12.328. Ngôi nhà chung của những kẻ nổi loạn
Posted by adminbasam trên 11/04/2017
Tác giả: Peter Wensierski
Cộng sự: Nicola Kuhrt
Dịch giả: Lê Quý Trọng và Lê Quang Ngọ
Cuộc biểu tình tại Leipzig ngày 9 tháng 10 năm 1989 có ý nghĩa quyết định cho cuộc cách mạng ở CHDC Đức (DDR). Nhà nước đã hàng phục trước uy lực của quần chúng. Một ngôi nhà bỏ trống vì cũ nát bị chiếm hữu đã trở thành một địa điểm đầu não của cuộc phản kháng.
Sự lúng túng, làm thế nào cần tiếp tục thóat ra được cuộc khủng khoảng trong nước, đã làm u ám phiên họp bộ chính trị đảng SED (1) cuối tháng 8 năm 1989. Günter Mittag, người thay mặt cho Erich Honecker ốm yếu, đã tức giận về đài truyền hình Tây Đức: “Đôi khi tôi cũng muốn đập tan máy vô tuyến đi, nhưng điều đó hoàn toàn chẳng có ích gì“. Bởi ông ta còn chưa biết, cái diễn ra tiếp theo là gì.
Ít ngày sau đó có hai đôi thanh niên trẻ đang ngồi quanh một cái bàn gỗ mỏng đã cũ kỹ giữa các cây hướng dương và thùng đựng rác trong sân ngôi nhà số 46 cũ nát họ đang chiếm hữu, tại phố Marianne ở Leipzig và đang bí mật tự để quay phim cho đài truyền hình Tây Đức (Ảnh 1). Họ là Kathrin Hattenhauer khi đó mới 20 tuổi, cô sinh viên Cornelia Fromme 20 tuổi, điều dưỡng viên Uwe Schwabe 27 tuổi và sinh viên Frank Sellentin 23 tuổi. Họ nói không dấu diếm về chiến dịch của họ chống lại sự thống trị của những người đàn ông già lão của SED. Về một cuộc biểu tình môi trường dọc theo con sông Pleiße bị ô nhiễm, một cuộc biểu tình phản đối kiểm duyệt báo chí, một lễ hội âm nhạc đường phố bị cấm, một cuộc diễu hành chống lại sự thảm sát trên quảng trường Thiên an môn tại Bắc kinh.
Những cư dân của ngôi nhà 46 phố Marianne và bạn bè của họ tại phần phía đông Leipzig luôn luôn được nhìn thấy trong hàng đầu của các cuộc biểu tình và các chiến dịch, mà họ đã tổ chức từ mùa hè năm 1988.(2)
Họ cũng đã cùng nhau tổ chức sự cầu nguyện hòa bình trong nhà thờ Nikolai trắng trợn hơn và khéo léo hơn. Và bây giờ trong tháng 9, sau kỳ nghỉ hè, họ hy vọng đưa những người cùng tham dự của họ đi từ nhà thờ Nikolai vào trong thành phố thành cuộc tuần hành.
Ngôi nhà 46 phố Marianne trở thành cái nôi của sự phản kháng tại Leipzig, của một sự phản kháng, mà nó được cư dân ở đó và mạng lưới bạn hữu của họ liên tục khơi nhóm lên, để nó sẽ luôn tự được lan rộng ra và chỉ bốn tuần sau đó nó sẽ buộc nhà nước phải quỳ gối.
Chính quyền ngờ vực rình rập trước cửa nhà họ. Ở đó có một điểm theo dõi thường trực của an ninh nhà nước. Nếu cư dân trong nhà này thảo luận một chút gì đó quan trọng, họ viết điều đó vào tờ giấy, đưa cho mọi người xem và đốt ngay. Nếu họ đi ra khỏi nhà, nhiều mật vụ bám theo gót chân họ.
Nhưng giờ đây trước ống kính trong sân sau nhà họ nói công khai, họ đã chán ngấy cách thức hành động cẩn trọng trong tình thế khó chịu thường xuyên hiện nay. Họ nói, rắng họ không còn nhìn thấy tương lai nữa vì nhà nước bị những ông già lãnh đạo và thời gian đã chín muồi cho hành động: „40 năm chủ nghĩa Stalin đã đủ rồi“, Uwe Schwabe nói vậy.
Suy nghĩ cặn kẽ, anh ta nói gì
Việc quay phim được thực hiện vào ngày chủ nhật này ở nơi không xa trung tâm thành phố là điều khá nguy hiểm. Việc quay phim không được những phóng viên phương Tây được ủy quyền thực hiện, bởi những người này không bao giờ được bộ Ngoại giao DDR cấp giấy phép cho việc đó. Những người thực hiện là Siegbert Schefke và Aram Radomski, hai người bất đồng chính kiến ở Đông Berlin, họ đã mượn xe ô tô Trabant và mang theo những đệm ngủ bằng hơi và một máy quay video không chuyên dụng đi đến Leipzig.
Sau nửa tiếng đồng hồ quay trong sân sau nhà họ còn hỏi dò lại lần nữa, liệu tất cả những lời phát biểu có được thực sự phát đi trong đài truyền hình Tây Đức. Schwabe trả lời ngắn gọn, trước đó anh đã suy nghĩ kỹ, anh muốn nói gì. Trong việc phản đối chống lại những hiện trạng tại DDR, anh nói, người ta không được phép nói vòng vo dài hơn.
Sau đó Schefke và Radomski, những người đã từ lâu bí mật quay phim khắp DDR cho các nhóm bất đồng chính kiến, mang máy quay phim đi quay khắp thành phố. Ernst Demele, một người bất đồng chính kiến Leipzig chỉ cho họ những ngôi nhà cũ nát, thức tế không thể ở được. Ở một cửa sổ trống một phụ nữ trẻ với đứa con khích lệ họ quay phim mặt tiền ngôi nhà đã bị hư hỏng nặng. Vấn đề đúng ra phải được đưa lên báo, chị ta gào lên,“Những người dân nơi này phải ở và sống như thế nào đây“.
Demele 49 tuổi, nhân viên ngành đường sắt, chịu trách nhiệm trạnh thái tĩnh của các cây cầu tầu chạy qua. Tình trạng xuống cấp của tất cả những cây cầu, những công trình cổ bị sụp đổ, thảm họa ô nhiễm môi trường quanh Leipzig đã gây cho anh sự phẫn nộ. Anh ở ngay cạnh góc phố Meißner, ở đó trong đêm toàn bộ môt bức tường bên ngoài của một ngôi nhà bị đổ sập. Những phòng khách của tòa nhà cho đến bây giờ vẫn nằm trơ mặt ngó ra đường. Toàn bộ phần đông Leipzig nằm trong tình trạng, như nhiều khu phố cổ của DDR, sắp sửa đổ sập.
Sự thất vọng và sự suy thoái tại Leipzig
Uwe Schnabe làm việc buổi sáng từ 6 giờ trong tòa nhà Albert Schweißer, một nhà dưỡng lão của hội truyền giáo bản xứ. Cùng với các đồng nghiệp anh đã tìm được cho những người bí mật làm phim 6 đối tác phỏng vấn, những người thẳng thắn phê phán hiện trạng Leipzig và đường lối của SED và đòi hỏi những sự thay đổi. Không một ai trong số đó sợ lộ mặt trong vô tuyến Tây Đức. Người thợ đốt lò Frank Bartusch không, người đầu bếp Reiner Schladenbach và vợ là Rosenmarie Reschke cũng không. Nữ điều dưỡng viên Kerstin Huhn, uể oải dựa người vào ô tô Trabant, tỏ ra sửng sốt về kế hoạch của SED, Leipzig cần phải đăng ký, để thành địa điểm thi đấu thế vận hội: „Ở đây tất cả đổ nát cả rồi, nhưng họ không thấy được điều đó.“
Cuối cùng những chiếc băng ghi hình đã được Ulrich Schwarz, khi đó là phóng viên của Tạp chí Spiegel (Tấm gương) mang về Tây Berlin đưa cho tác giả bài viết này, khi đó đang làm việc là biên tập viên trong ban biên tập „Konstraste“ (Sự tương phản) đài truyền hình ARD. Ở đó từ những chiếc băng này bộ phim „Sự thất vọng và sự suy thoái tại Leipzig“ được hình thành, hàng triệu khán giả Tây Đức và trước tiên ở DDR xem phim này.
Những người tự để cho quay phim của „nhà 46 Marianne“ cũng xem và liên hoan cùng các bạn bè khác từ những nhóm cơ sở của thành phố về cú phản đòn này. Tờ „ Báo Nhân dân Leipzig“ tường thuật một cách ngạc nhiên về bộ phim trong đài truyền hình Tây Đức, tuy nhiên coi sự phê phán là thừa. Stasi (3) không có phản ứng gì. Friedrich Schorlemmer, một linh mục hoạt động chính trị tích cực ở Wittenberg, sau đó nói với Schwabe: „Giờ đây tôi đã hiểu các bạn ở Leipzig với phương châm hoạt đông của các bạn. Nhũng bức hình suy thái của thành phố đã mở mắt cho tôi.“
Genscher nói về những người bị bắt giữ
Những phần tử tích cực từ „nhà 46 Marianne“ còn rất trẻ. Nhưng sau lưng họ là những sự theo dõi, những lần bị sục soát nhà, những trát gọi ra tòa, những hình phạt kỷ luật, và luôn luôn tiếp tục bị Stasi „bắt giữ“ với những cuộc thẩm vấn dài. Tất cả những điều đó trở thành một phần cuộc sống của họ. Tuy nhiên các phương tiện quyền lực nhà nước đã từ lâu không đe dọa được họ. Một năm trước đây họ còn cẩn thận che đậy lời kêu gọi biểu tình dọc theo sông Pleiße thành „cuộc diễu hành tưởng niệm“. Từ đó bộ máy an ninh không thể coi thường họ. Họ đã đọc trong các văn bản của Vaclav Havel (4), rằng công cụ quan trọng nhất của một chế độ độc tài là sự sợ hãi trong đầu mọi người. Và nó luôn trở nên nhỏ bé hơn nhờ mỗi hoạt động thành công.
Trong một cuộc biểu tình phản đối lễ tưởng niệm Rosa Luxemburg (5) do SED tổ chức trong tháng một họ đã tích lũy được kinh nghiệm, rằng họ phải được trả lại tự do sau ít ngày bị bắt giữ nhờ sự bảo vệ của công luận Tây Đức và những hoạt động đoàn kết tại các thành phố của DDR. Họ đã rải truyền đơn và kêu gọi biểu tình ở trung tâm thành phố – hoàn toàn có dụng ý trong khi diễn ra Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu tai Wien. Ở đó ngoại trưởng Hans-Dietrich-Genscher đã phản đối người đồng nhiệm DDR về những người Leipzig bị bắt giữ. Ehrich Honecker không muốn để bị chê trách vi phạm nhân quyền và đã đích thân chỉ thị đình chỉ thủ tục điều tra.
Không nửa vời
Họ đã thách thức nhà nước và đã chiến thắng. Từ đó họ sống trong hy vọng: Chúng ta có thể làm được điều đó. Chúng ta là phần của một phong trào trong cả nước, phong trào đang phát triển và nếu chúng ta mạo hiểm một chút, chúng ta có thể thay đổi tất cả. Họ chia xẻ cảm xúc này với số lượng người dân Leipzig ủng hộ họ đang gia tăng, tất cả đang cảm thấy uy tín nhà nước đang tan rã.
Sau khi việc quay phim bí mật trong sân sau „nhà 46 Marianne“ hoàn thành, chiến dịch tiếp theo còn được chuẩn bị ngay trong đêm ngày hôm đó . Một đôi khăn trắng trải giường được xé ra. Katrin Hathenhauer, Gesine Oltmanns và Uwe Schwabe bắt đầu viết biểu ngữ theo dạng chữ in màu đen và đỏ. Họ phải tự khẩn trương hoàn thiện, bởi ngày hôm sau, 4 tháng 9, đúng 17 giờ bắt đầu buổi cầu nguyện ngày thứ hai đầu tiên sau dịp nghỉ hè trong nhà thờ Nikolai.
Những yêu cầu cần đặt ra là những người qua đường có thể nhận biết ngay lập tức được. „Tự do du lịch thay cho bỏ trốn hàng loạt”, “Tự do lập hội“ và „Tự do hội họp“. Không nửa vời và hoàn toàn không rắc rối. Trong sự vội vã họ đã nhầm lẫn viết thiếu chữ „e“ trong tính từ đầu tiên vào biểu ngữ quan trọng nhất của họ: “ Vì một đất nước tự do với những con người tự do“. (Ảnh 2)
Hoa hướng dương chống lại âu sầu
Nhiều mối liên lạc của cuộc cách mạng Leipzig vào ngày 9 tháng 10 tập hợp tại những nơi như ngôi nhà 46 Marianne, nơi từ năm 1988 những kẻ nổi loạn từ 18 đến 25 tuổi hội ngộ. Giám đốc Stasi Leipzig Manfred Hummitzsch trong báo cáo nội bộ cũnng thừa nhận ngôi nhà là một “điểm phát xuất đầu não của những hoạt động công chúng có hiệu quả“.
Khi mới 17 tuổi cô Kathrin Walther đã thuộc lớp người đầu tiên, mà họ trong mùa hè 1988 cùng với người thành lập Nhóm sáng kiến cuộc sống Reinhardt Müller và Michaela Ziegs đã dọn đến ở ngôi nhà trống Marianne (Ảnh 3). Họ kéo theo những người khác cùng đến chiếm lĩnh tầng trên cùng. Buồng vệ sinh nằm ở khu chiếu nghỉ cầu thang giữa tầng trên và dưới, tuy nhiên vẫn có nước lạnh dẫn đến và trong mùa đông những bánh than nâu cung cấp nhiệt năng lúc được lúc không (Ảnh 4). Trên nóc nhà những cây bạch dương mọc bên cạnh những dàn ăng ten bị gãy hỏng. Một thế giới đôi khi đau buồn và đầy tuyệt vọng. Katrin Hattenhauer luôn có hạt hương dương bên mình, cô rắc khắp mọi nơi trong thành phố, trên những khu đất gạch vụn đổ nát, trước những ngôi nhà không còn của sổ, trong sân sau nhà đang ở.
Đây là một ngôi nhà trống, không chỉ vì những cánh cửa không khóa. Bởi luôn có sự luân chuyển thường xuyên đến và đi của khách từ khắp DDR. Các nhóm từ khắp cả nước luân phiên nhau đến đây.
Kathrin Walther tham gia tich cực công việc tạo chữ trên nền chất liệu để in truyền đơn. Cô thường xuyên đánh máy chữ văn bản chính liên tiếp vào bản in kẽm mới với tốc độ kỷ lục, bởi mỗi cái chỉ cho phép in hai trăm bản. Trong đêm những chiến hữu của cô đi rải các bản kêu gọi khắp thành phố. Người dân Leipzig nhìn thấy chúng trong những hộp thư của nhà ở, trong những trạm điện thọai hoặc trên ghế ngồi của tàu điện.
Đầu năm 89 Walther cùng với bạn trai Thomas Rudolf dọn đến phố bên cạnh „Marianne“, cô là thành phần tích cực trong “Giới lao động chính nghĩa“, tổ chức này hợp tác chặt chẽ với Nhóm sáng kiến cuộc sống và Nhóm lao động nhân quyền. Với điều đó cô thuộc về giới thân cận quanh mục sư Tin lành Christoph Wonneberger. Vị mục sư 47 tuổi này là thày giáo, động lực và chiến hữu của những thanh niên phản kháng. Như cô ông là người bạn với những lời nói rõ ràng và hành động chín chắn mang tính chiến lược.
Trong mắt Stasi Leipzig Wonneberger là một nhân vật quan trọng của “tổ chức chính trị bí mật“. Cho nên mục sư luôn bị sức ép về khuôn phép của lãnh đạo nhà thờ, do vì ông mà họ hầu như hàng tuần bị mời đến tỉnh ủy SED Leipzig. Trong mùa thu 1988 đã có một cuộc đàm phán giằng co đầy kịch tính kéo dài hàng tháng quanh việc tham dự của các nhóm ở lễ cầu nguyện hòa bình. Wonneberger và đồng nghiệp của mình Rolf-Michael-Turek thậm chí đã để điện thoại của mình trở thành mối liên lạc quan trọng nhất cho những người lãnh đạo cách mạng nối với các nhóm bất đồng chính kiến khác và với các nhà báo Tây Đức.
Nếu ngày 9 tháng 10 diễn ra một cuộc cách mạng ôn hòa, thi sau đó những người lãnh đạo cách mạng có các địa chỉ như những địa chỉ của „nhà 46 Marianne“ và một vài nơi khác trong thành phố. Ở đây cũng tự tìm thấy những câu trả lời cho các câu hỏi, tại sao vai trò đột phá mang tính quyết định có thể thành công chính ngay tại Leipzig trong mùa thu 1989.
Bởi từ những người thân cận quanh „nhà 46 Mariane” cho nên có nhiều mối liên lạc chặt chẽ đến các giới phản kháng khác trong thành phố. Điểm gặp như quán rượu bí mật ở số nhà 5c phố Henrici của Fred Kowasch hoặc ngôi nhà đằng sau của sinh viên nha khoa Michael Arnold ở 20a phố Zweinaundorfer. Ỏ đó tồn tại một căn hộ để ngỏ của anh và một quán cà phê đêm tự thành lập – mặc dù cơ quan an ninh đã chủ tâm thuê một quán rượu đối diện để theo dõi. Các bức tường ở lối vào và ở phần cầu thang được dán kín bởi những tờ thông báo và những bài báo được đăng của nhóm bất đồng quan điểm. Báo tường nhà này nhiều lần bị các công an nhân dân kiểm tra, bóc gỡ và lại được chủ nhân và các người bạn tiếp tục dán mới.
Đó là những địa điểm, ở đó những kế hoạch được nghiền ngẫm hoặc các chiến dịch được xem xét đánh giá. Ở đó cũng có sự giải trí. Trong quán rượu của Kowasch tường nhà được dán từ trên xuống dưới bằng bộ luật hình sự của DDR. Bảng phi tiêu là bức ảnh một cảnh sát nhân dân, và trong gian phòng lớn nhất là bức tường Berlin được vẽ chân thực trên tường với những tháp canh và những đèn pha, một bức tường bị đục thủng dẫn đến phòng khiêu vũ.
Khác với thế hệ trước, mà họ bị ác mộng khi hồi tưởng đến ngày 17 tháng 6 năm 1953 và sự triển khai của xe tăng Nga (6), thế hệ trẻ này gặp nhau trong những sân sau và những ngôi nhà phía sau của khu phố cổ cũ nát (Ảnh 5). Những nhân tố tích cực trẻ này cũng phải vượt qua sự sợ hãi, nhưng họ muốn từ nhà thờ Nikolai cùng nhau đi ra ngoài. Trong hàng ngũ xung kích họ sử dụng nhà thờ này là nơi tiến hành được che chở và nơi xuất phát của chiến dịch. Điều đó đã dẫn đến sự tranh cãi lâu dài giữa chính quyền và nhà thờ. Việc này cần một khoảng thời gian, cho tới khi SED và Stasi tại Leipzig hiểu được, rằng không phải Tổng giám mục giáo phận Johannes Hampel cũng không phải người quản lý giáo phận đạo tin lành Friedrich Magirius lẫn mục sư Nikolai Christian là những thủ lĩnh có thể đưa những người trẻ tuổi vào khuôn phép và ngăn cản họ được.
Ý nguyện hoạt động trong công chúng dưới sự lôi cuốn của những người chạy trốn và truyền thông Tây Đức tạo nên khuynh hướng chính trị không thỏa hiệp. Điều này làm nổi trội lên tổ chức nòng cốt Leipzig. Cuộc đấu tranh tư tưởng phần lớn ít hiệu quả giữa các nhóm bất đồng chính kiến, như chúng lộ ra một chút tại Berlin, hầu như cũng không có chỗ đứng tại Leipzig. Ở đây những cư dân Marianne và các bạn của họ trong „Nhóm sáng kiến cuộc sống“ (IGL) hoặc trong „Giới lao đông chính nghĩa“ thích suy nghĩ kỹ hơn về việc, họ có thể lôi cuốn người đi qua trên đường phố và những người nộp đơn xin xuất cảnh như thế nào. Họ đưa ra khẩu hiệu „Chúng tôi ở lại đây“ đối lập với lời kêu gọi „Chúng tôi muốn đi khỏi đây“.
Chuyển ngữ từ: Leipzig: Wie es 1989 zur Demonstration kam – SPIEGEL ONLINE
____
Chú thích:
(1) Ba chữ đầu của tên đảng Xã hội thống nhất Đức.
(2) Các cuộc tuần hành được thực hiện ở đâu tại Leipzig:
14.03.1988: Biểu tình với 120 người sau buổi cầu nguyện hòa bình từ nhà thờ Nikolai qua tòa thị chính đến nhà thờ Thomas.
05.06.1988: Biểu tình vì môi trường của các nhóm cơ sở với 1000 người tham dự dọc theo sông Pleiße vào đến trung tâm thành phố. Cảnh sát nhân dân theo dõi.
09.11.1988: Truyền đơn của các nhóm cơ sở nhằm tưởng niệm cuộc tàn sát người Do thái thời Quốc xã đồng thời phê phán DDR. Gần 100 người biểu tình tại bia đá tưởng niệm giáo đường Do thái.
15.11.1988: Biểu tình phản đối cùng với bóng bay viết chữ chống kiểm duyệt báo chí vào dịp hội nghị Phim tài liệu tổ chức tại Leipzig.
15.03.1989: Sau cuộc biểu tình chính thức của SED nhằm tưởng niệm Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg diễn ra cuộc biểu tình tự phát đòi quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do báo chí tại DDR. 12người đã bị bắt sau khi khi phân phát 7000 tờ truyền đơn. Trước tiên hàng trăm người Leipzig nghe theo lời kêu gọi của một thành viên nhóm cơ sở tập trung tại quảng trường trước tòa thị chính, sau đó 800 người diễu hành qua trung tâm thành phố. 53 người tiếp tục bị bắt. Tuy nhiên sau sự phản đối rộng khắp DDR và của quốc tế tất cả đã được trả tự do vào ngày 19 tháng 1.
13.03.1989: Sau buổi cầu nguyện hòa bình 600 người, trong số đó nhiều người tự nguyện xuất ngoại tuần hành vào giữa trung tâm thành phố và hô to: „Stasi cút đi“. Lúc này đang diễn ra hội chợ mùa xuân có nhiều truyền thông Tây Đức và khách thăm quan trong thành phố nên bộ An ninh không hành động.
01.05.1989: 200 người tuần hành từ nhà thờ Nikolai đến nhà thờ Thomas đòi quyền xuất ngoại.
08.05.1989: Ngay sau khi kết thúc lễ cầu nguyện hòa bình 500 người tuần hành trong phạm vi trung tâm thành phố chống sự gian lận bầu cử tại DDR.
23.05.1998: Công an nhân dân lần đầu tiên vây hãm đường phố quanh nhà thờ Nikolai bằng dây chắn sau buổi cầu nguyện hòa bình. Những người phản đối và trên đường tuần hàn vào giữa trung tâm thành phố bị bắt hàng loạt.
29.05.1998: Sau buổi cầu nguyện hòa bình công an nhân dân tiếp tục bao vây ngăn chặn người tuần hành trước nhà thờ Nicolai.
04.06.1989: Mặc dù bị cấm 1000 người tham dự tuần hành vì môi trường qua giữa thành phố dọc theo dòng sông Pleiße phần lớn bị bê tông hóa.
10.06.1989: Lễ hội âm nhạc đường phố do thành viên các nhóm cơ sở tổ chức diễn ra giữa Leipzig mà không có giấy phép của nhà nước. Trên 100 nhóm âm nhạc và ca kịch khác nhau của khắp DDR được hàng nghìn người dân Leipzig nồng nhiệt chào đón. Ngay đầu buổi trưa nhiều diễn viên và khán giả bị lực lượng cảnh sát cơ động bắt giữ thô bạo. Việc đó dẫn đến các hoạt động đoàn kết của người dân Leipzig và việc phong tỏa một đồn công an. Vào các ngày hôm sau tất cả những người bị bắt được trả tự do.
12.06.1989: Từ đầu tháng 6 lễ cầu nguyện hòa bình đổi tên thành lễ cầu nguyện ngày thứ hai. Từ thời điểm này trở đi sự phản kháng di chuyển đều đặn sau buổi cầu nguyện lúc 18 giờ trong các phố nằm quanh nhà thờ Nikolai và càng có thêm nhiều người tham dự. Một phần của số 1000 người tham dự trong ngày này tuần hành vào giữa trung tâm thành phố.
19.06.1998: Một cuộc tuần hành trong im lặng tiến vào giữa trung tâm thành phố lại được thực hiện thành công, ở đó nó mới bị giải tán bằng bạo lực.
26.06.1989: Vào ngày thứ hai này cảnh sát đứng liên kết thành hàng rào ngăn chặn người biểu tình.
03.07.1989: Buổi cầu nguyện hòa bình cuối cùng trước dịp nghỉ hè. Sau buổi lễ xảy ra sự bắt bớ người tham dự của cảnh sát trước nhà thờ.
09.07.1989: Sau phiên họp cuối cùng của Hội nghị nhà thờ tổ chức tại Leipzig, khoảng 1000 người đi từ khu vực hội chợ vào trung tâm thành phố với biểu ngữ đòi nhiều dân chủ hơn và chỉ đi đến được nhà thờ Peter vì hàng rào cảnh sát. Trước đó tấm biểu ngữ „ Dân chủ“ của họ bị nhân viên an ninh giật mất. Sau đó một số người biểu tình bao vây một tàu điện mà nhân viên an ninh chạy trốn trong đó.
04.09.1989: Sau buổi cầu nguyện ngày thứ hai Katrin Hattenhauer và Gesine Oltmanns giương cao biểu ngữ của họ „Vì một đất nước tự do với con người tự do“ để tiếp tục mang những phản kháng của họ ra đường phố. Những người khác diễu hành với biểu ngữ „Tự do du lịch thay thế bỏ trốn hàng loạt“. Nhân viên Stasi xé tan các khẩu hiệu này.
11.09.1989: Khoảng 1300 người tham dự buổi cầu nguyện ngày thứ hai trong nhà thờ Nikolai tại Leipzig. Khi rời khỏi nhà thờ 89 người trong số họ bị bắt giữ, Katrin Hattenhauer cũng nằm trong số này và mãi đến 13.10 cô mới được trả lại tự do.
18.09.1989: Vào ngày thứ hai này khoảng 3000 người đổ về quảng trường trước nhà thờ Nikolai và hát bài „We shall overcome“.
25.09.1989: Sau buổi cầu nguyện ngày thứ hai các hàng rào cảnh sát bị phá vỡ, khoảng 8000 người tuần hành trong trật tự từ sân nhà thờ Nikolai đến nhà ga trung tâm. Họ hô vang“ Tự do, Bình đẳng, Tình cộng đồng“ cũng như „Hãy công nhận tổ chức Diễn đàn mới!“. Cuộc tuần hành ngày thứ hai lần đầu tiên với đội ngũ thống nhất tự giải tán ôn hòa cách trụ sở Stasi không xa.
02.10.1989: Số lượng người tham gia buổi câu nguyện ngày thứ hai tăng lên trên 2500 người trong hai nhà thờ. Cuộc tuần hành sau đó với 20.000 người đi vào trung tâm thành phố không bị ngăn cản, qua nhà ga trung tâm và trụ sở Stasi đến nhà thờ Thomas. Khẩu hiệu được hô là „Chúng tôi là nhân dân“.
07.10.1989: 4000 người biểu tình trước nhà thờ Nilolai. 2000 người kéo đến nhà ga.
09.10.1989: Sự đột phá thành công. Sau buổi cầu nguyện hòa bình trong 4 nhà thờ 70.000 đến 100.000 người biểu tình đổ vào trung tâm thành phố, qua nhà ga trung tâm và trụ sở Stasi. Đứng trước mặt họ là trên 3000 lực lượng an ninh, nhưng sau đó đã rút lui trước khí thế của quần chúng.
17.10.1989: Bộ chính trị SED phế truất Chủ tịch Hôi đồng nhà nước và Tổng bí thư Ehrich Honecker.
(3) Tên gọi tắt của cơ quan an ninh nhà nước
(4) Vaclav Havel (1936-2011) nhà văn , triết gia, người bất đồng chính kiến, nhà viết kịch. Tổng thống cuối cùng của Tiệp khắc và tổng thống Séc đầu tiên .
(5) Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht là hai nhà cách mạng kiệt xuất của phong trào công nhân và xã hội dân chủ châu Âu đầu thế kỷ XX bị sát hại ngày 15.01.1919.
(6) Mời xem: Nổi dậy tại Đông Đức 1953 (Bách khoa toàn thư mở)
Ảnh tư liệu:
Một bình luận trước “12.328. Ngôi nhà chung của những kẻ nổi loạn”
Sorry, the comment form is closed at this time.
Đối Thoại Điểm Tin ngày 11 tháng 4 năm 2017 | doithoaionline said
[…] 12.328. Ngôi nhà chung của những kẻ nổi loạn […]