BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Chiến tranh VN’ Category

12.446. THÁNG TƯ: GỌI TÊN CUỘC CHIẾN

Posted by adminbasam trên 18/04/2017

FB Trần Trung Đạo

18-4-2017

Một hình ảnh trong chiến tranh VN: Vác xác đồng đội. Ảnh: internet/ Trần Trung Đạo.

Ngày 23 tháng 3, 2017, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Viện trưởng Viện Đại Học Harvard viếng thăm Đại học Fulbright Việt Nam. Nhân dịp này bà đọc một diễn văn tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Phần khá dài của diễn văn, bà dành để nói về Chiến tranh Việt Nam, nội chiến Hoa Kỳ và hòa giải Nam Bắc Mỹ.

Trong suốt diễn văn bà Drew Faust không hề nhắc đến sự chịu đựng của người dân miền Nam Việt Nam hay nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chính phủ đại diện cho hơn một nửa dân số Việt Nam ngày đó.

Người viết không nghĩ bà dè dặt hay không muốn làm buồn lòng quốc gia chủ nhà. Nhưng giống như một số khá đông các trí thức Mỹ trước đây, sau 44 năm từ khi các đơn vị trực tiếp chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam vào tháng Ba năm 1973, bà vẫn chưa nhìn sâu được vào bản chất của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Việt Nam trong diễn văn của bà Drew Faust là Cộng Sản Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

12.371. NGÀY “GIẢI PHÓNG” 30 THÁNG TƯ!

Posted by adminbasam trên 14/04/2017

Phạm Khánh Chương

14-4-2017

Tháng Tư Đen: người dân bồng bế nhau trốn chạy Cộng sản. Ảnh: Corbis

Bài này viết vì không thể nào quên! Và để tặng riêng cho ông Lê Kiến Thành, con trai của ông Lê Duẩn, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh và là kẻ gây ra đau khổ cho hầu hết mọi gia đình Việt Nam và cho đất nước này.

***

Cộng sản Việt Nam gọi ngày 30 tháng Tư hàng năm là ngày “giải phóng“, nguời Việt Nam Cộng Hòa gọi là ngày “Quốc hận“. Vậy bản chất thật của ngày này là gì?

Lê Duẩn có câu nói để đời, đi vào lịch sử “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN…”.

Liên Xô nay đã sụp đổ tan tành, hầu hết “các nước XHCN” đã vứt bỏ CNXH vô sọt rác và CNCS bị thế giới lên án là chủ nghĩa khủng bố, diệt chủng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

12.301. Nhớ lại và Suy ngẫm từ mấy câu chuyện sau 30-4-1975

Posted by adminbasam trên 09/04/2017

Đào Công Tiến

9-4-2017

Những bà mẹ và trẻ em là những người chịu thiệt thòi nhất trong và sau chiến tranh. Ảnh chụp tháng 6/1965. Nguồn: Horst Faas/ AP

Ngày 30-4-2017 đang đến gần, tiếp tục gợi nhớ và thôi thúc suy ngẫm về những sự kiện lớn – kết thúc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm (1945-1975) và bắt đầu một “giai đoạn mới” cho thời hậu chiến của miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.

Mừng hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, chia sẻ khát vọng “xua kẻ thù đi mau”, “dập tắt chiến tranh đẫm máu”, “đập tan bao đau khổ và chia ly” của cố nhạc sĩ Hoàng Việt đã thành hiện thực[1].Tuy nhiên, còn nhiều khát vọng vẫn chưa thành.

“Giai đoạn mới” lẽ ra phải dành cho việc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội trên tinh thần “khoan sức dân”, vì dân sinh dân chủ, nhưng điều đó không diễn ra được vì những sai lầm của việc áp đắt một mô hình được gọi là “XHCN Xô Viết” và cả “XHCN đặc sắc Trung Quốc” cùng tự nhận là của Chủ thuyết Mác-Lenin, đã từng bị phá sản và thậm chí đã sụp đổ sau đó ở Liên Xô và Đông Âu cùng hệ thống XHCN của nó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

12.276. Tìm về những ngôi mộ thuyền nhân

Posted by adminbasam trên 07/04/2017

BĐLB VOA

Thiện Ý

6-4-2017

Refugee camp in Galang, Indonesia, 1986. Photo Courtesy

Trong suốt tuần qua, Đài phát thanh Saigon ở Houston, tiểu bang Texas, đã truyền đi các bản tường trình trực tiếp về chuyến đi thăm mộ phần những tuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình ở Biển Đông trên đường tìm tự do. Theo đó, một phái đoàn khoảng 60 người đến từ Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, phần nhiều là những thuyền nhân đã sống sót sau các cuộc vượt biển đầy hiểm nguy với sóng gió và hải tặc. Chuyến đi thăm này dự định kéo dài trong ba tuần đi đến một số hải đảo trong vịnh Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương, nơi có nhiều xác thuyền nhân bị chôn vùi dưới ba tấc đất, không quan tài, không kim tĩnh! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

12.207. BẮT ĐẦU TỪ ĐÓ

Posted by adminbasam trên 02/04/2017

FB Trần Trung Đạo

1-4-2017

Người dân miền Nam trốn chạy CS tháng 4/1975. Ảnh: internet

Bắt đầu từ đó.

Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Mẹ lạc cha. Vợ xa chồng. Anh mất em. Những đứa bé bị bỏ quên đứng khóc trên đường phố. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc để xin tha cho đứa con gái chỉ mười lăm tuổi ốm o bịnh hoạn của bà. Nước mắt và những lời van xin của mẹ không lay động tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Tiếng niệm Phật. Lời cầu kinh. Không ai nghe. Không có Chúa và không có Phật. Ở đó, trên bãi san hô của đảo Koh Kra, phía nam vịnh Thái Lan, chỉ có những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh và giọng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan.

Bắt đầu từ đó.

Từ trại tỵ nạn Camp Pendleton, , Palawan, Laem Sing, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, Whitehead, Phanat Nikhom, Galang. Những địa danh xa lạ đã trở nên thân thiết. Ngửa tay cầm chén gạo tình người. Thank you, merci, danke, gracias. Tuổi hai mươi, ba mươi, và ngay cả năm mươi, bảy mươi mới bắt đầu tập nói. Những câu tiếng Anh bập bẹ, những dòng chữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha ngập ngừng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

12.163. Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

Posted by adminbasam trên 29/03/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

29-3-2017

“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ…làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009).

Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi kiến giải của bà ấy, phản ánh sự thay đổi mạnh trong tư duy giáo dục Mỹ. 

Nay đọc xong bài diễn văn mới của Drew Gilpin Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến đây, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

12.135. Giáo sư D.G.Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard: “Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử”

Posted by adminbasam trên 27/03/2017

“Thông thường, bên thắng cuộc viết nên lịch sử cuộc chiến. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, Liên bang miền Bắc – người chiến thắng – đã chọn ‘phiên bản chiến tranh’ như là sự mất mát chung của cả hai phía, sự đau đớn mà cả người Mỹ da trắng phương Bắc và phương Nam cùng chia sẻ, qua đó cố gắng hòa giải sự chia rẽ dân tộc”.

____

Đại học KHXH&NV

24-3-2017

Giáo sư Drew Gilpin Faust thuyết trình trước giảng viên, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV. Ảnh: Việt Thành

Sáng ngày 23-3, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, Giáo sư sử học danh hiệu Lincoln đã thuyết trình trước giảng viên, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG-HCM) với chủ đề “Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử”. Cổng thông tin điện tử xin giới thiệu toàn văn nội dung bài thuyết trình:

Trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Harvard, tôi là một học giả và giảng viên lịch sử trong suốt hơn ba mươi năm. Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng được có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một trung tâm nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam.

Việc có mặt tại đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo cách nói của các bạn –và “Chiến tranh Việt Nam” theo cách gọi của chúng tôi – đã mãi mãi định hình thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong thập niên 1960-1970. Dù rằng suốt những năm tháng đó, tôi chưa từng vượt 8000 dặm để đặt chân đến nơi này, nhưng những địa danh như Khe Sanh, Pleiku, Ấp Bắc, Điện Biên Phủ, Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Hà Nội luôn không ngừng vang vọng trong tâm trí tôi trong suốt mấy thập kỷ qua. Tôi đã hằng mong ít nhất một vài địa danh trong số này không chỉ dừng ở con chữ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Giáo dục, Lịch sử, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 6 Comments »

12.100. Đã từng có các nỗ lực hoà bình?

Posted by adminbasam trên 24/03/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

23-3-2017

Ông Ngô Dình Diệm (trái) và người em Ngô Đình Nhu. Ảnh: internet

Hôm nay nhân đọc được bài « Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu » của tác giả Phong Uyên, trên trang Dân Luận, xin giới thiệu thêm một tài liệu nói về nỗ lực không thành giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh nhằm tránh chiến tranh và xây dựng một mô hình hai nhà nước liên bang.

Có những tài liệu khác cũng chỉ ra rằng Hồ Chí Minh đã mất cả năm 1946 để tìm giải pháp thoả hiệp với Pháp nhằm tránh chiến tranh, nhưng đã thất bại. Và thời điểm đó Hồ Chí Minh bị coi là việt gian bán nước, đến mức trong một diễn văn phải lên tiếng thanh minh. 

Cần phải tìm hiểu xem tại sao ở Việt Nam các nỗ lực hoà bình ở thế kỷ trước đều bị thất bại ? Trước đó, các nỗ lực đi theo con đường tri thức và học vấn (đại diện là Phan Chu Trinh) cũng thất bại trước lựa chọn bạo lực. Và về sau, trước mỗi cuộc chiến, các nỗ lực đàm phán vì hoà bình cũng thất bại. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.039. Mưu công – thượng thặng của phép dụng binh

Posted by adminbasam trên 20/03/2017

Nguyễn Tiến Dân

20-3-2017

Cao Bằng bị tàn phá trong chiến tranh biên giới 1979. Ảnh: VTC

1- Dù CS có cố tình trốn tránh sự thật, ngày 17 tháng 2 năm 1979, vẫn vĩnh viễn đi vào Lịch sử.

Ngày ấy, trên nửa triệu quân Tàu được trang bị những vũ khí “hiện đại” nhất, đã tràn xuống Việt nam. Bước qua biên giới, đứa nào trong số chúng, cũng hăm hở muốn được sờ tay vào đít “con hổ tiểu bá quyền Việt nam” và, muốn dạy cho nó, một bài học. Sờ được đít hổ rồi, chúng giật bắn mình: mùi nước đái của nó, khai nồng. Té ra, hổ thật. Chẳng phải là thứ “hổ giấy”, như chúng vẫn thường ngộ nhận. Thiên la – địa võng, nhanh chóng bủa vây quân thù. Mỗi xóm làng – mỗi góc phố, thoắt cái, đã biến thành pháo đài, để đánh giặc. Chỉ chạm mặt với Bộ đội Biên phòng và Dân quân – du kích của Việt nam thôi, chúng đã bị đánh cho thất điên – bát đảo. Nhiều khi, bị đối phương ghim chặt xuống đất. Muốn ngóc đầu lên, cũng không được. Rơi vào thảm cảnh đó, bởi chúng không chịu học Lịch sử và quên đi bài học xương máu, mà cha ông chúng đã nếm mùi, khi đem quân xâm lược Việt nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

12.033. Việt Nam ‘không cho phép’ tưởng niệm Trận Long Tân

Posted by adminbasam trên 19/03/2017

VOA

18-3-2017

Một cựu chiến binh Úc đến Bia Thánh Giá Long Tân ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong dịp kỷ niệm 40 năm trận chiến, ngày 18/8/2006. Ảnh: AP.

Chính phủ liên bang Úc ngày 17/3 xác nhận năm nay sẽ không có lễ tưởng niệm chính thức tại Bia Thánh Giá Long Tân, sau khi chính quyền Việt Nam quyết định không dỡ bỏ lệnh cấm hạn chế đi vào khu vực đã diễn ra trận đánh Long Tân giữa binh sĩ Úc và lính Bắc Việt cách đây gần 51 năm.

Tuy nhiên, một nhóm nhỏ người Úc sẽ được phép đến thăm khu vực vào ngày 25/4, là ngày ANZAC ở Úc, với điều kiện không có truyền thông đi theo. Ngày ANZAC là ngày lễ kỷ niệm chiến dịch quân sự lớn đầu tiên của liên quân Úc và New Zealand. Đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của Úc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.877. Tổng thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa

Posted by adminbasam trên 07/03/2017

BBC

Nguyễn Tiến Hưng

7-3-2017

Henry Kissinger với Phó Tổng thống Richard Rockerfeller và Tổng thống Gerald Ford năm 1974. Ảnh: AFP

Người dân chài làm ăn thường là cần cù, lương thiện nhưng khi người lính đội lốt dân chài đi đánh cá thì thật là nguy hiểm, dù đánh cá ở Scarborough, Kinsaku hay Hoàng Sa.

Vào tháng 2 năm 1959 ngư thuyền Trung Quốc đưa người vào đánh cá trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ra ngay.

Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại TQ trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.

Tới năm 1974, ngư thuyền Trung Quốc lại quay về Hoàng sa, nhưng lần này có chiến hạm đi theo. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh ‘mời’ những tàu này ra.

Khi chiến hạm cứ tiến vào, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã khai hỏa. Trận chiến kéo dài một ngày. Lập tức Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Kissinger liền khẩn cấp can ngăn Tổng thống Thiệu hãy ngừng lại, đừng đụng độ với Trung Quốc thêm nữa! Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Hoàng Sa, Trung Quốc | Thẻ: , , , | 3 Comments »

11.849. Người ta được lợi gì khi thắng một cuộc chiến?

Posted by adminbasam trên 04/03/2017

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

4-3-2017

Hình ảnh phụ nữ và trẻ em Việt Nam trong chiến tranh. Nguồn: báo NYT.

Hình ảnh phụ nữ và trẻ em Việt Nam trong chiến tranh. Nguồn: báo NYT.

Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : « Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh? ».

Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) :

« Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.

Mỗi cuộc chiến đều làm nảy sinh tâm lý trả thù ở những người bại trận, được nuôi dưỡng bởi sự kiêu ngạo của những người thắng trận. Khi một cuộc chiến tranh kết thúc thì nó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh khác sẽ tới. Chiến thắng không bao giờ dễ chịu. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: | 6 Comments »

11.809. Đặng Tiểu Bình ‘hiểu rõ lãnh đạo VN’ hơn Liên Xô

Posted by adminbasam trên 28/02/2017

BBC

28-2-2017

Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ ngày 29/01/1979, không lâu trước khi cho quân đánh Việt Nam. Ảnh: AP

Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ ngày 29/01/1979, không lâu trước khi cho quân đánh Việt Nam. Ảnh: AP

Cuốn sách xuất bản năm 2015 của một sử gia người Anh hé lộ những chi tiết thú vị liên quan đến Việt Nam trong quan hệ Liên Xô-TQ thời cuối Chiến tranh Lạnh.

Sử gia Robert Service, người Anh, xuất bản cuốn ‘End of the Cold War: 1985-1991’, khai thác những tài liệu trong văn khố Nga mà cho đến nay chưa ai biết.

Tuy nội dung cuốn này tập trung vào quan hệ Liên Xô-Mỹ, tác giả dành hẳn chương 33 nói về quan hệ Trung -Xô thời điểm ấy.

Chương này mô tả những gì Tổng bí thư Mikhail Gorbachev, Eduard Shevardnadze (Ngoại trưởng Liên Xô), Đặng Tiểu Bình (Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng bàn về Việt Nam.

Tác giả viết: “Ông Đặng không giấu giếm sự hoài nghi của mình về chính sách cải tổ (perestroika) của Liên Xô trong lúc Gorbachev thận trọng vì mối quan hệ với Washington có thể bị tổn hại nếu Moscow trở nên thân thiện với Bắc Kinh.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 9 Comments »

11.759. LÊ DUẨN, TRUNG QUỐC VÀ TỘI ÁC CHIẾN TRANH

Posted by adminbasam trên 23/02/2017

Phạm Trần

23-2-2017

Tổng Bí thư Lê Duẩn và các con trai Lê Hãn, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung (1978)

Ông Lê Duẩn và con trai Lê Hãn (bìa phải), Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung. Ảnh chụp năm 1978. Nguồn: Tư liệu gia đình.

Chưa bao giờ tên ông Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam được nói đến nhiều như trong dịp kỷ niệm 38 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Hoa (17/02/1979 – 17/2/2017), nhưng không phải để ca tụng lập trường chống Tầu của ông mà để công khai nói lên sự nhu nhược của lớp lãnh đạo bây giờ trước âm mưu thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh.

Cảm nhận này đã được rút ra từ nội dung các cuộc nói chuyện của hai người con trai ông Lê Duẩn là Tiến sỹ thương gia Lê Kiên Thành và Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an với báo chí Việt Nam, kể cả báo An ninh Thế giới của Bộ Công an. Tuy nhiên trong những phát biểu đề cao tinh thần lúc nào cũng phải cảnh giác với Trung Quốc của cha mình, hai ông Thành và Trung đã không xóa được trách nhiệm lịch sử đẩm máu của ông Lê Duẩn đối với nhân dân Việt Nam Cộng hòa trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và sau ngày 30/04/1975. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 6 Comments »

11.752. Tưởng niệm liệt sĩ và nạn nhân cuộc chiến biên giới

Posted by adminbasam trên 23/02/2017

Blog VOA

Bùi Tín

23-2-2017

Người dân tụ tập trước tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 38 năm trước, ngày 17/2/2017. Ảnh: AP

Người dân tụ tập trước tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 38 năm trước, ngày 17/2/2017. Ảnh: AP

38 năm đã qua, kể từ ngày cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm ác liệt kéo dài gần 10 năm, cho đến nay vẫn chưa thật sự chấm dứt. Chính quyền “hèn với giặc, ác với dân” không muốn nhắc đến, còn ngăn cản việc nhân dân tưởng niệm các liệt sĩ và nạn nhân bỏ mình hồi ấy. Mấy ngày qua các cuộc lễ tưởng niệm trước tượng Lý Thái Tổ (Hà Nội) và trước tượng Trần Hưng Đạo (Sài Gòn) đều bị cản phá bởi lực lượng Công an theo lệnh chính quyền. Mọi tấm lòng yêu nước thương dân lại càng phải cùng nhau tưởng niệm sâu rộng các liệt sĩ, rút ra cho mình những bài học thiết thực về cuộc chiến tranh này.

Qua bài này tôi xin góp vài ý kiến riêng về nguồn gốc của cuộc chiến tranh, diễn biến, hậu quả của nó và lối thoát để giành lại độc lập trọn vẹn và xây dựng dân chủ, tự do cho đất nước ta. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

11.698. Vài nhời trao đổi với con trai ông Lê Duẩn

Posted by adminbasam trên 19/02/2017

FB Lưu Trọng Văn

18-2-2017

Ông Lê Kiên Thành (Ảnh do tác giả cung cấp). Nguồn: TVN

Ông Lê Kiên Thành (Ảnh do tác giả cung cấp). Nguồn: TVN

Gã quý trọng tâm huyết và cả những tư duy cấp tiến của ông Lê Kiên Thành con trai của ông Lê Duẩn về hiện trạng và tương lai đất nước.

Gã quen biết nhiều con của các ông là lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước một thời, rất buồn là đa số họ co vòi, hoặc lo làm ăn, hoặc bo bo yên phận với những gì đã có, hoặc bảo thủ bởi những vòng kim cô mà các phụ huynh để lại như một truyền thống, duy Lê Kiên Thành khác. Ông nồng nhiệt quan tâm vận nước và thẳng thắn lên tiếng đấu tranh với những gì trì kéo dân tộc, hăng hái đóng góp ý kiến cho con đường phát triển của dân tộc.

Tuy vậy cái khó của ông Thành là ông chưa dám nhìn thẳng vào sự thật của đất nước có căn nguyên cả từ thời cha ông là vua ngự trị đất nước này.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

11.690. Bí mật thảm khốc về số phận của nữ tù binh Việt trong cuộc chiến Trung-Việt 1979-1989

Posted by adminbasam trên 18/02/2017

Sống News

Huỳnh Tâm

15-2-2014

Ảnh: Huỳnh Tâm/ internet

Ảnh: Huỳnh Tâm/ internet

Hãy chắc chắn là quý vị đủ sức chịu đựng để đọc bài viết này, vì những hình ảnh tài liệu trong bài này vô cùng tàn khốc. Nhưng đây là dẫn chứng duy nhất để tố cáo những hành vi man rợ của quân đội Trung Quốc đối với các nữ tù binh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt Trung kéo dài từ năm 1979 cho đến năm 1989. Đảng CSVN đã giấu nhẹm tất cả mọi tin tức liên quan đến cuộc chiến này. Tác giả Huỳnh Tâm viết bài cho biết ông viết thay cho những nén hương gởi đến vong hồn những nữ tù bình Việt Nam đã hy sinh và chết một cách ô nhục cho Tổ Quốc Việt Nam mà không được một ai ghi nhớ. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có cảnh tượng thảm thương như thế này.

oOo

“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”

Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói ô nhục Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 5 Comments »

11.689. Họ có khác nhau không?

Posted by adminbasam trên 18/02/2017

Huệ Anh

18-2-2017

Nam Kinh, Trung Quốc, 1937-1938

Tháng 12/1937, Quân đội Nhật Bản chiếm được Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc tại thời điểm đó. Bắt đầu từ ngày 13/12/1937 và kéo dài trong vòng 6 tuần sau đó, tại Nam Kinh, một sự kiện đã đi vào lịch sử thế giới với tên gọi Thảm sát Nam Kinh (Nanking Massacre, sau đây viết tắt là TSNK), hay còn có một cái tên gây sốc hơn, Hãm hiếp Nam Kinh (The Rape of Nanking). Ngày nay, dù còn có nhiều điểm không đồng thuận về mức độ thảm khốc của sự kiện, nhưng TSNK gần như được cả thế giới công nhận, nhiều sách giáo khoa lịch sử đã điểm sự kiện này như là một phần của các tội ác chiến tranh mà Quân đội Nhật Bản đã tạo ra.

Vì sao cuộc thảm sát này còn được gọi là Hãm hiếp Nam Kinh? Lính Nhật, theo ước tính của Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông, đã hãm hiếp 20.000 phụ nữ Trung Hoa, theo một ghi chép của John Rabe, một người Đức ở Nam Kinh thời điểm đó thì có cụ già trên 70 tuổi cũng bị hiếp. Những người phụ nữ ngoài việc bị hiếp dâm, còn bị hiếp dâm tập thể, và sau khi bị hiếp thì thường bị giết, bởi lưỡi lê đâm liên tục vào người, và bị cắt đi một phần cơ thể, có người bị đóng vật nhọn vào chỗ kín. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 5 Comments »

11.687. Lịch sử không thể xóa bỏ, sự thật không thể chối bỏ!

Posted by adminbasam trên 18/02/2017

FB Hồ Hữu Hoành

18-2-2017

Ảnh: họa sĩ LAP

Ảnh: họa sỹ LAP

Có một bức tranh của họa sỹ LAP, nói về cuộc chiến Việt – Trung, đại ý của nó lý giải toàn bộ cho câu chuyện vì sao Facebookers hừng hực nhắc lại sự kiện này, bởi 40 năm qua, rất nhiều thế hệ (kể cả tôi) còn không biết đến câu chuyện đó, lý do: sách giáo khoa không hề nhắc đến.

Năm 1986, tôi học lớp 3, và tôi rất căm ghét đế quốc Mỹ, tôi mơ Bác Hồ còn sống, để tôi được cơ hội gặp Bác. Tất cả những điều mà tôi có được là kể từ lúc được đi học, đọc truyện tranh của nhà xuất bản Kim Đồng. Nhưng có biết đâu, trong gia đình tôi, một nửa tham gia phụng sự chế độ Mỹ – Ngụy “ác ôn”, một nửa là cách mạng, chủ thể giải phóng dân tộc thoát khỏi “những nỗi đau dằng dặc”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 39 Comments »

11.686. Cuộc chiến 1979 thực sự đã ‘bắt đầu từ trước’

Posted by adminbasam trên 18/02/2017

BBC

Quốc Phương

17-2-2017

Ông Hà Văn Thịnh cho rằng thực ra cuộc chiến 1979 trên Biên giới Việt - Trung đã khởi thủy từ năm 1974 khi Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: FB Hà Văn Thịnh.

Ông Hà Văn Thịnh cho rằng thực ra cuộc chiến 1979 trên Biên giới Việt – Trung đã khởi thủy từ năm 1974 khi Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: FB Hà Văn Thịnh.

Cuộc chiến nổ ra ngày 17/2/1979 trên biên giới Việt – Trung thực ra đã nổ ra từ lâu trước đó, theo một sử gia từ Đại học Huế của Việt Nam.

Bình luận với BBC hôm thứ Sáu nhân 38 năm đánh dấu cuộc chiến đẫm máu trên biên giới phía Bắc của Việt Nam sau khi Trung Quốc khởi binh tấn công trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, nhà sử học Hà Văn Thịnh nói:

“Tôi quan niệm hơi khác mọi người một chút, tôi cho rằng cuộc chiến tranh năm 1979 đã thực sự bắt đầu từ 19/01/1974 khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, đó là bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam.

“Bắt đầu năm 1979 là đỉnh cao, năm 1988 nó biến thái, ngày 14/3/1988 chiếm Gạc Ma, một phần của Trường Sa, rồi tiếp đó, chúng ta biết đầu thế kỷ 21, nào là thành phố Tam Sa, nào là đường lưỡi bò (bản đồ đường chín đoạn). Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

11682. Không thể làm xiếc mãi

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

Nguyễn Thông

17-2-2017

Trên FB tràn ngập những logo tưởng niệm cuộc chiến biên giới 17-2-2019

Trên Facebook người dân treo ảnh tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung ngày 17-2-2019. Ảnh: FB

Đúng đến hôm nay, 17 tháng 2, vừa tròn 38 năm xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979 (như người ta thường gọi thế). Nói một cách chính xác, đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, đồng thời là cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Dù nhìn nhận dưới góc độ nào cũng vẫn chỉ là thực chất ấy.

Vài ngày nay, trên nhiều kênh thông tin, nhất là mạng xã hội, đặc biệt Facebook, đã sôi sùng sục tinh thần “hướng về ngày 17.2”. Nếu trước đó vài hôm, đám người trẻ tuổi còn mê cuồng với lễ Tình yêu, Valentine Day 14.2, thì chỉ 3 hôm sau, không chỉ bọn trẻ, mà đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi nhắc nhau ôn kỷ niệm, nhớ đến ngày 17.2. Họ còn chứng minh họ không phải là thứ người hay quên, quay lưng lại lịch sử, chối bỏ quá khứ oanh liệt của tổ tiên, ông bà, cha anh, bằng cách thay hình đại diện thành bông hoa sim tím. Hoa sim, cái màu tím rưng rức ấy, chả biết tự khi nào, thành biểu tượng của các tỉnh biên cương phía bắc. Bông sim nở xòe, được gắn với con số 17.2, như nhắc nhở một chặng, một vệt lịch sử không thể lãng quên. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.679. Việt Nam đã phải chống Trung Quốc xâm lược trong suốt chiều dài lịch sử

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

Hồ Trọng Nghĩa

17-2-2016

Ảnh minh họa trận Bạch Đằng. Nguồn: internet

Ảnh minh họa trận Bạch Đằng. Nguồn: internet

Ngày 19/12/2012, đại tá Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà giáo ưu tú của Học viện chính trị Bộ quốc phòng giảng về Biển Đông cho các Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, đã nói một đoạn như sau: Chúng ta không được quên, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, trên dưới 20 lần, các Triều đại Trung Quốc đã từng xâm lược Việt Nam. Hơi buồn cái là sinh viên thanh niên chúng ta hiện nay không biết lịch sử …”

Bài tóm tắt ngắn gọn 104 dòng sau đây nhằm giúp sinh viên thanh niên và học sinh không ngại đọc và dễ nhớ lịch sử nước ta.

Trong lịch sử, suốt từ thời Hồng Bàng đến thời hiện đại, Việt Nam thường xuyên phải tiến hành kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược. Ít nhất đã xảy ra 16 cuộc chiến tranh giữa 2 nước. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

11.678. Nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, câu lưu trong đồn công an vào ngày 17.02

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

TMCNN

Huyền Trang

17-2-2017

GNsP – Trong ngày tưởng niệm các tử sĩ và người dân đã hy sinh chống sự xâm lược lãnh thổ của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979, nhiều công dân bị giam lỏng tại tư gia, hoặc nếu đến được nơi tưởng niệm thì bị giới chức bắt và câu lưu trong đồn công an, vào sáng ngày 17.02.2017.

Tại Sài Gòn

Từ hôm qua, ngày 16.02.2017, giới chức địa phương đã huy động an ninh chìm canh gác trước nhà của các thành viên thuộc Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Nhà báo Sương Quỳnh cho hay.

Nhà báo Kha Lương Ngãi, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, uất và bị tăng xông máu khi an ninh ngăn cản không cho ông tham gia buổi tưởng niệm. Các viên an ninh đã phải đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.676. Tháng 4 năm 1984 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại gây chiến với Việt Nam ở Vị Xuyên

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

Nguyễn Đình Ty

17-2-2017

Ngày 19/12/2012, Đại tá Trần Đăng Thanh PGS TS NGUT của Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng giảng về tình hình Biển Đông cho các Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, có nói “Từ thế kỷ 13, vị Vua anh minh Trần Nhân Tông đã ra Tuyên Cáo rằng cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu Hán. Các ngươi phải nhớ lời ta dặn, một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không được để mất vào tay kẻ khác…”. Xin giới thiệu bài tóm tắt về cuộc chiến anh dũng của quân đội ta chống quân xâm lược Trung Quốc, để giữ đất, bảo toàn lãnh thổ phía bắc Tổ Quốc ở Vị Xuyên – Hà Giang, kéo dài suốt 5 năm, từ 2/4/1984 đến tháng 4-1989:

5 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (vào 16/3/1979), ngày 2/4/1984 CHNDTH lại gây ra cuộc chiến với Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Tuyên và kéo dài đến 5 năm mới thực sự chấm dứt (từ 2/4/1984 đến tháng 4/1989). Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

11.675. SÚNG & HOA ĐÀO (Chiến sự 17-2-1979 qua lời kể của những nhân chứng đặc biệt)

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

Huy Đức

17-2-2017

Trên đường từ Thanh Hóa ra, sau một cuộc điện thoại, nhà thơ Nguyễn Duy quyết định, “Mai đi Lạng Sơn”; rồi từ đó, ông cứ nói một mình, “Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”.

Người ở đầu dây bên kia, người khiến Nguyễn Duy đưa ra quyết định đó là Hoàng Thị Tú: một trong bốn “tự vệ” giáo viên của trường Đông Kinh Phố; là “Em, hoa đào muộn”; là một trong những “thường dân” cuối cùng cùng nhà thơ Nguyễn Duy rút khỏi Lạng Sơn vào ngày 24-2-1979.

Từ 1990, chị Tú định cư ở Mascova và vừa trở về thăm nhà. Nguyễn Duy gọi thêm hai cuộc điện thoại cho thầy Trương Hùng Anh và thầy Bạch Tiến Hạnh. Hai người đã nghỉ hưu, rất may, đang có mặt ở Lạng Sơn. Sáng 15-2-2017, khi gặp lại nhau ở Lạng Sơn, cả bốn người lần lượt ôm nhau, lặng đi. Trong cái đêm 23-2-1979, khi giặc Trung Quốc đã tới Tam Lung, khi tiếng pháo vẫn liên tục dội về từ Chóp Chài, khi Lạng Sơn sắp mất, họ thức trắng đêm với nhau trong thị xã. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.674. SẼ KHÔNG AI THAY ĐỔI ĐƯỢC LỊCH SỬ

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

FB LS Lê Vi

16-2-2017

Sáng nay, Trường Tiểu học Song Ngữ Bán trú Hoa Sen Ninh Thuận -Tổ chức nghi thức chào cờ, sau đó tổ chức hoạt động tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh trong chiến tranh chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc nước ta (17/2/1979 – 17/2/2017).

Suốt 38 năm đã trôi qua, ký ức oai hùng vẫn còn đó, cuộc chiến đấu kiên cường của toàn dân Việt Nam nhằm bảo vệ Tổ quốc, nhân dân ta tay cầm chắc súng với khẳng định: “Cả nước đánh giặc, toàn dân là lính”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN | Thẻ: , | 2 Comments »

11.672. 17.2.1979-17.2.2017-Nhớ là để cảnh giác

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

Blog RFA

Song Chi

17-2-2017

38 năm đã đi qua kể từ cái ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, khi Trung Cộng bất ngờ đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.

So với những cuộc chiến tranh đánh Pháp, đánh Mỹ và miền Nam VNCH, cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 và thực tế kéo dài dai dẳng tới tận 1988, rất ít được nhà cầm quyền VN nhắc tới, nhất là từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được bình thường hóa vào năm 1992.

Cuộc chiến tranh này trong nhiều năm đã bị lãng quên, từ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như chỉ nhắc đến một cách hạn chế trong sách giáo khoa. Chính vì vậy, có rất nhiều người trẻ VN (và kể cả những người không phải là trẻ cho lắm nếu sinh ra trong những năm 70 của thế kỷ XX) không biết ngày 17.2 là ngày gì! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.671. NGÀY TẾT SUY NGHĨ VỀ KẺ THÙ ĐẤT NƯỚC

Posted by adminbasam trên 17/02/2017

FB BÙI CHÍ VINH

16-2-2017

Tưởng niệm ngày 17-2-1979 giặc Tàu xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam, cũng là ngày tôi cầm súng được 1 năm sau đợt tình nguyện ra biên giới chiến đấu. Bài thơ làm dịp Tết Qúy Tỵ dưới đây nhắc lại thời kỳ bi tráng đó…

NGÀY TẾT SUY NGHĨ VỀ KẺ THÙ ĐẤT NƯỚC

Năm 1978 hồi xưa tôi đánh giặc ngoại xâm bằng súng
24 tuổi vác AK đi kiếm bọn Tàu
24 tuổi bỏ Thành Đoàn đâm đầu đi lính
Bọn Tàu vẫn còn nguyên còn tôi bị nhốt quân lao

Hồi đó tôi đa tình và hào khí ngất cao
Đọc thơ trước hàng ngàn hồng binh như tráng sĩ
3 thằng Sáu Quốc, Bảy Dũng, Hai Long cùng cắt máu ăn thề
3 thằng vất sau lưng chính trị Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

11.668. Chuyện chưa kể về 12 ngày đêm quyết tử với quân Trung Quốc giữa đèo Khau Chỉa

Posted by adminbasam trên 16/02/2017

VTC News

Hải Minh

16-2-2017

 Một góc đèo Khau Chỉa

Một góc đèo Khau Chỉa

(VTC News) – Bên hướng Thạch An và hướng Thông Nông, quân Trung Quốc tràn qua được và đánh tới thị xã Cao Bằng, nhưng ở hướng Tà Lùng, chúng đã vấp phải bức tường bằng sắt, không thể tiến thêm bước nào nữa.

Những ngày này 38 năm về trước, hơn 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc đã bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta với chiêu bài “dạy cho Việt Nam một bài học” theo lời Đặng Tiểu Bình. Quân xâm lược không ngờ được rằng, tuy bị bất ngờ, nhưng với truyền thống quật cường, quả cảm, quân dân ta trên 6 tỉnh biên giới đã giáng trả bọn cướp nước những đòn chí mạng.

Ở Cao Bằng, hướng tiến công chính của quân Trung Quốc theo 2 ngả Thông Nông – Hà Quảng và Phục Hòa – Đông Khê. Huy động lực lượng kiểu lấy thịt đè người nên ngay từ những ngày đầu đối phương đã có nhiều mũi tiến khá sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Ngày 19/2, quân Trung Quốc đã áp sát thị xã Cao Bằng.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

11.664. ĐẢNG HỒI ĐÓ ĐÚNG HAY ĐẢNG HÔM NAY ĐÚNG?

Posted by adminbasam trên 16/02/2017

FB Đào Tiến Thi

16-2-2017

Sáng ngày 17-2-1979, tất cả hệ thống báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về cuộc xâm lược ồ ạt của quân Trunug Quốc. Lòng người Việt Nam sôi lên sùng sục, gấp nhiều lần thời chiến tranh chống Mỹ.

Ngày 4-3-1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam phát đi lời kêu gọi. Trong Lời kêu gọi có những đoạn vô cùng thống thiết:

“Từ ngày 17-2-1979 bọn cầm quyền phản động Trung Quốc đã huy động nhiều quân đoàn với 50 vạn quân, nhiều xe tăng và máy bay, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến tuyến biên giới, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu. Chúng đã bắn phá bừa bãi, cướp của, giết hại đồng bào ta, cả phụ nữ và trẻ em, gây nhiều tội ác rất dã man”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.660. Nhớ ngày 17 tháng 2, chưa làm được gì thì hãy nhắc nhở nhau!

Posted by adminbasam trên 16/02/2017

Hà Sĩ Phu

16-2-2017

Ảnh tác giả gửi tới.

 

Ảnh tác giả gửi tới

Trưa hôm nay, ngày 15 tháng 2-2017, một số bạn bè rủ nhau đến thăm tôi, phần vì tôi mới dọn sang chỗ ở mới, phần vì biết tin sức khỏe của tôi bỗng sa sút nhiều. Chuyện trò được một lúc, anh Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt đột nhiên trầm giọng xuống: “Hai ngày nữa, các anh nhớ là ngày gì không? Chúng tôi nhìn lên tờ lịch. Ừ quên sao được, hai hôm nữa là 17 tháng 2 , kỷ niệm ngày mở đầu cuộc chiến biên giới đau thương và uất hận, Trung Cộng quyết “dạy ta một bài học” bằng cách băm chặt và thiêu cháy hàng trăm hàng ngàn dân và bộ đội ta ra tro, lấp vùi xuống hố, tiến sâu vào nội địa ta, uy hiếp trái tim Tổ quốc ta, khiến những người mê mẩn tình hữu nghị Cộng sản Việt Trung bậc nhất cũng phút chốc bừng tỉnh để nhận ra gương mặt gớm ghiếc của “kẻ thù truyền kiếp”, thâm độc, nấp sau lưng những ào ảnh lừa mị mà đầu lĩnh hai bên đã dày công xây đắp để cho ta ngu dại tôn thờ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 5 Comments »

11.659. Ngăn cản người dân tri ân liệt sĩ ngã xuống trong cuộc chiến Việt – Trung, chính quyền này đang làm việc cho ai?

Posted by adminbasam trên 16/02/2017

Tô Oanh

16-2-2017

Nguồn ảnh: Tô Oanh

Nguồn ảnh: Tô Oanh

Hưởng ứng phong trào biểu dương, tri ân tinh thần Hoàng – Trường Sa và Biên giới, sáng 14/2/2017, anh em chúng tôi ở Bắc Giang tự nguyên rủ nhau thuê xe lên viếng Mộ các liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu hy sinh năm 1979 hiện đang an nghỉ  tại Nghĩa trang Liệt sỹ TP Lạng Sơn.

Những ngày này, nhiều tướng lĩnh còn nói về cuộc chiến ngày 17/2/79, như nội dung bài sau: “Chúng ta phải nói cho con cháu biết bản chất thật của quân xâm lược“. Nhưng thật bất ngờ:

Xe chúng tôi vừa đến cổng Nghĩa trang, một đám người không sắc phục, cả nam lẫn nữ trên 30 người ùa ra. Họ vây chặt chúng tôi. Sau khi nói rõ lý do về chuyến đi của chúng tôi, họ đã vịn đủ cớ để ngăn cản việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn này: Nào là muốn thắp hương thì phải có giấy giới thiệu, phải liên hệ trước, phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương, nghĩa trang đang sắp chuẩn bị tu sửa .v.v… Cổng Nghĩa trang thì đóng im ỉm, không có biển đề “cấm quay phim, chụp ảnh”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.629. Thông báo lễ thắp hương tưởng niệm cuộc chiến biên giới 1979

Posted by adminbasam trên 13/02/2017

No-U Hà Nội

13-2-2017

Thông báo

Về lễ thắp hương tưởng niệm 6 vạn đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc Chiến tranh Biên giới 2/1979.

h1 Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.621. Dân ta nhớ sử nước ta

Posted by adminbasam trên 13/02/2017

Hoàng Khải Thụ

13-2-2017

Ngày 17/02/1979 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gây chiến xâm lược biên giới Việt Nam

Ngày 19/12/2012 đại tá Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà giáo ưu tú của Học viện chính trị Bộ quốc phòng giảng về Biển Đông cho các vị lãnh đạo các trường đại học Việt Nam, gồm các Bí thư đảng ủy, các Hiệu trưởng, đã nói một đoạn như sau: “trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, trên dưới hai chục lần các triều đại phong kiến Trung Quốc đã từng xâm lược Việt Nam. Từ nhà Tùy, nhà Đường, từ đại Tống, đại Minh, đại Nguyên, đại Thanh, đại đại gì đi chăng nữa thì đều bị Đại Việt ‘đánh cho nó chích luân bất phản, cho phiến giáp bất hoàn’ … đánh cho phải chui ống đồng trốn chạy về nước. Đó là điều rõ ràng chúng ta có quyền tự hào dân tộc của chúng ta. Hơi buồn cái là sinh viên thanh niên chúng ta hiện nay không biết lịch sử”.

Để tránh lặp lại nỗi buồn đó, bài tóm tắt ngắn gọn dưới đây sẽ giúp sinh viên thanh niên học sinh dễ nhớ một sự kiện lớn trong lịch sử hiện đại của nước ta đã xảy ra năm 1979. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 6 Comments »

11.570. Phú Quốc – Từ Mạc Cửu đến “Đồng chí X”

Posted by adminbasam trên 07/02/2017

FB Bùi An

7-2-2017

Phú Quốc. Nguồn: FB Bùi An

Phú Quốc. Nguồn: FB Bùi An

Đối với việc phân chia ranh giới lãnh thổ tranh chấp, từ trước đến giờ, tất cả đều phải thông qua một cuộc chiến tranh, bất kể lớn hay nhỏ. Đừng nghĩ rằng Việt Nam cứ ngồi nói với phản đối kịch liệt thì Trung Quốc (và các nước khác) sẽ trao trả Trường Sa và Hoàng Sa, hoặc Trung Quốc cứ dọa dẫm thì sẽ chiếm được Senkaku từ tay Nhật, muốn thì cứ giơ súng lên.

Phú Quốc có một lịch sử êm đềm hơn, và nó hiện thuộc về Việt Nam, dù nhìn trên bản đồ có hơi lệch lệch một chút, nhưng không sao, ván cũng đã đóng thuyền, gạo nấu thành cơm rồi, thích thì giơ súng lên.

Về lịch sử xưa cũ, lãnh thổ Việt Nam là quá trình mở rộng (đánh chiếm) không ngừng nghỉ từ Chiêm thành cho đến Thủy Chân Lạp (Campuchia), mới thành một dải từ nam chí bắc như hiện nay. Trong đó, vùng đất miền Nam vốn do người Tàu khai khẩn, bắt đầu từ Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình nguyên là tướng nhà Minh dẫn 3000 quân chạy xuống quy phục nhà Nguyễn. Chúa Nguyễn thấy hay quá, tự nhiên có thằng làm không công cho mình, cho đi khai hoang miền Nam luôn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 4 Comments »

11.534. Những ký ức không bao giờ cũ

Posted by adminbasam trên 02/02/2017

FB Khanh Nguyễn

2-2-2017

Huế - Mậu Thân 1968. Ảnh: internet

Huế – Mậu Thân 1968. Ảnh: internet

Đó là một ngày mùa xuân lạnh lẽo bất thường ở Huế. Mùa xuân 1968. Một người cảnh sát tên Dũng bất ngờ khi thấy những người lính đối phương cầm AK tràn khắp thành phố Huế. Cuộc tiến chiếm và bắt giữ rất nhiều thường dân và viên chức chính quyền thành phố đã người diễn ra nhanh chóng trong vài ngày Tết, mà nhiều tài liệu sau này ghi lại, cho biết các thành phần Việt Cộng nằm vùng đã âm thầm lên danh sách theo từng tổ, từng tuyến và từng khu vực. Tính bất ngờ khiến cho những người lính phía Bắc Việt nắm ưu thế ngay lập tức. Nhưng Dũng là một người khá may mắn trong phút đầu, vì ông được người nhà nhanh chóng đưa ra sau vườn, đào một cái hố nhỏ và núp ở dưới trong nhiều ngày. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 6 Comments »

11.452. “Mơ Thành Người Quang Trung’’

Posted by adminbasam trên 24/01/2017

Lữ Thị Tường Uyên

21-1-2017

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định)

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định)

Trưa ấy tôi tung tăng chân sáo về nhà. Vừa quay tít chiếc khăn quàng đỏ lên không, tôi vừa reo lên: ”Bố ơi, con được là Cháu Ngoan Bác Hồ!”.

Đang nằm đọc sách, Bố ngước lên nhìn tôi rồi nhìn sang chiếc khăn màu đỏ. Trong khoảnh khắc, ánh mắt Bố như tóe lửa, nhưng Bố cố ghìm lại và chỉ ôn tồn trả lời: ”Bố không có Thằng Anh nào Khốn Nạn như vậy hết!”

Nói xong, Bố lặng lẽ đứng lên đi vào nhà trong. Cả đời tôi chưa từng nghe Bố dùng một lời nặng nề nào với bất cứ ai, nên tôi sững sờ. Không hiểu mình đã làm điều gì sai quấy.

Sau biến cố 30 tháng Tư, tôi hăng hái tham gia đội Thiếu Niên Tiền Phong, hầu chuộc lại phần nào tội Bố đã theo Mỹ Ngụy. Và tội Bố đã thề sẽ tử thủ trước nguy cơ Sài Gòn rơi vào tay Việt Cộng. Tôi tình nguyện nhận công tác quét đường. Vừa quét vừa hăng say hát ‘Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, râu Bác…’ ô, Bác Hồ, tôi chợt hiểu ra Bố muốn ám chỉ ai là ‘Thằng Anh Khốn Nạn’.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.395. Vong ân bội nghĩa

Posted by adminbasam trên 20/01/2017

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

19-1-2017

Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội. Ảnh: FB Lê Anh Hùng

Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội. Ảnh: FB Lê Anh Hùng

Mỗi lần đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến đấu với quân xâm lược Trung Quốc, tôi mang theo một cảm xúc rất thiêng liêng, đặc biệt là đối với những tử sĩ Hoàng Sa. Cũng là vị quốc vong thân, nhưng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 hay liệt sĩ trong trận Gạc Ma so với tử sĩ Hoàng Sa thì có một sự khác nhau rất đáng kể. Đó là sự phân biệt rất khó san bằng từ phía nhà cầm quyền vì họ vẫn coi các anh là ngụy quân. Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa ở quốc nội mới chỉ diễn ra trong những năm gần đây, có thể lấy mốc từ cuộc biểu tình ngày 24/7/2011. Cuộc biểu tình đã tôn vinh các chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Hoàng Sa, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

11.394. CUỘC CHIẾN HOÀNG SA 1974

Posted by adminbasam trên 19/01/2017

FB Luân Lê

19-1-2017

Ông Ngụy Văn Thà và những người lính VNCH đã bỏ mạng trong trận Hoàng Sa 1974. Nguồn: internet

Ông Ngụy Văn Thà và những người lính VNCH đã bỏ mạng trong trận Hoàng Sa 1974. Nguồn: internet

Lịch sử đấu tranh không bao giờ phụ thuộc vào chế độ hoặc thể chế một nhà nước. Chỉ cần chiến đấu cho tổ quốc và gìn giữ bờ cõi lãnh thổ thì đó đều là những anh hùng dân tộc phải được ghi nhớ và tôn vinh.

Những nhà nước Phong kiến dù có hà khắc với dân chúng, gây ra oán than và lầm lạc cho xã hội. Nhưng khi tổ quốc bị xâm lăng thì tất cả người dân hay vua quan đều đồng lòng đánh giặc để gìn giữ quê hương.

Vậy thì, chế độ Việt Nam Cộng Hoà, hay chế độ Cộng sản, thì đều là người Việt Nam ta cả. Chỉ cần họ yêu nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì đều là những hy sinh cho đất nước này lành lặn.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Hoàng Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

11.367. John Riordan – Nhân viên ngân hàng người Mỹ đã di tản hơn 100 người Việt Nam trước khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975

Posted by adminbasam trên 17/01/2017

Đôi lời: Theo chương trình “60 minutes” của đài CBS, phát thanh vài năm trước, số người di tản trong đợt đó là 106 người. Ông John Riordan cho biết, chính CIA đã giúp ông đưa những người Việt này di tản. Một đặc vụ CIA nói với ông rằng, hãy khai họ là các thành viên trong gia đình ông, không thực hiện một lần, nhưng chia ra làm nhiều nhóm nhỏ để có thể đưa họ đi trót lọt. Với sự giúp đỡ của CIA, ông John Riordan đã giúp di tản 106 người qua Mỹ. Những người Việt này gọi ông là “Papa” – Bố – Nhưng có một điều ông không muốn họ gọi là: Anh hùng. Ông bảo, ông chỉ là ông.

_____

Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và CM

17-1-2017

John Riordan. Ảnh: Wikipedia.

Ông John Riordan. Ảnh: Wikipedia.

Riordan là nhân viên ngân hàng Citibank tại Sài Gòn trước năm 1975, tháng 4 năm 1975, khi Sài Gòn sắp thất thủ, Riordan được lệnh di tản và lên máy bay bay đến Hồng Kông, tại đây Riordan thuyết phục sếp của mình về việc di tản 34 đồng nghiệp người Việt Nam tại ngân hàng vì lo sợ những người này sẽ bị những người cộng sản trả thù do đã cộng tác với người Mỹ.

Ngày 19 tháng 4 năm 1975, 11 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, Riordan một mình bay trở lại Sài Gòn và đưa 34 đồng nghiệp cùng gia đình họ tất cả là 105 người trốn tại nhà riêng của Riordan và một ngôi nhà khác gần đó. Riordan liên lạc với một nhân viên CIA và tìm cách đưa 105 người lên máy bay chở hàng quân sự trong 10 chuyến bay riêng biệt trong nhiều ngày, do những người Việt Nam này không thuộc diện được ưu tiên di tản nên Riordan đã dùng giấy tờ giả mạo những người này là người thân của mình và hối lộ các cảnh sát tại sân bay để đưa những người này di tản an toàn. Sau khi những đồng nghiệp và gia đình người Việt Nam đã di tản, Riordan là người cuối cùng lên máy bay di tản chỉ vài ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN | Thẻ: , , | 6 Comments »

 
%d người thích bài này: