BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tư 4th, 2017

12.245. Truyền Hình Việt Nam VTV: “Tự đào mồ chôn mình”

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Paulus Lê Sơn

4-4-2017

Ảnh: internet

Thảm họa môi trường Formosa gây ra cho biển miền Trung phơi bày sự thật về tình hình xã hội Việt Nam, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam – VTV. Những sự kiện xảy ra trong một năm qua tại miền Trung mà VTV tuyên truyền được người dân trong nước nhận xét, đánh giá như thế nào? 

“Những sự thật dối trá”

Hùng, một cư dân trẻ tại Hà Nội nhận xét: “Tôi không thể hiểu nổi với một Đài truyền hình Quốc gia mà họ lại có thể bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt những câu chuyện giống như những kẻ chợ búa buôn chuyện qua ngày. Sự kiện thảm họa Formosa tại miền Trung sáng tỏ như ban ngày, thế mà họ lừa mị dân chúng tôi như thời tiền sử mê muội vậy. Đúng là những sự thật dối trá trên truyền hình lên ngôi”. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

12.244. Nước Pháp cần một cuộc cách mạng

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Bùi Quang Vơm

4-4-2017

Ba ứng viên tổng thống Pháp: Macron, Francois Fillon và Marine Le Pen. Ảnh: internet

Theo các cuộc thăm dò, ông Macron được dự báo sẽ lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống Pháp cùng với ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen tiến hành vào ngày 07/05/2017, mặc dù danh sách cho vòng một ngày 23/04 vẫn chưa kết thúc.

Là ứng cử viên được xếp vào cánh trung, cựu bộ trưởng Kinh Tế Macron hiện đang được sự ủng hộ của nhiều nhân vật cả bên cánh tả lẫn cánh hữu.

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 là cuộc bầu cử đáng chú ý nhất trong lịch sử gần đây của nền Cộng hòa thứ 5. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1965, không ứng cử viên nào của các đảng lớn lọt vào vòng bầu cử cuối cùng. Cả đảng Xã Hội lẫn đảng Những người Cộng hoà đều không còn cử tri. Nó phản ánh sự bắt đầu ̣ của cuộc khủng hoảng chính trị. Đó là sự cùng kiệt của tư duy chính trị cổ điển Pháp.

Sự cạn kiệt của tư duy kinh tế

Người ta đã không còn lòng tin vào các đảng chính trị lớn với những chính sách kinh tế từng thi thố nhiều năm nay nhưng cả tả lẫn hữu chỉ thay nhau cầm quyền, thay nhau hò hét thay đổi khi vận động tranh cử, nhưng rốt cuộc thì cả hai cánh đều chỉ làm những việc giống nhau và đều chỉ đi đến một kết quả giống nhau là nền kinh tế bế tắc không lối thoát và từ đó, an toàn xã hội ngày càng bê bết.

Macron đang có vẻ và hình như cố tạo ra một cái vẻ bề ngoài như có cả hai con bài. Nguyên là Cựu bộ trưởng kinh tế và không thuộc phe phái nào trong hai phái lớn không còn uy tín. Người ta không còn tin vào cả hai đảng và người ta cho rằng cả hai đảng, không có ai hiểu biết gì về kinh tế. cả Jean Marc Ayrault lẫn Manuel Valls dẫu cố vùng vẫy, thì vẫn nằm trong khung và vẫn là chính phủ của một Tổng thống bất tài Francois Holland. Có lẽ người ta tin rằng, đảng xã hội, thiên về bảo vệ người lao động và an sinh xã hội, tiêu diệt đầu tư, còn Những người cộng hoà, khi bảo vệ giới doanh nghiệp và tự do kinh doanh, có thiên hướng gây tổn hại cho an sinh và sức mua cuả thị trường tiêu thụ. Vưà là chuyên gia kinh tế vưà trung dung, đó chính là nguồn gốc tạo ra sức hút của Macron. Tết nhiên, nếu chỉ nhìn từ xa. đến thật gần, thì Macron cũng vậy, cũng chỉ là chuyện múa gậy trong bị.

Việc phải lựa chon một ứng viên 39 tuổi vào vị trí tổng thống một quốc gia lớn, chỉ bộc lộ nmột sự thật không thể chối cãi, rằng nước Pháp không còn chính trị gia. Nước Pháp đã cạn kiện nhân tài. Nước Pháp khủng hoảng triển vọng. nước Pháp đang đi đến điểm cuối cùng của tương lai.

Tăng trưởng kinh tế́ trên 5% suốt “30 năm huy hoàng” kết thúc vào 1976, rồi từ đó trượt dài và chìm đắm trong các cuộc suy thoái triền miên, không bao giờ gượng được dậy. Moị cố gắng, moị phương cách, moị thủ đọan, bằng moị kỹ thuật của những kinh tế gia xuất sắc nhất của nước Pháp, từ cả hai phía Tả-Hưũ luân phiên nhau thi thố, đều đã thất bại.

Nhưng người Pháp không biết tự đặt ra câu hỏi tại sao, người Pháp đã trở nên mê muội? Người Pháp chỉ tìm cách lẩn trốn thực tế. Người Pháp không muốn ra ngoài để nhìn lại mình từ đầu đến chân. Người Pháp đang cố tình sửa sang sắp xếp đồ đạc, sơn sưả các đồ vặt trong nhà, trong klhi cái cần cho nước Pháp là tạo ra một căn nhà bền vững trước bão táp đến từ bên ngoài. Phía trong có thể gọn gàng, nhưng trong bão tố, căn nhà đó sẽ rung lắc, đồ đạc sẽ đổ vỡ và tất cả sẽ đảo lộn.

Từ năm 1976 tới nay, 41 năm vật lộn với suy thoái, không thể giải thích rằng người Pháp đã không nghĩ tới hết nước, không truy tới tận cùng khoa học kinh tế. Như vậy, có thể câu trả lời không nằm thuần tuý trong bộ môn kinh tế. Liệu nó có nằm trong văn hoá của người Pháp không? Người Pháp là một dân tộc văn hoa, là một dân tộc nhân đạo và có năng khiếu về văn học, một dân tộc có thiên bẩm lãng mạn hơn thực dụng. Người Pháp có khiếu tưởng tượng, mơ mộng nhiều hơn thực tại.

Trong tổng số 62 giải Nobel, số đông nhất là Nobel Văn học, chiếm 15 người, về Kinh tế ít nhất, chỉ có 3 người.

Chính vì thế mà cuộc cách mạng nhân quyền đầu tiên của loài người đả xảy ra trên đất Pháp năm 1789 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền là tài sản độc nhất vô nhị của nhân loại, niềm kiêu hãnh của người Pháp.

Nhưng cũng chính bản Tuyên ngôn này đã trở thành một thứ Thánh Giá mà người Pháp phải mang vác suốt đời. Hơn hai trăm năm. Nó đã góp phần làm tính cách Pháp biến dạng. Khi tất cả khái niệm con người không có quốc gia, thì tính cách riêng Pháp cũng mất dần biên giới. Tính hơn hẳn không còn là một thứ động lực. Và cây Thánh Giá nhân quyền đã mặc nhiên âm thầm dẫn người dân Pháp tới một triết lý cào bằng để tạo ra công bằng.

Không phải ngẫu nhiên mà khái niệm Không tưởng về “Thu nhập phổ cập”của Thomas More, sau gần 500 năm, lại quay lại thành chương trình tranh cử Tổng thống của cả hai cánh Tả và Hữu của nền chính trị Pháp, chương trình của Benoit Hamon, cựu bộ trưởng giáo dục, đảng xã hội và cuả bà Nathalie Kosciusko-Morizet, chủ tịch nhóm Những người Cộng hoà trong Hội đồng Paris. Trí tưởng tượng và bẩm tính lãng mạn đã góp phần đưa các chính trị gia Pháp mất khả năng tiếp nhận và đánh giá thực tế.

Nguồn gốc của phúc lợi là của cải. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của Thị trường toàn cầu hoá, trước những đối thủ thực dụng tàn nhẫn như Trung Quốc, những chính trị gia có tư duy thực tế như Đức, My,̃ Anh, những chính trị gia lửng lơ kiểu Pháp không thể có đất đứng.

Thomas More đã tưởng tưởng một xã hội hoàn hảo, nơi con ngfười không còn hoàn toàn ăn tâm với khả năng sinh tồn của mình. Những nhu cầu của con người khi đó chỉ là lòng tốt, sự cao thượng và sự hảo tâm độ lượng, vị tha. Ở xã hội ấy, moị nhu cầu, dù quái đản nhất cũng có thể được thoả mãn một cách miễn phí, sẽ chỉ cvó tác dụng làm nguồn cảm hứng cho những sáng tạo kế tiếp, tạo ra nền sản xuất hiện đại khác thường và đẩy năng suất tạo ra của cải tăng gấp bội, thỏa mãn các nhu cầu không giới hạn khác. Xã hội đó không biết tới hàng hoá, tức các vật dụng cần tiền để trao đổi, vì vậy xã hội đó không có tiền. Xã hội đó không có giầu nghèo, vỉ người nghèo nhất, nếu cần, cũng có thể có được mọi thứ mà một người giàu có, có thể tưởng tượng được ra và có khả năng sở hữu riêng. Hãy nghĩ xem, nếu xã hội nhân loại hơn 7 tỷ người, đều là những Bill Gates, thì sẽ ai giầu hơn ai, và sự giàu có còn ý nghĩa khác biệt nữa không!

Nhưng Thomas More cũng biết rằng, xã hội ấy nếu có, chỉ có thể tồn tại trên một hòn đảo biệt lập khép kín, nơi mà lợi ích tổng thể, lợi ích bao trùm là đồng nhất và khả dĩ quản trị được. Nếu xã hội đó mở toang cửa, và xung quanh nhà nước đó là hàng ngàn những nhà nước khác, những dân tộc và công dân khác có mức sống khác, nhu cần khác và những lợi ích khác không đồng nhất và không thể khống chế, điều tiết và quản trị, thì lập tức xã hội đó sẽ tan vỡ.

Đó là Toàn cầu hoá và Thu nhập Phổ cập. Manuel Valls sở dĩ mặc dù là đồng chí cùng đảng, thậm chí còn là bạn với Benoit Hamon, nhưng tuyên bố sẽ chiến đấu để Hamon không thể lọt được vào vòng hai, và sẽ làm tất cả để Hamon “kết thúc vòng một dưới 10% “. . . và những người bạn khác trong đảng xã hội thì nói, ông ta “buôn giấc mơ”, ông ta muốn “đưa tất cả vào một cơn ác mộng”.

Quả thật, ý tưởng “Thu nhập Phổ cập” chỉ có thể đưa vào thực tế khi thu nhập đầu người bình quân phải đạt trên 100. 000 euros/năm, và điều quan trọng là thu nhập này phải là thu nhập toàn cầu, và thế giới không còn biên giới. Thế giới là một Quốc gia duy nhất. Sớm hơn chỉ là một sự phá hoại, mọi nền tảng của xã hội sẽ bị phá vỡ tận gốc.

Cần một tư duy cách mạng

Macron cũng sẽ không thoát ra ngoài quỹ đạo của nền kinh tế và kết cấu xã hội Pháp hiện có. Macron không thể làm gì khác. Và nước Pháp tiếp tục như vậy.

Nước Pháp cần một cách làm khác, một lối tư duy khác. Nói tóm lại là nước Pháp cần một cuộc Cách mạng tư tưởng.

Macron là một nhân vật có thể làm được thay đổi. Macron trẻ tuổi. Macron thuộc gien người không chịu bó buộc, không khuôn phép, không giới hạn, có máu nổi loạn. Mười sáu tuổi có thể chiếm đoạt tâm hồn chính cô giáo dạy tiếng Pháp của mình, một người phụ hữ hơn Macron 24 tuổi, mẹ của ba đứa trẻ. Một người có thể gạt bỏ mọi định kiến, mọi nếp nghĩ khuôn sáo của văn hoá truyền thống trong gia đình trong bạn bè và của cả xã hội để khẳng đị̣nh mình. Macron là một chuyên gia ngân hàng tài ba, một bộ trưởng ủng hộ tự do kinh tế. Macron đủ trẻ để chưa kịp tha hoá.

 Nước Pháp cần một cách nghĩ khác, mạnh bạo, cách mạng, nhưng phải là một suy nghĩ có kiến thức kinh tế. Nước Pháp cần trong sạch và minh bạch. Đó là tất cả niềm hy vọng đổi mới của nước Pháp.

Cho nên, Macron hiển nhiên, dứt khoát và bắt buộc phải trúng cử Thổng Thống nước Cộng Hoà Pháp.

Nước Pháp cần bỏ đi tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không thể giữ bộ mặt nhân đạo công bằng cho người ngh̀èo bằng cách kìm hãm tự do sản xuất, cào bằng đói khổ. Muốn phúc lợi đồng lọat, cần phải có sản xuất, cần có đầu tư cho sản xuất tạo ra của cải. Cần phải có một nền kinh tế tiên tiến có năng suất vượt bậc. Đó là con đường cần tập trung số hoá 100% moị họat động xã hội, số hoá toàn bộ nền kinh tế. Là phát triển chiến dịch robot hoá, trí tuệ nhân tạo hoá một cách nhanh nhất và toàn diện. Không có con đường nào khác. Moị sự khủng hoảng xã hội hiện nay có nguyên nhân từ năng suất lao động. Mọi sự từ chối cách mạng kỹ thuật, né tránh trào lưu tất đêń của các cuộc cách mạng kỹ thuật thứ Ba và thứ Tư sẽ là qúa trình tự sát, tự tiêu vong. Phải tìm được nguồn kinh phí để đảm bảo cho các cuộc cách mạng đó trở thành hiện thực.

 Phải giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 20%. Phải tăng đầu tư công lên 20% ngân sách quốc gia cho các công trình hạ tầng cơ sở và nhà ở cho người thu nhập thấp. Cùng với một lãi suất ngân hàng dưới 1%, giảm nhân viên công chức trong các quỹ caisse xã hội bằng cách khoán bảo hiểm xuống mức đồng loạt 490 euros theo phương án của Nathalie Kosciusko-Morizet, đơn giản tối đa dịch vụ trợ cấp. Chấm dứt chế độ đoàn tụ gia đình tự động với những công dân nhập cư. Giảm lượng nhập cư có chọn lọc xuống dưới mức 20. 000người/năm, tương đương 1/5 thất nghiệp tự nhiên.

 Đó là những chỉ tiêu nền tảng, trong đó giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 20%, tăng đầu tư công lên trên 20% và giảm lãi suất vay xuống dưới 1% là ba chỉ tiêu chìa khoá, bắt buộc. Tất cả các chỉ tiêu khác, các chỉ tiêu xã hội, sẽ tự đến. Vấn đề là làm thế nào có được nguồn tiền để hiện thực hóa ba chỉ tiêu trên, trong khi vẫn phải duy trì chỉ tiêu thâm hụt ngân sách dưới 3%.

Tăng đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo sức mua của thị trường tiêu thụ, cung cấp vốn giá rẻ cho đầu tư, giảm thuế lợi tức và đóng góp doanh nghiệp để thu hút đầu tư, tất cả những cái đó được đảm bảo bằng ngân sách, nhưng không bằng con đường vay nợ. Đó là tất cả lời giải cho bài toán Pháp.

Nước Pháp cần bán một nửa số vàng dự trữ

Nước Pháp có một dự trữ vàng bằng 2435, 4 tấn= 75, 500 tỷ euros, nằm chết dí không dùng vào việc gì, trong khi trên thực tế, dự trữ vàng đã không còn ý nghĩa đảm bảo giá trị đồng tiền kê ̉từ khi Hiệp định Bretton Woods hết gía trị năm 1971, giá trị hối đoái đồng đôla bị thả nổi tự do, cho Mỹ quyền được tự do in tiền, tự do hạ giá đồng đôla bất cần một lượng vàng hay bất cứ một thứ giá trị tài sản nào tương ứng đảm bảo, bắt các đồng tiền khác muốn duy trì xuất khẩu, bắt buộc phải giảm giá theo, hoặc buộc phải bỏ tài sản thật của mình để mua đồng đôla giấy, giữ đồng đôla không mất giá. Đó là chủ nghĩa đế quốc Mỹ hiện đại, chủ nghĩa bóc lột quy mô toàn cầu.

Trên thực tế, giá trị hối đoái của các đồng tiền chỉ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của hàng hoá, đặc bịệt vào khối lượng đồng đôla lưu hành trong hệ thống thanh toán quốc tế, bất kể dự trữ vàng của các đồng tiền đó. Đồng tiền có giá trị ổn định nhất là đồng Franc Thuỵ sĩ, không hề cần tới một lượng vàng dự trữ tương đương.

 Nước Pháp không được phép tự biến thành nô lệ của vàng và của đồng đôla. Chỉ vớí một nửa con số 75, 500 tỷ euros đang đắp chiếu đó, nước Pháp hoàn toàn đủ sức để tiến hành cuộc cách mạng kinh tế cho thế kỷ XXI, cùng một lúc vưà dẫn đầu hai cuộc cách mạng kỹ thuật lần Ba và lần Tư, vừa đảm bảo An sinh và trật tự xã hội.

Cần một quyết định can đảm. Phải giảm thuế lợi tức doanh nghiệp xuống càng thấp càng tốt. Cần phải bơm tiền, giảm tối đa lãi vay, cấp vốn vay giá thấp cho nhu cầu vay vốn đầu tư. Dùng dự trữ vàng để bù đắp cho moị thâm hụt ngân sách xã hội. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới hạn tiêu chuẩn là 5%. Đó là con số 5 tỷ euros tiết kiệm cho ngân sách một năm, và sẽ bổ sung 10 tỷ cho sức mua của thị trường tiêu thụ.

Đó là giải pháp cho Pháp và cho châu Âu. Với dự trữ vàng lớn nhất toàn cầu trên 10. 792 tấn, tương đương giá trị 334, 500 tỷ euros, châu Âu có thể phát hành lượng tiền gấp ba lần tổng tài sản toàn cầu. Nếu sử dụng số tiền đang nằm nghỉ vô dụng này, đồng Euro hoàn toàn đủ sức tách khỏi Toàn Cầu Hoá trong một thời gian. Châu Âu sẽ chỉ đủ sức chịu đựng toàn cầu hoá khi thu nhập bình quân toàn châu Âu đạt tới mức từ 60-80000 đôla /đầu người trên toàn bộ khu vực. Nó sẽ phải mất không dưới 10 năm.

Giải pháp này là giải pháp duy nhất. Nhưng một châu Âu khép kín trong một thế giới mở với thị trường tiến tới tự do hoá toàn cầu, sẽ không kém ảo tưởng so với chương trình “Thu nhập phổ cập” toàn Pháp. Cần một thiên tài. Vì nước Pháp vưà cần phải là riêng nước Pháp, nhưng nước Pháp cũng vưà phải là châu Âu, nằm trong châu Âu, một phần không tách rời của châu Âu thống nhất.

Khủng hoảng thể chế

Nhưng nhiều phân tích khẳng định rằng, sau cuộc bầu cử này, cho dù bất kỳ ai thắng cử, nước Pháp vẫn sẽ thất baị và sẽ còn tiếp tục thất bại. Chỉ đơn giản là dù trẻ và khác người, Macron chưa đạt tới hình mẫu tương xứng với đòi hỏi của lịch sử, và một nguyên nhân rất cơ bản còn nằm trong sự nửa vời của thể chế chính trị.

Câu hỏi đặt ra là sau ngày 07/05/2017, cái gì sẽ xảy ra?

Trong hệ thống chính trị Pháp, cuộc bầu cử tổng thống mới chỉ là một nửa con đường phải đi. Cuộc bầu cử tiếp theo là cuộc bầu cử quốc hội, cơ quan lập pháp. Và từ quốc hội, chính phủ và thủ tướng mới được bầu ra. Như vậy cuộc bầu cử quốc hội là bước tiếp theo để hoàn thành việc định ra hai thiết chế hành pháp đồng thời, là tổng thống và thủ tướng chính phủ chứ không phải hai cuộc bầu cử để tạo ra hai cơ chế độc lập. Đây là lỗ hổng hay sự nửa vời của hiến pháp nền Cộng hoà thứ 5.

Điều 8 hiến pháp 1958 quy định, thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn, nhưng lại không quy định chi tiết mối liên hệ giữa tính đại diện chủ quyền quốc gia của Tổng thổng với các thiết chế dân cử khác. Điều này có nghĩa rằng, khi một ứng viên được bầu chọn bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp toàn dân, thì sau khi thành tổng thống, vị ứng viên đó phải là biểu tượng đại diện chủ quyền quốc gia và đại diện bảo đảm các lợi ích tổng thể bao trùm của toàn thể quốc dân̉. Như vậy, chương trình kinh tế xã hội thuộc nội dung tranh cử của tổng thống phải có tính pháp quy tương đương hiến pháp, phải có chức năng làm khuôn khổ cho các chính sách của chính phủ.

Điều này cũng có nghĩa rằng, cuộc bầu cử tiếp theo, bầu cơ quan lập pháp, về thực chất là lưạ chọn đảng phái hay lực lượng chính trị có năng lực thực hành tốt nhất chương trình của tổng thống. Như vậy, việc cạnh tranh chính trị giữa các đảng ở vòng bầu cử lập pháp sẽ là cuộc cạnh tranh năng lực triển khai hiệu quả nhất chương trình đã được lựa chọn, không phải bằng những chương trình riêng biệt hay khác biệt với chương trình của Tổng thống.

Tổng thống có thể bãi miễn và yêu cầu quốc hội bầu ra thủ tướng mới căn cứ trên kết qủa thực hiện chương trình của mình.

Nội dung như vậy không được đề cập trong hiến pháp 1958, dẫn đến một thực tế là ở vòng bầu cử lập pháp, các đảng phái đưa ra chương trình của mình không căn cứ vào chương trình đã trúng cử của Tổng thống. Và tuỳ thuộc vào ảnh hưởng và hiệu quả của tuyên truyền vận động, đảng hoặc liên minh chiếm đa số trong quốc hội giành quyền lập chính phủ với một chương trình thậm chí chống lại chương trình đã được lực chọn trước đó trong cuộc bầu cử tổng thống.

Đây là tính không nhất quán của thể chế bán Đại nghị lưỡng chế, áp dụng tại nền cộng hoà thứ 5 từ cuộc bầu cử năm 1964.

Khác với thể chế Tổng thống áp dụng tại Mỹ và thể chế Đại nghị áp dụng tại vương quốc Anh, cả hai loại hình thể chế này chỉ bầu ra một đầu chế hành pháp duy nhất, hoặc Tổng thống, hoặc Thủ tướng goị là đơn đầu chế, và tuỳ theo quan niệm hay truyền thống của từng quốc gia, mà quyền lực của hành pháp được kiểm soát và kiềm chế theo các hình thức khác nhau. Do nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, tính đơn chế trong hành pháp không tránh được nguy cơ quá lạm quyền lực, hoặc của cá nhân Tổng thống, hoặc của cá nhân Thủ tướng khi có đa số hay của Quốc hội khi không có đa số. Ở Pháp thực hành chế độ đại nghị lưỡng chế, nghĩa là cùng lúc tồn tại hai thiết chế hành pháp là Tổng thống và Thủ tướng. Hai thiết chế này hỗ trợ cho nhau khi thuận chiều, và quản chế lẫn nhau khi khác chiều.

Nhưng Hiến pháp hiện nay không khống chế điều kiện của các cuộc bầu cử Lập pháp, nên hiện tượng không nhất quán trong hành pháp làm suy giảm hiệu lực điều hành và làm giảm hiệu quả quản trị. Đặc biệt trong trường hợp chính phủ được lập ra từ môṭ đảng đối lập, giành được quyền lập chính phủ bằng một chương trình khác biệt, thậm chí đối nghịch với chương trình của Tổng thống, việc vận hành một nhà nước như vậy tạo ra rối loạn chính sách gây trì trệ cho công tác quản trị hành chính và quản lý các chương trình kinh tế.

Như vậy, phải phân biệt rõ hai chức năng tổng thống và thủ tướng ngay trong hiến pháp. Hiện tượng chung sống khập khiễng giữa tổng thống và thủ tướng đã xảy ra dưới thời Mitterrant- Chirac và giữa Chirac với Jospin đáng lẽ phải làm các nhà hiến pháp học phải suy nghĩ, nhưng từ thời ấy, đã chẳng có gì xảy ra.

Và sau ngày 18/06/2017, điều chắc chắn xảy ra ra một sự vênh váo, khập khiễng như vậy sẽ xảy ra với Macron. Vì đảng Tiến Bước mới có 10 tháng tuổi, chắc chắn sẽ không thể đủ phiếu để lập chính phủ thân tổng thống. một cuộc chung sống chắc chắn sẽ xảy ra. Một tổng thống trẻ tuổi chưa nhiều kinh nghiệm, với một chính phủ bất phục, theo một đường lối khác, sẽ chỉ là một Nhà nước phá hoại.

Nếu không kịp sửa và bổ sung hiến pháp, nước Pháp sẽ thất bại.

Sự thiếu hụt trong các mô hình dân chủ

Trước hêt́, khủng hoảng thể chế chính tri toàn cầu, thể chế tổng thống ở Mỹ với Trump, thể chế đại nghị ở Vương quốc Anh với Brexit, và đang khủng hoảng bán tổng thống tại Pháṕ với khả năng đắc cử của một ứng viên trung dungkhông có nguyên nhân tự thân, mà đến từ khủng hoảng kinh tế. Đó là khủng hoảng đặc trưng tất yếu trước và trong các cuộc cách mạng kỹ thuật. Sự chênh lệch giữa năng suất tổng thể với thu nhập tổng thể. Tức là mâu thuẫn giưã khu vực năng suất tụt hậu dẫn đến thu nhập tụt hậu với khu vực thu nhập siêu tốc kết quả của năng suất siêu tốc.

Hiện tượng thắng thế của chủ nghĩa dân tuý đang tạo ra một cảm giác nghi ngờ sự lỏng lẻo, bấp bênh của nền dân chủ thế giới. Đó là một cảm giác lầm lẫn.

Không ai có thể nghi ngờ tính dân chủ kiểu mẫu của thể chế chính trị dựa căn bản trên nền tảng Tam quyền phân lập của nhà nước Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Toà án có thể ngăn chặn các sắc lệnh của tổng thống. Và tổng thống không bị loại trừ điều tra và khởi tố bởi cơ quan pháp luật. Đó là khác biệt không thể chối cãi so với chế độ chuyên chế độc đảng.

Nhưng tại sao hệ thống ấy để lọt một nhân vật như Donald Trump, một nhà nhà đầu tư và buôn bán bất động sản, không năng lực, không kinh nghịêm chính trị, phẩm chất cá nhân bất định, có thể trúng cử tổng thống một quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn thế giới.

Cùng với Brexit cuả vương quốc Anh, những khuôn mẫu khổng lồ của nền dân chủ tiến bộ thế giới đang sụp đổ. Không, nền dân chủ không sụp đổ, cũng phải là thoái trào, nhưng có thể sự thật là những kẽ hở trong các quy chế vận hành của nó chưa hoàn thiện, nó không đủ sức kháng cự với hoàn cảnh đặc biệt. Đó là ba quy chế sau:

1- Bầu sơ bộ không được đưa ra đại chúng. Ứng viên cho vòng bầu sơ bộ là đại biểu của các đảng và tổ chức chính trị, phải đủ uy tín trong đảng và phải đại diện cho đảng, vì vậy phải do nội bộ đảng bầu và giới thiệu ra ứng cử cho vòng bầu cử đại chúng. Không chấp nhận ứng viên chiếm được phiếu quần chúng nhưng không có uy tín trong đảng, không đại diện cho đảng. Ứng viên này nếu tiếp tục tranh cử phải xin rút khỏi đảng hoặc chịu khai trừ.

2- Cơ chế nhiều hơn hai đảng cho vòng đầu phải là một quy tắc hiến định, nghĩa là được ghi trong hiến pháp. Bắt buộc số đảng phái tối thiểu tham gia ứng cử vòng đầu phải tối thiểu là bốn. Hội đồng Hiến pháp sẽ xem xét quy định này như một điều kiện hợp hiến của bầu cử.

3- Cơ chế bỏ phiếu đơn danh một vòng theo đa số chỉ dùng để bâù cho 1/3 đại biểu Quốc hội, 2/3 còn lại phải bầu theo quy tắc tỷ lệ. Để đơn giản hoá vì mục đích tiết kiệm, 1/3 số đại biểu sẽ được bầu bằng đơn danh một vòng lấy phiếu cao nhất. 2/3 số còn lại bầu theo tỷ lệ với tối thiểu 5%.

Nếu trước hết phải chiếm được uy tín trong đảng cộng hoà, thì Donald Trump không thể thắng ở vòng sơ bộ.

Nếu có nhiều hơn ba đảng tranh phiếu, thì điều chắc chắn là không một đảng nào có đủ qúa bán tuyệt đối số phiếu. Khả năng dồn phiếu ngăn cản, không cho phép các đảng cưc̣ đoan hoặc mị dân thắng ở vòng cuối cùng. Nếu không phân tán phiếu ở vòng đầu và dồn phiếu ở vòng sau, thì Mặt trận quốc dân của Le Pen đã nắm ghế tổng thống Pháp nhiều nhiệm kỳ.

Cơ chế bầu tỷ lệ đảm bảo tính đa đảng trong cơ quan đại diện, phản ánh tiếng nói đại chúng và khuyến khích các đảng nhỏ tham gia hoạt động cộng đồng như một đảm bảo nền chính trị đa nguyên, chống lại xu thế hình thành hai đảng trong sinh hoạt chính trị.

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , | 3 Comments »

12.243. Thăm nhà Phan Kim Khánh

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

FB Nguyễn Lân Thắng

4-4-2017

Nguyễn Lân Thắng (bìa trái) cùng LM Nguyễn Ngọc Nam Phong và một số anh em thăm gia đình Phan Kim Khánh. Ảnh chụp trước ngôi nhà bố mẹ Phan Kim Khánh. Nguồn: NLT

Hôm nay ngày 4/4/2017, tôi được cùng Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong về xã Yên Tập huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ để thăm gia đình em Phan Kim Khánh, người vừa mới bị bắt ngày 21/3/2017 theo điều 88 bộ luật Hình sự.

Trước khi sự việc này xảy ra, thú thực tôi hay nhiều anh chị em đấu tranh khác không hề biết em Phan Kim Khánh là ai, có những công việc gì nổi bật trên mạng xã hội. Đến nhà Khánh, chúng tôi mới tìm hiểu được phần nào gia cảnh cũng như công việc của Khánh trước đây. Gia đình Khánh có hai anh em, người em gái đã có gia đình. Còn Khánh thì là một sinh viên trường đại học Thái Nguyên. Trong nhà Khánh còn rất nhiều bằng khen, giấy khen vì các hoạt động đoàn thể từ trường học đến địa phương. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.242. Người Việt tại Hoa Kỳ biểu tình chống Tập Cận Bình ngày 6/4

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

VOA

4-4-2017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ vào ngày 6 và 7 tháng 4, 2017. Ảnh: VOA

Các cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ thực hiện một cuộc biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến khu nghĩ dưỡng Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida vào ngày 6/4.

Thư kêu gọi của Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ Võ Đình Hữu cho biết cuộc biểu tình sẽ diễn ra từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều Thứ Năm, 6/4.

Ông Nguyễn Văn Tánh, Trưởng Ban điều phối cuộc biểu tình và là Cựu Chủ tịch của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ cho biết đến cuối ngày 3/4 đã có hơn 300 người đăng ký tham gia và quyên góp gần 5,000 đô la cho cuộc biểu tình. Theo ông Tánh, dự kiến số người tham gia vào cuộc biểu tình ngày 6/4 sẽ còn tăng cao. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | Thẻ: | 1 Comment »

12.241. Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

BBC

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Chuyện có thật về vụ án Trần Dụ Châu nổi tiếng một thời. Năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu bị kết án tử hình.

Nguyên Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương, Phạm Trịnh Cán, người từng tham gia xét xử vụ án này kể lại, rằng trong hoàn cảnh kháng chiến cứu quốc vô cùng gian khổ, thiếu thốn, bộ đội thiếu ăn, thiếu mặc, thì các lãnh đạo Cục Quân nhu không những không làm tròn nhiệm vụ, mà còn sống sa hoa, ăn toàn thứ ngon, uống rượu Tây… Đặc biệt nổi đình đám là đám cưới linh đình của Cửu (một trong 3 lãnh đạo Cục – Châu, Cửu, Toàn) làm xôn xao cả vùng An toàn khu. Binh lính và nhân dân công phẫn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

12.240. Dân

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

FB Nguyen Son

4-4-2017

Một lão ngư dân ở Kỳ Ninh, Kỳ Anh, nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa đang ở trong một buổi nhận hàng cứu trợ của một tổ chức xã hội.

. Hiếm có nước nào trên thế giới chữ “nhân dân” (people) được gắn với tên các cơ quan công quyền, các lực lượng nhiều như ở ta. Ước mơ và nguyện vọng xây dựng một nơi của dân, do dân, vì dân là hết sức tốt đẹp và chính đáng. Lý thuyết là vậy.

. Theo tin báo chí vừa đưa, từ 2018 muốn hưởng lương hưu tối đa, người lao động phải đóng thêm 5 năm BHXH.

Hiện toàn bộ số tiền chính phủ nợ quỹ BHXH, tức là tiền túi người lao động đóng, đã hơn 400 ngàn tỷ và số tiền này đã được chuyển đổi thành trái phiếu chính phủ?!

. Hãng HK quốc gia và hãng công ty con của mình là Jetstar đề xuất giá sàn cho vé máy bay nội địa do họ làm ăn thua lỗ. Trong khi đó 90% nhân dân vẫn chưa được đi máy bay do giá vé còn cao so với thu nhập và cũng trong khi hãng HK tư nhân Vietjet dù bán vé rất rẻ vài trăm ngàn vẫn tăng trưởng mạnh và có lời nhiều.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

12.239. Chết mẹ, hình như hơi lanh!

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

FB Trung Bảo

4-4-2017

Công văn hỏa tốc của Văn phòng Chính phủ đối với ý kiến của Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng liên quan đến bán đảo Sơn Chà. Ảnh: internet

Ngày 20.3, Công ty Biển Tiên Sa có đơn gửi Bộ Xây Dựng về dự án phá núi Sơn Chà để làm khu du lịch. Ngày 21.3, Bộ đã có công văn trả lời, nhanh hơn mọi sự tưởng tượng về tốc độ làm việc của một cơ quan cấp quốc gia như Bộ Xây Dựng. Công văn trả lời của Bộ Xây Dựng có nhiều điểm có thể thấy là họ lờ đi nhiều điều quy định trong Luật Xây dựng, bên được lợi dĩ nhiên là công ty Biển Tiên Sa khi họ có được một hậu thuẫn vô cùng lớn để đeo đuổi dã tâm phá núi phá rừng.

Ngày 3.4, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ có công văn đóng dấu Hoả tốc đòi Đà Nẵng phải trả lời về trường hợp ở Sơn Chà trước ngày 15.4. Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã có công văn gửi Thủ tướng để “kêu cứu” cho Sơn Chà. Ngay sau đó, Sở Du Lịch Đà Nẵng triệu tập ông Chủ tịch Hiệp hội dự họp lấy lý do về nội dung công văn. Thế nhưng theo ông Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, cuộc họp chỉ xoay quanh việc tại sao ông này “dám qua mặt Sở” để ra công văn gửi Thủ tướng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.238. SỰ THẬT VỀ ĐOÀN THỊ HƯƠNG (Kỳ 1)

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

FB Nguyễn Hoàng Ánh

3-4-2017

Bằng THCN của Đoàn Thị Hương. Ảnh: FB Nguyễn Hoàng Anh

Ngay sau khi xảy ra sự cố ở sân bay Malaysia ngày 13.2.2017, cái tên Đoàn Thị Hương đã tràn ngập các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước. Tấm ảnh duy nhất được chụp từ camera của sân bay cho thấy lờ mờ hình ảnh một phụ nữ trẻ, như hàng ngàn cô gái từ các miền quê ra thành phố tìm việc. Hình ảnh tiếp theo của cô ở phiên toà là một cô bé quần áo, đầu tóc xộc xệch như không còn quan tâm gì nữa. Ánh mắt cô thất thần tuyệt vọng như không thể tin vào những gì xảy ra, không còn biết trông cậy vào đâu nữa, khoé miệng trẻ thơ run run mà không khóc được. Ánh mắt ấy đã ám ảnh nhiều người, thôi thúc chúng tôi chìa tay ra với em dù em không thể nhìn thấy.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật | Thẻ: , , | 5 Comments »

12.237. TÔI LÀ CON GÌ?

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

FB Ngô Trường An

4-4-2017

Họ nói với tôi là họ giải phóng cho tôi. Họ bảo tôi đừng lo gì cả, mọi việc đã có họ lo rồi! Thực ra, họ chẳng lo gì cả! Chủ quyền quốc gia họ cũng không giữ được! Họ bán hết tài nguyên của Tổ Tiên để lại cho con cháu. Họ bắt tôi nộp thuế để nuôi công an và quân đội, nhưng họ lại bảo quân đội và công an phải trung thành với họ?! Thế có phải họ xem tôi như con Lừa không?

Khi cá chết hàng loạt vì Formosa xả độc. Nhưng họ lại nói với tôi: cá chết là do âm thanh ồn ào đấy! Kẻ khác lại bảo: cá chết là do tàu thuyền đi lại quá nhiều… Như vậy, có phải họ xem tôi ngu như con Bò, cho nên họ muốn nói gì thì nói phải không? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

12.236. Tin Cập Nhật Thứ Hai 3/4

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Lê Minh Nguyên

3-4-2017

Tin Thế Giới

1. Vấn đề Bắc Hàn và Biển Đông trong cuộc hội kiến Mỹ-Trung

Những phát biểu cứng rắn nhưng mơ hồ về Bắc Triều Tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần này làm dấy lên những đồn đoán rộng rãi rằng ông Trump có thể theo đuổi một sự thay đổi quan trọng về mặt chính sách sẽ dẫn đến một cuộc mà cả quy mô với Bắc Kinh, hoặc bắt đầu một cuộc chiến tranh phủ đầu. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Điểm báo/Blog | Thẻ: | 2 Comments »

12.235. Tập hay Trump, ai sẽ là người thua?

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Bùi Quang Vơm

4-4-2017

Hai tay buôn thần bán thánh có hạng trên thế giới sắp gặp nhau. Ản: internet

Cuộc gặp thế kỷ được cả thế giới chờ đợi giữa hai siêu nhân đặc biệt của lịch sử thế giới sắp diễn ra tại Mar-a-Lago, Florida, Hoa Kỳ 6/4/2017.

Từ một phía, người ta đã nhận thấy rất rõ những áp lực có ý định của Trump. Bắt đầu bằng chuyến bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson đích thân đi một vòng qua Nhật, Hàn, với một lọat những tuyên bố, như vẻ nếu không có giải pháp gì từ phía Trung Quốc, thì thân phận Triều Tiên đã và dứt khoát do Mỹ định đoạt và đã được định đoạt, “sự kiên nhẫn chiến lược của Mỹ đối với Triều tiên đã kết thúc”, “2 thập kỷ nỗ lực kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đã thất bại”, “Moị phương án đều được đặt lên bàn.” “Mỹ phải hành động”. Đọc tiếp »

Posted in Bắc Triều Tiên, Chính trị, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

12.234. Cuộc gặp Trần Đại Quang – Ted Osius có ẩn ý?

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

4-4-2017

Ted Osius inaugurates U.S.-Constructed School in Ha Giang, 3/3/2017. Ảnh: ĐSQ Mỹ ở VN

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người từng là đại tướng công an, vừa có một bước nhấp có vẻ dứt khoát hơn trong xu thế “xoay trục về phương Tây”.

“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, Lê Hải Bình, tuyên bố “Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước,” vào ngày 31/3/2017 ông Trần Đại Quang đã có một cuộc gặp tay đôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Ted Osius để chuyển cho ông Ted thông điệp: “Khẳng định lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Donald Trump duy trì đà phát triển của quan hệ hai nước, thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.”

Chưa bao giờ Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Mỹ” như bây giờ!

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

12.233. Nhiệm kỳ Tổng Thống của Donald Trump sẽ kéo dài bao lâu?

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Thạch Đạt Lang

3-4-2017

Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại – Luận tội Donald Trump. Ảnh: Truth Examiner

Tựa đề bài viết cũng là câu hỏi mà nhiều người đang cố gắng đi tìm lời giải đáp. Những người đang tìm câu trả lời chắc chắn không phải là các chiêm tinh gia nổi tiếng như Huỳnh Liên, Khánh Sơn… chuyên chấm số tử vi, xem tướng đoán vận mệnh, hay các nhà ngoại cảm “tầm cỡ” khét tiếng như Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Thị Phương… chỉ giỏi gieo quẻ, cầu hồn, cầu cơ, lên đồng, phán tào lao. Những người quan tâm, lo lắng về nhiệm kỳ dài 4 năm của Donald Trump là những chiến lược gia, những nhà phân tích, giáo sư sử học… ở nước ngoài, họ căn cứ vào các sự kiện lịch sử, mối tương quan các nước, tình hình và biến động chính trị ở Mỹ, trên thế giới, cũng như tinh thần và thể chất của Donald Trump để đưa ra nhận định.

Trong số đó có sử gia, có giáo sư Roland Feinman, một trong các nhà sử học hàng đầu của Mỹ, cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của tỉ phú địa ốc gây nhiều tranh cãi nhất sẽ kéo dài không lâu. Nhiệm kỳ của Trump sẽ không ngắn nhất lịch sử nước Mỹ, bởi nhiệm kỳ ngắn nhất thuộc về tổng thống thứ 9, Tổng thống William Henry Harrisonen, kéo dài đúng một tháng và đứng hàng thứ hai thuộc về tổng thống thứ 20, Tổng thống James Garfield, kéo dài 199 ngày. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.232. Tổng thống Đức quan tâm đến trường hợp LS Nguyễn Văn Đài được trao Giải Nhân Quyền

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Đặng Hà

3-4-2017

Theo một thông báo chính thức, luật sư Nguyễn Văn Đài đã được chọn trao Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức (Deutscher Richterbund). Buổi lễ trao giải sẽ được diễn ra vào thứ tư ngày 05.04.2017 sắp tới đây trong Đại hội của tổ chức này tại thành phố Weimar miền Đông nước Đức. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam được chọn trao Giải Nhân Quyền này.

LS Nguyễn Văn Đài đang ngồi tù ở Việt Nam dĩ nhiên không thể nào đến Đức nhận giải thưởng cao quý này. Được biết, trong buổi lễ trao Giải Nhân Quyền sắp tới sẽ có một đại diện của LS Nguyễn Văn Đài đến dự và thay mặt nhận giải thưởng.

Đặc biệt, cùng ngày thứ tư 05.04.2016 sau khi buổi lễ trao Giải Nhân Quyền kết thúc, người đại diện LS Nguyễn Văn Đài sẽ được Tổng thống CHLB Đức tiếp đón và nói chuyện:

Trang web chính thức của Tổng thống CHLB Đức thông báo lịch hẹn 17 giờ ngày 05.04.2017 Tổng thống Đức Steimeier sẽ gặp mặt nói chuyện với người đại diện LS Nguyễn Văn Đài tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Berlin.

Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức lập ra Giải Nhân Quyền này từ năm 1991 nhằm góp phần vào việc tăng cường và tôn trọng nhân quyền phổ cập và các quyền tự do cơ bản. Giải thưởng này, 3 năm 1 lần, được chọn trao cho một nhân vật trong giới thẩm phán, chánh án, công tố viên hoặc luật sư, mà có những đóng góp đặc biệt vào công cuộc bảo vệ và cổ xúy cho nhân quyền tại quốc gia của họ, bất chấp sự hiểm nguy đến tính mạng, sức khoẻ, bị tù đày hoặc bị những thiệt thòi cá nhân nặng nề.

Giải Nhân Quyền của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức.

Sự chú ý của quốc tế về việc trao tặng Giải Nhân Quyền này cũng nhằm mục đích bảo vệ người được trao giải tại quốc gia của họ.

Nguyễn Văn Đài là người Việt Nam đầu tiên được chọn trao Giải Nhân Quyền này. Ông từng làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Đức trong một thời gian. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ông trở về Việt Nam năm 1990 và theo học tại Đại học Luật Hà Nội.

Luật sư Nguyễn Văn Đài một nhân vật bất đồng chính kiến và với tư cách luật sư ông từng bảo vệ nhiều vụ án nhân quyền và tôn giáo như vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng Quang và nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004.

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 tại Hà Nội và bị giam giữ từ đó cho đến nay với cáo buộc về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Ông bị bắt sau khi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hồi cuối năm 2015. Cuộc nói chuyện là một trong hàng loạt sự kiện các nhà hoạt động Việt Nam tổ chức để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế.

Trước đó, luật sư Đài từng bị tù giam bốn năm từ 2007 đến 2011 vì bị buộc tội „tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam“. Sau khi mãn hạn tù  ông còn bị quản chế bốn năm.

Theo chương trình, ông Bộ trưởng tư pháp Đức Heiko Maas và ông Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere sẽ đến tham dự Đại hội và lễ trao Giải Nhân Quyền nói trên, ngoài ra còn có đại diện cấp cao của Tư pháp, Quốc hội CHLB Đức và đại diện các Bộ cũng như quan khách trong và ngoài nước Đức.

Trong buổi lễ, bà dân biểu quốc hội liên bang Đức Marie-Luise Dött sẽ vinh danh LS Nguyễn Văn Đài, người được Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức chọn trao Giải Nhân Quyền năm 2017. Bà Marie-Luise Dött chính là người đã nhận làm dân biểu đỡ đầu cho ông Nguyễn Văn Đài từ cuối tháng 2/2016 theo một chương trình của Quốc hội Liên bang Đức.

Bà Vũ Minh Khánh (vợ LS Nguyễn Văn Đài) trong một cuộc vận động chính giới Đức hồi cuối tháng 9 năm 2016 tại Berlin, ảnh chụp với bà dân biểu Marie-Luise Dött và ông dân biểu Dr. Philipp Lengsfeld.

Vào tháng 10/2016 với sự hỗ trợ của 73 dân biểu thuộc 14 quốc gia trên 4 lục địa bà dân biểu Marie-Luise Dött đã khởi xướng một thư ngỏ gửi tới nhà cầm quyền Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho LS Đài. Cùng đứng vận động kêu gọi ký tên thư ngỏ này là Tổ chức Quốc tế Truyền giáo Thiên Chúa Giáo Missio Aachen và VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền (VETO! là một tổ chức của người Việt Nam có trụ sở ở Đức).

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

12.231. Tưởng Năng Tiến – Đám Bắc Kỳ

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Tưởng Năng Tiến

3-4-2017

Ảnh: báo CATP

Trong bài viết “Tổng Quan Về Hồi Ký Tô Hoài”, Đặng Tiến có nhận xét sau: “Ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách Cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn Ái Quốc …

Thực là quý hóa! Nhờ Tô Hoài đã chán viết “hồi ký bao cấp” nên qua Chiều Chiều độc giả mới biết được cuộc sống (đích thực) của một gia đình nông dân ở miền Bắc, Việt Nam.

Từ cái năm xây cống Trà, đồng bớt mặn khỏi mặn, ông Ngải ra vỡ hoang được chín miếng thành ruộng rồi ở luôn đấy, chẳng bao lâu những nhà khác cũng kéo ra, cái xóm to dần. Bà Ngải lại kể ngày trước ông ấy đi kéo cày mướn thay trâu. Một con trâu thường đi suất ba sào. Ông kéo một buổi năm sào ruộng dầm gần gấp đôi trâu, chỉ đổi vai thừng một lần. Ngày công cao gấp rưỡi người khác mà các chủ ruộng đều ưa gọi ông, nhiều người đặt hẳn cọc đâu năm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

12.230. Ông tướng thực tỉnh, giả mê chăng?

Posted by adminbasam trên 04/04/2017

Blog VOA

Bùi Tín

4-4-2017

Tướng Trương Giang Long. Ảnh chụp từ video clip.

Sau khi bài báo “Ông tướng nửa tỉnh, nửa mê” được phổ biến trên VOA, tôi tiếp tục băn khoăn suy nghĩ, đọc thêm một số bài bình luận liên quan, nên nảy ra vài phán đoán mới, xin mạnh dạn trình bày dưới đây.

Tôi đặt ra một giả thuyết, ông Trương Giang Long có thể thuộc về một phái trong cơ quan Công An có thế lực, đang có một ý đồ thầm kín rất hệ trọng, có ý đồ tuyên truyền khôn khéo về ý đồ của mình theo từng bước thận trọng.

Theo ý đồ đó, bản video này chỉ là bước đầu. Sẽ có thể còn nhiều bước tiếp theo, tùy theo tình hình.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: