Trần Thảo
4-2-2017
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội. Ba tuần sau đó, ngày 23 tháng 9 năm 1945, Pháp theo chân lực lượng quân Anh vào giải giới quân Nhật và muốn tái lập chế độ thuộc địa tại nam bộ Việt Nam. Ý đồ tham lam, một lần nữa muốn nắm giữ quyền bóc lột của Thực Dân Pháp đã khiến nhân dân nam bộ bất bình, phẩn nộ, quyết đứng lên chống lại. Sự hưởng ứng kháng chiến của nhân dân miền nam, với bản tính “gặp chuyện bất bình chẳng tha”, có thể nói, như ngọn sóng trào. Hãy nghe ca khúc NAM BỘ KHÁNG CHIẾN của NS Tạ Thanh Sơn:
“Mùa thu rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô, dân quân nam nhịp chân tiến lên trận tiền. Thuốc súng kém chân đi không, mà lòng người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai hùng…”
Đứng ở mốc thời gian hiện tại, mà chúng ta vẫn có thể hình dung trọn vẹn cái khí thế sục sôi, hừng hực của vạn vạn tấm lòng hướng về tổ quốc trước họa xâm lăng. Già trẻ lớn bé gì cũng chỉ muốn xăn tay áo, lăn xả vào giặc cướp, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc. Đọc tiếp »