Archive for Tháng Mười Một 27th, 2016
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Blog RFA
Nguyễn Thị Từ Huy
27-11-2016
Thực sự, câu chuyện về việc « không thể » hình thành một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại rất đáng được suy nghĩ và cắt nghĩa, trong mục đích nhằm giải quyết vấn đề, để tiến tới chỗ có thể bàn tới các giải pháp cho việc này. Bởi vì theo quan sát của cá nhân tôi, mong muốn tạo liên kết để hình thành các tổ chức mạnh là một mong muốn có thực và tồn tại ở nhiều người. Và mong muốn đó không hề là ảo tưởng, mà có thể thực hiện được, trong một điều kiện quá thuận lợi mà các nước dân chủ trao tặng cho người Việt hải ngoại. Nếu điều kiện khách quan là hoàn toàn thuận lợi, vậy thì lực cản chính nằm ở đâu ? Câu trả lời không phải là quá khó : nằm ở chính cộng đồng người Việt, hoặc nói cách khác, nằm trong chính mỗi người.
Việc nhận thức về lực cản này là bước đầu tiên cần phải làm, nếu quả thực những người mong muốn liên kết có nhu cầu đi tới hành động thực sự chứ không chỉ dừng lại ở mong muốn. Dĩ nhiên, bước thứ hai, sau khi phân tích các nguyên nhân tạo nên lực cản, là tiến hành các thao tác cụ thể của việc thành lập liên minh. Nhưng các thao tác cụ thể chỉ có thể thực hiện được, khi đã vượt qua bước thứ nhất. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Liên minh chính trị, Nguyễn Thị Từ Huy | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Blog RFA
VietTuSaiGon
27-11-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Một thời đại tử tế với một nền chính trị tử tế, nền giáo dục tử tế, phông văn hóa tử tế, nền kinh tế không ẩn chứa những đồng tiền bẩn thỉu và có thể tử tế nốt. Ngược lại, một thời đại vô luân, nó được bắt nguồn từ nền chính trị vô luân, kéo theo giáo dục vô luân và văn hóa, kinh tế vô luân. Không thể nói khác đi được.
Việt Nam hiện tại, dù có soi trên góc độ, giác độ nào, đưa qua lăng kính nào thì vẫn thấy rằng người Việt Nam thật đau khổ, thê thảm vì đang gồng mình đi qua một thời đại vô luân. Sự vô luân đã lan tỏa trong không khí, bốc lên thành mùi xú uế và thi thoảng nó hiện nguyên hình cờ đỏ búa liềm của nó.
Sở dĩ tôi phải nêu cái cờ đỏ búa liềm ra trong câu chuyện vô luân bởi chẳng có ai khác, chính cái đảng lãnh đạo đất nước suốt 41 năm nay đã đưa đất nước đến chỗ tan nát như hiện tại. Và, cái lý lẽ “con người phải ăn, mặc, ở trước tiên rồi sau đó mới nói đến dân chủ, văn minh, tiến bộ” của người Cộng sản được biểu hiện tại Việt Nam mạnh hơn bất kì quốc gia nào. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Thụy My
27-11-2016

Fidel Castro năm 1959. Ảnh: internet
(Tổng hợp Le Figaro và Libération 26/11/2016) Những năm tháng Fidel được ghi dấu với vô số vụ vi phạm nhân quyền. Nhưng trên trường quốc tế, Fidel Castro với bộ quân phục giản dị, râu quai nón lại chiếm được cảm tình, nhất là cánh tả phương Tây. Người dân Cuba không biết gì về đời tư lãnh tụ tối cao. Tại Matxcơva, báo chí tiết lộ cuộc sống xa hoa của Fidel Castro với ba du thuyền, 32 dinh thự và 9.700 cận vệ riêng.
Huyền thoại Fidel Castro, người thách thức chủ nghĩa tư bản đã qua đời hôm thứ Sáu 25/11/2016 tại La Habana ở tuổi 90. Chính người em ông là Raul, đương kim chủ tịch nước đã loan báo trên truyền hình quốc gia.
Lên nắm quyền năm 1959, cựu luật sư đã lãnh đạo đảo quốc với bàn tay sắt trong gần năm thập kỷ. Từ khi cơn bệnh buộc ông phải nhường quyền lại cho người em Raul năm 2006, Fidel bắt đầu bình luận thời sự thế giới qua các bài xã luận đăng trên tờ báo chính thức Granma, với đề mục Phản ứng của đồng chí Fidel. Tuy giới trẻ Cuba quá chán ngán những khẩu hiệu sáo mòn, gọi ông là « el loco » (kẻ điên), Fidel vẫn bướng bỉnh đóng vai trò « người da đỏ cuối cùng ». Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: Fidel Castro, Đảng Cộng sản Cuba | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Việt Báo
Nguyễn Văn Trần
21-4-2013

Phạm Văn Đồng (phải) và Tôn Đức Thắng (trái) tiếp đón Sihanouk (giữa) tại Hà Nội. Ảnh: internet
Ngày 8 tháng 12 năm 1928, tại số 5, đường Barbier, Tân Định, Quận 1, Sài gòn đã xảy ra một vụ án mạng gây xôn xao dư luận khắp Nam kỳ trong nhiều năm dài. Theo sự giải thích của nhà cầm quyền Pháp và báo chí lúc bấy giờ thì đó là một vụ thanh toán nội bộ của một nhóm người trong hội kín làm cách mạng.
Báo chí mất nhiều ngày giờ tường thuật vụ án mạng nên về sau chỉ cần viết ngắn gọn mà ai cũng hiểu “Vụ án đường Barbier”.
Điều lạ là vụ án mạng với một người chết mà gây sôi nổi dư luận khắp xứ Nam kỳ và kéo dài suốt nhiều năm. Vì tính tàn bạo của án mạng hay vì có nhiều người trong hội kín “Thanh Niên Cách mạng Đồng chí hội” liên can?
Ông Nguyễn Văn Nguyễn, thành viên của Thanh Niên Cách mạng Đồng chí hội và đảng viên Cộng sản Đông dương, có liên can tới vụ án, bị Tòa án xử phạt 3 năm tù treo. Năm 1939, ông kể lại vụ án mạng này trong một quyển sách tựa là “Án mạng đường Barbier”. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Cao Trí
27-11-2016

Ảnh bìa hồi ký Tống Văn Công
Về tác giả Tống Văn Công: Được xem như một trong những nhà báo lão thành của nền “báo chí cách mạng”, ông Tống Văn Công đã trở thành “kẻ thù” của đảng chỉ vì nhìn ra chân tướng chế độ và mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi cải cách dân chủ. Ông bị quy chụp là “phần tử chống đảng điên cuồng”, chỉ vì ông bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Ông Tống Văn Công vừa cho ra mắt quyển hồi ký “Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo cộng đến chống cộng”. Ông thuật lại đời làm báo của mình. Ông cũng nhắc lại nhiều chuyện oái oăm khác trong chế độ mà ông từng phục vụ và từng tung hô để rồi nhận ra rằng chế độ ấy chỉ được dựng lên bằng dối trá. Dưới đây là vài trích đoạn trong hồi ký trên.
Kỳ 1: TÔN ĐỨC THẮNG, PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ VỤ ÁN ĐƯỜNG BARBIER
Năm 1949 anh Lê Văn Chánh (hiện nay là Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) bạn đồng hương của tôi được kết nạp vào Đảng, sau đó được học một khóa chính trị, chương trình học gồm có: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Cách mạng dân chủ mới; Lịch sử Đảng. Trong giáo trình lịch sử Đảng, có một bài về tổ chức tiền thân của Đảng là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Chủ tịch Kỳ ủy của tổ chức này (cấp lãnh đạo Nam Kỳ) là Tôn Đức Thắng. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN, Điểm sách | Thẻ: Hồi ký Tống Văn Công | 7 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Trần Phong Vũ
27-11-2016
Tệ trạng Giáo Dục Việt Nam đã tới đáy
Trong suốt mấy thập niên qua, người ta đã tốn quá nhiều giấy mực để bàn thảo và phê phán về tình trạng xuống dốc thê thảm của hệ thống giáo dục trong nước. Do lỗ hổng to lớn về sự thiếu vắng một triết lý giáo dục, cho đến nay sau hơn 7 thập niên cho miền Bắc và 41 năm cho riêng miền Nam, vì những ràng buộc tròng tréo vào những đòi buộc phi lý, hoang tưởng của ý thức hệ Mác-xít, nền giáo dục trong nước luôn rơi vào tình trạng khập khiễng, bất cập. Tình trạng bất cập này khởi từ việc phân chia hệ cấp đại học, các ngành chuyên môn, hợp lý hóa công việc soạn thảo chương trình giảng dạy, soạn sách giáo khoa… tới vấn đề học phí, học thêm giờ luôn là gánh nặng cho phụ huynh, không chỉ ở cấp đại học mà ngay từ các lớp mầm, lớp mẫu giáo.
Đã có rất nhiều lời ta thán cất lên trong giới phụ huynh, học sinh và sinh viên. Cách nay không lâu, trong một clip video do chính mình thực hiện, sinh viên Lê Văn Thành 20 tuổi ở Hànội đã công khai chỉ ra những khuyết tật nghiêm trọng trong nền giáo dục thời Xã Nghĩa. Anh nói tới tình trạng mua bán bằng cấp nhan nhản trong hệ thống đại học. Anh than phiền về tệ nạn quay cóp, tráo bài, bè phái, bán đề trong các kỳ thi, nạn bảo vệ thành tích trong hệ thống trường ốc khiến có nhiều thí sinh tốt nghiệp trung học trong khi trình độ học vấn chưa qua lớp 8 lớp 9! Nhắc tới nền giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam trước 30-4-75, blogger Lê Văn Thành đánh giá rất cao vì được đặt trên triết lý giáo dục lấy Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng làm nền tảng và nhất là một nền giáo dục miễn phí toàn phần từ mẫu giáo cho đến hết bậc Trung Học, điều dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội cho đến đầu thập niên thứ hai đệ tam thiên niên vẫn chưa có. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Trần Phong Vũ | 11 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
FB Luan Le
26-11-2016

Lãnh tụ độc tài Fidel Castro, chụp ngày 4-9-1999. Nguồn: internet
Thử hỏi, một đất nước mà phụ thuộc vào một lãnh tụ nào đó, thì sau khi họ chết đi thì ai sẽ là người được coi là lãnh tụ kế tiếp? Một đất nước có thể sản sinh ra nhiều anh hùng, nuôi dưỡng được nhiều hiền tài, nhưng nếu để tôn một ai đó lên bằng hai chữ lãnh tụ thì sẽ tự khiến dân tộc đó khó lòng thoát khỏi sự khủng hoảng và suy thoái sau khi con người ấy qua đời, nếu không tự biết thay đổi theo một đường lối khác.
Một đất nước không cần “lãnh tụ” như Mỹ, Pháp, Đức hay nói chung các quốc gia Âu-Mỹ, thậm chí ngay châu Á như Nhật, Hàn, đều không có khái niệm lãnh tụ và cũng chẳng coi ai là lãnh tụ, thì ở nơi đó quốc gia sẽ vĩ đại và phát triển vượt bậc, vì tài năng của nhiều cá thể sẽ đem lại thành quả hơn gấp bội lần trí não một con người. Những nước này họ coi trọng thiên tài, tài năng cá thể trong khoa học quan trọng hơn tất thảy những thứ gì khác, còn với họ, thể chế chính trị chỉ cần phát huy được tài năng của con người, còn lại tự nó phải kiềm chế, vì liên quan đến quyền lực là người ta hiểu nó có tính tha hoá hoặc dễ đem đến những hiểm hoạ khôn lường cho xã hội và dân tộc nên cần ngăn chặn để thế chỗ cho việc phát huy khả năng của từng con người trong quốc gia đó. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Fidel Castro, Lê Văn Luân, Đảng Cộng sản Cuba | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
FB Mạnh Kim
26-11-2016

So sánh Cuba và Singapore thập niên 1950 và ngày nay. Nguồn: internet
Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này. Tuy nhiên, người ta không đặt ra một câu hỏi liên quan: tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới? Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel mới chết khi 90 tuổi).
Cả Fidel và Lý đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore. Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên. Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người, hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người sở hữu tivi. Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi. Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế: kinh tế tập trung và thị trường tự do. Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị: XHCN và tư bản tự do.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị | Thẻ: Fidel Castro, Mạnh Kim, Singapore, Đảng Cộng sản Cuba | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Blog RFA
Nguyễn Thị Từ Huy
26-11-2016
Các anh chị quý mến,
Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra trên cùng một mảnh đất (dù rằng có thể mỗi người sẽ chết ở những xứ sở khác nhau), chúng ta có cùng nơi chôn nhau cắt rốn, chúng ta có cùng nỗi lo trước vận mệnh một quê hương mà tương lai không có gì đảm bảo.
Cách đây vài ngày tôi có nhận được thông báo về việc tự giải thể của một tổ chức ở Úc Châu. Và trong thời gian qua, tôi có trao đổi với một số người ở một số nhóm khác nhau về viễn cảnh của việc người Việt hải ngoại có thể liên kết lại với nhau hay không, câu trả lời rất thống nhất : không thể. Tôi có viết một bài báo đặt câu hỏi (xin nói rõ là tôi chỉ đặt câu hỏi chứ không phải là nêu ra một ảo tưởng) về khả năng thành lập liên minh chính trị của người Việt hải ngoại, những người hoạt động trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, không hề bị đàn áp, không hề bị bắt bớ. Và ngay lập tức có bài phản hồi, cũng nói rằng điều đó là không thể. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Liên minh chính trị, Nguyễn Thị Từ Huy | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Blog RFA
CanhCo
26-11-2016

Người Mỹ gốc Cuba ở Little Havana, TP Miami, đổ ra đường phố, vui mừng khi nghe Fidel Castro qua đời. Ảnh chup hôm nay, ngày 26-11-2016. Nguồn: AP Photo/Alan Diaz
Đây là tình đồng chí, tương trợ và khắng khít qua lý tưởng chống Mỹ. Đối với một số người dân Cuba, Fidel Castro tượng trưng cho niềm kiêu hãnh của quốc gia khi một mình đơn độc chống Mỹ tới sức tàn lực kiệt nhưng vẫn chống, chống trong niềm hoài nghi nhưng không đành lòng chấp nhận sự thất bại của mình kéo theo lầm than cho cả một dân tộc.
Người dân Cuba đứng tại thành phố La Habana nhìn sang Mỹ vừa giận dữ vừa thèm khát. Thứ giận dữ rất khó định hình nhưng thèm khát thì rõ như chiếc bánh mì nướng giòn tan nằm trên chiếc bàn đơn sơ chỉ còn lại một ít muối trằng của Chủ nghĩa xã hội. Mặn mùi hoang dại của biển và trắng tinh thứ chủ nghĩa úp mặt vào tường.
Từ ngày tham gia vào khối cộng sản, Việt Nam xem Fidel Castro là một vị thánh sống. Fidel luôn luôn vĩ đại và nhân dân Việt Nam được nhồi vào óc rằng trên thế giới không ai chống Mỹ bằng ông ta vì vậy muốn thắng Mỹ toàn dân Việt Nam phải lấy hình ảnh của Fidel Castro làm ngôi sao dẫn đường cho tới ngày hoàn tất giấc mơ diệt Mỹ.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Fidel Castro, Đảng Cộng sản Cuba | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 27/11/2016
Hồ Phú Bông
26-11-2016

Fidel Castro, nhà lãnh đạo độc tài Cuba, vừa qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Nguồn: nternet
Nhân vật lừng lẫy của đảng cộng sản Cuba mới qua đời. Ông Fidel Castro.
Người Cuba lưu vong thì “ăn mừng” còn người tại Cuba lại lặng lẽ. Thái độ tương phản đó nói lên sự chia rẽ trong lòng người Cuba. Và ai là trung tâm gây nên chia rẽ đó?
Một người, được gọi là “anh hùng”, mà là trung tâm của chia rẽ tình tự dân tộc, theo tôi, không đáng được trân trọng. Có thể ông Fidel yêu nước nhưng cho đến cuối đời vẫn tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, một thứ chủ nghĩa chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu khắp thế giới và riêng cho đất nước và dân tộc ông, thì câu hỏi phải có, đó là ông yêu nước hay yêu tham vọng quyền lực của chính ông?
Chính việc ông nhường lại chức vụ vì lý do sức khỏe, năm 2006, và trao toàn quyền cho em trai ông, ông Raul Castro năm 2011, là câu trả lời. Vì, nếu cộng sản là con đường đúng thì tại sao không có người tài giỏi nào khác tiếp nối mà chỉ trong vòng anh em? Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Fidel Castro, Hồ Phú Bông, Đảng Cộng sản Cuba | 5 Comments »