BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

12.127. Chuyện chưa có tiền lệ: Tillerson sang Bắc Kinh và tuyên bố nội dung “theo đúng nội dung của Bắc Kinh về công thức ba điểm”

Posted by adminbasam trên 26/03/2017

Đôi lời: Cuộc gặp bí mật giữa Jared Kushner, con rể ông Trump với Ngô Tiểu Huy, ông chủ Anbang Group hôm 16/11/2016, báo hiệu điềm chẳng lành cho biển Đông, các nước Đông Nam Á và cho cả người dân Mỹ. Ông Ngô Tiểu Huy  (hay Ngô Hiểu Huy – Wu Xiaohui) là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc tập đoàn An Bang. Ngô Tiểu Huy là chồng của cô Trác Nhiễm (Zhuo Ran), cô này là cháu ngoại cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Ngô Tiểu Huy là một trong những người có quan hệ rất mật thiết với các chính trị gia của Trung Quốc.

Ngoài Ngô Tiểu Huy, HĐQT Anbang Group còn có hai nhân vật tai to mặt lớn nữa là Trần Tiểu Lỗ, con trai nguyên soái Trần Nghị, ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và nhân vật kia là Chu Vân Lai, con trai cựu thủ tướng Chu Dung Cơ.

Hôm 8/3, Trung Quốc đồng ý cấp thêm cho Trump 38 Nhãn hiệu Hàng hóa cho Trump, rồi vài ngày sau đó Jared Kushner với thỏa thuận nhận 400 triệu của Anbang Group, phía công ty Trump Quốc hứa xóa 80% trong số nợ 250 triệu vay đầu tư địa ốc, có thể nói hợp đồng làm ăn này được xem như mối làm ăn giữa gia đình Trump với chính quyền Trung Quốc, khởi đầu cho ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quyết định của Trump. Ai vẫn còn tin Trump chống Tàu thì hãy xem lại những phi vụ làm ăn của họ.

____

FB Hồng Thanh

26-3-2017

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Thôi Thiên Khải và con gái Trump, cô Ivanka Trump, vợ của Jared Kushner

Hồng Thanh: Copy từ fb Bao Thien. Đọc chơi (nếu quởn) tuy nhiên không phải là không có lý !

Tin từ một giáo sư Hoa Kỳ – người đã có nhiều năm hoạt động và liên hệ đến các think tank từ đại học danh tiếng của TQ là ĐH Thanh Hoa – nơi cố vấn cho nhiều chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trên mặt trận ngoại giao lẫn hậu trường của sân khấu địa chính trị thế giới – cho biết “sự thay đổi trong văn phong của bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Tillerson trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần vừa qua được cho là đến từ yêu sách hay mật lệnh của con rể tổng thống Trump – cố vấn Jared Kushner”.

Sự thay đổi văn phong của bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Trump đối với chính sách hợp tác chiến lược với Trung Quốc được xem như là một “tín hiệu đáng lo”. Bởi vì từ Bill Clinton đến G.W. Bush sang Obama tất cả những văn bản ngoại giao hay tuyên bố từ các cuộc họp thượng đỉnh hai bên vẫn giữ quan điểm chiến lược và ngôn từ sử dụng được xem là rất cẩn trọng. 

Các đồng thuận chung mang tính ngoại giao sẽ được nêu ra. Nhưng các điểm chiến lược luôn là “agree to disagree” (đồng ý chấp nhận các quan điểm chiến lược của mỗi bên mà không bên nào thuyết phục bên nào chấp nhận sự khác biệt mang tầm chiến lược đó).

Đó là gì? Đó là sự đồng thuận đối với “công thức ba điểm” mà Bắc Kinh luôn muốn thuyết phục hay “cài bẫy” Hoa Thịnh Đốn phải đồng thuận và tôn trọng chính sách chiến lược đó của Bắc Kinh. Công thức ba điểm: “Non-confrontation; Non-conflict, mutual respect” và đôi lúc kèm theo cái đuôi “win-win cooperation”.

Hoa Kỳ trong các đời tổng thống trước không bao giờ chính thức trong mọi văn bản và các thôgn cáo báo chí / tuyên bố chung sau các cuộc họp thượng đỉnh / an ninh song phương chấp nhận và đưa “công thức ba điểm” này vào. Chỉ có Bắc Kinh nêu lên mà thôi. Phía Hoa Thịnh Đốn vẫn dùng lá bài “agree to disagree” để không chấp nhận công thức ba điểm này. Lý do? Đáng kể nhất là ở “mutual respect” cùng nhau tôn trọng các lợi ích cốt lõi chiến lược của mỗi quốc gia (core interests). Có thể nhận thấy phía Hoa Kỳ không thấy cần thiết phải có sự tôn trọng của Trung Quốc đối với các lợi ích cốt lõi của họ vì có hay không các lợi ích này vẫn được ho triển khai thông qua các chiến lược để cũng cố sức mạnh siêu cường. Do đó có thể thấy được sự đòi hỏi cấp thiết của Bắc Kinh để đạt được sự tôn trọng từ Hoa Kỳ đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc một cách chính thức là mục tiêu ngoại giao của Bắc Kinh.

Thế lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh mang tầm chiến lược gì? Có nhiều nội dung nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với lãnh thổ (Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan) và lãnh hải (East China Sea, South China Sea). Riêng đối với East China Sea, Bắc Kinh đã đưa vào lợi ích cốt lõi của họ trong một thời gian ngắn và sau đó họ đã không còn nhắc đến do bởi tính toán chiến lược của họ.

Cho nên việc đồng thuận và tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc có thể hiểu được bởi tính chiến lược về ngoại giao và địa chính trị tức là “xác định và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc về lãnh thổ và lãnh hải” mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Cho nên, việc ông Tillerson sang Bắc Kinh và tuyên bố nội dung “theo đúng nội dung của Bắc Kinh về công thức ba điểm” này là một việc chưa có tiền lệ và nó đặt Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc vào một vị trí – được nhiều chuyên gia đánh giá – là Hoa Thịnh Đốn đang dưới cơ Bắc Kinh. Điều này không những ảnh hưởng chiến lược trong quan hệ song phương giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ trong quan hệ với các quốc gia đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Chưa xác tín lại được lý do tại sao Jared Kushner lại “cả gan và qua mặt” mọi thủ tục được cho là cần thiết để ra một tuyên bố thông qua bộ ngoại giao (ngoại trưởng) mang tính chiến lược như thế? Bởi muốn có được nội dung tuyên bố như thế này phải có sự đồng thuận của ban cố vấn an ninh quốc gia, ban cố vấn ngoại giao đặc trách khu vực của bộ ngoại giao, và Ngũ Giác Đài.

Tín hiệu nói trên cho thấy “quyền lực đối ngoại” dưới thời tổng thống Trump đang bị các thế lực làm ăn với Bắc Kinh thao túng, và nhân vật đang thao túng này chính là cố vấn / con rể của tổng thống Trump – Jared Kushner – một người đang nắm quyền lực hậu trường không có kinh nghiệm ngoại giao, quốc phòng, an ninh và nhất là về chiến lược địa chính trị.

Chờ xem những “đồng thuận’ nào nữa sẽ được Jared Kushner đưa vào nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Donald Trump và Tập Cận Bình trong đầu tháng 4 tới? Dự báo sẽ có nhiều nội dung chiến lược được được “bán rẻ” bởi lợi ích nhóm và lợi ích đến từ các hoạt động vận động hành lang mà Trung Quốc (thông qua đại sứ Thôi Thiên Khải) đang chơi rất tốt ở Hoa Thịnh Đốn.

____

Mời xem lại: Trung Quốc đồng ý cấp thêm cho Trump 38 Nhãn hiệu Hàng hóa  —  Jared Kushner, con rể của Trump nhận hơn 400 triệu dollars từ tập đoàn Anbang của Trung Quốc  —  Về Jared Kushner, hoàng tử mới của nước Mỹ

4 bình luận trước “12.127. Chuyện chưa có tiền lệ: Tillerson sang Bắc Kinh và tuyên bố nội dung “theo đúng nội dung của Bắc Kinh về công thức ba điểm””

  1. […] 12.127. Chuyện chưa có tiền lệ: Tillerson sang Bắc Kinh và tuyên bố nội dung “theo… […]

  2. […] Chuyện chưa có tiền lệ: Tillerson sang Bắc Kinh và tuyên bố nội dung “theo đúng … […]

  3. […] Ba Sàm Đôi lời: – Cuộc gặp bí mật giữa Jared Kushner, con rể ông Trump với Ngô Tiểu Huy, ông chủ Anbang Group hôm 16/11/2016, báo hiệu điềm chẳng lành cho biển Đông, các nước Đông Nam Á và cho cả người dân Mỹ. Ông Ngô Tiểu Huy  (hay Ngô Hiểu Huy – Wu Xiaohui) là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc tập đoàn An Bang. Ngô Tiểu Huy là chồng của cô Trác Nhiễm (Zhuo Ran), cô này là cháu ngoại cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Ngô Tiểu Huy là một trong những người có quan hệ rất mật thiết với các chính trị gia của Trung Quốc. Ngoài Ngô Tiểu Huy, HĐQT Anbang Group còn có hai nhân vật tai to mặt lớn nữa là Trần Tiểu Lỗ, con trai nguyên soái Trần Nghị, ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và nhân vật kia là Chu Vân Lai, con trai cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. […]

  4. […] https://anhbasam.wordpress.com/2017/03/26/12-127-chuyen-chua-co-tien-le-tillerson-sang-bac-kinh-va-t… […]

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d người thích bài này: