BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

11.707. Thư Ngỏ từ Những Người Mỹ gốc Việt đến Những Người Anh Em Mỹ Gốc Nhật của Chúng ta

Posted by adminbasam trên 20/02/2017

PIVOT – Tổ chức Người Mỹ gốc Việt Cấp Tiến

19-2-2017

Thu Quach, thành viên của PIVOT, hàng ngày ngắm nhìn bức ảnh của Ansel Adams, đã được chụp vào năm 1943 tại trại giam ở Manzanar. Hai đứa trẻ được đánh dấu trong hình là bố chồng của cô và chị gái. Ảnh: Thi Bui, thành viên của PIVOT.

Thu Quach, thành viên của PIVOT, hàng ngày ngắm nhìn bức ảnh của Ansel Adams, đã được chụp vào năm 1943 tại trại giam ở Manzanar. Hai đứa trẻ được đánh dấu trong hình là bố chồng của cô và chị gái. Ảnh: Thi Bui, thành viên của PIVOT.

Hôm nay, Ngày 19 tháng 2 là Ngày Tưởng Niệm của các bạn, một ngày đánh dấu sự bất công khi Sắc Lệnh Điều Hành 9066 đã tước mất nhà cửa và tài sản của 120,000 người Mỹ gốc Nhật, và họ đã phải sống trong những trại giam giữ giữa hàng rào kẽm gai.  Ngày này, mỗi năm, nhắc nhở chúng ta về những gì sẽ xảy ra khi chúng ta, với tư cách là một quốc gia, từ bỏ lương tâm của mình và hành động theo sự sợ hãi.

Đối với người Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng có ngày tưởng niệm của chúng tôi.  Ngày 30 Tháng 4 năm 1975 là ngày Sài Gòn sụp đổ và Chiến Tranh Việt Nam kết thúc.  Tương tự như của bạn, nó đánh dấu một thời điểm di tản ồ ạt của nhiều người khi chúng tôi bị buộc phải rời khỏi Việt Nam làm người tị nạn để cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ và các nước khác.

Trong ký ức chung của chúng ta, các sự kiện đau đớn như vậy thường được kể lại thông qua những hình ảnh bi thảm và có tác động mạnh.  Đối với chúng tôi, đó là những hình ảnh của những người hoảng sợ leo tường trốn chạycuộc di cư ồ ạt bỏ lại đất nước.  Đối với các bạn, đó là những hình ảnh của những người bị chĩa súng, bắt tụ tập, và ép phải rời khỏi nhà cửa của mìnhcác trẻ em từ đằng sau cái hàng rào kẽm gai.  Để rồi nhiều thập kỷ sau đó, đối với một xã hội thường vô tư, những hình ảnh này, được chiếu lại mỗi năm một lần, may ra có thể gợi ra một cái lắc đầu xấu hổ, sự kinh ngạc, và một cảm nghĩ “làm sao mà chúng ta có thể để điều này xảy ra?”  Tuy nhiên, ngày hôm nay, khi chúng ta phải đối mặt với những mối nguy hiểm thời đại của chính sách này, nếu chỉ có phản ứng bằng những cảm nghĩ tưởng niệm tình cờ đơn giản thì không đủ.

Thay vào đó, chúng ta hãy trở nên những người Mỹ có ràng buộc với nhau không chỉ bởi lịch sử di tản của chúng ta, mà còn bởi nghĩa vụ đạo đức chung để lên tiếng khi đối mặt với sự bất công, ở bất cứ nơi nào—những sắc lệnh cấm đoán dựa trên tôn giáo, mối đe dọa đăng ký người Hồi giáo, và sự tham dự vào các cuộc chiến tranh không cần thiết trên thế giới.  Vì chiến tranh, như chúng tôi nhớ rõ, vừa tạo ra người tị nạn và vừa làm trầm trọng thêm những tình trạng của người tị nạn.  Chúng ta, cùng với những người đồng cảnh ngộ, sẽ không bao giờ quên những ngày tưởng niệmnhư thế này, hãy trở thành tiếng nói của lương tâm.  Vì dù sau đi nữa, chính sự đồng cảm và lòng trắc ẫn thầm lặng của những người thời xưa đó đã dẫn đến những ngày tưởng niệm đau đớn của ngày hôm nay.  Chúng ta hãy cùng đoàn kết lên tiếng, để đừng có thêm một ngày tưởng niệm nào như những ngày tưởng niệm của chúng ta nữa.  Chúng ta đừng chỉ rơi nước mắt khi nhìn thấy những hình ảnh xác chết một em bé người Syria trôi dạt vào bờ biển.  Vì những hình ành này chỉ có tác động mạnh khi chúng có thể gợi ra những hành động chống cự lại kẻ gây ra thảm kịch.

Vào Ngày Tưởng Niệm của các bạn, chúng tôi cam kết sẽ đứng cùng các bạn để trở thành tiếng nói của lương tâm cho đất nước này, và để nhắc nhở tất cả mọi người về tình nhân loại chung của chúng ta.

PIVOT – Tổ chức Người Mỹ gốc Việt Cấp Tiến

_____

An Open Letter from Vietnamese Americans to our Japanese American Brothers and Sisters

February 19, 2017

Today, February 19th is your Day of Remembrance, a day that marks the injustice authorized by Executive Order 9066 when 120,000 Japanese Americans were forced to forfeit their homes and belongings, and to live behind barbed wires in internment camps.  This day, each year, reminds us of what happens when we, as a nation, let go of our conscience and act out of fear.

For Vietnamese Americans, we have our remembrance day too. April 30, 1975 is the day when Saigon fell and the Viet Nam War ended. Similar to yours, it marks a moment of massive displacement for many of us who left Viet Nam as refugees to eventually resettle in the U.S. and other countries.

In our collective memory, such painful events have often been narrated through tragic and powerful images. For us, it is the images of frightened people climbing walls to escape and of mass exodus from the country. For you, it is the images of huddled masses forced at gunpoint to evacuate their homes  and children behind barbed wire. Decades later, to an often disconnected society, these images, shown once a year, may elicit a shameful shake of the head, disbelief, and a sentiment of “how could we have let this happen?” And yet, today, as we face dangerous times under this regime, these casual, commemorative sentiments are simply not enough.

Instead, let us be the kind of Americans who are bonded together not just by our history of displacement, but also, by our shared moral obligation to speak out in the face of injustice,  wherever it is found—bans based on religion, the threat of a Muslim registry, and unnecessary wars abroad. For war, as we remember well, both creates and exacerbates the conditions of being a refugee. Let us, together with others who will never forget days such as these, be the voice of conscience. After all, silent sympathy and compassion during those times have led to these painful days of remembrance. Let us stand in solidarity with one another, so that there will not be another day of remembrance like ours.  Let us not just shed tears when we see images of the Syrian child lying dead on the beach. For these images are only powerful when they can elicit acts of resistance against the perpetrators.

On your Day of Remembrance, we pledge to stand with you to be the voice of conscience for this nation, and to remind everyone of our shared humanity.

PIVOT – The Progressive Vietnamese American Organization

____

Ghi chú ảnh: PIVOT member, Thu Quach, looks daily at a photograph by Ansel Adams, taken in 1943 at the internment camp in Manzanar. The two children highlighted here are her father-in-law and his sister. Illustration credit: Thi Bui, PIVOT member

2 bình luận to “11.707. Thư Ngỏ từ Những Người Mỹ gốc Việt đến Những Người Anh Em Mỹ Gốc Nhật của Chúng ta”

  1. […] 11.707. Thư Ngỏ từ Những Người Mỹ gốc Việt đến Những Người Anh Em Mỹ Gốc… […]

  2. […] Thư Ngỏ từ Những Người Mỹ gốc Việt đến Những Người Anh Em Mỹ Gốc Nhật … […]

Sorry, the comment form is closed at this time.