Cờ Trung Quốc đã tung bay ở Vĩnh Tân, và sắp tới là Cà Ná? Ảnh: Lê Anh Hùng.
Gần một tháng nay, dự án khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná do Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đề xuất triển khai tại Ninh Thuận đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư lên tới 10,6 tỷ USD, dự án khổng lồ này đang bị dư luận lo ngại là sẽ trở thành một Formosa Hà Tĩnh mới ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là sau khi người ta phát hiện ra bóng dáng Trung Quốc đằng sau dự án.
Về mặt môi trường, dự án đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cả giới chuyên môn lẫn dân chúng, trong bối cảnh thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Bắc Trung Bộ vẫn còn nóng hổi, nhức nhối, và tiếp tục là một hiểm hoạ lơ lửng trên đầu dân tộc Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những hệ luỵ về an ninh quốc phòng của dự án đối với đất nước chúng ta.Đọc tiếp »
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh – Anh Ba Sàm và Cộng sự là bà Nguyễn Thị Minh Thúy với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 BLHS, vào 8 giờ sáng mai, ngày 22.09.2016.
Có tất cả 6 Luật sư (LS) tham gia bào chữa cho ông Vinh và bà Thúy, bao gồm: LS Trần Quốc Thuận, LS Trần Vũ Hải, LS Hà Huy Sơn, LS Trần Văn Tạo, LS Nguyễn Hà Luân và LS Trần Đình Triển.
Bà Cấn Thị Thêu hiên ngang khi ra trước vành móng ngựa, vào sáng ngày 20.09.2016
Kiên trì đi khiếu kiện các nơi có thẩm quyền, lên tiếng ôn hòa trước các vấn nạn xã hội, biểu tình vì môi trường sạch… – là nguyên nhân chính đã đẩy Dân oan Cấn Thị Thêu vào tù lần thứ hai, khi bà thực thi đúng quyền của công dân được Hiến pháp quy định.
Đó chính là nhận xét của Luật sư Võ An Đôn, một trong những Luật sư (LS) tham gia bào chữa cho bà Thêu, tại Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Tp.Hà Nội, vào sáng ngày 20.09.2016.
Trước tòa, tất cả 4 LS tham gia bào chữa cho bà Thêu theo hướng vô tội, gồm: LS Hà Huy Sơn, LS Lê Văn Luân, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành.
Tuy nhiên, Viện kiểm sát (VKS) đã bác bỏ những phát biểu tranh tụng của các LS tham gia.
Tòa tuyên án bà Thêu 20 tháng tù giam theo Điều 245 BLHS “gây rối trật tự công cộng” là bản án “bỏ túi” “rất nặng và oan”, LS Đôn nhận xét.Đọc tiếp »
Ngày mai, 22/9/2016, Toà án nhân dân cấp cao tại Hà nội sẽ xử phúc thẩm vụ Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thuý. Tôi nhận bào chữa cho cả hai bị cáo, cùng nhiều luật sư khác.
Tháng trước tôi đã gặp ABS tại trại tạm giam, ABS cho biết anh có một kháng cáo bổ sung dài 74 trang, ghi chi tiết vụ việc và lập luận, ý kiến của anh, đề nghị luật sư sao chụp tại Toà để biết rõ bản chất vụ án. Tôi đã đến Toà án nhiều lần, đều hẹn trước, nhưng đều không được đọc hồ sơ với đủ mọi lý do. Chúng tôi đề nghị sao chụp đơn kháng cáo 74 trang này cùng bản án sơ thẩm, biên bản phiên toà sơ thẩm, nhưng chỉ được bản kháng cáo theo mẫu ban đầu dài 1 trang và bản án, biên bản phiên toà sơ thẩm. Thư ký phiên toà nói, em không rõ có bản kháng cáo 74 trang không, để em tìm. Đọc tiếp »
Tiền đình toà thượng thẩm quận hạt Santa Clara trong một ngày xử vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng năm 2012. Ảnh: Bùi Văn Phú.
Tuần qua tôi phải đến toà án quận hạt nơi mình cư ngụ, chẳng phải vì kiện tụng ai hay bị ai kiện mà vì tôi được, có người cho là bị, gọi đến toà để làm bổn phận công dân.
Một trong những bổn phận của công dân Mỹ là tham gia bồi thẩm đoàn ở toà án, gọi là jury duty, mà lâu lâu bất cứ công dân Mỹ nào, nếu không có tiền án và mất quyền công dân, sẽ được triệu tập đến toà để tham gia vào một vụ xử.
Người dân được gọi đi làm bồi thẩm viên thuộc mọi thành phần trong xã hội, đủ mọi sắc dân. Tôi đã có gần hai chục lần đến toà để chuẩn bị tham gia xử án, nhưng chưa bao giờ được ngồi trong ghế của bồi thẩm đoàn để xét xử. Trong hai lần được chọn qua vòng đầu, tức là đã vào phòng xử án, biết vụ xử liên quan đến ai, bị truy tố về tội gì, tôi đã thấy thành viên tương lai của bồi thẩm đoàn gồm bác sĩ, công nhân, tài xế xe tải, y tá, giáo sư đại học, chánh án, giám mục, sinh viên, nhân viên sở xã hội cùng nhiều ngành nghề khác nữa. Có người vừa bước qua tuổi 18, là tuổi được quyền tham gia bầu cử, có người tuổi trên 70 và đã nghỉ hưu.Đọc tiếp »
Gân đây là những thông tin như “trang Ba Sàm sắp chết rồi, chẳng còn ai đọc nữa”, hay “từ lúc ông Vinh bị bắt, trang Ba Sàm đi xuống, kéo theo tất cả các trang khác cũng đi xuống luôn”… mà bạn bè, thân hữu quan tâm, đã nhiều lần hỏi cá nhân tôi “có thật vậy không”? Tôi chưa từng đính chính với độc giả, cho tới tháng rồi, khi tin đồn này lan ra, bạn bè lo ngại, nói rằng tôi cần lên tiếng và tôi đã lên tiếng một lần tại đây: Hãy chấm dứt trò tung tin bịa đặt này!
Xin nhắc lại, trang Ba Sàm không quảng cáo, không có thu nhập, nên không cần phải “câu khách” như thông tin trong bài viết này. Lượng độc giả tăng hay giảm, không ảnh hưởng đến trang, tuy nhiên, lượng độc giả là thước đo để người điều hành quyết định có tiếp tục mở hay đóng trang Ba Sàm.
Bởi tin rằng độc giả nên biết tất cả mọi chuyện, chúng tôi quyết định giới thiệu bài viết này như đã từng giới thiệu nhiều thông tin, ý kiến khác. Chúng tôi tin rằng, tốt nhất vẫn là để độc giả tự đối chiếu, kiểm chứng, kết luận thực hư…
Ngày mai toà án cộng sản VN sẽ dựng một phiên toà xảo trá để xét xử anh Ba Sàm tức Nguyễn Hữu Vinh. Phiên toà phúc thẩm này diễn ra khi anh Ba Sàm đã đi hết nửa mức án mà toà sơ thẩm tuyên.
Trong những người làm thông tin của lề dân, không có ai vượt được qua Ba Sàm về tốc độ làm việc. Hàng núi thông tin khổng lồ được anh chia sẻ và đăng lại trên trang Ba Sàm kèm với những lời bình rất xúc tích. Điều ấy chứng tỏ anh phải đọc rất kỹ từng bài viết, từng thông tin.Đọc tiếp »
Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa. Từ kẻ đào tẩu Trịnh Xuân Thanh cho tới tội phạm chính trị lớn nhất lịch sử nước ta là nhóm đương quyền.
Nhưng cái mà người dân có “nhiễm sắc thể dân trí thấp” quan tâm nhất là những gì chung quanh nhà họ chứ không phải chốn hậu cung thâm nghiêm đầy mùi phân bắc.
Chuyện quan trọng nhất là thực phẩm bẩn, là cá chết, là người chết bó chiếu, là phiên tòa xử người nông dân nổi dậy Cấn Thị Thêu.
Tôi là Nguyễn Quang A, từ Diễn Đàn XHDS, một trong khoảng hai mươi lăm tổ chức xã hội dân sự không thể đăng ký ở Việt Nam và bị chính phủ tìm cách ngăn cản hoạt động. Chúng tôi và các thành viên gia đình chúng tôi đối mặt với sự trả đũa vì hoạt động nhân quyền của mình. Tôi đã tham gia phiên UPR ở Geneve tháng Sáu 2014. Cảnh sát đã thử dùng các chiến thuật quấy nhiễu để làm gián đoạn công việc của chúng tôi. Khi quay lại Việt Nam chúng tôi đã tổ chức hai cuộc tọa đàm và cả hai đã bị công an ngăn cản bằng cách thúc khách sạn hủy hợp đồng thuê phòng. Tôi đã bị cản trở sử dụng bất cứ phương tiện giao thông nào để đến một tọa đàm như vậy, cho nên tôi đã phải đi bộ gần 10 km để đến nơi tôi có thể trình bày bài phát biểu của mình. Những người khác đã tham dự UPR thì bị đe dọa nghiêm trọng kể cả câu lưu, dọa dẫm và bị tịch thu hộ chiếu sau khi họ quay về Việt Nam và đến nay vẫn không thể đi du hành.Đọc tiếp »
Giáo viên Philippines trong một tiết dạy tiếng Anh tại một trường Nhật. Ảnh: Japan Times.
Về cái dự án mà “Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới”, tôi sẽ không bàn vì gần như bất cứ gì liên quan đến hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại đều không cần bàn, bởi cách duy nhất để tái thiết kế nền giáo dục thối nát này là đập nát nó đi để xây lại từ đầu. Nó đã hỏng và tệ hại đến mức đã không còn có thể sửa. Ở đây, chỉ cung cấp thêm một ít thông tin về chương trình ngoại ngữ của một số nước khu vực. Ngôn ngữ nước ngoài nào được chọn dạy bắt buộc ở các nước châu Á? Tiếng Anh, dĩ nhiên, chứ không phải tiếng Hoa và càng không phải tiếng Nga.
Japan Times (5-9-2016) cho biết hệ thống giáo dục Nhật đang ráo riết hoàn thành chương trình tiếng Anh bắt buộc toàn quốc lần đầu tiên, bắt đầu thực hiện vào năm 2020. Lúc đó, tiếng Anh là môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 5 và 6, thay vì chỉ là một “hoạt động ngoại khóa về tiếng nước ngoài” trong đó học sinh chỉ tiếp cận tiếng Anh như một môn phụ. Đề cương dự thảo công bố tháng 8-2016 cho biết môn đọc và viết tiếng Anh (chứ không chỉ nghe và nói) sẽ được dạy lần đầu tiên. Năm 2002, Bộ giáo dục Nhật đã đưa tiếng Anh vào hệ thống tiểu học như một chọn lựa. Từ niên khóa 2014, Nhật bắt đầu đào tạo lực lượng “giáo viên nguồn” với 1.000 người, tốt nghiệp vào niên khóa 2018, nhằm có thể đào tạo lại tiếng Anh cho các giáo viên khác. Bộ giáo dục Nhật đã từng bước đưa tiếng Anh vào hệ thống tiểu học. Năm 2011, tiếng Anh trở thành một “hoạt động ngôn ngữ” với hai kỹ năng nói và nghe, tập trung vào lớp 5 và 6, để học sinh quen dần môi trường tiếng Anh qua các bài hát và trò chơi.
Sáng mai, nhà nước lại đem anh Ba Sàm ra luận tội. Đám “thông tấn vỉa hè” lại xôn xao luận anh hùng. Tôi tìm đọc một bài viết cũ, thực ra là một câu chuyện nhỏ, Ba Sàm kể chuyện đi làm gia sư, “xóa mù vi tính”, “cậu học trò” là cựu bộ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc.
Mười năm giữ chức Thượng thư bộ Hình ở Đại Cồ Việt chi xứ, theo lời kể của người giúp việc, ông NĐL có “sức làm việc phi thường” khiến người đồng nhiệm xứ Nhật Bổn phải lắc đầu rụt vai thán phục rằng ông làm việc như “rô bốt”. Một chi tiết (không biết nên cười hay nên khóc), ông tự tay “kí tươi” bảy ngàn bằng khen và giấy chứng nhận trong một dịp khen thưởng. Mười năm ông chủ trì xây dựng hàng chục bộ luật và pháp lệnh; phê duyệt hàng chục nghị định, chỉ thị thông tư; thẩm định hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật… Gương mặt mỹ miều của nền Tư pháp Việt ngày nay chắc phải chịu ơn ông nhiều lắm.Đọc tiếp »
Hãy thử đoán đi, làm gì mà nhắm mắt ra 50 “củ”? Không phải bán quần lót đa cấp, không phải xuất khẩu Lưu Linh, cũng không phải nghề “bồ nhí”…
Hiệp sĩ đường phố được vinh danh
Hiệp sĩ đường phố được vinh danh (ANTĐ)
12h30 một ngày nắng gay gắt với nhiệt độ ngoài trời gần 40 độ C, các thành viên trong Tổ tuần tra chuyên trách phường Khương Mai hội ý nhanh tại nhà Tổ trưởng Nguyễn Văn Hùng, rồi chia nhau theo các ngả đường trên địa bàn để tuần tra.
Thưa ông Vinh, mấy ngày qua báo chí và mạng xã hội sốt xình xịch về chuyện một người làm quan cả họ được giàu, mà điển hình là trường hợp của ông. Tuy nhiên, tôi đọc nhưng không nhiều phẫn nộ, vì thực tế cho tôi thấy không cần phải đến chức vị Bí thư Tỉnh ủy, mà chỉ cần Bí thư, Chủ tịch xã thôi thì con cái họ đã là ông trời con một cõi. Nên chuyện cả dòng họ ông làm quan tôi cho rằng là đúng quy trình thời phong kiến: “Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa thì quét lá đa”, không có gì phải bàn cãi.
Nhưng khi đọc phát biểu của ông được trích dưới đây, đăng trên báo Dân Việt, thì cá nhân tôi không thể ngồi yên được nữa. Trích phát biểu của ông: “Lúc đó, tôi xin vào Hoàng Su Phì công tác không phải để làm lãnh đạo như bây giờ, mà để theo đuổi làm đề án mô hình nông nghiệp đang cho luận án thạc sỹ, sau đó làm tiếp lên Tiến sỹ. Mục đích, suy nghĩ của tôi khi đó là như thế. Tôi đã bao giờ thích làm lãnh đạo đâu”.Đọc tiếp »
Nhiều người dân oan, phóng viên, những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền bị hành hung, đánh đập khi tham dự phiên tòa xét xử Dân oan Cấn Thị Thêu, tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
Từ sáng sớm ngày 20.09.2016, có rất nhiều Dân oan, các nhà báo tự do và một số anh chị em từ Miền Nam đồng hành cùng Dân oan Cấn Thị Thêu có mặt để tiến về tòa án tham dự phiên tòa được cho là “công khai”. Bà con vừa đi vừa cầm nhiều biểu ngữ và đồng thanh hô: “Cấn Thị Thêu vô tội! Trả tự do cho Cấn Thị Thêu! Bắt bỏ tù người yêu nước là một tội ác! Phản đối phiên tòa bất công!…” Tuy nhiên, họ đã bị lực lượng công an và an ninh xông vào, lôi kéo lên hai xe buýt, nhiều người bị lôi lên xe trầy xước hết cả chân tay và bị đưa về đồn công an Số 6 Quang Trung.
Chị Cấn Thị Thêu tại phiên xử sáng ngày 20.09.2016. Ảnh: FB Luân Lê
Một vở diễn tồi đã được trình bày tại sân khấu Tòa án nhân dân quận Đống Đa với tựa đề “Phiên tòa xét xử bà Cấn Thị Thêu”. Kết thúc vở diễn, vai nữ chính là dân oan Cấn Thị Thêu đã bị tuyên án phạt 20 tháng tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Cuộc đấu tranh chống cướp đất của 256 hộ nông dân Dương Nội diễn ra từ 9 năm qua mà “bà Cấn Thị Thêu là linh hồn trong cuộc đấu tranh”, chính là nguyên nhân khiến cho sân khấu Tòa án nhân dân quận Đống Đa sáng đèn vào ngày 20-09 vừa qua.
Nói là vở diễn vì “tội danh cùng mức hình phạt đã được định hướng từ trước” (1) , các nhân vật có trách nhiệm gìn giữ cán cân công lý chỉ cần diễn trung thành với kịch bản là đủ.
Và nói nó tồi là vì cho dù là những người cầm cân nảy mực theo kịch bản đi nữa thì đó cũng là một vở kịch “xem được” theo cái nghĩa không quá coi thường khán giả.Đọc tiếp »
Bà con nghèo nhận quà từ thiện tại Chùa Liên Trì. (Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất). Ảnh: internet
Sau sự kiện chính quyền thành phố Hồ Chí Minh dùng sức mạnh buộc Hòa thượng trụ trì Thích Không Tánh và các nhà sư khác phải rời chùa rồi tiến hành phá chùa Liên Trì ở khu Thủ Thiêm hôm 8/9, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở ở Mỹ hôm 11/9 đã ra tuyên bố phản đối.
Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Chủ tịch của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, cho VOA biết tuyên bố nói mạng lưới và những tổ chức, hội đoàn tôn giáo, nhân quyền, cũng như cộng đồng trong và ngoài nước đồng thanh lên tiếng “cực lực lên án hành động đàn áp tôn giáo một cách dã man và trắng trợn của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam” và đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam “phải trả lại tài sản đã cướp đoạt của chùa, và đền bù tất cả những thiệt hại cho Hòa thượng Thích Không Tánh và các phật tử”.
Hôm nay, 20/9/2016, Tòa án nhân dân quận Đống Đa (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 20 tháng tù giam đối với chị Cấn Thị Thêu về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Tin này khiến cho tôi dù đang bận bao nhiêu việc, nhưng không thể làm được gì, nếu không viết về chị. Tôi mắc nợ bài viết này đã từ lâu. Chính xác là từ ngày 26/7/2015, khi tình cờ tôi xem một video bài phát biểu của chị trước đông đảo bà con đón mừng chị hết hạn 15 tháng tù giam, trở về Dương Nội. Trong tay ôm bó hoa, xúc động, gạt nước mắt, chỉ đã có bài “nói vo” gần 6 phút, trước đông đảo nhân dân, khiến tôi vô cùng cảm động, ngạc nhiên, khâm phục. Thú thực tôi chưa thấy một chính khách nào của ta khoảng vài chục năm lại đây có nổi một bài hùng biện được như chị.
Nhiều người cho rằng Việt Nam với mức dân trí không cao và sẽ còn rất lâu mới chạm tay đến dân chủ, cũng như chế độ Cộng sản sẽ còn tồn tại rất lâu tại Việt Nam do dân trí thấp. Nhất là sau vụ Formosa xả độc vào biển, mọi việc vẫn chết lặng, người ta lại thất vọng hơn.
Tôi thì lại nghĩ khác, chưa bao giờ tôi thấy tin tưởng và an tâm như hiện tại. Sự tin tưởng và an tâm của tôi không đến từ những phân tích hàn lâm, cũng không phải những thảo luận giấy bút mà là thực tế tương tác, đi từ đầu đường xó chợ cho đến thị thành, tôi cảm nhận được Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào nền dân chủ đích thực. Và chưa bao giờ ý thức dân chủ tại Việt Nam lại mạnh như hiện tại. Và tôi cũng rất mừng vì cây dân chủ Việt Nam không bị chết non!
Vì sao tôi lại nói Việt Nam sớm chạm tay vào dân chủ? Và vì sao cây dân chủ Việt Nam chưa bị chết non?Đọc tiếp »
Người dân ủng hộ bà Cấn Thị Thêu, cầm biểu ngữ lên tiếng phản đối bên ngoài phiên tòa. Nguồn: internet
Cô Cấn Thị Thêu, người dân oan mất đất thuộc phường Dương Nội quận Hà Đông thành phố Hà Nội vừa bị tòa án “nhân dân” quận Đống Đa kết án 20 tháng tù giam.
Đây là bản án oan thứ hai đối với cô Cấn Thị Thêu. Lần trước, cô bị bắt khi đang cùng bà con Dương Nội ngăn cản không cho chính quyền lấy đất của họ để xây dựng khu đô thị. Lý do bà con Dương Nội ngăn cản không cho lấy đất là vì chính sách bồi thường đất đai gây thiệt hại quá nhiều cho những người nông dân khi bị mất đất.
Khi chúng tôi hỏi bà con vì sao bà con không chịu giao đất để phát triển đô thị thì được họ trả lời: Đọc tiếp »
Những kế hoạch của Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực qua việc xử lý Trịnh Xuân Thanh đã bị đổ bể. Trịnh Xuân Thanh biến mất, dù anh ta ở Việt Nam hay ở đâu đó trên thế giới này thì việc đưa anh ta trở lại kịch bản ban đầu của Trọng là điều không thể.
Mục đích của Trọng bây giờ ngày một rõ ràng hơn, đó là hướng đến ba mục tiêu Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng. Dưới chiêu bài đánh tham nhũng, Trọng từng bước thực hiện kế hoạch xử lý ổ nhóm này. Ít nhiều thì lợi dụng được tâm lý bức xúc của người dân với tham nhũng, qua những tay bồi bút của mình định hướng. Trọng đã khá thành công.Đọc tiếp »