý khoa học cho Kết luận về nguyên nhân cá chết” [1], Tiến sĩ (TS) Nguyễn Đức Thắng đã “vận dụng thông lệ của thế giới” và “kiến thức Hóa học 8 và Toán 6” để tìm ra “chân lý khoa học cho nguyên nhân cá chết” hàng loạt ở miền Trung vào đầu tháng 4 năm 2006 vừa qua. Đọc tiếp »
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ (thứ 2, từ trái qua) và các lãnh đạo Đà Nẵng ăn hải sản nhiễm độc Ảnh: Trần Thường/ NLĐ.
Kết luận về nguyên nhân cá chết trong thảm hỏa môi trường lịch sử tại 4 tỉnh duyên hải miền Trung xẩy ra ngảy 6/4/2016, do nước thải của công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) gây ra, đã được công bố chính thức vào ngày 30/6/2016, gồm những ý sau:
1. Do phenol (C6H5-OH), xianua (CN-) là những độc tố mạnh làm chết cá.
2. Do phenol, xianua được kết dính vào hydroxit sắt (Fe(OH)3 ) lắng đọng xuống đáy như một tấm chăn trôi đi xa, các “ổ độc” di động này hút nhả độc tố làm chết cá; phần lớn cá chết là cá sống ở tầng đáy.
3. Do một số mẫu cá chết có hàm lượng xianua từ 0,39 – 40mg/kg và phenol từ 5 – 340mg/kg.
I. Kết luận đã công bố dựa trên cảm tính, suy diễn chủ quan:
Kết luận đã công bố đối kháng với thực tế hiện trường khi sự cố xẩy ra, với một số qui luật tự nhiên, với khái niệm trụ cột của môn độc tố học (toxicology), với thông lệ thế giới giải thích nguyên nhân cá chết hàng loạt. Dưới đây là những phân tích về những ý chính của kết luận liên hệ với những đối kháng này.Đọc tiếp »
CƠ SỞ KHOA HỌC TÍNH TOÁN THIỆT HẠI THẢM HỌA SINH THÁI TẠI VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM TỪ THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG: 1000 TỶ USD VÀ KHÔNG FORMOSA
TS Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ
5-7-2016
Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần:
– Phần 1: cung cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại;
– Phần 2: cung cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại;
– Phần 3: cung cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự thiệt hại môi trường và tài nguyên khủng khiếp như thế nào, từ những chính sách đầu tư ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính quyền, qua mặt người dân;
– Phần 4: cung cấp thông tin về việc sử dụng tiền cho việc đền bù, đặc biệt là công việc bảo đảm an sinh của ngườì dân và nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi lại chức năng sinh thái của các hệ sinh thái biển;
Gần 3 tháng sau khi xảy ra việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, Chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố nguyên nhân, vào ngày 30 tháng 6 năm 2016, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. “Theo chỉ đạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam [HLKH&CN], các bộ ngành liên quan, huy động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước đã tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như phenol [C6H5OH], xyanua [cyanide (CN–)],… kết hợp với hydroxit sắt [iron hydroxide (Fe(OH)2)], tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.Đọc tiếp »
Sự kiện 30 tấn cá nục đông lạnh ở Quảng Trị nhiễm phenol 0,037mg/kg, dù đã được cơ quan chức năng quyết định tiêu hủy, vẫn sôi sục truyền thông, lo ngại cho sức khoẻ người tiêu dùng nguồn thực phẩm cá hải sản từ Biển Đông khi chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bảo đảm an toàn. Trong khi đó, truyền thông xuất hiện quan điểm cho rằng (1) “cá nục nhiễm phenol không đáng ngại” sai cả về cách giải quyết lẫn căn cứ khoa học và luật pháp, khiến người tiêu dùng không biết đâu mà lần.
*Mâu thuẫn về khoa học và luật pháp
Về mặt khoa học không còn phải bàn cãi, phenol là hoá chất thuộc lĩnh vực công nghiệp. Về mặt luật pháp, cũng chính vì lý do khoa học trên, nên phenol thuộc danh mục chất cấm trong lĩnh vực thực phẩm (còn độc như thế nào cơ chế tác động ra sao không phải nội dung bàn cãi của người mua, bán, sử dụng, mà là công việc của giới nghiên cứu khoa học).Đọc tiếp »
Ngay khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt và thảm họa môi trường, nhiều người dân đã đặt câu hỏi: Cá chết, hơn 24 ngàn tiến sĩ ở đâu? Câu hỏi (rất chính đáng) này còn xuất hiện trên những băng rôn, khẩu hiệu của những người biểu tình hiền lành. Song, dù hiền lành (và chính đáng) như thế nhưng chuyện bị ăn đòn hoặc ngay tại “hiện trường” biểu tình, hoặc sau khi bị bắt về đồn công an hay nhà tù trá hình mang tên “Trung tâm bảo trợ xã hội”, vẫn là chuyện đương nhiên.
Thôi, chuyện biểu tình tạm thời không nhắc ở đây nữa.
Trở lại với câu chuyện “lùm xùm” của các quan to và những ông/ bà mang hàm tiến sĩ quanh vụ hơn 30 tấn cá nhiễm độc. Đến hôm nay, cuộc tranh cãi giữa các “cơ quan chức năng” về “chuẩn Phenol” vẫn chưa ngã ngũ. Giữa cơn giằng co “độc- không độc; được phép-không được phép sử dụng” thì người dân chỉ còn biết thở dài tiếc đồng tiền đóng thuế, và suy tính làm sao để mình và gia đình mình không trở thành những người gặp phải “tai nạn ăn uống”.Đọc tiếp »
Tàu Thảo Vân 2 bị nạn được kéo về bờ đông sông Hàn để điều tra. Ảnh: báo Đà Nẵng.
Từ hơn một tuần nay, tôi theo dõi sát báo chí trong nước về sự kiện chiếc tàu du lịch Thảo Vân 2 bị lật chìm trên sông Hàn, Đà Nẵng, tuy mới chỉ rời bến độ 5-10 phút ngắn ngủi. Trong số 56 người trên tàu, có ba nạn nhân bị chết đuối, may là xung quanh có nhiều tàu thuyền khác xúm nhau cấp cứu, khẩn trương ra tay vớt người chìm dưới sông kịp thời. Giả sử nếu chiếc tàu đi xa thêm vài giờ, và bị lật chìm ở một nơi vắng vẻ trong đêm tối mờ mịt, thì số nạn nhân không giới hạn ở vài ba người và sẽ nghiêm trọng hơn nữa nếu có vài du khách ngoại quốc Âu – Mỹ bị thiệt mạng.
Sự thật đã được đem ra phơi bày phần nào trước ánh sáng công lý: chiếc tàu này hoạt động chưa có giấy phép Nhà Nước, sức chứa chỉ có 28 chỗ ngồi, nhưng hành khách tăng lên tới 56 người, gấp đôi tải trọng, số áo phao bảo hộ không đủ để cung ứng khi gặp tình huống khẩn cấp. Chưa hết, nghe nói chủ tàu đã đề nghị hành khách không cần mang phao bảo hộ vì “trời nóng oi bức”. Một chi tiết nữa cho thấy tất cả hành khách đã tập trung lên lầu hai cao nhất và dồn về một phía cho nên trọng tâm của con tàu bị mất thăng bằng và lật chìm ngay.Đọc tiếp »
Đôi lời: Bài viết này đăng trên Facebook hơn 2 tuần trước, nhưng những thông tin trong bài về chuyện tìm nguyên nhân cá chết vẫn còn nguyên giá trị. Cho đến giời, lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn loay hoay như gà mắc tóc. Lúc thì nhảy xuống biển tắm, ăn cá biển, để chứng minh rằng nước biển và cá vẫn an toàn, lúc thì thuê chuyên gia nước ngoài phát biểu ‘Cần một năm để có kết luận vụ cá chết‘. Và rồi cộng động mạng đã khám phá ra rằng, đây chỉ là một trò lừa đảo, bởi chuyên môn của vị giáo sư này chẳng liên quan gì tới những điều ông ta phát biểu là hóa học, sinh học, môi trường… “Chuyên môn của ông ta là kinh tế công, anh ninh an toàn biển, kinh tế biển đảo. Các vấn đề ông ta đang nghiên cứu là: vấn đề lãnh hải, biên giới đảo của Nhật Bản“.
Tác giả Chanh Nguyen trong bài viết dưới đây, than thở: “Ôi, những người mũ cao áo dài, chuyên gia, quan chức, giáo sư, tiến sĩ. Bất lương hay bất trí? Đâu còn cách giải thích hợp lý nào khác nữa. Chọn cái nào, hay chọn cả hai cũng được. Họ không có đủ tư cách để chê dân ngu khu đen“.
Đứng trước một thảm họa môi trường, quan điểm chính trị trở thành vô nghĩa. Độc tố, ung thư… cái chết không phân biệt lý lịch, không chia phe phái. Không có thế lực thù địch nào, không có câu hỏi nào tổn hại cho đất nước lúc này. Người dân phẫn nộ vì họ cảm nhận sự vô trách nhiệm của chính quyền.
Tôi thách thức tư duy khoa học của những vị trí thức bảo dân phải bình tĩnh chờ kết quả nghiên cứu của chuyên gia và tuyên bố chính thức của chính quyền. Tôi phê phán họ đã đánh lận sự cẩn trọng trong khoa học với sự bất tài hoặc vô lương tâm của chuyên gia hữu trách. Tôi không biết họ đang sống ở đâu, Los Angeles, Paris, hay Hà Nội, nhưng tôi dám chắc họ sẽ không ăn một miếng cá nào từ miền Trung trong những ngày này. Tôi lên án cái quý phái rỡm của họ trong những lời họ miệt thị dân nghèo đang phẫn nộ vì mất đường mưu sinh.Đọc tiếp »
Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đặt giả thuyết có nguyên nhân thứ ba là ‘kẻ xấu cố tình phá hoại kinh tế’ của Việt Nam. Ảnh: dhhoasen.edu.vn
Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là ‘chiến tranh địa vật lý’ để ‘cố tình phá hoại’ gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây.
Trao đổi với BBC hôm 08/5/2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong quân đội Việt Nam, nói:
“Tôi nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là lý do phía đối phương cố tình tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Thí dụ như kinh tế biển chẳng hạn, một trong những chiến lược lớn, hay phát triển vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, đấy là những mục tiêu kinh tế rất lớn mà nó đã cố tình tác động để cho những mục tiêu đó không đạt được.Đọc tiếp »
Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO. Ảnh: BBC
Các chuyên gia môi trường cho rằng việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam đã kéo theo nhiều cuộc khủng hoảng khác, và để lại hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.
Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO nói trong tọa đàm của BBC hôm 05/05:
“Cá chết là trên bề mặt, nhưng tồn lưu các chất ô nhiễm ấy nằm trong cơ thể cá, nó di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
“Sự cố môi trường là hôm nay, nhưng con cháu chúng ta sẽ hưởng chính điều ấy. Và nếu chúng ta không giải quyết được là chúng ta có tội với các thế hệ trẻ.”
“Chính chúng ta đang mượn tài nguyên của thế hệ mai sau, mà chúng ta không trả lại nguyên vẹn, chúng ta đang làm tổn hại và chính chúng ta cũng có tội,” Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường nhận xét.Đọc tiếp »
Thử hỏi với lượng độc đố gây chết cá như ở thảm họa Vũng Áng, nếu người dân ngây thơ tin mấy ông quan phủ cứ ăn, thì hỏi thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ thế nào? Không ai trong bố mẹ chúng ta không đau lòng khi sinh ra một em bé dị dạng và dị tật. Và càng đau lòng hơn nếu cả một thế hệ trẻ của Việt Nam bị dị dạng.
____
Nguyễn Thị Hải Yến, CHLB Đức
2-5-2016
Người dân mang cá xuống đường biểu tình. Nguồn ảnh: Facebook.
Sau 20 năm số phận của Việt Nam được vần vũ dưới bàn tay trực tiếp của ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng là thời điểm Trung Quốc đủ sức vươn tay “đầu tư và đầu độc” ra nước ngoài. Việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mở phanh cửa cho Trung Quốc lộng hành mọi mặt, từ khai thác tài nguyên đến đấu thầu và đầu tư các dự án lớn, chính là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều trường hợp người dân phản kháng vì các dự án ô nhiễm.
Forsoma chỉ là một quân cờ lộ diện đầu tiên trong bàn cờ Domino của Trung Quốc trên dải đất hình chữ S này. Từ thảm họa Vũng Áng, chúng ta phải cương quyết yêu cầu quyền giám sát chính quyền Hà Nội trong việc truy tìm độc tố và nguồn thải. Kết quả này cũng được áp dụng như một cơ sở dữ liệu cơ bản tiền đánh giá ảnh hưởng môi trường của Forsoma, đồng thời sử dụng tiếp tục trong quá trình giám sát các hoạt động của Forsoma. Và cũng là tiền đề để chúng ta yêu cầu chính quyền Hà Nội phải thực thi và minh bạch các giấy phép hoạt động của tất cả các dự án trên toàn quốc.
Bài viết này sẽ đi vào 3 phần. Phần 1: sẽ đề cập đến những ảnh hưởng của thảm họa Vũng Áng. Phần 2: sẽ đề cập đến những kết luận của Bộ TNMT trong cuộc họp báo ngày 27 tháng 4. Phần 3: đưa ra phương pháp xác định độc tố và nguồn thải độc tố để mọi người làm cơ sở yêu cầu chính quyền Hà Nội phải thực thi theo đúng bổn phận của khoa học, đồng thời cũng để toàn dân giám sát việc thực hiện của họ, cũng như chặn đứng những kiểu trả lời bất nhất “đèn cù” của họ.Đọc tiếp »
Mấy ngày qua báo chí đăng tin các lãnh đạo Trung Ương (1), địa phương đi tắm biển (2-3), ăn hải sản nhằm mục đích thông báo với người dân và du khách rằng biển vẫn an toàn, hải sản vẫn an toàn. Hành động đó rất đáng được hoan nghênh, vì họ đã tìm cách lấy lại niềm tin, góp phần giảm thiệt hại kinh tế (cho bà con đi biển, cho địa phương). Tôi không cho rằng họ làm “màu” để đánh bóng mà đó là hành động thực tâm với trách nhiệm của những người làm quản lý để góp phần giải quyết vấn đề.
Mặc dù vậy, việc làm này cũng không thể trả lời được câu hỏi: biển có còn ô nhiễm hay không? Hành động của họ không chứng chứng minh được biển an toàn, cá an toàn. Có thể tắm một lần, ăn một lần thì không bị nhiễm độc nhưng nếu tắm hay ăn cá biển 5-7 lần thì sao? Cách giải quyết tốt nhất và khôn ngoan nhất đó là công bố kết quả phân tích khoa học các mẫu nước biển, mẫu trầm tích và cá trong vùng biển liên quan để bà con dân chúng được rõ. Để dân biết là biển có còn nhiễm độc không và nếu còn thì lượng độc chất có nằm trong ngưỡng an toàn hay không.Đọc tiếp »
KD: Bạn bè nhắn tin có bài viết này. Một bài viết nghiêm chỉnh phân tích các thông số khoa học theo quy chuẩn VN. Và cũng điếng người. Xin đăng lên ở đây để bạn đọc chia sẻ. Và rất mong các nhà khoa học đọc để có thể phản biện lại vấn đề này. Nếu không đúng thì phản biện. Nếu đúng thì phải sửa. Bởi những sai lầm, dốt nát như thế này giết chết không chỉ biển, tôm cá, mà di lụy kinh hoàng cho cả dân tộc.
____
Những ngày qua, cả nước lên đồng vì cá chết ở miền trung với nhiều suy đoán, thuyết âm mưu và cả “thủy triều đỏ” định hướng.
Hầu như không có báo nào khai thác theo hướng các quy chuẩn và quy định Việt Nam mà Bộ Tài nguyên áp dụng cho việc cấp phép xả thải cho Formosa. Và chưa ai đặt câu hỏi Quy chuẩn đó liệu có… chuẩn hay không và dựa trên cơ sở nào.
Có 2 Quy chuẩn Việt Nam dụng để áp dụng cho trường hợp xả thải của Fomosa:
1- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển: QCVN 10-MT: 2015/BTNMT ban hành năm 2015 thay thế Quy chuẩn QCVN 10-MT: 2008/BTNMT
Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển. QCVN 10-MT:2015/BTNMT
Tác giả là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của Tiểu bang California. Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975. Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Ðại học Nebraska, Hoa Kỳ năm 1985; Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989. Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles.
PHẦN TÓM TẮT
Từ hai tuần nay, hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung được báo chí trong nước đặc biệt chú ý. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cá chết bất thường là do nước biển bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc, ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) rồi bị dòng hải lưu đẩy về phía nam lan vào tận Thừa Thiên-Huế và các tỉnh phía Nam. Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường thì kết luận rằng: chưa có bằng chứng về sự liên hệ giữa Formosa với hiện tượng cá chết, và hai yếu tố chính được xác định có liên quan đến vụ cá chết hàng loạt bao gồm độc tố hóa học do con người thải ra từ đất liền và thủy triều đỏ tức tảo nở hoa.Đọc tiếp »
Hôm nay (26/04/2016) báo Người Lao Động đăng bài viết thể hiện sự bức xúc và trách các nhà chuyên môn trong sự chậm trễ trả lời nguyên nhân cá chết (1). Tôi nghĩ nhà báo đã không hiểu đủ rõ vấn đề trong sự việc đang diễn ra.
Việc bỏ hai con cá sống khỏe vào thau nước, sau hai phút, hai con cá chết. Điều đó tác giả bài báo cho rằng nước có độc tố cao. Kết luận đó là có thể đúng. Nhưng muốn khẳng định kết luận đó, tác giả bài báo nên bắt thêm 10 con cá tương tự như vậy. Bốn con sẽ thử với nước lấy tại khu vực gần khu xả nước thải của Formosa (gọi tắt là nước bẩn). Sáu con khác được thử với nước sạch (lấy từ vùng không có cá chết). Các phép thử này nếu được thực hiện với vài loại cá khác nhau và cùng mang lại một kết quả thì tính chính xác sẽ càng cao. Nếu kết quả là cá trong nước sạch sống và cá trong nước bẩn chết thì có thể kết luận nước tại khu vực xả thải là chứa độc tố.Đọc tiếp »
ThS. Trần Thị Thanh Thoả1, Thiều Mai Lâm2, và GS.TS. Trương Nguyện Thành3
26-4-2016
1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản (thoa.tran@riken.jp)
2Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ (thieu@vt.edu)
3Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ (Thanh.Truong@utah.edu)
Cá chết hàng loạt ở bãi biển miền Trung. Nguồn: internet
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt ở Vũng Áng và dọc bờ biển dài hàng trăm km ở các tỉnh miền Trung đã khiến dư luận cả nước quan tâm, bức xúc, cuộc sống của nhân dân các tỉnh liên quan gần như bị đảo lộn [1]. Biển và nguồn lợi biển không chỉ là nguồn sống của rất nhiều ngư dân dọc bờ biển, nó còn là một trong những nguồn kinh tế trọng yếu của nước ta. Bên cạnh đó, việc ngộ độc do ăn đồ biển nhiễm độc đã khiến người dân trở nên hoang mang. Những hiện tượng tương tự như thế này và hậu quả nghiêm trọng của nó đã từng được ghi nhận trong lịch sử môi trường thế giới [2]. Do tính nghiêm trọng của vấn đề, ngay khi hiện tượng này xảy ra, GS.TS Trương Nguyện Thành đã lập tức cảnh báo vào ngày 20 tháng 4 năm 2016 trên Mạng Kết Nối Các Nhà Khoa Học Việt Nam ở Toàn Cầu [3].
Với nghi vấn là việc cá chết liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng (KLN) và những tác hại lâu dài của nó, giáo sư và cộng sự đã có bài viết trao đổi về vấn đề này dưới góc nhìn của những người làm khoa học.Đọc tiếp »
Cá chết sau 2 phút bơi trong nước biển Vũng Áng. Ảnh: VTC
Chiều 26-4, trong Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tổ chức họp báo chủ yếu để xin lỗi về phát ngôn gây sốc trước đó thì kênh truyền hình VTC lại rẽ theo hướng khác, khá bất ngờ.
Trước sự chứng kiến của đại diện Trung tâm Quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh và nhiều người dân, phóng viên VTC đổ nước vàng đục lấy từ vùng biển Vũng Áng – nơi Formosa xả thải khỏi nhà máy luyện thép, bị nghi là nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt gần 1 tháng qua – ra thau nhựa rồi cho 2 con cá đang sống khỏe vào. Sau 2 phút tung tăng, 2 con cá đuối dần rồi chết ngay đơ.
47 chiếc răng cổ vừa được tìm thấy ở huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). ảnh: CNN
Các hãng thông tấn lớn loan báo: Nhóm nhà khoa học Đại học Luân Đôn nước Anh vừa công bố trên tạp chí Nature danh tiếng bản tin làm chấn động thế giới. “Đó là việc phát hiện47 răng người hiện đại Homo sapiens có tuổi 80000 năm ởĐộng Phúc Nham, huyện Dao, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc.Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư “Ra khỏi Phi châu” (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi. Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là “điều làm thay đổi cuộc chơi” trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào…”Đọc tiếp »
Xin giới thiệu các bạn một vài trao đổi của tôi với đài RFI xung quanh chuyện gian dối trong khoa học (scientific fraud). Chuyện này càng ngày càng phổ biến, nhất là trong bối cảnh ai cũng chen chân để có bài trên những tập snan lớn — tiếng anh gọi là “high profile journals”. Ở VN ta thì ít ai muốn nói đến chuyện này, do có lẽ nó quá phổ biến (?) Nhưng tôi nghĩ VN nên khác với Tàu, nên có sẵn cơ chế để đối phó với vấn đề khi nó xảy ra. Tôi rất vui vì đã giúp Đại học Quốc tế làm một việc như thế.
Hỏi: Như thế nào mới bị xem là gian lận trong nghiên cứu khoa học? Trong những trường hợp nào thì các bài đăng sẽ bị rút? Cơ quan/tổ chức nào có thẩm quyền rút bài đăng?Đọc tiếp »
Những thảo luận chung quanh việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trương bổ nhiệm giáo sư dẫn đến tranh luận về ý nghĩa của chữ “giáo sư”. Nhưng hình như chưa có ai lí giải thế nào là một giáo sư. Lí giải được câu hỏi này sẽ giúp cho sự hiểu biết về chức danh giáo sư tốt hơn. Trong bài này, tôi sẽ “ôn cố tri tân” để giải thích những thành tố nào làm nên một giáo sư. Bài này lấy ý tưởng từ một bài của Philip Knox và trang Wikipedia viết về sự nghiệp của Socrates, và tôi diễn giải lại theo ý nghĩa hiện đại của chức danh “giáo sư”.Đọc tiếp »
Bài viết dưới đây của Gs Nguyễn Đức Dân (mà ông chỉ gọi là “Nhà giáo”) có thể đụng chạm đến rất nhiều người. Ông kêu gọi phải “đào thải” những người mà ông gọi là “giáo sư, tiến sĩ nằm vùng”, tức là những người có chức danh “giáo sư” do HĐCDNN phong mà không giảng dạy và không làm nghiên cứu. Như hôm trước tôi có đưa con số thống kê là từ 1976 đến nay, VN đã phong chức danh GS/PGS cho khoảng 11000 người; nhưng hiện nay số người giảng dạy và nghiên cứu trong các đại học và viện nghiên cứu chỉ 4100. Như vậy đa số của phần còn lại là “giáo sư nằm vùng”.
Liên quan đến việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đòi quyền bổ nhiệm giáo sư, một số người trong giới khoa bảng tỏ ra băn khoăn là nếu các trường đại học có quyền đó thì sẽ dẫn đến tình trạng loạn giáo sư. Tôi nghĩ đây là một quan tâm chính đáng, nhưng có thể quản lí.
Giáo sư là người làm nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Dĩ nhiên, cũng có một số giáo sư làm quản lí trong đại học (như hiệu trưởng, hiệu phó), nhưng số này không nhiều. Hai yếu tố tạo nên tính “chính danh” của giáo sư là tiêu chuẩn học thuật và qui trình bổ nhiệm.Đọc tiếp »
Sáng nay, nhận được một email của một bạn đọc, với lời lẽ có vẻ giận dữ. Đại khái email nói rằng tôi không phải là người ở trong nước, không được bàn chuyện khoa học ở trong nước, rồi kết thúc bằng câu “Ông không phải là giáo sư của Việt Nam. Ông không được xưng là giáo sư ở Việt Nam.” Lá thư còn nói rằng nếu tôi muốn được công nhận là giáo sư của Việt Nam thì phải làm hồ sơ để được công nhận. Ý này có vẻ hay đây, nhưng …
tôi nghĩ vị độc giả này chắc nhầm lẫn hay sao ấy. Tôi chưa bao giờ xưng tôi là giáo sư ở Việt Nam. Khi viết báo thì ban biên tập họ thêm “râu ria” cho tôi, chứ tôi không bao giờ viết gì trước tên mình. Ngay cả trong những bài nói chuyện trong hội nghị ở trong nước, tôi vẫn ghi rõ nơi làm việc ở ngoài này, chứ có ghi gì ở VN đâu (dù tôi có tư cách đó). Tôi cũng chưa bao giờ viết trên blog mà ghi danh xưng của tôi, vì tôi nghĩ nó không cần thiết và danh xưng làm mất tính thân mật với bạn đọc. Còn xin chức danh giáo sư của Việt Nam thì tôi không bao giờ xin, vì không bao giờ cần đến. Không bao giờ.Đọc tiếp »
Các cơ quan của quân đội, nhà nước, các doanh nghiệp và học viện của Trung Quốc có mối liên kết gắn bó với nhau hơn mấy chục năm qua và được tổ chức chỉ xoay quanh một mục tiêu chung: đánh cắp bí mật của phương Tây. Chế độ cộng sản Trung Quốc này thực hiện hành vi trộm cắp mà không hề lo sợ bị trừng phạt, nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự công nghệ cao của nó, trong khi đánh cắp của riêng Hoa Kỳ các thứ có giá trị tương đương hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.Đọc tiếp »
Đọc bài báo này thì cũng mừng cho Ts Nguyễn Bá Hải, vì anh được Thủ tướng quyết định cho 1 triệu USD để sản xuất kiếng cho người mù. Nhưng tôi băn khoăn kiểu cho tiền như thế này, vì e rằng sẽ không công bằng cho những người đang “xếp hàng” xin tài trợ từ Nhà nước cho các dự án nghiên cứu.
Tôi không biết dự án làm kiếng cho người mù là nghiên cứu khoa học hay công nghệ. Đọc thì thấy có vẻ là công nghệ thì đúng hơn, chứ không hẳn là nghiên cứu khoa học. Cũng chẳng biết công nghệ này là hoàn toàn mới từ Việt Nam, hay là cải tiến hay mua từ nước ngoài. Theo tôi biết Google có thời họ cũng làm kiếng cho người mù và khiếm thị. Cái công trình làm kiếng của Ts Hải công bố ở đâu, bác nào am hiểu làm ơn chia sẻ thông tin xem.Đọc tiếp »
Nhiều khi đọc báo trong nước, tôi không chắc là tác giả muốn nói chơi hay nói thật. Chẳng hạn như bài này, đọc tựa đề “Việt Nam hãy học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, Tiến sĩ” (1) giống như là một câu đùa cho vui, nhưng đọc kĩ thì có vẻ nói thật, vì tác giả khẳng định một cách tự tin rằng “Với năng lực, trình độ của các GS.TS VN thì chúng ta hoàn toàn có khả năng xuất khẩu sang nước ngoài, để nâng cao hiệu quả lao động.”
Thú thật, tôi không biết rằng Ấn Độ xuất khẩu tiến sĩ và thạc sĩ. Khái niệm “xuất khẩu” mấy vị này thật là mới đối với tôi. Tôi biết rằng trong thực tế có rất nhiều người Ấn Độ tìm một vị trí tiến sĩ hoặc hậu tiến sĩ ở nước ngoài. Hầu như tuần nào tôi cũng nhận được một email từ Ấn Độ và đặc biệt là Tàu xin một vị trí nghiên cứu. Mà, chẳng riêng gì tôi, các đồng nghiệp khác cũng thế, cũng nhận email từ hai nước này rất nhiều. Dĩ nhiên, họ chỉ gửi hàng loạt email đến nhiều nơi như là “câu cá” và cầu may, chứ khả năng xin được một vị trí nghiên cứu ở các nước phương Tây rất thấp.Đọc tiếp »