Tiểu thương phản ứng với đoàn giải tỏa. (Hình: Báo VietNamnet)
ĐẮK LẮK (NV) – Chiều 10 Tháng Tư, đoàn liên ngành của thành phố Buôn Ma Thuột do ông Vũ Văn Hưng, phó Chủ tịch thành phố làm trưởng đoàn đã tiến hành giải tỏa lòng đường vỉa hè ở khu vực chợ đêm Buôn Ma Thuột. Khi đoàn liên ngành dẹp chợ thì có 5 người trong số hàng trăm tiểu thương tức giận la ó phản đối, lao vào cản trở, chống lại lực lượng chức năng.
Có người vì quá phẫn uất đã tát vào mặt ông Phó chủ tịch phường Thành Nhất và đánh cán bộ trật tự đô thị chấn thương phải nhập viện. Ngay sau đó, họ đã bị bắt đưa về trụ sở công an Buôn Ma Thuột “điều tra, xử lý theo thẩm quyền”.
Loan báo với truyền thông Việt Nam, ngày 11 Tháng Tư, ông Vũ Văn Hưng, cho biết, đã chỉ đạo Công an Buôn Ma Thuột xử lý nghiêm 5 tiểu thương “chống người thi hành công vụ giải tỏa khu chợ đêm Buôn Ma Thuột”.Đọc tiếp »
Khối các nước công nghiệp phát triển, G7, không đạt được sự nhất trí đối với đề xuất của Anh theo đó muốn áp các lệnh trừng phạt lên Nga sau vụ tấn công bằng chất hóa học chết người mà phương Tây nói do đồng minh của Nga là Syria thực hiện.
Ngoại trưởng Italy nói khối này không muốn dồn Nga vào chân tường và muốn chọn giải pháp đối thoại.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã rời kỳ họp G7 tại Italy để sang Nga thảo luận tình hình.
Ông nói tổng thống Syria không thể đóng bất kỳ vai trò nào trong tương lai nước này. Đọc tiếp »
Tác giả David Brown đang phát biểu tại buổi hội thảo. Nguồn: FB Tuyet-Le Brown.
Đây là bài diễn văn ‘keynote’ để mở màn Hội thảo về Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp Bền vững, và Phát triển Kinh tế tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tổ chức ở thủ đô Phnom Penh (còn gọi là Nam Vang) vào ngày 16-18/3/2017 do Đại học Hoàng Gia Phnom Penh và Đại học North Carolina (Mỹ) tổ chức.
Đồng bằng ngập nước Sông Mê Kông – gọi tắt là ĐBSCL – bao gồm các vùng đất trũng thấp từ thị trấn Kratie (cách Phnom Penh khoảng 200 cây số về phía đông bắc) hướng về phía nam tới 9 cửa sông, kể cả lưu vực hồ Tonle Sap (hay Biển Hồ).
ĐBSCL hết sức màu mỡ và phức tạp về mặt thủy văn. Trong số các bộ phận của ĐBSCL, có một hệ thống đê kỹ thuật cao, bao gồm các con đê cùng các kênh đào và các cống điều tiết dòng chảy và phân phối nguồn nước.Đọc tiếp »
GS Hoàng Xuân Phú: “Những nhà khoa học thể hiện được mình đạt đẳng cấp quốc tế mới thực sự xứng đáng đứng ra đảm nhận sứ mệnh và nhiệm vụ chính trị, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nếu không thì chỉ góp phần lái dân tộc vào con đường lầm lạc mà thôi.”
GS Hoàng Xuân Phú đang trao đổi tại một tọa đàm bàn về các tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Ảnh Nghiêm Tuấn/ báo TN.
Thưa giáo sư Phú là tạp chí quốc tế làm gì có món nào là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” để mà đăng và bàn thảo trên các ISI/Scopus chứ?
Tạp chí quốc tế nào có chỗ cho việc đăng tải và bàn luận về triết lý kinh tế kinh điển “kinh tế nhà nước là chủ đạo” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho “đường lối đảng” hay “tư tưởng vĩ nhân với lãnh tụ làm kim chỉ nam”?
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho các nhà văn xã hội chủ nghĩa mà định lấy trụ sở ra để làm khách sạn vì “hết tiền” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho mấy thứ giáo dục mà coi đó là “trận đánh lớn” chứ.
Tạp chí quốc tế làm gì có chỗ cho trường phái tâm lý vô thần nhưng lại đầy sợ hãi trước mọi thứ, nhất là sợ sự thật và lẽ phải chứ.
Cá Bà Bằng nặng gần 400kg, được ngư dân tổ chức lễ an táng. Ảnh: báo LĐ
Nhận cá làm mẹ
Chiều 6/4, các ngư dân trên tàu cá Qng 95179 ts của Ngô Thanh Phong đang đánh bắt trên vùng biển Trường Sa thì gặp một con cá lớn, gọi là cá Bà Bằng đang đuối sức.
Cá ông, cá bà theo cách gọi của ngư dân thường dạt vào bờ khi đuối sức. Truyền thuyết kể rằng khi ngư dân gặp tai nạn trên biển, cá ông, cá bà sẽ chở ngư dân vượt qua bão tố, hoặc dìu thuyền họ vào bờ. Chính vì thế, mỗi khi cá ông, cá bà dạt vào bờ khi đuối sức, hấp hối, ngư dân làm lễ an táng, chôn cất như cha mẹ mình.
Hôm ấy, anh Phong thắp 3 nén nhang vái bà, hỏi nguyện bà có muốn vào bờ, để con đón về quê. Cá bà từ từ dạt vào ghe. Lúc đó, một ngư dân lão luyện như anh hiểu rằng bà muốn anh dìu về quê nhà.
1. Formosa vẫn như cái ung nhọt ở miền Trung. “Cơ thể” nơi khối u này bén rễ muốn cắt bỏ nó đi, nhưng những kẻ “bán thuốc” lại muốn nó sống để kiếm lợi trên cơ thể miền Trung đã kiệt quệ vì khối u Formosa.
2. Đang có chiến dịch dập tắt mọi sự phản kháng dù trong ôn hòa tại miền Trung từ nhà cầm quyền. Liên tiếp khởi tố và dọa khởi tố những người dân đã hết đường sống đi biểu tình hoặc đến các cơ quan công quyền đòi được sống. https://goo.gl/oDKmTy
3. Biển tại Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh lại đổi màu có nhiều váng màu nâu nhạt. (Vẫn chưa thấy ban tuyên giáo chỉ thị cho báo nào đăng là do “tảo nâu” gây ra. “Tảo” là quốc hoa của Việt Nam quả là không ngoa). Đọc tiếp »
Bài hát “Ly Rượu Mừng” (trái) đã được “thả”, nhưng bài “Con Đường Xưa Em Đi” là 1 trong 5 bài hát bị “bỏ tù”. Ảnh: internet
Không ai hiểu được tại sao Ly Rượu Mừng cũng nhắc tới “lính” thì được cởi trói nhưng 5 bài “lính” khác bỗng nhiên “suy thoái tư tưởng” đến độ bị “bỏ tù” sau bao năm tung bay.
Kế đến, không ai hiểu được tại sao bài Dạ Cổ Hoài Lang hiền hòa sống với dân tộc bao năm đã gần như ca dao bỗng nhiên cũng “phản động” đến độ lãnh án “tù chung thân”.
Và nay, cũng không ai hiểu được cáo trạng truy tố bài Nối Vòng Tay Lớn. Nếu sợ Nối Vòng Tay Lớn có khả năng lôi kéo nhân dân đấu tranh bất bạo động thì tại sao không truy tố luôn bài Huế – Sài Gòn – Hà Nội và “bắt khẩn cấp” để “xử tử” ngay bài Dậy Mà Đi?Đọc tiếp »
Giấc mơ Mỹ không bằng giấc mơ Việt Cộng. Nguồn: internet
Chúng ta hay nói đến Giấc mơ Mỹ (American Dream), chỉ cần bạn có năng lực (thực sự), và có ý chí, thì dù bạn là ai, từ đâu tới, xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội, màu da, tôn giáo, chủng tộc…gì, bạn cũng sẽ có cơ hội để thành công trên đất Mỹ. Nhưng chúng ta quên mất là ở VN cũng có Giấc mơ Việt nhưng phải nói rõ, Việt Cộng (Vietnamese communists’ Dream). Chỉ cần bạn là đảng viên đảng cộng sản, thêm vào đó, nếu không là con, em, cháu… ông này bà kia đang hoạt động trong bộ máy cầm quyền của đảng và nhà nước cộng sản, thì cũng có quan hệ rộng, sâu trong bộ máy hoặc có tiền (rất nhiều tiền) để mua ghế. Đọc tiếp »
Người dân xuống đường phản đối Formosa ở Nghệ An, 5/3/2017. Ảnh: Facebook Lê Văn Sơn.
Mặc dù vấp phải không ít sự ngờ vực và thậm chí cả dèm pha, song lời kêu gọi tổng biểu tình đòi các quyền dân sinh, dân chủ và chống hiểm hoạ Trung Quốc vào các ngày Chủ Nhật bắt đầu từ 5/3/2017 do linh mục Nguyễn Văn Lý phát động vẫn tạo ra được sự lan tỏa nhất định, khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải đối phó khá vất vả hơn một tháng qua.
Tổng biểu tình: vì sao?
Dưới sức nặng của những sai lầm chồng chất, các chế động cộng sản ở Liên Bang Soviet và Đông Âu trước kia đều lần lượt sụp đổ. Kết cục đó trước hết xuất phát từ nguyên nhân nội tại; các nhân tố bên ngoài đơn giản là chỉ giúp cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn. Một trong những nhân tố bên ngoài có tác dụng tích cực như thế là các cuộc biểu tình ôn hòa của các tầng lớp nhân dân. (Điều này cũng lặp lại trong các cuộc Cách Mạng Màu diễn ra ở Đông Âu đầu thập niên 2000).
Cuộc biểu tình tại Leipzig ngày 9 tháng 10 năm 1989 có ý nghĩa quyết định cho cuộc cách mạng ở CHDC Đức (DDR). Nhà nước đã hàng phục trước uy lực của quần chúng. Một ngôi nhà bỏ trống vì cũ nát bị chiếm hữu đã trở thành một địa điểm đầu não của cuộc phản kháng.
Sự lúng túng, làm thế nào cần tiếp tục thóat ra được cuộc khủng khoảng trong nước, đã làm u ám phiên họp bộ chính trị đảng SED (1) cuối tháng 8 năm 1989. Günter Mittag, người thay mặt cho Erich Honecker ốm yếu, đã tức giận về đài truyền hình Tây Đức: “Đôi khi tôi cũng muốn đập tan máy vô tuyến đi, nhưng điều đó hoàn toàn chẳng có ích gì“. Bởi ông ta còn chưa biết, cái diễn ra tiếp theo là gì.Đọc tiếp »
Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương làm lễ kỷ niệm 10 năm thành lập. Ảnh: TTXVN
Nước ta còn nghèo, quá nghèo là đằng khác. Đừng ai đó tự sướng đem so với mấy nước Zimbabwe, Etiopia, Congo… bên xứ châu Phi để mà hãnh diện, cãi rằng nghèo đâu mà nghèo. Muốn biết giàu hay nghèo, sướng hay khổ, cứ lặn lội một buổi về vài vùng nông thôn thì rõ ngay.
Nghèo nhưng dân vẫn phải chịu làm lụng và nộp thuế, đóng góp vào ngân sách. Nghèo nên khai thác tối đa tài nguyên để góp vào ngân sách. Nghèo nên phải ban hành nhiều sắc thuế để mở nhiều kênh thu tiền cho ngân sách. Ơ, thế cái gì cũng ngân sách, vậy ngân sách để làm gỉ gì gì?
Làm nhiều việc. Nuôi quân đội, mua sắm vũ khí. Nuôi bộ máy cầm quyền (quân dân chính đảng, đoàn đội hội, nam phụ lão ấu…). Làm dự trữ quốc gia. Đầu tư phát triển sản xuất các mặt. Chăm lo cho những đối tượng chính sách. Xóa đói giảm nghèo… Ôi giời, trăm cái miệng vẩu chực chờ bầu vú ngân sách. Để nó đói, nó cắn một phát lại chả đứt núm, hết bú.
Trước khi đọc hết bài viết này, tôi đã phải thành thực bằng chính tâm can và sự dè chừng của mình trước sự bạo lực của cộng đồng sẽ sẵn sàng bài bác và có thể, sẽ muốn đẩy tôi vào những quan điểm đối nghịch hoặc không mấy tốt đẹp nào đó trong sự phẫn nộ. Nhưng xin quý vị và mọi người hãy cứ đọc nó và đi cho hết vấn đề một cách cặn kẽ, vì nó không chỉ gói gọn ở một bài viết về sự bế tắc và cô đơn này của người Việt chúng ta.
Dân chủ, không phải là một lá cờ và càng không phải được dựng lên trên nền của một ý thức hệ đã bị sụp đổ trong quá khứ. Dân chủ, không phải là một cơ hội. Dân chủ càng không phải dành cho một sự chờ đợi.
Mà dân chủ là thứ dành cho tất cả mọi người và nằm ở tâm hồn cũng như nhận thức của mỗi chúng ta. Thông qua hành động, đó là đấu tranh và đòi hỏi không ngừng nghỉ, kể cả phải trả giá mới có được.
Công ty Việt Hưng đề xuất UBND TP.Hà Nội cho phép lấp 1ha hồ Thành Công để lấy đất xây nhà tái định cư cho các hộ dân đang sống tại chung cư Thành Công cũ. Ảnh: Ngọc Thọ/ Dân Việt
Nhận được cái thông tin báo chí này từ trang của nhà báo Phạm Trung Tuyến. Xin phép được mang về.
Ai sẽ giám sát việc này? Khu tập thể Thành Công đâu phải khu đất riêng biệt liền hồ mà còn bị chia cắt bởi các khu dân cư khác và hệ thống đường nội đô. Tôi không tin. Đây là một mánh lới mới. Hãy để yên cho hồ Thành Công. Việc cải tạo các khu tập thể cũ là việc phải làm không trước thì sau. Với các khu khác không có hồ thì sao?
Lấp được hồ Thành Công theo cách này, nay mai hồ Giảng Võ, hồ Nam Đồng… sẽ lần lượt lên thớt với cùng một chiêu bài. Thật nguy hiểm cho Hà Nội với đám chủ đầu tư bất động sản đầy lòng tham hiện nay. Họ đã lần lượt nuốt hết những mảnh đất vàng, là di sản công nghiệp và biểu tượng văn hóa một thời của Hà Nội như dệt 8/3, cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Mai Động, Nhà máy công cụ số 1, triển lãm Giảng Võ… giờ nuốt đến hồ. Hãy chặn tay họ lại.Đọc tiếp »
Thời Nixon 1971 có ngoại giao bóng bàn và sau này có ngoại giao gấu trúc giữa Mỹ và Trung Quốc.
Dân Mỹ và Hoa đấu ping pong mà VN mất Hoàng Sa và nhân thể choảng nhau ở cả phía Nam lẫn phía Bắc.
Liên Xô – Mỹ có ngoại giao đập giầy do Khrushchev phản đối phương Tây vu cáo Liên Xô đàn áp Đông Âu về nhân quyền và mất dân chủ. Trong buổi họp cuối cùng tại New York, cụ Khrushchev đã rút chiếc giầy phải đập lên bàn tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc sau khi đoàn Philippines dám láo lếu lên án Liên Xô.
Thời Obama – Hillary – Kerry có nền ngoại giao không đánh nhau, làm dân Mỹ tức điên vì bị cho là kém tắm. Nga can thiệp sâu vào Syria mà Obama im, kệ cho đánh nhau. Đọc tiếp »