Archive for Tháng Một 17th, 2017
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
Đặng Xương Hùng
17-1-2017
Quan sát những tranh luận xung quanh vụ Mai Khôi, tôi muốn viết đôi chút về quá trình nhận thức của một người từ bên cờ đỏ nay ủng hộ cờ vàng. Tôi muốn chia sẻ với cả hai bên, cả bên cộng đồng hải ngoại và cả bên nhen nhúm đấu tranh, tức bắt đầu từ chối cờ đỏ. Sao cho cả hai bên đều có cách tiếp cận bao dung hơn và thấu hiểu nhau hơn. Tôi cho rằng vụ Mai Khôi không phải là đầu tiên mà cũng không phải là cuối cùng, sẽ tiếp tục có những vụ tương tự. Tranh luận qua lại là cần thiết, nhưng làm sao sau mỗi lần tranh luận, hai bên càng thông hiểu và gần lại với nhau hơn, tránh được sự trục lợi của cộng sản.
Cách đây khoảng mười lăm – hai mươi năm trở về trước, người Việt trong và ngoài nước chúng ta rõ ràng bị chia rẽ bởi một làn ranh rạch ròi: cờ đỏ – cờ vàng. Hoặc anh đứng bên này, hoặc anh đứng bên kia. Hiện nay tình trạng này đã khác đi rất nhiều. Đã có rất nhiều người dân trong nước công khai chối bỏ cờ đỏ. Nhiều người đã bước hẳn sang với cờ vàng, nhưng cũng còn không ít người, tuy họ đã bước ra khỏi cờ đỏ nhưng cũng chưa muốn bước vào với cờ vàng. Hoặc là do họ chưa dám, còn sợ phiền nhiễu của cộng sản, hoặc do họ chưa thực sự sẵn sàng. Cho nên số này thường có khuynh hướng chờ đợi một lá cờ mới. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Cờ đỏ cờ vàng, Mai Khôi, Đặng Xương Hùng | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
Đỗ Mai Lộc
17-1-2017

Công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký. Nguồn: internet
Cứ đến ngày 19 tháng 1 hàng năm, mặc dù nỗi lo cơm áo gạo tiền để sum họp gia đình vào những ngày Tết cổ truyền cận kề; nhiều người Việt trong, ngoài nước có cảm giác hụt hẫng, mất mát một điều thiêng liêng lắm, không thể dùng đồng hồ đếm ngược để biết khi nào thì có lại. Đó là nhớ đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – sự kiện gắn liền với nhân vật lịch sử: cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và công hàm 14/9/1958.
Và, đây là tâm sự của một người sinh ra từ Mộ Đức.
Tôi xin tự giới thiệu: Tôi sinh ra, lớn lên trên quê hương Mộ Đức của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, được đào tạo liên tục từ tiểu học lên đại học một cách chính quy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Về mặt gia đình tôi gọi ông Đồng bằng ông, trong họ tôi cũng có người hoạt động bí mật cùng thời với ông Đồng rồi bị Pháp bắt và sát hại từ những năm 1930. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Phạm Văn Đồng, Đảng CSVN | Thẻ: Công hàm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mai Lộc | 14 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
FB Mạc Văn Trang
17-1-2017

Các quan chức nói khoác cần bị truy thu thuế. Ảnh: FB Tèo Ngu Khìn
Cả xã hội đang lo lắng bàn tán phát sốt lên vì nợ công chồng chất, ngân sách cạn kiệt, bộ máy ăn lương “quân, dân, chính, đảng”… phình hết cỡ, vẫn không giảm được; các doanh nghiệp nhà nước phần lớn thua lỗ trăm tỉ, nghìn tỉ… nên chỉ còn cách tăng thuế, mà thuế xăng dự tính tăng 8.000 đ/1 lit! Ông Thứ trưởng Anh Tuấn còn cười nhăn nhở, bảo “nó được lòng dân” (!?). Sao các ông chỉ biết bòn rút thuế từ dân nghèo? Có 1 nguồn thu thuế rất lớn là đánh thuế nói khoác (hay nói phét) của các quan chức từ trung ương đến địa phương, sao không làm.
Khái niệm nói khoác được xác định là “Các quan chức đưa ra ý kiến bằng ngôn ngữ nói hoặc viết trước xã hội có một trong các dấu hiệu: sai sự thật, không thực tế, không thực thi được, nói mà không làm, hứa mà không thực hiện, đưa ra những điều ảo tưởng không chứng minh được… gọi chung là nói khoác hay nói phét”. Thuế này phải rất nặng, một lần nói khoác có thể phải nộp 1 tỉ đồng, vì quan chức thừa tiền, mà nói khoác ảnh hưởng rất xấu đến văn hóa, đạo đức xã hội và niềm tin của nhân dân vào chân lý, vào sự thật khách quan. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Mạc Văn Trang, Nói khoác, Quan chức Cộng sản | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
FB Nhân Thế Hoàng
17-1-2017

Ảnh chụp các bài báo Chính Luận về trận Hải chiến Hoàng Sa. Nguồn: internet
Hải chiến Hoàng Sa, mới đó mà đã 43 năm, và đây cũng là khoảng thời gian chúng ta mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Ông Vũ Đức Đam từng nói, nếu đời này chúng ta không đòi được Hoàng Sa và một phần Trường Sa thì đời con cháu chúng ta sẽ đòi. Nhưng, con cháu chúng ta có cơ hội để đòi lại hay không khi mà hiện nay chúng ta vẫn cứ im lặng, vẫn nhẫn nhục nhìn Trung Quốc dùng chiến dịch “tằm ăn dâu” trên biển Đông khi họ khẳng định chủ quyền với những vùng đảo đã chiếm bất hợp pháp và biến các vùng không tranh chấp thành tranh chấp.
Theo luật quốc tế, nếu quốc gia nào chiếm đóng 1 đảo mà không quốc gia nào lên tiếng thì sau 50 năm LHQ sẽ thừa nhận đảo đó thuộc sở hữu của quốc gia chiếm đóng.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Đảng CSVN | Thẻ: Hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH, Nhân Thế Hoàng | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
FB Bạch Hoàn
17-1-2017
Từ khi chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội sống đến nay, thành tích duy nhất tôi thấy Hà Nội đã vượt xa Sài Gòn là về vấn đề kẹt xe. Sài Gòn hiện vẫn kẹt xe hai lần mỗi ngày vào giờ đi làm và tan tầm. Trong khi đó, Hà Nội chỉ kẹt xe một lần trong ngày, từ sáng đến tối.
Khi tư duy của giới chức bế tắc thì kẹt đường là điều đương nhiên. Quan trí bất lực, chính quyền Hà Nội đã phải cậy nhờ dân trí bằng cách treo thưởng tới 300.000 USD để tìm ý tưởng giải quyết tình trạng tắc đường.
Trong khi đó, người dân đã nhanh nhảu chuyền từ đường bộ sang đường hàng không. Vì thế, lượng hành khách hiện đã vượt tới 30% so với công suất thiết kế. Ở sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay thường xuyên không có chỗ đậu. Thậm chí hôm nay, cảnh ùn tắc đã xảy ra ở cả dưới dất lẫn trên trời.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Bạch Hoàn, Nâng cao quan trí | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
FB Luân Lê
17-1-2017

Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: báo TP
Khi ông Chánh án tối cao Nguyễn Hoà Bình nói sẽ mời giáo viên về dạy chính tả, ngữ pháp cho các thẩm phán thì điều đó khẳng định rằng trình độ của thẩm phán của chúng ta thực sự là một vấn nạn đáng báo động cho một nền tư pháp và công lý.
Chữ nghĩa không chuẩn, mà luật pháp là vận dụng câu chữ để giải quyết các vấn đề của xã hội, và lẽ phải tồn tại hay không tồn tại chính là phụ thuộc vào trình độ vận dụng và “giải thích” luật pháp khi xét xử của các thẩm phán.
Khi thừa nhận thực trạng ấy đã là điều đáng mừng. Nhưng nó lại chỉ là một phần nhỏ bề nổi của vấn đề đối với đất nước chúng ta. Bởi nền giáo dục của chúng ta cũng đang rơi vào suy thoái và lạc hậu một cách trầm trọng, vậy thì chất lượng giáo viên có đủ để đảm bảo rằng sẽ chỉ dẫn được các “thẩm phán” trong vấn đề chữ nghĩa hay không? Chính các giáo viên còn mải mê và lo làm nhiệm vụ chính trị, bệnh thành tích, chữ nghĩa và câu cú lủng củng, thì có đủ trình độ lẫn nhân cách để mà hướng dẫn những người cầm cân nảy mực?
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Lê Văn Luân, Nâng cao quan trí, Nguyễn Hòa Bình, Tư pháp Việt Nam | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
Hoàng Tư Sang
17-1-2017

Tarasp Castle ở Thụy Sĩ. Ảnh: internet
Ngày 12/01/2017, BBC báo tin: Thụy Sĩ đã khai trương và đưa vào hoạt động từ ngày 11/12/2016 đường hầm xe lửa dài 35,5 dặm, được cho là dài nhất thế giới, xuyên bên dưới núi đá Saint Gotthard cao 1828 mét của dãy núi Alps, kết nối miền bắc và miền nam Thụy Sĩ, cho phép tầu khách chạy với tốc độ 155 dặm/ một giờ (1 Dặm Anh = 1 Mile = 1,609 Km).
Nhà báo Lina Zeldovich bình luận: “Trong khi sự chia rẽ chính trị xảy ra khắp thế giới, Thụy Sĩ nổi bật là một quốc gia gồm cư dân nói 4 thứ tiếng khác nhau, nhưng có tinh thần quốc gia rất mạnh, rất đoàn kết, cùng chung tay chế tạo thành công nhiều thứ một cách chính xác hoàn hảo, trong đó có công trình khổng lồ là đường hầm Gotthard này”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội | Thẻ: Thụy Sĩ | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
Đôi lời: Theo chương trình “60 minutes” của đài CBS, phát thanh vài năm trước, số người di tản trong đợt đó là 106 người. Ông John Riordan cho biết, chính CIA đã giúp ông đưa những người Việt này di tản. Một đặc vụ CIA nói với ông rằng, hãy khai họ là các thành viên trong gia đình ông, không thực hiện một lần, nhưng chia ra làm nhiều nhóm nhỏ để có thể đưa họ đi trót lọt. Với sự giúp đỡ của CIA, ông John Riordan đã giúp di tản 106 người qua Mỹ. Những người Việt này gọi ông là “Papa” – Bố – Nhưng có một điều ông không muốn họ gọi là: Anh hùng. Ông bảo, ông chỉ là ông.
_____
Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và CM
17-1-2017

Ông John Riordan. Ảnh: Wikipedia.
Riordan là nhân viên ngân hàng Citibank tại Sài Gòn trước năm 1975, tháng 4 năm 1975, khi Sài Gòn sắp thất thủ, Riordan được lệnh di tản và lên máy bay bay đến Hồng Kông, tại đây Riordan thuyết phục sếp của mình về việc di tản 34 đồng nghiệp người Việt Nam tại ngân hàng vì lo sợ những người này sẽ bị những người cộng sản trả thù do đã cộng tác với người Mỹ.
Ngày 19 tháng 4 năm 1975, 11 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, Riordan một mình bay trở lại Sài Gòn và đưa 34 đồng nghiệp cùng gia đình họ tất cả là 105 người trốn tại nhà riêng của Riordan và một ngôi nhà khác gần đó. Riordan liên lạc với một nhân viên CIA và tìm cách đưa 105 người lên máy bay chở hàng quân sự trong 10 chuyến bay riêng biệt trong nhiều ngày, do những người Việt Nam này không thuộc diện được ưu tiên di tản nên Riordan đã dùng giấy tờ giả mạo những người này là người thân của mình và hối lộ các cảnh sát tại sân bay để đưa những người này di tản an toàn. Sau khi những đồng nghiệp và gia đình người Việt Nam đã di tản, Riordan là người cuối cùng lên máy bay di tản chỉ vài ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Chiến tranh VN | Thẻ: Anh hùng, Di tản, John Riordan | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/01/2017
Project Sydicate
Tác giả: Francis Fukuyama
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
12-1-2017
Một trong những phát triển nhiều nổi bật trong năm 2016 và các nền chính trị cực kỳ khác thường là sự xuất hiện của một thế giới với “tin tức giật gân, thất thiệt“, trong đó tất cả các nguồn tin có thẩm quyền trên mạng hầu như đã bị đặt thành vấn đề và thách thức bởi các sự kiện trái ngược về phẩm chất mơ hồ và xuất xứ.
Sự xuất hiện của Internet và World Wide Web trong những năm của thập niên 1990 đã được chào đón như một thời khắc của giải phóng và mang lợi ích cho nền dân chủ toàn thế giới. Thông tin tạo ra một hình thức của quyền lực, và tới một phạm vi mà thông tin đã trở nên rẻ hơn và tiếp cận được nhiều hơn, các công luận dân chủ sẽ có thể tham gia trong các lĩnh vực mà cho đến nay họ đã bị loại trừ.
Trong những năm đầu tiên của thập niên 2000, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội dường như đã thúc đẩy khuynh hướng này, nó cho phép việc huy động quần chúng châm dầu cho “các cuộc cách mạng màu sắc” dân chủ khác nhau quanh thế giới, từ Ukraina đến Miến Điện (Myanmar) đến Ai Cập. Trong một thế giới của truyền thông đồng đẳng, những người gác cổng cũ của thông tin, mà phần lớn dường như là các quốc gia độc tài áp bức, hiện nay có thể bị phớt lờ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị | Thẻ: Donald Trump, Francis Fukuyama, Tin giả | 4 Comments »