Liên quan đến vụ án xâm hại tình dục trẻ em xảy ra tại chung cư Lakeside, phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu, mới đây, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Vũng Tàu đã có quyết định gia hạn 2 tháng để tiếp tục điều tra và làm rõ. Đây không phải là lần đầu tiên vấn nạn ấu dâm bị lên án tại Việt Nam.Đọc tiếp »
Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn: “Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”
Hơn bốn mươi năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:
Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?
Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!
Vũ Đức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chẩy qua qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.
“Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…”
– Hình như là nhạc của Vũ Đức Nghiêm … Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.
– Em nói nghe cái gì?
– Anh thử nghe nhạc coi…
– Nhạc của ai?
Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn:
– Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu mà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng … sướng nha!
“Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”
“Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Đó là: Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ Thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn. Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều …”
Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:.
“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,’bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”
Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:
“Vào một buổi sáng năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”
“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình . Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”
Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Pháp Luật:
“Ngày 31-1, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức … Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi. Hai thanh niên múa phụ họa. Quan sát đoạn video chúng tôi thấy nhiều cán bộ hào hứng xem tiết mục ‘lạ mắt’ này. Có cán bộ còn dùng điện thoại quay lại cảnh hai cô gái biểu diễn, ưỡn người và ngực về phía khán giả. Nhiều người tham gia rất hào hứng, chỉ trỏ, thì thầm vào tai nhau…
Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm Chủ tịch Công đoàn phường … bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ…”
Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà qúi vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn … đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Đức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh – trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.
Cử tri Hà Lan xứ sở hoa tulip đã làm được một việc quan trọng, chặn đứng phe Geert Wilders trong cuộc đấu với đương kim thủ tướng, bước đầu STOP phong trào dân túy cực đoan đang thắng thế tại châu Âu.
Hồi tháng 6 năm ngoái đến Bỉ và tiện thể ngắm được một góc của Hà Lan, tôi thấy những chiếc cối xay gió nổi tiếng của xứ này vẫn quay đều từ thế kỷ nay.
Xứ Việt có phở, hang động, dấu tích cuộc chiến, thì Hà Lan có phố đèn đỏ, giầy gỗ, hoa tulip và cối xay gió. Tôi chưa đến phố đèn đỏ, còn tulip đã tàn, giầy dép gỗ thì bốn mùa, nên chỉ thấy mỗi cối xay gió là ấn tượng vì cánh quay làm mình chóng mặt.Đọc tiếp »
1. Formosa vẫn tiếp tục bị báo chí lề đảng quay lưng.
2. Những thông tin về lừa đảo xuất khẩu lao động khu ở khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa cũng đã được dập tắt nhanh chóng.
3. Linh mục Nguyễn Đình Thục gửi đơn tố cáo chính quyền Nghệ An về cách hành xử của họ đối với người dân khởi kiện Formosa đến 7 cơ quan chức năng. (Xin xem ảnh văn bản kèm theo)
Các đảng phải của Hòa Lan trong mùa bầu cử 15.03.2017
Sáng nay, vừa bước vào nhà ga Utrecht để chuẩn bị đi họp, tôi bắt gặp hàng chữ ‘Stemmen Is Een Feest’ trên màn hình. Bốn chữ ‘Đi bầu vui như đi tiệc’ có nhã ý nhắc tôi hôm nay có một đặc ân được chọn đại biểu cho toàn quốc.
Tối hôm qua, khi các nhà lãnh đạo ‘ra chiêu’ lần cuối cùng để câu phiếu, tôi nhịn cười không nỗi. Chưa ‘rút kiếm’ ra, ông lãnh đạo này đã bắt đầu cảm ơn ông lãnh đạo kia vì sự dấn thân trong chính quyền. Rồi ông kia cũng rất lịch sự cảm ơn lại và nhắc công lao của ông nọ khi điều hành. Chẳng ai mạt sát, vu khống, hay lôi scandal của nhau ra như ông Trump với bà Hillary.Đọc tiếp »
Dải nước đỏ xuất hiện tại cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương mà Bộ TNMT nói là do “tảo nở hoa”. Ảnh: báo TN
Sau khi Green Trees công bố kết quả phân tích độc lập dải nước đỏ ở Hà Tĩnh (ngày 11/3), chúng tôi đã nhận được phản hồi và thắc mắc của nhiều bạn đọc. Green Trees cảm ơn tất cả và xin có lời giải đáp cho một số câu hỏi, như dưới đây.
1. “DẢI NƯỚC ĐỎ Ở HÀ TĨNH” LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ?
Trong hai ngày 19/1 và 18/2/2017, tại khu vực cảng Vũng Áng và đê chắn sóng cảng Sơn Dương (tỉnh Hà Tĩnh), xuất hiện nhiều dải nước màu đỏ hồng.
Sáng 23/2, một dải nước màu đỏ hồng cũng đã xuất hiện tại vùng biển xã Kỳ Hà, thuộc Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 24/2, xuất hiện dải nước đỏ tại khu vực bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Cá chết trắng kể từ tháng Tư đen năm ngoái. Ảnh: FB Green Tree.
Ông Nguyễn Trung Huỳnh (sinh năm 1968, người thị xã Kỳ Anh) hành nghề lặn biển đã hàng chục năm. Ông cho biết, ngay từ năm 2013, ông đã phát hiện một đường ống ngầm dưới đáy biển:
“Hồi đó tôi làm cho Bỉ. Dân ở đây kêu là đường ống này do Bỉ đánh rơi, nhưng tôi kiểm tra thì tôi bảo không phải, cái này của Formosa. Tôi có báo với cơ quan cảnh sát môi trường.
Công an, cảnh sát biển, cảnh sát môi trường họ thuê tôi lặn xuống đó. Tôi đã lặn, quay phim, chụp ảnh rồi đem lên cho họ, thì họ nói: ‘Chúng tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề này’.
Thế rồi mấy năm chẳng thấy tin tức gì, dân thì cũng vẫn thả lưới, đánh bắt cá như thường. Tới tháng 4/2016 mới phát hiện nó xả thải”.
MS Nguyễn Trung Tôn nằm viện vì bị đánh đập. Ảnh: Nguyễn Trung Tôn.
Vào chiều thứ Hai ngày 27 tháng 2/2017, Mục sư Nguyễn Trung Tôn cùng người thân bị nhóm người lạ mặt bắt cóc và đánh đập tại ngã tư Ba Đồn, Quảng Bình.
Mục sư Tôn nói: “Hôm nó đập bị đứt 2 đây chằng, phải phẩu thuật để nối lại. Xương không gẫy mà đứt dây chằng và bong gân, chúng muốn mình bị liệt đểkhông đi lại được”.
Sau khi bị đánh đập ông đã được người dân phát hiện và đưa vào viện từ đêm 27/2 chụp phim không phát hiện gãy chân, sau khi điều trị xong phần cơ khỏi vết sưng mà vẫn không thể đi được.
Vì vậy, Ms Tôn lại tiếp tục đến bệnh viện Hợp Lực chụp cộng hưởng từ mới phát hiện chân trái đứt 2 đây chằng, chân phải bị bong gần, cả 2 gối đều không thể đi lại được. Ông nhập viện hôm 10/3 phẩu thuật hôm 14/3. Hiện tại sức khỏe không được tốt. Đọc tiếp »
Hình ảnh ám ảnh về “đội đặc nhiệm” thu giữ tài sản bảo đảm Techcombank”. Ảnh: Ngày Nay
Chủ nhà đi vắng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản- Ngân hàng Techcombank cho nhân viên vào cắt khóa căn hộ và chiếm luôn căn nhà này để ở. Khi chủ nhà khởi kiện Techcombank ra toà, toà án ra quyết định cấm Techcombank di chuyển đồ đạc và tài sản của khách nợ ra khỏi căn hộ song ngân hàng này đã không chấp hành. Sự việc làm dấy lên bức xúc trong dư luận sau hàng loạt vụ xiết nợ kiểu “xã hội đen” mà ngân hàng này rất ưa thích sử dụng.
“Đẩy” khách hàng vào “nợ quá hạn” để xiết nhà?
Trong đơn khiếu nại gửi tới Ngày Nay, ông Phạm Anh Tuấn và bà Lê Thị Hương, chủ căn hộ 1.5, chung cư 79C Phạm Viết Chánh, Phường 19, quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết, ngày 2/11/2010, gia đình ông bà có vay của ngân hàng Techcombank với số tiền là 1,4 tỷ đồng để mua căn hộ này. Theo đó, hợp đồng tín dụng được ký có số 9109, thời hạn là 20 năm. Hàng tháng ông Tuấn, bà Hương phải trả số tiền gốc là 5 triệu 834 ngàn đồng và số tiền lãi là 5 triệu 674 ngàn đồng.Đọc tiếp »
Giai cấp công nông chỉ là tấm bình phong cho đảng. Ảnh: internet
Nếu thêm được một ý vào bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, chắc điều “ngộ” mới đó phải là: Đảng Công Nông không còn ưa cả công lẫn nông chút nào!
Cho đến tận hôm nay, cương lĩnh đảng vẫn đậm nét chữ và cờ đảng vẫn lồng lộng biểu tượng công nông. Đảng CSVN từ ngày ra đời luôn khẳng định là đại diện duy nhất của giới công nông Việt Nam và vì lợi ích của họ mà đảng phải cáng đáng việc cai trị đất nước.
(Dĩ nhiên còn chuyện đảng ôm ấp cả giai cấp trí thức thì khỏi cần bàn đến nữa. Cái bánh mới vẽ đó đã cháy rụi từ ngày có lệnh “cấm trí thức phản biện tập thể” rồi).
Điểm đáng chú ý đầu tiên: tuyệt đại đa số cán bộ nắm quyền hiện nay đã ngưng làm công nhân hay nông dân từ 2 hay 3 đời nay rồi, kể cả đại khối cán bộ có thực quyền tại nông thôn. Ngoài các phát biểu theo công thức trong những bài diễn văn, chắc chắn đại khối cán bộ đảng không còn cảm được chút gì về đời sống của cả công lẫn nông. Một dẫn chứng khác, trong thành phần đối tượng đang được cho phép phấn đấu vào đảng hiện nay khó kiếm nổi ai từ giới công nông lam lũ, ít học, và nhất là nghèo đói. Vì nghèo thì khó có “phong bì” để được kết nạp.Đọc tiếp »
Bệnh thành tích trong học đường đã dạy họ sinh gian dối. Ảnh: internet
Đầu năm học 2016-2017, Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo đã có “Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2016-2017”. Trong thư có viết: “…Vì vậy, để trở thành những người con xứng đáng và hữu ích cho Giáo hội và Quê hương, ngay từ bây giờ, khi đến trường, các con không được chỉ tìm học thêm kiến thức, nhưng còn phải rèn luyện con người của mình về mọi mặt mà Cha gồm tóm lại trong 4 chữ “Thành”: Thành Tài, Thành Công, Thành Nhân, Thành Thánh”. Và trong “Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2016” Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo đã giải thích: “để Thành Nhân, các em phải rèn luyện để có lòng ngay thẳng, có con tim nhạy bén để cảm thông với những đau khổ của nhân loại”. Đọc tiếp »
Ảnh minh họa: xe công phục vụ đám cưới. Nguồn: internet
Tên gọi Dự thảo của Bộ Tài chính ngày 7.3.2017, số 2399/BTC-QLCS “quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước” đã thể hiện được “điều kiện cần” nó phải ra đời, bởi cả nguyên lý lẫn thực tế từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây cho thấy không một đơn vị, nền kinh tế nào không hạch toán thu chi theo tiêu chuẩn, định mức, mà vẫn phát triển như có tiêu chuẩn định mức cả. Tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực công, như ở các nước tiên tiến lại do luật điều chỉnh, chứ không thể theo mệnh lệnh các cấp, vốn phụ thuộc động cơ nhận thức năng lực hành xử cá nhân họ. Vì vậy, Dự thảo trước hết cần được nhìn nhận dước góc độ nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản pháp lý.Đọc tiếp »
1. Úc khuyên ASEAN lấy phán quyết Biển Đông làm cơ sở cho bộ ‘quy tắc ứng xử’
Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên sử dụng phán quyết của tòa án quốc tế, vốn bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông, để làm cơ sở cho bộ quy tắc ứng xử.
Ngoại trưởng Bishop nói Úc không ngả về bên nào trong những tranh chấp Biển Đông, nhưng muốn thấy tình trạng căng thẳng tại đây giảm xuống. Bà lặp lại lập trường của Úc phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trung Quốc và 10 thành viên ASEAN đã thảo luận trong gần 15 năm về một bộ quy tắc nhằm tránh xung đột giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông. Đọc tiếp »
Ảnh chụp màn hình đoạn video bị rò rỉ trung tuần tháng 3/2017
Trong tuần qua, trên mạng xã hội đã lan truyền một video dường như bị rò rỉ có nội dung một viên tướng công an Việt Nam nói chuyện về những vấn đề lớn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Đoạn video dài hơn 30 phút cho thấy một người đàn ông khoảng 55 tuổi mặc cảnh phục với quân hàm thiếu tướng đứng phát biểu trước cử tọa khoảng 30 người trong một hội trường khá rộng.
Sân khấu của hội trường được trang trí với khẩu hiệu về Đảng Cộng sản Việt Nam, cờ đảng bên cạnh quốc kỳ Việt Nam, tượng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và tấm panô có dòng chữ “Lớp cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn năm 2016”.
Ở Việt Nam, khái niệm “cán bộ nguồn” nghĩa là những người có triển vọng trở thành lãnh đạo trong các cơ quan chính quyền.Đọc tiếp »
“Trong tình cảnh nhiều vụ án đã kéo dài, pháp luật chưa xử lý nghiêm minh, thì việc cộng đồng tự bảo vệ nhau bằng cách truyền hình ảnh “nghi phạm”, theo tôi là “sự chọn lựa” cần thiết và không thể trách được”.
Gần một năm trước, tôi đang trên đường đến Formosa để tìm hiểu rõ điều gì đang diễn ra ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trọng tâm của dư luận vào thời điểm đó vì liên quan đến thảm hoạ môi trường. Tuy chưa có một phiên tòa chính thức nào, hầu hết những người dân nơi đây đều khẳng định chắc chắn rằng, “nghi phạm” Formosa chính là “thủ phạm” gây nên cảnh biển tang thương mùi cá chết.
Như một quốc gia đầy nghĩa khí với công ty ngoại, cho đến khi “chính quyền” (chứ không phải tòa án) chưa đưa ra phán quyết thì người dân không có quyền vu khống cho “nghi phạm”. Tôi không học luật, thật tình tôi không biết cái nguyên tắc “suy đoán vô tội” này được áp dụng ở Việt Nam từ lúc nào, ở đâu, và dành cho ai. Tôi chỉ biết ở Việt Nam, khi có “quyền lực và kim tiền” thì bạn sẽ được “suy đoán vô tội”. Đọc tiếp »
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu. Ảnh: VTC
Đọc bài phỏng vấn “nhà phê bình âm nhạc” Nguyễn Lưu về việc phải cấm triệt “nhạc của lính Cộng hoà”, tôi xin được đăng lại bài viết của ông này về nhạc sĩ Phạm Duy và bài viết phản bác ngược lại từng được đăng tải trên báo Thanh Niên. Đăng để thấy trình độ của ông Nguyễn Lưu này đến đâu mà ông ta giở giọng như vậy.
Vậy đó chứ cho kẹo thì “nhà phê bình” này cũng không dám kêu nhà nước từ chối tiền của các cựu lính Cộng Hoà gửi về hằng năm. Tiền thì sẵn sàng nhận nhưng nhạc thì phải cấm. (Từ một comment của anh Nguyễn Khánh).
Lưu ý: Post này sẽ dài nhưng tôi vẫn giữ nguyên bản bài viết của ông “nhạc sĩ” nay thêm “nhà phê bình âm nhạc” và bài trả lời. Các bạn gắng đọc.Đọc tiếp »