Archive for the ‘Giáo dục’ Category
Posted by adminbasam trên 17/04/2017
“Tại sao công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận trong việc thành lập Viện Đại học Huế sờ sờ ra đó mà trong các lần kỷ niệm thành lập Viện Đại học Huế, không một trường nào của Viện Đại học Huế nhắc đến tên của hai vị ấy dù chỉ một lần mà thôi?!”
____
Nguyễn Văn Nghệ
17-4-2017

Một tòa nhà của Viện Đại học Huế (nay là Đại học Huế), ở số 3 đường Lê Lợi, TP Huế. Ảnh: Wiki
– “55 năm theo dòng lịch sử (1957-2012)”.
Cách nay hơn năm năm, vào ngày 11/02/2012, tôi có nhận của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế một Thư Ngỏ. Trong thư có viết: “Ngày 19 và 20 tháng 4 năm 2012, cùng với trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Khoa Lịch sử sẽ tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Ngành/Khoa (1957-2012).
Đây là dịp để các thế hệ thầy cô giáo, sinh viên, học viên Cao học, Nghiên cứu sinh đã từng làm việc, học tập về lại mái trường thân yêu gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm, chia sẻ những tình cảm, thành công trong cuộc sống của mình và được nghe, được thấy sự thay đổi, trưởng thành của cán bộ, sinh viên hiện đang làm việc, học tập tại Khoa Lịch sử hôm nay”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Cao Văn Luận, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Nghệ, Viện Đại học Huế, Đại học Huế | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/04/2017
GS Hoàng Xuân Phú: “Những nhà khoa học thể hiện được mình đạt đẳng cấp quốc tế mới thực sự xứng đáng đứng ra đảm nhận sứ mệnh và nhiệm vụ chính trị, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nếu không thì chỉ góp phần lái dân tộc vào con đường lầm lạc mà thôi.”
____
FB Luân Lê
11-4-2017

GS Hoàng Xuân Phú đang trao đổi tại một tọa đàm bàn về các tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Ảnh Nghiêm Tuấn/ báo TN.
Thưa giáo sư Phú là tạp chí quốc tế làm gì có món nào là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” để mà đăng và bàn thảo trên các ISI/Scopus chứ?
Tạp chí quốc tế nào có chỗ cho việc đăng tải và bàn luận về triết lý kinh tế kinh điển “kinh tế nhà nước là chủ đạo” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho “đường lối đảng” hay “tư tưởng vĩ nhân với lãnh tụ làm kim chỉ nam”?
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho các nhà văn xã hội chủ nghĩa mà định lấy trụ sở ra để làm khách sạn vì “hết tiền” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho mấy thứ giáo dục mà coi đó là “trận đánh lớn” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho trường phái tâm lý vô thần nhưng lại đầy sợ hãi trước mọi thứ, nhất là sợ sự thật và lẽ phải chứ.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Khoa học, Đảng CSVN | Thẻ: Hoàng Xuân Phú, Kinh tế thị trường định hướng XHCN, Lê Văn Luân | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 07/04/2017
THL VOA
Trân Văn
6-4-2017

Ðiển phạm: Một trung tâm của lịch sử và phê bình văn học (1). Ảnh: AFP
Tranh cãi về Võ Thị Sáu vừa tạm lắng trên facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung nhưng vì thực – hư là một mớ bòng bong nên bất đồng vẫn còn nguyên và chắc chắn sẽ còn dây dưa rất lâu….
“Chị Sáu” điên hay tỉnh?
“Chị Sáu” là cách mà nhiều thế hệ ở Việt Nam được giáo dục để gọi “anh hùng Võ Thị Sáu.”
Theo sách giáo khoa và các tài liệu chính thống do nhà nước phát hành thì “chị Sáu” không phải họ “Võ” tên Thị Sáu. Tên đúng của “chị Sáu” là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, cư trú tại Phước Thọ, Đất Đỏ, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sách giáo khoa và các tài liệu chính thống cho biết, vì căm thù thực dân Pháp và Việt gian, “chị Sáu” tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi. Sau hai năm hoạt động bí mật, “chị Sáu” vào chiến khu, tham gia Công an xung phong. Kể từ đó, ngoài việc liên lạc, tiếp tế cho chiến khu “chị Sáu” còn điều tra, thu thập thông tin về hoạt động của “thực dân Pháp và tay sai” tại khu vực Đất Đỏ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Tin vịt, Trân Văn, Võ Thị Sáu | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 02/04/2017
Văn Việt
Lại Nguyên Ân
2-4-2017
Cuối ngày cá tháng Tư (01.4.2017) đọc trang tin Anh Ba Sàm (31/3/2017) thấy có bài ký tên Nguyễn Văn Nghệ ở địa chỉ Diên Khánh, Khánh Hòa.
Ông so sánh trường học miền Bắc Việt Nam và miền Nam Việt Nam trước 1975, một nơi có dùng khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”, một nơi (miền Bắc) không dùng, rồi dẫn giải dài về sự suy thoái đạo đức xã hội gần đây và cho rằng: nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức xã hội ấy là do xã hội Việt Nam hiện tại đã bỏ không dùng khẩu hiệu “tiên học lễ” nữa.
Vì tác giả Nguyễn Văn Nghệ có trích dẫn ý kiến tôi (từng đăng trên vietnamnet hồi 2012) về chuyện này, nên tôi cần nói vắn tắt ý kiến tôi. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Nghệ | 8 Comments »
Posted by adminbasam trên 31/03/2017
Nguyễn Văn Nghệ
31-3-2017

Trường ĐH Luật khoa Sài Gòn thời xưa. Ảnh: Luật khoa San Jose.
Giải phóng miền Nam và “giải phóng” luôn cả “Tiên học lễ” ra khỏi học đường.
Trước ngày 30/04/1975 tất cả các phòng học của Trường Tiểu học Công lập cũng như Tư thục thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và Văn là nền tảng đào tạo nên một con người tốt cho xã hội. Sách Luận ngữ có viết: “bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).
Còn ở miền Bắc Việt Nam thì sao? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã ghi lại: “Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà “tiên học lễ, hậu học văn” thì rõ ràng là tư tưởng của Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Hậu học văn, Nguyễn Văn Nghệ, Tiên học lễ | 10 Comments »
Posted by adminbasam trên 31/03/2017
Tri Thức VN
An Hòa biên dịch
30-3-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Keywordhut.com
Ở nước Mỹ hầu hết mọi người đều tin tưởng lẫn nhau, khiến cho “sự tin tưởng” dường như trở thành một “quy tắc ngầm” quan trọng ở đất nước này.
Dưới đây là bài viết kể về những trải nghiệm của một người Trung Quốc khi chuyển đến Mỹ sinh sống và làm việc, được đăng tải trên trang Vision Times.
Giáo viên xin nghỉ việc để giữ “thành tín”
Thời gian trước, trên tờ “New York Times” có đăng một bài báo, đưa tin: 118 em học sinh trường trung học Piper, thuộc vùng ngoại ô Kansas, Mỹ được yêu cầu hoàn thành bài tập sinh vật của mình nhưng trong đó có 28 em học sinh đã sao chép bài có sẵn trên internet. Sự việc này bị cô giáo Christine Pelton phát hiện ra, cô đã phán định rằng, 28 em học sinh này “ăn cắp bản quyền” và cho điểm “0”, đồng thời 28 em này còn phải đối mặt với nguy cơ bị lưu ban. Cha mẹ của các em này sau khi biết sự việc đã vô cùng phẫn nộ và phản đối quyết định của cô Pelton. Dưới tình huống ấy, hiệu trưởng trường đã yêu cầu cô Pelton nâng điểm số của 28 em học sinh lên, nhưng cô Pelton – 27 tuổi đã cương quyết từ chối và xin nghỉ việc. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục | Thẻ: Giáo dục ở Mỹ | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/03/2017
“Thông thường, bên thắng cuộc viết nên lịch sử cuộc chiến. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, Liên bang miền Bắc – người chiến thắng – đã chọn ‘phiên bản chiến tranh’ như là sự mất mát chung của cả hai phía, sự đau đớn mà cả người Mỹ da trắng phương Bắc và phương Nam cùng chia sẻ, qua đó cố gắng hòa giải sự chia rẽ dân tộc”.
____
Đại học KHXH&NV
24-3-2017

Giáo sư Drew Gilpin Faust thuyết trình trước giảng viên, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV. Ảnh: Việt Thành
Sáng ngày 23-3, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, Giáo sư sử học danh hiệu Lincoln đã thuyết trình trước giảng viên, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG-HCM) với chủ đề “Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử”. Cổng thông tin điện tử xin giới thiệu toàn văn nội dung bài thuyết trình:
Trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Harvard, tôi là một học giả và giảng viên lịch sử trong suốt hơn ba mươi năm. Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng được có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một trung tâm nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam.
Việc có mặt tại đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo cách nói của các bạn –và “Chiến tranh Việt Nam” theo cách gọi của chúng tôi – đã mãi mãi định hình thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong thập niên 1960-1970. Dù rằng suốt những năm tháng đó, tôi chưa từng vượt 8000 dặm để đặt chân đến nơi này, nhưng những địa danh như Khe Sanh, Pleiku, Ấp Bắc, Điện Biên Phủ, Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Hà Nội luôn không ngừng vang vọng trong tâm trí tôi trong suốt mấy thập kỷ qua. Tôi đã hằng mong ít nhất một vài địa danh trong số này không chỉ dừng ở con chữ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Giáo dục, Lịch sử, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Đại học Harvard | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 25/03/2017
Hà Văn Thùy
25-3-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Do vai trò lớn lao của giáo dục đối với sự tồn vong của dân tộc, nhiều người muốn có một triết lý giáo dục cho đất nước hôm nay. Vì lẽ “ôn cố tri tân”, một câu hỏi nảy sinh: Cha ông ta xưa có triết lý giáo dục không? Tuy nhiên, triết lý giáo dục là khái niệm mới, không thể tìm được nguyên ngữ trong cổ thư. Do vậy, ta chỉ có thể tìm một cách gián tiếp thông qua nội dung và mục đích giáo dục của tiền nhân.
I. Nội dung và mục đích giáo dục của người xưa
Khi suy ngẫm về nền giáo dục truyền thống ta thấy, nội dung dạy và học của người xưa gồm có ba ban: văn, võ và nghệ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Hà Văn Thùy, Triết lý giáo dục | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/03/2017
FB Chau Doan
20-3-2017

Ảnh chụp màn hình website trang Times Higher Education.
Tạp chí Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng 300 trường đại học tốt nhất ở 24 nước châu Á. Nhật Bản đứng đầu với 69 trường, Trung Quốc thứ nhì với 54 trường, Ấn Độ 33 trường. Không có trường đại học nào của Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
Những vị làm trong ngành giáo dục Việt Nam nghĩ gì về điều này? Liệu các vị có cảm thấy xấu hổ không? Tôi sợ là không. Nếu biết xấu hổ như những bậc trí thức lớn, biết đau nỗi đau của dân tộc, biết buồn với nỗi buồn của dân tộc thì nền giáo dục Việt Nam đã không giáo điều, nạn dậy thêm đã không hoành hành tra tấn và cướp đi tuổi thơ của con trẻ dã man như vậy.
Giờ thì không thể đổ lỗi cho chiến tranh nữa được rồi. Nhưng tôi rất ngạc nhiên bởi lượng tiến sỹ, thạc sỹ hàng năm ở Việt Nam được sản xuất nhiều lắm cơ mà. Liệu có sự nhầm lẫn ở đây không nhỉ? Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Châu Đoàn | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 19/03/2017
FB Nguyễn Phúc Anh
18-3-2017

Ảnh: FB Nguyễn Phúc Anh
Cách đây vài ngày khi theo chân một người bạn đi phỏng vấn, tôi vô tình được tham dự buổi chiếu phim cho bộ phim Kong: Skull Island (Kong – Đảo đầu lâu) của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và vô tình được nghe, quan sát anh đạo diễn với phong cách hippy trả lời phỏng vấn phóng viên các báo đài.
Ấn tượng chung là anh ấy chả biết tí gì về Việt Nam cả. Anh ấy cũng chả có hình dung gì về cái gọi là Đại sứ du lịch cùng những gì cần phải làm khi được trao danh hiệu ấy. Lời khuyên cho các bạn phóng viên: đừng hỏi anh ấy Lý Nhã Kỳ là ai, anh ấy không biết đâu! Hỏi đi hỏi lại nhiều làm anh ấy hơi mệt và bực mình.
Tuy rằng anh ấy không có ý niệm gì về công việc đại sứ, không biết ai là người tiền nhiệm, đồng thời cũng chả biết luôn những người tiền nhiệm đã và đang làm những gì, thật mừng cho đất nước chúng ta là anh ấy đã nhận danh hiệu Đại sứ du lịch. Anh ấy thậm chí còn hứa sẽ làm tốt hơn những người tiền nhiệm.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Kỳ thị chủng tộc, Nguyễn Phúc Anh, Phim King Kong | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/03/2017
Nguyễn Văn Nghệ
17-3-2017

Bệnh thành tích trong học đường đã dạy họ sinh gian dối. Ảnh: internet
Đầu năm học 2016-2017, Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo đã có “Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2016-2017”. Trong thư có viết: “…Vì vậy, để trở thành những người con xứng đáng và hữu ích cho Giáo hội và Quê hương, ngay từ bây giờ, khi đến trường, các con không được chỉ tìm học thêm kiến thức, nhưng còn phải rèn luyện con người của mình về mọi mặt mà Cha gồm tóm lại trong 4 chữ “Thành”: Thành Tài, Thành Công, Thành Nhân, Thành Thánh”. Và trong “Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2016” Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo đã giải thích: “để Thành Nhân, các em phải rèn luyện để có lòng ngay thẳng, có con tim nhạy bén để cảm thông với những đau khổ của nhân loại”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Bệnh thành tích, Gian dối, Nguyễn Văn Nghệ | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 14/03/2017
Zing
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An
14-3-2017
“Đề cập Gạc Ma, sách giáo khoa cần viết ngắn gọn về âm mưu, thủ đoạn đánh chiếm và sát hại 64 bộ đội Việt Nam, từ đó nêu hệ quả của sự kiện này”, thầy Trần Trung Hiếu đề xuất.
Đầu năm 1988, Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp đảo Gạc Ma. 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604.
28 năm trôi qua, đến nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giáo viên Lịch sử, hải chiến Gạc Ma là một trong những sự kiện lịch sử lớn, phải đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường. Những người đã hy sinh cho đất nước phải được tôn vinh xứng đáng.
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An chia sẻ bài viết với Zing.vn về thực tế vị trí của hải chiến Gạc Ma nói riêng, đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói chung trong sách giáo khoa hiện hành.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Gạc Ma, Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 12/03/2017
LS Đặng Đình Mạnh
12-3-2017

Ảnh: Alexander Rhodes
Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.
Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Alexandre Rhodes, Đặng Đình Mạnh | 8 Comments »
Posted by adminbasam trên 09/03/2017
Thu San Nguyễn Thế Hùng
9-3-2017

Ảnh: internet
Ngày 15/2/2017, Cụ Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung Tâm Minh triết Việt, có thư mời các nhân sỹ trí thức, anh em thanh niên và đồng bào cả nước tham gia hội thảo nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Vì vậy chúng tôi cũng muốn viết đôi dòng để hưởng ứng.
Tính đến năm nay, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã được 110 năm. Nhưng tài liệu viết về phong trào ấy còn rất ít. Đáng giá nhất là cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục của Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê viết năm 1968. Đọc cuốn ấy chúng ta có thể mường tượng về Đông Kinh Nghĩa Thục khá rõ ràng. Như chính Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê than phiền rằng tài liệu ông viết mỏng và nhiều thiếu sót, vì có rất ít các ghi chép để tham khảo, mà chủ yếu cụ chỉ chép lại lời kể của ông bác cụ là một sáng lập viên của Đông kinh nghĩa thục. Tuy vậy, công lao của Cụ Nguyễn Hiến Lê rất lớn, qua cuốn sách mỏng Cụ đã chỉ ra được rõ ràng các vị khai sáng ra Đông Kinh Nghĩa Thục đã bàn thảo dân chủ và sáng suốt như thế nào trước khi quyết định mở ra phong trào ấy. Hồi đó tôn chỉ của các cụ là Đông Kinh Nghĩa Thục là để cứu nước. Muốn cứu nước chỉ trước hết phải dậy cho đồng bào sáng cái trí đã. Mà lại dạy trong hoàn cảnh thực dân Pháp không cho phép. Rốt cuộc, các cụ đã dạy chữ, dạy nghề, dạy khởi nghiệp. Chính các cụ cũng tự đứng ra mở doanh nghiệp nữa. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Nguyễn Thế Hùng, Đông Kinh Nghĩa Thục | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 06/03/2017
BBC
6-3-2017

Cậu bé đang xếp dép. Ảnh: FB Phạm Nghĩa
Hình ảnh một cậu bé 4 tuổi rưỡi theo mẹ đi nhặt ve chai, khi bắt gặp cô giáo và các bạn cùng lứa tuổi ở công viên 30/4 (Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) đã tự động xếp dép cho cô và các bạn, khiến nhiều người cảm động.
Tin mới nhất cho hay, sau khi video và ảnh của cậu bé được đăng tải trên mạng xã hội và truyền thông, mẹ của bé đã có việc làm và bé cũng được giúp học bổng để đi học.
Anh Phạm Nghĩa, một nhà báo tại thành phố Hồ Chí Minh, người quay clip video và cho lên Facebook của mình, cho biết khi đang ngồi gần Nhà Thờ Đức Bà, đúng vào hôm có nhiều bé mầm non đi dã ngoại, anh đã vô tình thấy một bé trai đi lượm rác gần đó. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Gia đình/Xã hội, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Cậu bé xếp dép, Phạm Nghĩa | 7 Comments »
Posted by adminbasam trên 06/03/2017
Hoàng Xuân Phú
6-3-2017
Dự thảo “Quyết định ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến góp ý trong thời gian từ ngày 20/01/2017 đến ngày 20/3/2017) đưa ra nhiều tiêu chuẩn tỉ mỉ mang tính định lượng. Thử hỏi, ngoài chức danh giáo sư và phó giáo sư ra, thì ở Việt Nam có loại chức danh nào khác được quy định như vậy hay không? Nếu bộ tiêu chuẩn ấy là độc nhất vô nhị, thì cũng không nên coi nó là sản phẩm đặc sắc đáng tự hào của giới khoa học. Bởi quy định như vậy có thể là cần thiết đối với thực trạng của giới khoa học nước nhà, nhưng nó chỉ là giải pháp tình thế, bất đắc dĩ mới phải ban hành, chứ thực ra nó phi khoa học.
Ở các nước tiên tiến, khi xét bổ nhiệm giáo sư và phó giáo sư, người ta chỉ căn cứ vào chất lượng, chứ không dựa vào các loại số lượng, và không có đòi hỏi về thâm niên hay thành tích đào tạo. Ứng viên thế nào là đủ chất lượng thì chẳng thể quy định một cách máy móc quan liêu, nên cũng chẳng có quy định về tiêu chuẩn giáo sư. Ví dụ, trong quy định năm 2014 về bổ nhiệm giáo sư của trường Đại học Heidelberg[1] và trong Luật Đại học của Bang Baden-Wuerttemberg – CHLB Đức (phần quy định về bổ nhiệm giáo sư)đều không có bất kỳ tiêu chuẩn nào về trình độ và thành tích đối với ứng viên giáo sư. Vì thế, hội đồng bổ nhiệm căn cứ vào truyền thống và thông lệ mà tự xác định nên chọn ứng viên nào. Hội đồng xứng đáng thì ắt chọn được ứng viên xứng đáng. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Bổ nhiệm giáo sư, Hoàng Xuân Phú | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 03/03/2017
Trần Phong Vũ
3-3-2017
Một chuyện cũ nhưng vẫn còn mới
Đầu thập niên 80 thế kỷ trước, cháu gái lớn tôi đang học lớp 12 trường Trung Học Irvine tọa lạc trên đường Walnut của thành phố. Cần nói rõ như thế để phân biệt với một High School khác nằm trong khu Woodbrige.
Một buổi chiều cháu trao cho tôi đọc mấy trang cháu ghi lại nội dung bài giảng của giáo sư về lịch sử chiến tranh Việt Nam từ khởi sự cho đến khi gọi là thống nhất đất nước tháng tư năm 1975. Đọc xong tôi không khỏi bàng hoàng pha lẫn tâm trạng bất an. Một câu chuyện bóp méo trắng trợn về những sự thật quanh cuộc chiến tự vệ của quân dân miền Nam mà với tư cách người làm truyền thông khi ấy tôi đã chứng kiến từ đầu.
Ngay sau đó tôi thông báo cho một số bạn bè, trong đó có những thành viên trong hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại, như các GS Lưu Trung Khảo, Phạm Quân Hồng, TS Phạm Cao Dương, DS Trần Hiếu, NS Phạm Đình Tuân. Và sau khi trao đổi ý kiến với một số phụ huynh học sinh Việt Nam bạn cùng lớp với con gái tôi, khoảng một tuần sau mấy anh chị em được ủy thác trực tiếp gặp gỡ vị Hiệu Trưởng và ông thầy phụ trách môn sử lớp 12 trường Irvine High School để nêu thẳng vấn đề. Mọi chuyện sau đó đã được giải quyết ổn thỏa. Với sự cộng tác của vị GS giảng dạy môn sử, Ban Giám Đốc nhà trường hứa sẽ duyệt xét lại toàn bộ những tài liệu lịch sử liên hệ tới chiến tranh Việt Nam hiện đang được nhà trường sử dụng lâu nay. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Nghị quyết 36, Trần Phong Vũ | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/02/2017
FB Trương Nhân Tuấn
23-2-2017

Mục tiêu giáo dục của đảng ta là xây dựng “con người mới XHCN”. Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Mục tiêu của giáo dục VN là gì ? Câu hỏi này đặt ra từ vài chục năm nay mà không ai có câu trả lời thỏa đáng. Bởi vì lời nói của các viên chức hữu trách luôn trái ngược với thực tế.
Điều mà người ta biết chắc chắn là mục tiêu “làm giáo dục” của các “cán bộ” (phụ trách về giáo dục), những “nhà hiệu trưởng”… là “làm tiền”. Các vụ “lùm xùm” liên quan đến trường Luật TP HCM hay vụ bà hiệu trưởng Nam Trung Yên trên báo chí hổm rày cho ta thấy thực tế là như vậy. Mặc dầu pháp luật VN (điều 17 Luật Giáo dục) nghiêm cấm mọi hành vi “thương mại hóa” hoạt động giáo dục.
Nếu suy nghĩ sâu xa, nguyên nhân thất bại của giáo dục VN, cũng như sự sụp đổ nhiều phương diện khác của xã hội, như cung cách giao thông, tệ nạn tham nhũng của cán bộ… tất cả đều đến từ việc không “thượng tôn pháp luật”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Trương Nhân Tuấn | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2017
Blog RFA
VietTuSaiGon
22-2-2017

Đoàn Thị Hương, một trong những nhân vật bị nghi ngờ đã giết ông Kim Yong-nam. Ảnh: internet
Trong cổ tích Việt Nam, có bà mẹ bồng con ra đứng chờ chồng đến hóa đá chứ không có bà mẹ nào chờ con đến hóa đá. Nói cho cùng, việc cho con mình phải chịu cảnh hóa đá theo mình là một việc hết sức ngớ ngẩn và dã man nếu xét trên khía cạnh tình mẹ con. Việt Nam hiện đại, có bà mẹ sẵn sàng ném chín đứa con vào khói lửa chiến tranh chỉ vì lòng thù hận, vì trả thù. Và chuyện mới xảy ra, có người cha, người mẹ suốt mười năm cho con đi học, con làm gì cũng không biết, thậm chí không nhớ nổi con về thăm nhà bao nhiêu lần trong mười năm đó, mọi thông tin của nắm ruột mình rứt ra nghe đầy vẻ nhạt loãng và hời hợt như chuyện sát thủ Đoàn Thị Hương. Lẽ nào bậc làm cha làm mẹ người Việt hỏng đến độ như vậy sao?
Câu trả lời là không, hoàn toàn không phải vậy, bản năng yêu thương của con người thì Tây cũng giống Ta, Nam cũng như Bắc, Đông cũng như Tây. Bởi đâu cũng máu đỏ và nước mắt mặn chát, thậm chí dân Á Đông nước mắt còn mặn và chảy nhiều hơn dân phương Tây. Nhưng, có một sự khác biệt rất rõ rệt là hệ tham chiếu cũng như định nghĩa về giá trị tình yêu gia đình hoàn toàn khác biệt giữa Tây và Đông (cụ thể là Tàu). Mà nghiệt nỗi, Việt Nam thì ảnh hưởng Tàu quá nặng nên mọi thứ trở nên đảo lộn trong cơn hổ lốn hầm bà lằng lịch sử.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Giáo dục | Thẻ: Kim Jong Nam, Đoàn Thị Hương | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2017
Blog VOA
Phạm Chí Dũng
22-2-2017

Nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu tại lễ ra mắt Viện Phan Chu Trinh. Ảnh chụp màn hình.
Phản ứng thờ ơ
Một hiện tượng “lạ” vừa xảy ra trong buổi giao thời Việt Nam: Viện Phan Chu Trinh mới được thành lập của cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và tác giả Đất nước đứng lên – nhà văn Nguyên Ngọc – đã không nhận được phản ứng tích cực từ giới truyền thông xã hội.
Vào thời buổi mà truyền thông xã hội đã phát triển đến mức có đến hơn một nửa dân số Việt Nam sử dụng mạng này và bất cứ một đề tài mang khí sắc dân chủ nào cũng được dư luận chào đón, hiện tượng truyền thông và chính trị – xã hội vừa kể là rất đáng mổ xẻ.
Bởi lẽ ra, Viện Phan Chu Trinh cùng tinh thần khai trí của bậc tiền nhân này về tam quyền phân lập và dân chủ tự trị đã phải được cổ xúy mạnh mẽ bởi các trang mạng chuyên về dân chủ và nhân quyền. Nhưng sau khi được thành lập vào ngày 7/2/2017 tại Hội An, Quảng Nam, Viện Phan Chu Trinh cùng người điều hành chủ yếu là nhà văn Nguyên Ngọc đã chỉ được thông tin trên một số tờ báo nhà nước, trong lúc đại đa số các trang mạng dân chủ nhân quyền lại im lặng một cách khác thường. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Xã hội Dân sự | Thẻ: Nguyễn Thị Bình, Nhà văn Nguyên Ngọc, Phạm Chí Dũng, Viện Phan Chu Trinh | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 22/02/2017
Nếu những người tử tế không lên tiếng, hệ thống pháp luật không thể bảo vệ được họ và các giá trị sống không được tôn trọng, “luật im lặng” sẽ ngự trị.
FB Trương Anh Ngọc
22-2-2017
Sau khi đăng bài viết “Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên và luật im lặng”, mình nhận được khá nhiều message của một số giáo viên. Họ đều là các cô giáo và đều đề nghị xin giấu tên nếu như mình viết về họ. Đơn giản là họ sợ, một nỗi sợ hãi rất dễ hiểu và cảm thông cho những người đã sống cùng với cái ác, cái xấu mà không thể đủ lực, đủ lượng để chống lại chúng, ở đây là trong môi trường giáo dục. Một môi trường có thể sản sinh ra những hiệu trưởng như ở trường Nam Trung Yên, bởi cơ chế đã tạo ra họ, cho họ quyền lực và lạm dụng nó.
Một cô giáo viết rằng, cô chỉ gửi message riêng cho mình, vì thấy rằng, việc cô vào like hay comment bài về “luật im lặng” của mình là “nhạy cảm” và khiến cô có thể bị “này nọ”. Cô viết: “Em cũng là một giáo viên ở vùng quê. Em sợ. Sợ lắm anh ạ”. Theo cô, “chuyện về hiệu trưởng kiểu như vậy em thấy đầy anh ơi. Cũng có kiện. Có tố cáo rồi cũng thanh tra nhưng đâu lại vào đấy. Cuối cùng cũng bị lãnh đủ kiểu như thầy Đỗ Việt Khoa hồi ấy. Bởi vì có một hệ thống từ phòng giáo dục đến hiệu trưởng rồi Sở giáo dục. Hệ thống ấy rất kiên cố. Giáo viên rất sợ”. Cô viết tiếp: “Họ rất tài, có thể biến trắng thành đen trong nháy mắt. Nói và làm là 2 việc rất khác nhau. Em cũng làm việc với một cô hiệu trưởng có ô dù lớn nên phần nào hiểu được. Không hề có sự dân chủ nào cả. Nếu có ý kiến thì bị cho là chống đối, hoặc quy về tội tư tưởng chính trị”.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Tạ Thị Bích Ngọc, Trường Nam Trung Yên, Trương Anh Ngọc | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/02/2017
FB Nguyễn Thị Oanh
20-2-2017

Bà Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: internet
Có mấy bạn nhắn tin hỏi tôi sao không thấy lên tiếng về vụ bà hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên đang là đề tài rất “hot” hiện nay.
Tôi trả lời các bạn ấy rằng vì thấy đã có quá nhiều người chửi rồi, nên không cần phải thêm một người hùa vô nữa là tôi!
Tất nhiên, tư cách như thế, hành xử như thế thì không thể làm thầy chứ đừng nói là làm tới hiệu trưởng. Nhưng thiết nghĩ, chúng ta phẫn nộ, rủa xả, lên án… thế đã đủ! Điều quan trọng hơn là cần nhận ra đâu là vấn đề phải giải quyết, để làm sao loại bỏ được hết những bà (hay ông) hiệu trưởng kiểu đó trong gần 44.000 ngôi trường từ Mầm non tới Đại học trên khắp cả nước hiện nay, bởi rất có thể vụ Nam Trung Yên chỉ là phần nổi nhỏ của một tảng băng lớn…
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Nguyễn Thị Oanh, Tạ Thị Bích Ngọc | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 21/02/2017
Hồ Anh Hải
21-2-2017

Cụ Nguyễn Khắc Mai, cùng các nhân sĩ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ảnh: Nguyễn Hữu Minh
Ngày 11/2/2017, nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày thành lập Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT), một số nhà trí thức dẫn đầu là ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa minh triết đã đến dâng hương trước bàn thờ cụ Nguyễn Hữu Cầu tại nguyên quán cụ.
Cử nhân Hán học Nguyễn Hữu Cầu (1879-1946) là một trong số các nhà sáng lập Trường ĐKNT. Trường khai giảng tại Hà Nội vào tháng 3/1907. Đây là một hình mẫu trường học chưa từng có trong lịch sử nước ta: không thu học phí, bất cứ ai không phân biệt già trẻ gái trai đều có thể vào học; giấy bút, giáo trình học đều phát không cho học viên, ai nghèo quá được nhà trường nuôi ăn ở…. Các môn học gồm: chữ Quốc ngữ, chữ Nho, tiếng Pháp, thường thức về khoa học, kinh tế, tài chính, chính trị, quyền công dân, lối sống mới có đạo đức và vệ sinh v.v… là những điều xưa nay dân ta chưa hề nghe nói. Giáo trình do Ban Tu thư của nhà trường (mà cụ Cầu là một thành viên chủ yếu) biên soạn, in và phát hành trong cả nước, chủ yếu sử dụng các Tân thư của Trung Quốc, Nhật Bản và văn thơ của các chí sĩ cách mạng nước ta. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục | Thẻ: Đông Kinh Nghĩa Thục | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 19/02/2017
Mạc Văn Trang
19-2-2017

Nhà giáo – ThS Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc “Đêm hội trăng rằm 2015”. Ảnh: internet
Việc bà Tạ Bích Ngọc HT trường TH Nam Trung yên, Hà Nội đi xe taxi vào sân trường, đâm gãy chân HS Kiên lớp 2A4 đang chơi ở sân trường, thực ra chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng tại sao lại thành chuyện lớn?
CHUYỆN NHỎ, nếu như bà Ngọc xuống xe, cùng mọi người chạy lại nâng em Kiên lên, hỏi han, đưa em ngay đi bệnh viện, báo cho gia đình em và GV chủ nhiệm biết. Bà thành thật nhận lỗi (ai chả mắc lỗi lầm), xin lỗi gia đình em Kiên và mọi người, khắc phục hậu quả, rút kinh nghiêm chung về việc đi xe vào sân trường… Đó là lương tâm, trách nhiệm của một người bình thường.
CHUYỆN LỚN bởi vì, người HT – linh hồn của nhà trường – tấm gương đạo đức cho GV và HS, đã không làm được điều bình thường, mà bộc lộ một nhân cách thấp kém: Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Mạc Văn Trang, Tạ Thị Bích Ngọc | 8 Comments »
Posted by adminbasam trên 19/02/2017
FB Trần Đình Triển
19-2-2-107

Cô giáo Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên và em Trần Chí Kiên, nạn nhân bị đụng gãy chân. Ảnh: internet
Thời gian qua, dư luận phản ứng gay gắt về hành vi gian dối, vô đạo đức, tha hoá nhân cách của người giáo viên giữ vai trò ” Sự nghiệp trồng người”. Tôi nhớ lại cách đây chục năm, Bà Lê Hiền Đức (có thời gian giúp việc bên cạnh Bác Hồ) gọi điện thoại cho tôi, Bà yêu cầu tôi tiếp một giáo viên và vài ba phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc tố cáo Cô giáo hiệu trưởng độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ, cắt xén tiền ăn của hơn 400 học sinh , tham ô gần 70 triệu đồng;… Phụ huynh và một vài cô giáo phản ánh, thì cô hiệu trưởng này còn thách thức: “Ai kiện, tôi chỉ đường cho mà kiện, tôi có đầy ô che không sợ ướt áo”.
Tôi đọc tên cô hiệu trưởng này nghe quen quen, tìm lại hồ sơ vụ việc vì lâu quá rồi nên chưa tìm thấy. Tôi xác minh lại thì đúng là Cô Tạ Thị Bích Ngọc.
Lúc đó Văn phòng luật sư Vì Dân có văn bản kiến nghị đến UBND Quận Cầu Giấy, tôi nhớ là Bà Vân Khanh – Phó Chủ tịch UBND Quận Cầu Giấy thời kỳ đó có chỉ đạo Thanh tra và Phòng Giáo dục Quận xác minh làm rõ. Kết quả khẳng định bà Bích Ngọc có một số vi phạm. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Khai trừ đảng tịch, Tạ Thị Bích Ngọc, Trần Đình Triển | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 18/02/2017
Blog VOA
18-2-2017

Bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Có một câu chuyện như thế này: tại một trường học, cô hiệu trưởng đi taxi vào thẳng trong sân trường đâm phải một học sinh khiến em học sinh ngã gãy xương đùi phải vào viện. Tuy nhiên thay vì lắng nghe, trực tiếp giải quyết vấn đề thì cô hiệu trưởng này lại chối biến bằng cách đi phát phiếu thăm dò. Kết quả: 100% giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường cùng các em học sinh khác đều khẳng định không có chiếc taxi nào chạy vào sân trường. Vụ em học sinh lớp 2 bị thương là do em chạy chơi và tự ngã. Dù công an Hà Nội đã vào cuộc điều tra và tìm được chiếc taxi gây tai nạn cùng nhận được lời khai của một số nhân chứng, cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích chính thức nào từ phía hiệu trưởng về vụ này.
Một câu chuyện khác, xuất phát từ Facebook của một nhóm tâm sự giấu mặt (hay còn gọi là Confession) tại một trường học cấp 3 có tiếng ở Hà Nội, khi học sinh này kể về việc mình bị chấn thương trong một vụ nổ phòng thí nghiệm, dẫn đến bỏng cấp độ 3, không thể đến trường dù đang trong giai đoạn ôn thi vào đại học. Vấn đề là vụ nổ được em nhắc tới bị nhà trường giấu nhẹm và không một ai dám đả động đến. Câu chuyện này đã gây hoang mang và nhận được nhiều sự chú ý quan tâm từ cộng đồng học sinh trung học tại Hà Nội. Tuy nhiên cũng không có một tin tức chính thức nào từ đại diện của trường.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Tạ Thị Bích Ngọc | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
FB Luân Lê
17-1-2017

Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: báo TP
Khi ông Chánh án tối cao Nguyễn Hoà Bình nói sẽ mời giáo viên về dạy chính tả, ngữ pháp cho các thẩm phán thì điều đó khẳng định rằng trình độ của thẩm phán của chúng ta thực sự là một vấn nạn đáng báo động cho một nền tư pháp và công lý.
Chữ nghĩa không chuẩn, mà luật pháp là vận dụng câu chữ để giải quyết các vấn đề của xã hội, và lẽ phải tồn tại hay không tồn tại chính là phụ thuộc vào trình độ vận dụng và “giải thích” luật pháp khi xét xử của các thẩm phán.
Khi thừa nhận thực trạng ấy đã là điều đáng mừng. Nhưng nó lại chỉ là một phần nhỏ bề nổi của vấn đề đối với đất nước chúng ta. Bởi nền giáo dục của chúng ta cũng đang rơi vào suy thoái và lạc hậu một cách trầm trọng, vậy thì chất lượng giáo viên có đủ để đảm bảo rằng sẽ chỉ dẫn được các “thẩm phán” trong vấn đề chữ nghĩa hay không? Chính các giáo viên còn mải mê và lo làm nhiệm vụ chính trị, bệnh thành tích, chữ nghĩa và câu cú lủng củng, thì có đủ trình độ lẫn nhân cách để mà hướng dẫn những người cầm cân nảy mực?
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Lê Văn Luân, Nâng cao quan trí, Nguyễn Hòa Bình, Tư pháp Việt Nam | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 01/01/2017
FB Hữu Nguyên
31-12-2016

Mặt em Đỗ Tuấn Lâm sau khi bị cô giáo cho 42 bạn tát vào mặt. Nguồn: internet
Hãy thử hình dung con bạn bị hơn 40 bạn học cùng lớp xếp hàng và lần lượt tát vào mặt. Xin nhắc lại, cháu bị hơn 40 bạn lần lượt tát vào mặt, có bạn còn tranh thủ “cào xước” cả mặt con bạn.
Tất cả diễn biến này, đều nằm trong sự điều khiển và giám sát của cô giáo. Không phải là chuyện bột phát, nhất thời nóng giận.
Tôi không phải là nhà tâm lý học, nhưng tôi vẫn là con người bình thường, tôi cảm nhận được cú sốc tâm lý của cháu học sinh bị hơn 40 bạn học lần lượt tát vào mặt mình dưới sự điều khiển của cô giáo.
Bạn ấy sẽ rất tuyệt vọng vì từ cô giáo (người lẽ ra phải là thần tượng mẫu mực của bạn học sinh tiều học ấy) cho tới toàn thể bạn bè xung quanh đều chống lại bạn ấy, bằng bạo lực, bằng sự xúc phạm thân thể và danh dự. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Hữu nguyên | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 10/12/2016
Nguyễn Đình Cống
10-12-2016
Về sự xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam (GDVN), một số người cho nguyên nhân chủ yếu là thiếu một Triết lý giáo dục (TLGD). Trong cuộc họp Quốc hội có đại biểu đã chất vấn: “ VN có hay không một TLGD “. Trong bài “Từ tình trạng bệ rạc trong hệ thống giáo dục VN, tới nội dung lá thư của một học sinh gửi thầy giáo cũ” (AnhBaSam 10865) tác giả Trần Phong Vũ nhận xét: “ Tệ trạng GDVN đã tới đáy” và nguyên nhân là: “ Do lỗ hổng to lớn về sự thiếu vắng một TLGD “.
Tôi không tán thành đánh giá trên về nguyên nhân xuống cấp của GD mà cho rằng không phải chúng ta không có TLGD, chỉ là đang theo một TLGD lạc hậu và sai lầm. Nếu nói thiếu thì đó là thiếu một TLGD khoa học, tiến bộ.
Trong thế kỷ 20 hình như chưa ai nói đến TLGD mà chỉ nói Phương châm, Nguyên lý ,Quan điểm về GD. Khái niệm TLGD mới được dùng rộng rãi những năm gần đây (từ 2010). Phải chăng đó là những cơ sở lý luận được dựa vào để vạch ra mục tiêu của GD, nội dung chương trình, phương pháp và tổ chức dạy học. Nếu hiểu như vậy thì Việt Nam chưa bao giờ thiếu TLGD, chẳng qua là trong các văn bản chính thức không dùng thuật ngữ TLGD mà dùng các thuật ngữ khác tương đương như Phương châm hoặc Nguyên lý GD. Vấn đề là xem triết lý đó, về bản chất và cách vận dụng đúng sai ở đâu, như thế nào. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Nguyễn Đình Cống, Triết lý giáo dục | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 07/12/2016
Nhân vụ các cô giáo tỉnh Hà Tĩnh bị ép “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke cho quan chức tỉnh”, nhìn lại những đặc tính truyền thống cơ bản của nền Giáo Dục ở miền Nam thời trước năm 1975
Phạm Cao Dương (*)
7-12-2016

Viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn. Nguồn: internet
Bồng bồng mẹ bế con sang,
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
(Ca dao Việt Nam)
“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thầy tới, học trò phải nghiêm chỉnh đứng dạy chào thầy…”
Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp
(Từ Nguyên, “Tựu Trường 2006”, Báo Người Việt, 10 tháng 9, 2006)
============
Một người bạn mới về thăm Việt Nam trở lại Mỹ trước ngày Lễ Tạ Ơn 2016 ít ngày, cho biết rất nhiều người trong nước hiện tại đã đánh giá cao nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975; riêng bà con ở miền Nam lại lấy làm hãnh diện là đã được đào tạo bởi nền giáo dục ấy, trong những học đường miền Nam và bởi các thầy cô miền Nam. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Giáo dục miền Nam, Phạm Cao Dương | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 06/12/2016
FB Luân Lê
6-12-2016

Trường ĐH Harvard ở Cambridge, Massachusetts. Ảnh: internet
Đây chính là nơi mà sản sinh ra những tài năng và các nhà khoa học đông đảo cho thế giới phát triển đi lên mỗi ngày.
Ở đó không có tiếng động dù rất đông người đến để đọc và tìm kiếm tri thức, học hỏi. Các căng tin cũng là thư viện sách khổng lồ. Ở đây không có đêm vì đèn được thắp sáng 24/24 và những người đến đây cũng không cần ngủ. Họ học 1 tháng bằng sinh viên Trung Quốc học trong vòng 1 năm. Họ học gấp mười lần người khác so với cùng một không-thời gian trên thế giới.
Họ học, học và học. Đọc, đọc và đọc. Và từ đây đã tạo ra những tài năng thực sự cho thế giới với hàng chục giải Nobel và những nhà khoa học lừng danh khác.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Lê Văn Luân, Đại học Harvard | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 05/12/2016
Đôi lời: Vài thập kỷ thì ăn thua gì, đến 100 năm sau, chắc chắn Việt Nam không thể có được một người như Bill Gates. Trước khi có Bill Gate, nước Mỹ đã có những nhà khoa học, nhưng nhà phát minh lỗi lạc khác, như: Thomas Edison, Nikola Tesla, Albert Einstein, hai anh em Orville Wright và Wilbur Wright, Paul Wigner, Robert Oppenheimer, Wernher von Braun… Nhiều nhà khoa học Mỹ, dù được sinh ra ở các nước khác, nhưng nước Mỹ với tự do học thuật, tự do tư duy và tranh luận, đã tạo điều kiện tốt nhất để họ phát huy toàn bộ tài năng và trí tuệ, cho ra những công trình khoa học, cống hiến cho nhân loại.
Để đất nước có được những người tài giỏi xuất chúng như Bill Gates, thì Việt Nam phải có những người lãnh đạo giỏi, thay vì có những lãnh đạo với những câu phát biểu luôn làm trò cười cho thiên hạ, nói mà không biết mình nói cái gì, như CLMV hay CLV, thì không nên có những giấc mơ xa xôi hơn. Khi những người dốt lãnh đạo một đất nước có nhiều người tài giỏi, thì những lãnh đạo kia sẽ bằng mọi cách triệt tiêu cái tài trong dân chúng. Một đất nước có những lãnh đạo dốt không thể sản sinh ra những người dân tài ba, xuất chúng.
___
VOA
An Tôn
5-12-2016

Tỷ phú Bill Gates (trái) và doanh nhân Jack Ma. Ảnh: VOA
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã dự một buổi lễ tuyên dương các học sinh xuất chúng hôm 3/12 ở Hà Nội. Báo chí nhà nước tường thuật rằng thủ tướng đã “chúc mừng và đánh giá cao” các học sinh đoạt giải Olympic quốc tế hoặc có kết quả xuất sắc tại kỳ thi trung học phổ thông năm 2016. Ông cũng “bày tỏ lòng tri ân” đến các thầy cô giáo.
Năm nay, Việt Nam có 37 học sinh tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực. Có tới 36 trong số 37 học sinh đã đoạt giải gồm 9 huy chương vàng và 25 huy chương bạc, đồng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Bill Gates, Lãnh đạo Việt Nam, Tài năng | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 03/12/2016
FB Luân Lê
3-12-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: intenet
Cả cái xã hội này nháo nhào lên bàn tán, tranh luận về một giấc mơ “lớn” của một cô học sinh bằng việc nêu ra câu hỏi “học thế nào để ra trường đi làm sẽ được hưởng mức lương 2.000 USD”?
Những người ủng hộ thì cho đó là ước mơ lớn, và đáng khích lệ.
Hôm qua, khi đối thoại hướng nghiệp với các bạn trẻ học phổ thông ở Vinschool, tôi nhấn mạnh với các bạn rằng: các bạn đừng hỏi câu hỏi như một học sinh vừa rồi đã đặt ra là, học thế nào để ra trường có mức lương 2.000 đô. Vì chỉ có doanh nghiệp khi họ tuyển dụng mới biết người ngồi đối diện họ mà họ đang phỏng vấn ở mức nào và bạn cho họ tìm thấy tiềm năng gì ở bạn. Chứ chẳng có trường nào dạy bạn ra để có thể đòi hỏi một mức lương nào ở đây được cả.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa | Thẻ: Lê Văn Luân, Ước mơ làm thuê | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/11/2016
FB Con Đường VN
30-11-2016
Sáng 30/11/2016, Thành ủy HCM yêu cầu Sở Giáo dục Đào tạo thành phố này ra công văn số 4142/GDĐT – VP về việc tổ chức viếng tang Fidel Castro.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Fidel Castro, Quốc tang | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/11/2016
FB Luân Lê
29-11-2016
Khi đứng ở vai trò làm cha mẹ, thày cô giáo hay nhà nghiên cứu, truyền thụ dù là học thuật hay đạo đức, chúng ta đừng dạy bọn trẻ, những đứa con hay học sinh của mình tâm lý hơn thua và khinh khi công việc, ngành nghề của người khác. Hãy gạt bỏ suy nghĩ này khỏi cách giáo dục hàng ngày và khỏi trí não của bản thân, nếu muốn những thế hệ của mình trưởng thành và phát huy được phẩm chất cũng như tài năng của chúng.
Trên thế giới này mọi hiểu biết của con người, nhất là từng cá thể, đều có giới hạn và rất nhỏ hẹp, trong khi vũ trụ là bao la và những kiến thức là vô hạn định. Kể cả học cao, hiểu sâu, cũng không thể biết hết hay am tường được nhiều tri thức khác, vì thế, đừng dạy chúng tâm lý hơn thua hay phải vượt qua người nào đó.
Ngay cả một nhà bác học uyên thâm trong một vài lĩnh vực chuyên môn nào đó cũng có thể không biết cách sửa được đường dẫn ống nước khi bị vỡ hay có thể đánh giày nhanh bằng một người làm công việc này hàng ngày trên phố, cũng chưa chắc nắm bắt lịch sử bằng một cô cậu thường ngày làm việc với nó. Một chính trị gia cũng có thể làm kinh tế nhưng chưa chắc đã thông tuệ luật pháp hay biết sử dụng máy tính là gì. Và ngay cả một nhà đại tài quân sự lẫy lừng như Napoleon còn phải bại trận dưới tay vị tướng Daniel Wellington trong trận Waterloo.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Lê Văn Luân | 3 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Trần Phong Vũ
27-11-2016
Tệ trạng Giáo Dục Việt Nam đã tới đáy
Trong suốt mấy thập niên qua, người ta đã tốn quá nhiều giấy mực để bàn thảo và phê phán về tình trạng xuống dốc thê thảm của hệ thống giáo dục trong nước. Do lỗ hổng to lớn về sự thiếu vắng một triết lý giáo dục, cho đến nay sau hơn 7 thập niên cho miền Bắc và 41 năm cho riêng miền Nam, vì những ràng buộc tròng tréo vào những đòi buộc phi lý, hoang tưởng của ý thức hệ Mác-xít, nền giáo dục trong nước luôn rơi vào tình trạng khập khiễng, bất cập. Tình trạng bất cập này khởi từ việc phân chia hệ cấp đại học, các ngành chuyên môn, hợp lý hóa công việc soạn thảo chương trình giảng dạy, soạn sách giáo khoa… tới vấn đề học phí, học thêm giờ luôn là gánh nặng cho phụ huynh, không chỉ ở cấp đại học mà ngay từ các lớp mầm, lớp mẫu giáo.
Đã có rất nhiều lời ta thán cất lên trong giới phụ huynh, học sinh và sinh viên. Cách nay không lâu, trong một clip video do chính mình thực hiện, sinh viên Lê Văn Thành 20 tuổi ở Hànội đã công khai chỉ ra những khuyết tật nghiêm trọng trong nền giáo dục thời Xã Nghĩa. Anh nói tới tình trạng mua bán bằng cấp nhan nhản trong hệ thống đại học. Anh than phiền về tệ nạn quay cóp, tráo bài, bè phái, bán đề trong các kỳ thi, nạn bảo vệ thành tích trong hệ thống trường ốc khiến có nhiều thí sinh tốt nghiệp trung học trong khi trình độ học vấn chưa qua lớp 8 lớp 9! Nhắc tới nền giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam trước 30-4-75, blogger Lê Văn Thành đánh giá rất cao vì được đặt trên triết lý giáo dục lấy Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng làm nền tảng và nhất là một nền giáo dục miễn phí toàn phần từ mẫu giáo cho đến hết bậc Trung Học, điều dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội cho đến đầu thập niên thứ hai đệ tam thiên niên vẫn chưa có. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Trần Phong Vũ | 11 Comments »
Posted by adminbasam trên 24/11/2016
FB Luân Le
24-11-2016

Cách mạng nhung của hàng trăm ngàn người biểu tình khiến cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ hoàn toàn ở Tiệp Khắc ngày 17.11.1989. Ảnh: internet
Dân chúng cả nước xôn xao và bán tán, người khen kẻ chê, đám chỉ trích chuyện một nữ kỹ sư trẻ có vẻ “thiếu hiểu biết” về xã hội, đời sống với hai câu hỏi: El Nino là gì và Canh cua nấu với rau nào?
Cô gái đó không biết, có thể đáng chê trách vì còn trẻ mà cái tối thiểu và dường như là cơ bản về mặt thông tin đời thường còn không biết thì cũng không nên luận biện hay chống chế nhiều.
Sự hiểu biết có thể trau dồi, sự thiếu sót có thể bổ sung, sự sai lầm có thể sửa chữa, nhưng sự bảo thủ đến cùng cực với thứ mình không biết mới là đáng nguyền rủa hơn cả.
Chuyện một nữ kỹ sư không trả lời được hai câu hỏi trên, chỉ là vì cô ấy không biết, và cô ta vẫn vui vẻ thừa nhận, ngay trên truyền hình, và cô gái này cần sự trợ giúp của mọi người. Đó là điều hoàn toàn bình thường về mặt thái độ và sự cầu tiến, đáng khích lệ.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Ai là triệu phú, Lê Văn Luân | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/11/2016
FB Luân Lê
23-11-2016
Ở một quốc gia mà người nói lên sự thật và điều đúng đắn thì lại được coi là dũng cảm và bản lĩnh, thế hoá ra chẳng phải là chúng ta từ trước đến nay toàn được giáo dục bằng dối trá và sự ươn hèn cho bao thế hệ đã qua hay sao?
Nếu là thầy giáo, tôi sẽ nói với những học trò của mình rằng, tổ quốc và quê hương này là của các em, chính quyền sinh ra là để phục vụ và trung thành với nhân dân của một nước, trong đó có các em ở đây, không phải để độc quyền và độc tài trong sự lãnh đạo xã hội. Các em không thể chỉ đặt niềm tin và giao phó tất cả số trứng mình có trong tay cho một người mà hoàn toàn họ có thể tha hoá, và nếu tha hoá thì ta cần phải có cơ chế để thay thế nó bằng một thứ tốt hơn. Để làm được điều đó, chúng ta phải luôn có cái giỏ thứ hai hoặc thứ ba để sẵn sàng cho việc đó diễn ra. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Lê Văn Luân | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/11/2016
FB Lê Văn Sơn
20-11-2016

Bộ trưởng GD Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet
Giáo viên bị điều đi làm tiếp viên vì nhiệm vụ chính trị, tiến sĩ giáo sư nhảy lên bàn văng tục, chửi thề người khác, học sinh đánh nhau hội đồng từ cấp tiểu học đến trung học, đại học, giáo viên mua dâm, hiếp dâm và động dâm với nhau, với học sinh, thủ đoạn moi tiền bất hợp lý của lãnh đạo và giáo viên. Tất cả những điều đó đang diễn ra nối tiếp nhau và liên tục trong nhiệm kỳ của ông Phùng Xuân Nhạ làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Khi lên chức Bộ trưởng ông Nhạ cho rằng: ” đứng trước đòi hỏi cuộc sống, đứng trước hội nhập, đứng trước nhu cầu của con người: nhu cầu học hành tử tế, nhu cầu được sống vui vẻ, nhu cầu được sống trong xã hội yên bình. Đó là nhu cầu chính đáng của bất kỳ người dân nào”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Lê Văn Sơn, Phùng Xuân Nhạ | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 20/11/2016
Blog RFA
CanhCo
20-11-2016
Do Thái, một quốc gia tan nát, chia lìa phải chạy trốn khắp nơi trên thế giới vậy mà cuối cùng vẫn trở lại được với quốc gia của mình do kiên trì và tình yêu quê hương đất nước tột độ. Họ có rất nhiều biểu tượng về niềm tin đối với thượng đế mà một trong các di tích còn lại là Bức tường than khóc nằm tại Jerusalem, thành phố của Chúa.
Bức tường than khóc được xây dựng gần ba ngàn năm, nơi ấy người Do Thái tin rằng khi viết một lời nguyện nào đó trên giấy rồi nhét vào một lỗ hổng trên tường sẽ được chứng nhận và thực hiện bởi Chúa. Những câu than khóc, những lời ước hay thú nhận tội lỗi trước Chúa làm cho người ta rũ bỏ điều không phải của mình đã làm để từ đó xin ơn lành cùng sự cứu rỗi.
Ở Việt Nam cũng có một bức tường than khóc như thế.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng CSVN | Thẻ: Phùng Xuân Nhạ | 1 Comment »