BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Một 11th, 2017

11.303. THỦ TƯỚNG VS. CHỦ TỊCH HÀ NỘI (Phần 2)

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

FB Nguyễn Anh Tuấn

111-1-2017

h1Tiếp theo phần 1: Thủ tướng vs. Chủ tịch Hà Nội và Đồng thuận Ba Đình

Chỉ 2 ngày sau khi UBND Hà Nội trả lời Thủ tướng rằng họ có căn cứ vững vàng khi cấp phép xây 50 tầng ở Giảng Võ [1], trong một động thái bất ngờ, Bộ Xây dựng ra quyết định thanh tra 12 công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam, trong đó có VinGroup và Tân Hoàng Minh – hai doanh nghiệp có liên quan đến khu đất vàng Giảng Võ. [2]

Tiếp đến, dường như không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khơi lại vụ việc, hôm nay, trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Thủ tướng lại lên tiếng về Giảng Võ:

‘Nếu như làm 10 cái nhà 50 tầng ở đó thì nói như Bí thư Hoàng Trung Hải, là một thảm họa đang đến với Hà Nội. Chưa làm đã tắc đường thì làm nữa, sẽ đi đường nào. Không phải là cấm nhà cao tầng, mà chính là hạ tầng xung quanh cái khu này như thế nào. Cho nên phải làm hạ tầng thì mới làm nhà cao tầng.'[3]

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 4 Comments »

11.302. Thuế Máu và những chuyện tương lai

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Thạch Đạt Lang

11-1-2017

Bán máu. Nguồn: internet

Bán máu. Nguồn: internet

Ở Mỹ có một thành ngữ: Trên đời có 2 việc bạn không thể tránh được, đó là cái chết và… đóng thuế. Đóng thuế như vậy đã trở thành một sự bắt buộc, một nghĩa vụ mà mọi người dân, hễ có thu nhập tài chánh từ bất cứ một nguồn nào, thì phải có bổn phận đóng thuế.

Tuy nhiên, để có sự công bằng (tương đối) trong xã hội – dùng chữ tương đối trong ngoặc đơn vì luật thuế đã được soạn thảo, nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu rộng và thay đổi tùy theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, chính sách kinh tế… cũng như tùy thuộc vào đảng cầm quyền, nhưng luôn áp dụng hình thức thu nhập càng cao thì tỉ lệ thuế càng tăng theo lũy tiến (progressive).

Đó là chuyện ở Mỹ, chuyện Viêt Nam thì khác. Khác là lẽ đương nhiên, chẳng những khác mà còn khác nhiều, khác lớn, khác dữ, khác xa từ nội dung tới hình thức, từ chủ trương tới cách truy thu rất ư tùy tiện… Nói tóm lại là tùy theo sự hứng sảng của các chuyên gia tài chánh Việt Nam, luật thuế được ban hành sao cho phù hợp, làm đầy túi của các tham quan, cán bộ có chức quyền, đảng viên các cấp. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 5 Comments »

11.301. Năm Gà Đinh Dậu, Ngẫm Nghĩ về “Kê Minh Thập Sách”

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Nguyễn Khắc Mai

11-1-2017

Kê Minh Thập Sách tại đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu. Nguồn: internet

Kê Minh Thập Sách tại đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu. Nguồn: internet

Kê Minh Thập Sách, nghĩa là Mười Chính Sách (dâng) Lúc Gà Gáy Sáng, tương truyền là của Nguyễn Cơ Bích Châu, một vị phi hậu của vua Trần Duệ Tông (1336-1377).

Theo Truyền Ký Tân Phả của Đoàn Thị Điểm, Bà “là con gái nhà quan, tính cách cứng cỏi, tư dung tươi đẹp, thông hiểu âm luật Lê viên, theo đòi văn từ nghệ phố, vua Trần Duệ tông nghe tiếng cho tuyển vào cung”. Nhân thấy chính sự triều Trần, sau khi Dương Nhật Lễ tiếm quyền, ngày càng suy kém, Bà liền thảo bài “Kê Minh Thập Sách” dâng lên (Kê Minh, tên một bài thơ trong Kinh Thi, nói về một bà Hậu, nghe gà gáy sáng liền khuyên nhà vua trở dậy đi dự phiên chầu. Tên bài thơ về sau được dùng để nói việc vợ khuyên chồng lo việc quốc gia).

Các nhà nghiên cứu Kê Minh Thập sách như Vũ Ngọc Khánh, Chương Thâu, Hữu Ngọc… đều khẳng định tiếng gà gáy là hình tượng của sự thức tĩnh. Hữu Ngọc trong một bài viết đăng trên Le Courrier du Vietnam có nhan đề “Tiếng gà gáy vọng về qua nhiều thế kỷ”. Liệu tiếng “Kê minh” đã vang vọng từ bảy thế kỷ nay, có làm thức tỉnh điều gì trong chúng ta, khi bước vào thời kỳ mới của công cuộc chấn hưng và phát triển đất nược hay không? Quả thật mỗi điều là một minh triết. Nó không phải là tư duy duy lý, mà là những chân lý giản đơn, có tính khái quát, phổ cập rất cao. Chúng giống như những công thức, mà mỗi thời đều có thể đem dùng trong những bài toán cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, dân sinh của thời đại mình. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.300. Ông Trọng, gà què ăn quẩn cối xay

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Bùi Quang Vơm

11-1-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: VOV

Nhân dịp Xuân Đinh Dậu – 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài khá dài, trả lời phỏng vấn TTXVN. Có lẽ ông vưà muốn lên gân cho toàn đảng của ông, toàn xã hội, nhưng có thể chị̉ tự cố lên dây cót cho chính mình, vì hoảng sợ tương lai, giống như người tự hò hét khi đi ngang nghĩa địa một mình.

 Ông khẳng địng lập trường trung thành trước sau như một với chủ nghĩa quốc tế vô sản, với chủ nghĩa Mác-Lê nin- Mao Trạch Đông, trước chuyến đi “thăm” do triệu tập đột ngột (gọi là mời) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong bài trả lời phỏng vấn này, có một điều đáng chú mà ông nhấn mạnh, rằng: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

11.299. Thư ngỏ gửi ông Tất Thành Cang: Hãy đối thoại mặt đối mặt

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Phạm Chí Dũng

11-1-2017

Kính gửi: Ông Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM

Đồng kính gửi:

– Ông Đinh La Thăng – Bí thư thành ủy TP.HCM

– Ban Tổ chức thành ủy TP.HCM

– Ban Nội chính thành ủy TP.HCM

– Ban Tuyên giáo TP.HCM

– Văn phòng thành ủy TP.HCM

– Một số cơ quan và báo đài trung ương

1. Ba tôi – Phạm Văn Hùng, một cán bộ lão thành đã 86 tuổi, đã hết chức vụ từ lâu và phải chống nạng vì xương háng bị gãy – vào ngày 10/1/2017 đã bị ông “triệu” đến Thành ủy để “làm việc” về những vấn đề liên quan đến tôi.

Không thư mời, chỉ thông báo qua điện thoại. Gia đình tôi đánh giá cách đối nhân xử thế của một người sinh năm 1971 như ông với ba tôi là trịch thượng và vô lễ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.298. HÒA GIẢI LÀ MỘT TIẾN TRÌNH DÀI

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

FB Trương Huy San

11-1-2017

h1

Ông Nguyễn Văn Thái và tác giả. Nguồn: FB Trương Huy San

Đúng 10 năm mới gặp lại ông, Trung tướng Nguyễn Văn Thái, Phó giám đốc về Chính trị Học viện Quân sự Đà Lạt (1992-1999). Lần đầu gặp ông là vào năm 1989, khi tôi đã rời quân đội về làm phóng viên Tuổi Trẻ và ông đang là người phát ngôn của Quân tình nguyện VN cho đợt rút quân cuối cùng.

Trong số các nhân chứng lịch sử từ cả hai phía, ông thuộc trong số những vị tướng trí thức, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ. Tuy từng là Cục trưởng cục tuyên huấn, Bộ Quốc phòng, nhưng tư duy của ông luôn đổi mới và cho đến nay, đã 87 tuổi, vẫn cực kỳ minh mẫn dù ông nói “không còn quan tâm nhiều tới thời cuộc”.

Vào thời điểm 30-4-1975, ông đang là Phó chính ủy sư 7, đơn vị được giao nhiệm vụ chiếm dinh Độc Lập nhưng sư 7 đã chậm chân hơn Cánh quân quân của Trung tá Bùi Văn Tùng. Tuy nhiên, đơn vị ông sau đó đã “tiếp quản” Dinh và chính ông là người đưa Đại tướng Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền lên tầng trên của Dinh để gặp Tướng Trần Văn Trà. Ông cũng là người công bố các quyết định và tổ chức đưa các thành viên trong “nội các Dương Văn Minh”(bị giữ từ trưa 30-4 đến ngày 2-5-1975) về nhà.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

11.297. VIỆT NAM, MỘT THỜI THỪA MÁU

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

FB Trần Trung Đạo

11-1-2017

Trẻ em VN chết trong chiến tranh. Nguồn: internet/ FB Trần Trung Đạo

Trẻ em VN chết trong chiến tranh. Nguồn: internet/ FB Trần Trung Đạo

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ “máu” không đơn giản chỉ một bộ phận cơ thể hay “thiếu máu” không phải dùng để chỉ một nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như tại các nước khác mà còn khơi dậy nỗi đau đã in sâu trong nhận thức con người.

Nhắc tới chuyện thiếu máu năm nay, không thể quên có một thời Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố. Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và CS quốc tế mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn bỗng trở nên giàu có.

James Macdonald trong tác phẩm When Globalization Fails: The Rise and Fall of Pax Americana, nhắc lại câu nói của cố TT Singapore Lý Quang Diệu, chiến tranh Việt Nam (đúng ra nên gọi “máu Việt Nam”) đã “giúp các quốc gia Đông Nam Á có thêm thời gian” để nâng cao mức sống, bởi vì nếu không, “Đông Nam Á chắc chắn đã lọt vào tay CS”. [1] Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

11.296. Obama: ‘Nền dân chủ cần quý vị’

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

BBC

11-1-2017

Ông Obama nhấn mạnh vào nền dân chủ Mỹ trong bài phát biểu chia tay. Ảnh: Reuters.

Ông Obama nhấn mạnh vào nền dân chủ Mỹ trong bài phát biểu chia tay. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi người dân bảo vệ nền dân chủ trong bài diễn văn chia tay ở Chicago.

“Nước Mỹ là quốc gia tốt đẹp và mạnh hơn” tám năm trước, ông nói trước hàng ngàn người ủng hộ.

Nhưng ông cảnh báo “nền dân chủ đang bị đe dọa bất cứ khi nào chúng ta xem đó là điều hiển nhiên”.

Ông nhắn nhủ người Mỹ thuộc mọi tầng lớp xem xét những vấn đề xã hội từ nhiều góc độ và nói rằng “chúng ta phải chú ý và lắng nghe”.

Tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ, 55 tuổi, được bầu năm 2008 với thông điệp đem lại hy vọng và thay đổi.

Người kế nhiệm ông, Donald Trump, tuyên bố sẽ hủy bỏ một số chính sách mang dấu ấn của ông Obama. Ông Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 2 Comments »

11.295. Cần nhận biết sự mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn của ông Trọng trong công tác xây dựng và lãnh đạo đảng

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

“Lịch sử thế giới đã chứng minh, giống như các triều đại phong kiến trước đây, các chế độ độc tài ngày nay dù tự phong thánh cho mình nhưng nếu không đáp ứng được quyền lợi của người dân thì vẫn không thể đứng ngoài qui luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời gần 87 năm và đã cướp chính quyền hơn 71 năm, giờ đây có lẽ số phận đã trao cho ông Trọng trọng trách đưa đảng toàn trị của mình từ cuối giai đoạn ba, chuyển sang giai đoạn bốn của quy luật này, nếu ông vẫn muốn tự coi mình có sứ mệnh của Don Quixote de la Mancha”.

_____

Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

11-1-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet

Cách đây tròn 50 năm, vào mùa xuân năm 1967 của thế kỷ trước, sau khi bài thơ chúc tết của Hồ Chủ tịch được phát qua Đài tiếng nói Việt Nam, lớp lớp thanh niên miền Bắc đã phải lần lượt lên đường làm nghĩa vụ quân sự để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt của không quân Mỹ tại miền Bắc và để tăng cường sức người cho “Miền Nam trong lửa đạn, sáng ngời” (1) thì cũng là thời điểm một anh sinh viên nông dân khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đang phân vân lựa chọn luận văn tốt nghiệp sau 4 năm học đại học và cũng đang đứng trước ngã ba đường để chọn cho mình một chỗ đứng có sổ gạo (2) trong một xã hội đầy bon chen.

Trong những ngày nghiền ngẫm lựa chọn đề tài, một ý nghĩ đã chợt lóe lên trong đầu anh, qua nghiên cứu văn học và trong thực tế, anh đã nhận thấy những người lãnh đạo đảng tuy luôn ra vẻ khiêm tốn nhưng thực tế rất muốn được người đời ca tụng. Ai cũng biết, bác Hồ đã để cho giới văn nghệ sĩ viết các tác phẩm ca ngợi mình, bản thân bác đã dành cả thời gian hiếm hoi sau khi thành lập chính quyền để viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên cho khách quan, thì tại sao anh không chọn đề tài khai thác thị hiếu này, và anh đã quyết định gửi gắm số phận mình vào một nước cờ đầy toan tính. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: , | 6 Comments »

11.294. “Ai đó”

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Tuấn Khanh

11-1-2017

h1

Sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỳ” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Nguồn: internet

Bằng một giọng buồn rầu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói rằng “ai đó” đã đọc cuốn sách viết về Trương Vĩnh Ký (1837-1898) của ông chưa kỹ, nên ra lệnh ách lại. Tuy vậy, ông vẫn nuôi hy vọng rồi mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi cuốn sách nhận được lệnh cần phải sửa đổi gì đó, và được tái phát hành.

Cuốn sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả và dù đã được Cục Xuất bản cấp giấy phép, cho phát hành khoảng hơn một tháng, đột nhiên bị lệnh miệng của “ai đó”, khiến mọi thứ ách tắc vào đầu tháng 1/2017. Chương trình ra mắt vào ngày 8/1 tại Sài Gòn bị gọi hủy một cách gấp rút. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 5 Comments »

11.293. LS Ngô Ngọc Trai: Hồi ký vụ án Hàn Đức Long – Kỳ 1

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Luật Khoa

Ngô Ngọc Trai

10-1-2017

Lời toà soạn: Kể từ ngày 10/1, Luật Khoa tạp chí sẽ lần lượt đăng tải hồi ký dài kỳ của luật sư Ngô Ngọc Trai về vụ án Hàn Đức Long. Tác giả là luật sư theo đuổi vụ án trong hơn 5 năm trước khi tử tù Hàn Đức Long được trả tự do cuối tháng 12/2016.

Đó là một ngày mùa thu năm 2011, tại trại giam Kế ở Bắc Giang.

Trước mặt tôi là một người đàn ông dáng thấp và gầy, gương mặt lưỡi cày với bề rộng ở phần trán và ngang mắt, và hẹp ở miệng và cằm.

Tôi mời ông hút thuốc. Với sự cho phép của viên quản giáo, ông có thể thoải mái hút.

Gần 6 năm trước, xác một bé gái 5 tuổi được tìm thấy ở một con mương làng ông. Ông bị người làng tố cáo và bị khởi tố về tội hiếp dâm trẻ em và giết người.

Trải qua chừng ấy thời gian, với ba phiên toà tại Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang và Toà án Nhân dân Tối cao, ông bị tuyên án tử hình hai lần, sau đó Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao huỷ án, yêu cầu điều tra lại. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

11.292. Phép thử đầu tiên của Donald Trump dành cho dân Mỹ: không đếm xỉa tới luật pháp

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

FB Đinh Ngọc Thu

10-1-2017

Jared Kushner và cha vợ Donald Trump. Ảnh: internet

Jared Kushner và cha vợ Donald Trump. Ảnh: internet

Bổ nhiệm con rể Jared Kushner làm cố vấn cao cấp Nhà Trắng, Trump đang thử xem luật pháp Mỹ có áp dụng với ông ta hay không.

Theo bà Kathleen Clark, chuyên gia về đạo đức chính phủ, thuộc trường Đại học Washington, cho biết, luật chống lại gia đình trị (anti-nepotism laws) có hiệu lực ở chính quyền liên bang và hầu hết chính quyền ở các tiểu bang, không cho phép các quan chức chính phủ thuê những người thân trong gia đình làm việc, vì làm như vậy sẽ hủy hoại niềm tin của công chúng, bởi những người thân trong gia đình của các quan chức chính phủ, không chắc là những ứng viên tốt nhất cho công việc.

Kế đến, nếu thuê con rể tổng thống làm cố vấn cao cấp trong Nhà Trắng, những người làm việc với anh ta, khó có ý kiến trung thực, thay vào đó là những ý kiến xu nịnh. Rất khó để các thuộc cấp nói với con rể tổng thống câu: ‘That’s a bad idea’ – Một ý kiến tồi, nhưng nói câu đó với người khác thì dễ dàng hơn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 7 Comments »

11.291. Nói tiếp về ý đồ hút máu nhân dân

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

FB Bạch Hoàn

10-1-2017

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: internet

Bộ Y tế đưa ra hai phương án về việc hiến máu. Một là bắt buộc toàn dân phải hiến máu mỗi năm một lần. Phương án còn lại là người dân tự nguyện hiến máu kèm theo đó ngân sách chi thêm 500 tỉ đồng mỗi năm.

Một số ý kiến cho rằng không nên bàn nhiều về việc Bộ Y tế bày ra phương án cưỡng máu toàn dân. Họ làm vậy là để tạo ra một sự lựa chọn không thể chấp nhận được, từ đó bắt buộc phải chọn phương án thứ hai và ngành này lấy được 500 tỉ đồng.

Thưa các anh các chị…

Thứ nhất, dư luận đúng khi phê phán ý đồ cưỡng máu ấy. Bởi đây là phê phán tư duy của người cán bộ. Dù họ có đưa ra hai, ba hay bao nhiêu phương án đi chăng nữa thì họ cũng không được phép đưa ra phương án đòi lấy máu của toàn dân như vậy được. Điều đó hết sức tào lao, coi thường nhân dân, coi dân như cỏ rác. Tại sao lại dung dưỡng cho loại cán bộ có tư duy ngu dốt, láo lếu ấy? Loại này cần phải dạy dỗ lại.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 3 Comments »

11.290. MÙA XUÂN TÂY TẠNG VÀ CÂU CHUYỆN NHỮNG DÒNG SÔNG

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Ngô Thế Vinh

10-1-2017

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

If Tibet dries, Asia dies. Nghĩa là: Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết

CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT

Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng. 

Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là “xứ tuyết”, “nóc của trái đất”, hay “Cực Thứ Ba / Third Pole” — hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực. Tây Tạng với diện tích hơn một triệu km2 gần bằng Tây Âu nhưng cô lập với thế giới bên ngoài bởi ba bề núi non hiểm trở: phía nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây là rặng Karakoram, phía bắc là các rặng Kunlun và Tangla; riêng phía đông cũng bị cắt khoảng bởi các dãy núi không cao và lũng sâu và thoải dần xuống tới biên giới Trung Hoa, ráp gianh với hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 7 Comments »

 
%d người thích bài này: