9353. Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang
Posted by adminbasam trên 30/07/2016
TS NGUYỄN ĐỨC THẮNG PHÚC ĐÁP BÀI NGHI VẤN VỀ “CHÂN LÝ KHOA HỌC” CỦA NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở MIỀN TRUNG CỦA KỸ SƯ NGUYỄN MINH QUANG
TS Nguyễn Đức Thắng
29-7-2016
Chào anh Minh Quang và xin chào tất cả,
Tôi là Nguyễn Đức Thắng, rất vui phúc đáp bài phản biện dài và fuzzy của anh Minh Quang về bài viết của tôi, có tiêu đề “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết” hàng loạt trong sự cố môi trường biển lịch sử ở 4 tỉnh miền Trung. Để cho bạn đọc dễ phân biệt đâu là anh Minh Quang viết và đâu là tôi viết, tôi tạm qui ước như sau:
Phần không tô mầu là anh Minh Quang viết, Phần tô hồng là anh Minh Quang trích dẫn những điều tôi viết, Phần tô xanh là tôi viết phúc đáp phản biện của anh Minh Quang.
Bài tôi viết có tham vọng làm sao cho người dân bình thường đọc xong tự họ có thể kết luận đúng/sai nhưng lại muốn phân tích sâu đôi chút về khoa học vì gần 8 Bộ, ngành khoa học của Nhà nước và 12 sở ban ngành ở 4 tỉnh miền Trung (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp) với hàng trăm cán bộ khoa học trực tiếp tham gia điều tra. Ngày 30/6/2016 Văn phòng Chính phủ đã họp báo và công bố.
Do phenol (C6H5-OH), xianua (CN-) là những độc tố làm chết cá.
Còn anh Minh Quang đã kết luận bài viết của mình bằng cho rằng ammonia (NH3+NH4) làm chết cá: “Mọi bằng chứng khoa học của nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung đều hướng về phía… ammonia chứa trong nước thải xả từ nhà máy luyện than coke của Formosa”
Nguyên nhân làm cá chết cấp tính hàng loạt chia làm 2 loại cụ thể sau:
a) Bị tiếp xúc/phơi nhiễm với độc tố, đến đủ nồng độ gây chết LC50.
b) Bị chết do thiếu oxy hòa tan trong nước.
Hai nguyên nhân này khác nhau cơ bản về bản chất hóa học và cơ chế gây chết.
Như vậy cả anh Minh Quang và Chính phủ lựa chọn nguyên nhân a) chỉ có khác nhau ở độc tố cụ thể mà thôi.
PHẦN DẪN NHẬP
Trong một bài viết khoa học khá dài có tựa đề “Cần trả lại chân lý khoa học cho Kết luận về nguyên nhân cá chết,” [1] Tiến sĩ (TS) Nguyễn Đức Thắng đã “vận dụng thông lệ của thế giới” và “kiến thức Hóa học 8 và Toán 6” để tìm ra “chân lý khoa học cho nguyên nhân cá chết” hàng loạt ở miền Trung vào đầu tháng 4 năm 2006 vừa qua.
Thưa anh Minh Quang, tôi cố viết để người đọc bình thường có thể hiểu được với điều kiện là đọc chậm, không đọc lướt. Còn người viết phải có kiến thức sâu về toxicology, water chemistry, environmental accidents, wastewater treatment, water quality, hay environmental health.
Theo TS Thắng, 2.500 m3 nước thải – qua quá trình xúc rửa, tẩy gỉ các đường ống kim loại nhưng không được “xử lý… thành công… do lỗi của các nhà thầu phụ và lỗi ở mất điện 5 ngày” – do công ty Formosa xả ra biển ngày 6/4/2016 đã làm cho cá bị ngạt thở mà chết vì có khoảng 5 tấn Fe2+ trong nước thải “… đã làm cạn kiệt oxy và đã tạo nên một vùng chết rộng lớn dài 150km x rộng 60m x sâu 3m. Những con cá chưa chết ngay, còn ngắc ngoải cùng những hydroxit sắt Fe(OH)3 chưa lắng đọng tiếp tục trôi dạt vào Huế, rồi chết và dừng lại ở đó. 5 tấn kation Fe+2 này cũng đã tạo ra 9,6 tấn hydroxit sắt Fe(OH)3 , một “màng rất rất mỏng” lơ lửng, hấp phụ phenol hay xianua (lắng đọng làm chết san hô rải rác một số nơi). Giải thích nguyên nhân cá chết là do ‘ngạt thở’ thiếu oxy là hoàn toàn phù hợp với thông lệ thế giới.” [1]
Trong tinh thần cầu tiến khoa học, chắc TS Thắng sẽ rất vui lòng để giải thích thêm – như TS đã làm đối với TS Tô Văn Trường [2] – trên phương diện khoa học, một số nghi vấn khoa học mà người đọc có thể có về cái “chân lý khoa học” mà TS đề cập trong bài viết của mình. Bài viết nầy nhằm mục đích thảo luận những nghi vấn đó.
Như vậy anh và TS. Tô Văn Trường (TVT) có cùng chuyên môn với nhau. TS. TVT đã từng nhiều năm làm Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam, các anh một cặp song trùng, đều là VUA thủy lợi. Tôi nghĩ các anh không phải VUA trong lĩnh vực toxicology, water chemistry, environmental accidents, wastewater treatment, water quality, hay environmental health. Theo tôi các anh nên hỏi về lĩnh vực này thay vì là người phản biện. Phản biện một lĩnh vực ngoại đạo của mình nghe nó thế nào ấy. Ngoài ra TS. TVT đã nhận được “chỉ đạo” của anh Trần Huân (chắc là đàn anh, chuyên gia lâu năm của Bộ Công thương) như sau: “Có điều, chính phủ đã công bố nguyên nhân thì phải cố bảo vệ, còn không thì ‘mất mặt’ với dân, với thế giới. Cho nên những ý kiến nói khác là dễ bị loại bỏ”. Anh TVT đã trích dẫn câu ấy gửi cho tôi trong email. TS. TVT đã kích động anh Nguyễn Ngọc Kính (đã từng nhiều năm là Vụ trưởng Vụ KH&CN thuộc Bộ Nông nghiệp, cấp trên của anh TVT), làm cho anh Kính mất ngũ nữa, đã viết email cho anh TVT, yêu cầu phải báo cáo với cơ quan nơi tôi công tác và bắt gỡ bỏ khỏi mạng (anh TVT gửi email cho tôi những điều này). Duy nhất TS. TVT phản biện, bác bỏ mạnh mẽ nhất bài viết cùa tôi như hất cả xô nước lên bức tranh mà tôi vẽ, dưới cái “ô khoa học của anh ấy”, với những lập luận tiểu tiết và fuzzy.
Thậm trí anh ấy còn gọi điện thoại cho bạn bè lâu năm của tôi (nhưng cũng là bạn ít năm của TS. TVT) để ép ra “đòn” đối với tôi. Đúng là anh ấy ra đòn một cách tổng lực. Còn tôi với TS. TVT mới quen biết nhau qua email khoảng 2 tháng nay và có gặp mặt nhau 1 lần, khi anh ấy ra Hà Nội có công việc. Tôi tạm gọi các anh ấy là phe “Phenol và xianua”, phe của núi Thái Sơn vĩ đại. TS. TVT còn gửi cho tôi câu của Steve Marabeli nói “Nếu bạn kết thân với loài gà bạn sẽ quen dần với tiếng cục tác. Nếu bạn kết thân với đại bàng bạn sẽ bay cao“. Tôi đã trả lời là “đại bàng chỉ cần 1 con đã đánh được gà, không cần đến cả đàn đại bàng đâu”.
Đã là Vua thủy lợi, các anh điên tiết lên với lũ, lụt. Như siêu nhân Thánh Gióng, các anh quyết cưỡi lên thiên nhiên, trinh phục và chế ngự thiên nhiên. Nhưng tại sao các anh không đẩy lũ lên Trời? hay đẩy ra biển? các anh đã tham mưu cho Chính phủ bỏ nhiều trăm nghìn tỷ đồng để xua lũ từ vùng này sang vùng khác, làm gia tăng phân hóa giầu nghèo, bất công trong xã hội, mang lại tiện nghi cho vùng đã giàu lại giàu hơn. Cả ngàn năm trước đây, người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã biết sống chung hài hòa với lũ, nhưng quy hoạch thủy lợi của các anh đã xẻ ngang, xẻ dọc nát bét vùng này, tạo điều kiện “đẹp” cho xâm nhập mặn lan tràn mà bà con nông dân hiện đang phải gồng mình gánh chịu?”
MỘT SỐ NGHI VẤN KHOA HỌC
Làm sao xác định được nước thải có Fe2+?
TS Thắng mô tả đặc tính của Fe2+ trong nước thải như sau: “Trong nước thải này có chứa kation Fe+2 với nồng độ đặc biệt cao, từ 1200–2000 mg/L (4) (trung bình 1,6 kg/m3). Việc xử lý 2.500 m3 nước thải này không thành công tương đương với đổ ra biển 1,6 kg/m3 x 2500 m3 = 4000 kg = 4 tấn kation Fe+2.
Ngoài ra, Formosa Hà Tĩnh, ngày có ngày không (không đều) đã sử dụng 3–4 tấn (4) sunfat sắt (FeSO4.4H2O, màu trắng) như là chất xúc tác với H2O2 để nâng cao hơn nữa việc xử lý các chất hữu cơ khó bị sinh hủy, tẩy mầu của nước thuộc hệ thống sinh hóa xử lý nước thải của nhà máy luyện cốc, làm cho nước trong hơn. Trung bình 3,5 tấn FeSO4.4H2O sẽ tạo ra khoảng 1 tấn Fe+2.” [1]
Tài liệu tham khảo (4) mà TS Thắng sử dụng để xác định đặc tính của Fe2+ trong nước thải là “… thông tin [riêng?] sau ngày công bố kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết (30/6)” từ TS Lê Văn Cát, thành viên Đoàn điều tra.
Sự hiện diện của Fe2+ trong nước thải của Formosa do TS Thắng đưa ra không có cơ sở khoa học vững chắc vì (a) đoàn điều tra chỉ bắt đầu hoạt động từ ngày 5/5/2016 [3] và (b) việc xả thải của Formosa đã ngừng từ cuối tháng 4 [4]. Kết quả phân tích mẫu nước thải của Formosa hay kết quả nghiên cứu thành phần nước thải của Formosa – lúc nước thải được xả ra biển – có lẽ là cơ sở khoa học vững chắc nhất cần có để xác định đặc tính của nước thải do Formosa xả ra biển trong tháng 4/2016.
Anh Minh Quang ạ! do anh đọc lướt bài viết của tôi nên mới dẫn đến câu hỏi này. Trong bài viết tôi đã nói rõ là Formosa Hà Tĩnh đã khai báo là họ đã sử dụng 245 tấn hóa chất, chủ yếu là axit clohydric và xút để xúc tẩy rửa đường ống. Các phản ứng hóa học cụ thể và quá trình này không thể trình bày được ở đây. Anh có thể tự tìm đọc trên mạng được không? Về nguyên lý nước thải của quá trình này chủ yếu là Fe2+ với nồng độ đặc biệt cao. Và kết quả phân tích mẫu nước còn lưu tại công ty cho nồng độ đặc biệt cao từ 1200 – 2000mg/L. Công ty khai báo là sự cố do nhà thầu phụ xử lý nước thải của khâu này và mất điện 5 ngày. Họ mới đổ gần 2500m3 nước thải này, chưa hết, ngày hôm sau đã thấy cá chết nổi trắng, trôi dạt vào bờ vùng biển Hà Tĩnh. Họ cũng hoảng sợ, và STOP ngay số m3 nước thải còn lại để lưu giữ trong bể chứa. Thanh tra môi trường của Hà Tĩnh người ta đã vào ngay công ty sau sự cố. Thanh tra của Bộ Tài Nguyên, Môi trường người ta cũng vào cuộc từ rất sớm. Còn ngày 5/5/2016 là ngày Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia về điều tra nguyên nhân cá chết mới chính thức vào cuộc.
Anh yêu cầu lấy mẫu đúng “lúc nước thải được xả ra biển”. Làm sao mà rình được đúng lúc có sự cố xẩy ra mà lấy mẫu anh, mà lại sâu dưới đáy biển, xa bờ khoảng 2km. Nói chung chỉ cần lấy mẫu nước tại đầu ống trên đất liền đem phân tích là đủ. Quản lý xả thải nước hiện cả thế giới đều làm thế anh ạ!. Kết quả phân tích sau đó so sánh, đối chiếu với QCVN, họ vượt ở chỉ tiêu nào thì đó là lỗi. Từ những kết quả này, chạy qua các mô hình tính toán (khá phổ cập rồi) anh có thể biết được nồng độ các độc tố phân bổ như thế nào khi lan tỏa trong biển.
Vùng biển chết với cá ngoắc ngoải và hydroxit sắt lơ lửng?
TS Thắng lập luận rằng “… 5 tấn kation Fe+2 bị xả thải vào biển đã làm cạn kiệt oxy và đã tạo nên một vùng chết rộng lớn dài 150km x rộng 60m x sâu 3m. Những con cá chưa chết ngay, còn ngắc ngoải cùng những hydroxit sắt Fe(OH)3 (màu gạch nâu đỏ) chưa lắng đọng tiếp tục trôi dạt vào Huế, rồi chết và dừng lại ở đó.”
Không có gì sai khi dùng lập luận để giải thích một sự kiện chưa biết, nhưng lập luận chỉ được chấp nhận sau khi được kiểm chứng một cách khoa học bằng dữ kiện quan sát hay dữ kiện đo đạc được. Lập luận của TS Thắng có lẽ dựa trên sự xuất hiện của vệt nước màu đỏ rộng khoảng 10 m và dài khoảng 1,5 km chạy dọc theo bờ biển Quảng Bình vào ngày 4/5 [5], nhưng chính hiện tượng nầy đã bác bỏ lập luận của TS Thắng vì nó không xuất hiện trong vùng biển Vũng Áng, nơi nước thải được xả ra. Ngược lại, theo quan sát của phóng viên báo Thanh Niên, nước thải do Formosa xả ra có dấu hiệu xuất phát từ nhà máy luyện than coke vì “… tại khu vực gần cảng biển Vũng Áng, nước có màu đen như màu nước xỉ than.” [6] Rất mong TS Thắng cho biết những dữ kiện được dùng để biện minh cho lập luận nầy.
Lập luận của tôi chỉ dựa trên cơ sở là đặc trưng nước thải của Formosa Hà Tĩnh. Vệt nước màu đỏ ấy chỉ là hệ quả, là cái đi sau của cái có trước. Vệt nước màu đỏ này chính là hydroxit sắt Fe(OH)3 kết tủa (xin anh đừng đọc lướt bài viết của tôi nhé), mầu gạch nâu, lắng đọng xuống đáy biển gọi là trầm tích. Vũng Áng là đầu nguồn xả chắc chắn là phải có Fe(OH)3 rồi anh ạ!. Chỉ có điều là nó không có cơ may để một cơn sóng nào đó hất nó nổi lên trên để trôi vào bờ. Vì vậy vệt nước đỏ xuất hiện ở đoạn nào, tỉnh nào phụ thuộc vào duyên số và cơ may đó anh ạ!. Anh hay đọc kỹ đoạn tôi mô tả một đại đoàn quân khổng lồ, tham ăn, tiêu diệt oxy vốn đã cạn kiệt trong tầng nước đáy biển để tạo ra Fe(OH)3 một màng mỏng rải rác kéo dài vào đến tận Thừa Thiên – Huế. Ảnh vệt nước đỏ của anh xẫm quá, quá xẫm so với nhiều ảnh khác trên báo mạng.
“Theo phóng viên báo Thanh Niên, nước thải do Formosa xả ra có dấu hiệu xuất phát từ nhà máy luyện than coke”. Tôi thực sự kính nể người phóng viên này vì chỉ nhìn thấy được biển màu đen từ xa mà đoán được nó là nước thải của nhà máy luyện than coke (cũng màu đen). Tôi ước ao được sở hữu tài đoán như vậy. Mầu của nước biển do ta nhìn nhiều khi còn phụ thuộc vào thời tiết, nắng, gió, mây che, xa hay gần, khi xanh thẫm, xanh đen v.v..Còn vệt nước đỏ dài khoảng 1,5km có chứa các thực thể Fe(OH)3 mầu đỏ, gạch nâu. Dòng nước thải của nhà máy luyện than coke không đi thẳng ra biển đâu để tạo nên màu đen đâu. Buồn cười lắm. Anh hãy vào mạng của công ty Formosa Hà Tĩnh xem sơ đồ các nguồn xả thải nước của họ. Khoảng 8 nguồn xả thải, trong đó có nhà máy luyện cốc. Dòng thải này được đưa về khu xử lý sinh hóa, sau xử lý ở đây được dẫn về khu xử lý chung, 7 dòng thải khác cũng gộp vào khu này, sau đó theo một ống dẫn chung duy nhất đổ ra biển.
Cá chết là do “ngạt thở” thiếu oxy?
TS Thắng lập luận rằng “… cá chết là do ‘ngạt thở’ thiếu oxy” vì “… 5 tấn Fe2+ bị xả vào biển đã làm cạn kiệt oxy.” Nói cách khác, Fe2+ đã làm cho nồng độ oxygen hòa tan (dissolved oxygen) trong nước biển tụt giảm “đột ngột” [7] khiến cá không đủ oxygen để sống.
Tuy nhiên, phản ứng của cá có thể cho biết oxygen trong nước có phải là nguyên nhân hay không. “Khi nồng độ oxygen trong nước quá thấp, cá xuất hiện gần mặt nước trong tư thế hoảng loạn hay nhộn nhịp khác thường. Thỉnh thoảng, chúng nổi lên mặt nước để táp (gulp) không khí cần thiết để sống còn.” [8]. Phản ứng của cá dọc duyên hải miền Trung không giống như thế. “Quan sát của ngư dân và kết quả phân tích mẫu cá chết của VHLKHCN [Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam] đã xác nhận cá chết vì ammonia,” [9] vì cá nổi lờ đờ và trôi dạt vào bờ [10-12] và “… các mẫu cá đều có hiện tượng biến đổi cấu trúc mô, nhiều mẫu bị dính mang, một số có biểu hiện cháy đầu đuôi… nhiều mẫu cá chết ngoài tự nhiên có hiện tượng bỏng ở đầu và đuôi, đặc biệt là dính mang, thân và mô bị xung huyết.” [13] (Bảng 1 – Kết quả phân tích mẫu nước thu thập ngày 15/4/2016 [12])
Đọc đoạn này tôi có cảm giác hình như anh buồn ngủ, đưa ra những tiểu tiết nhầm lẫn. “Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xác nhận cá chết vì ammonia” thế mà họ lại trình lên Chính phủ là cá chết vì phenol và xianua??. Những tiểu tiết về mẫu vài con cá chết chả nói lên điều gì. Chỉ làm cho người đọc thêm buồn cười, vì còn hàng vạn, hàng vạn con khác chết không có cùng triệu chứng đó. Chúng chỉ có cùng triệu chứng là chết ngạt, do thiếu oxy mà thôi. Hàng vạn, hàng vạn con chết giống nhau này thì anh vất bỏ, mà lại suy tôn vài con kia coi là “mẫu đại diện”.
Hơn nữa, kết quả phân tích mẫu nước ở khu vực đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô – thu thập trong ngày 15/4/2016, lúc có hiện tượng cá chết ở đây – cho thấy nồng độ oxygen hòa tan trong tất cả các mẫu nước – từ 4,6 đến 7,3 mg/L (xem Bảng 1) – đều cao hơn rất nhiều so với nồng độ oxygen hòa tan có thể làm cho cá chết là 2,0 mg/L hay thấp hơn. TS Thắng nghĩ sao khi cá vẫn chết trong khi không thiếu oxygen?
Đến đây thì tôi chắc chắn anh đã đọc lướt bài của tôi. Tôi luôn viết, bàn về sự cố môi trường biển lịch sử ở 4 tỉnh miền Trung, thỉnh thoảng tôi dùng từ biển, vùng nước mênh mông, rộng lớn, cá chết tầng nước sâu. Tôi không bàn về hiện tượng cá chết của ao, hồ, kênh, rạch, đầm phá v.v.. Thêm vào đó anh đọc lại đoạn tôi viết về stratification sẽ thấy được ở những vùng nước lớn thì nồng độ oxy hòa tan ở tầng đáy như thế nào và ô xy hòa tan ở tầng nước bề mặt ra sao. Anh đặt câu hỏi của một vùng nước lội ngập ngang ngực người để so với một vùng nước sâu khoảng 17 – 25 m phải thợ lặn với những dụng cụ đặt biệt mới chịu nổi nghe nó thế nào ấy.
Đối với khu vực đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô mà anh nêu, là khu vực nước nông, nên oxy bề mặt không thiếu, chả cần phải đo. Tôi biết là lượng cá chết ít lắm, thêm vào đó cá chết vào ngày 15/4, hoàn toàn chẳng liên quan gì đến xả thải của Formosa Hà Tĩnh cả. Vậy nguyên nhân nào làm ít cá đầm Lập An này chết tôi để cho anh tự giải đáp. Theo tôi dễ, không khó đâu
Thông lệ của thế giới?
TS Thắng đã “vận dụng thông lệ của thế giới” để kết luận rằng “giải thích nguyên nhân cá chết là do ‘ngạt thở’ thiếu oxy là hoàn toàn phù hợp với thông lệ thế giới” [1]. Tiếc thay, người đọc không biết “thông lệ của thế giới” nầy ra sao và xuất xứ từ đâu vì TS Thắng không cho biết thêm chi tiết nào. Nếu có thể, xin TS Thắng vui lòng cho biết để người đọc tìm hiểu thêm.
Tôi lại nhắc lại là bài tôi viết chỉ bàn về vùng nước duyên hải, ven biển, mênh mông rộng lớn và “thông lệ thế giới” về vùng nước qui mô như thế này. Đối với vùng nước lớn như vậy, anh lên mạng xem thế giới họ giải thích nguyên nhân cá chết cấp tính, hàng loạt, chỉ sau một đêm như thế nào nhé. Anh sẽ không thể nào tìm thấy các chuyên gia thế giới giải thích cá chết vì ngộ độc (phenol, xianua, ammonia, crom, cadimi, thủy ngân v.v..). Vì tại sao? vì anh có đổ hàng nghìn tấn những thứ này vào vùng nước mênh mông như vậy, thì nồng độ của chúng cũng không thể nào đạt tới LC50 của nó.
TS có thể đúng khi nói rằng “Thế giới chưa đâu giải thích nguyên nhân cá chết hàng loạt sau 1 đêm là do các độc tố như phenol, xianua, thuốc bảo vệ thực vật gây ra.” Nhưng có vài trường hợp cá chết hàng loạt vì ammonia đã xảy ra trên thế giới và được ghi nhận. “Vào năm 2013, 110 tấn cá trong sông Fuhe ở tỉnh Hubei, Trung Hoa chết hàng loạt vì ô nhiễm nước thải có chứa 196 mg/L ammonia từ một nhà máy hóa chất ở Yingcheng, ngoại ô của Wuhan. Vào năm 2015, cá chết hàng loạt trong nhánh tây của sông Nile ở Rosetta. Bộ Y tế phải tiêu hủy khoảng 1.000 tấn cá chết trong một số chợ cá của đồng bằng sông Nile.” [14] Đây có phải là ngoại lệ của thế giới hay không?
Hai thực tế này anh nêu ra chẳng có gì mâu thuẫn với những suy nghĩ và lý giải của tôi cả. Đơn giản lắm anh ạ! vì đây là một vùng nước nhỏ, anh đổ vài trăm tấn ammonia vào sông Fuhe ở tỉnh Hubei (nước thải có chứa 196mg/L) thì nồng độ của chúng cao hơn LC50 thì cá chết hàng loạt là đúng, là logic, không có gì mâu thuẫn với những gì mà tôi biết và trình bầy.
KẾT LUẬN
Trong nỗ lực giải thích nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung, TS Nguyễn Đức Thắng đã vận dụng thông lệ của thế giới và kiến thức Hóa học 8 và Toán 6 để kết luận rằng “chân lý khoa học của nguyên nhân cá chết” là do “ngạt thở” thiếu oxy vì nước thải từ công ty Formosa có chứa 5 tấn Fe2+. Lập luận khoa học của TS Thắng đáng khích lệ trong một hoàn cảnh thiếu thốn dữ kiện và kết quả nghiên cứu khoa học để làm nền tảng cho việc giải thích thích đáng nguyên nhân cá chết, vì đó là tiến trình của khoa học.
Nhưng lập luận của TS Thắng, tương tự như lập luận của Chính phủ Việt Nam mà ông bác bỏ, không có đủ dữ kiện (hay bằng chứng) khoa học để biện minh. Hơn thế nữa, nó không phù hợp với những sự kiện quan sát được hay dữ kiện thu thập được – dù hiếm hoi nhưng khá tin cậy – trong thời gian xảy ra vụ cá chết hàng loạt. Vì thế, trong tinh thần khoa học, lập luận khoa học của TS Thắng không thể gọi là “chân lý khoa học” chừng nào lập luận đó còn nhiều nghi vấn chưa được biện minh và kiểm chứng bằng những bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Cho tới giờ phút nầy, mọi bằng chứng khoa học của nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung đều hướng về phía… ammonia chứa trong nước thải xả từ nhà máy luyện than coke của Formosa [9].
Vâng anh Minh Quang ạ! Tôi đã viết hơn 10 trang để phân tích gọi là cho có khoa học, trong khi anh mới chỉ có ít dòng, với nồng độ ammonia có thể uống được thể mà đã kết luận ammonia là nguyên nhân cá chết tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung, tôi xin bái phục và kính nể.
Tuy nhiên, tất cả những phân tích về khoa học nguyên nhân cá chết mà tôi viết cũng sẽ là “thừa, và xa xỉ”, chúng ta có thể tạm thời gác bỏ sang bên. Chỉ với 2 thực tế sau đây, tự mỗi người dân bình thường thôi có thể tự trả lời được cá chết vì đâu:
Thực tế 1) Tại sao lại đổ cho phenol, xianua hay độc tố khác là nguyên nhân làm chết cá trong khi công ty Formosa Hà Tĩnh đã từ tháng 12/2015 hàng ngày đổ 1000m3 nước thải có chứa gần tấn phenol và xianua là những chất cực độc vào biển, liên tục 4 tháng liền mà cá vẫn tung tăng nhảy múa, hát ca?? Thế giới chưa có ở đâu giải thích nguyên nhân các chết (qui mô như 4 tỉnh duyên hải miền Trung) bằng các độc tố. Vì phenol, xianua và những độc tố mạnh khác nữa chưa đủ “đô” ở ngoài biển cả mênh mông đến nồng độ khoảng 25mg/L (LC50) có thể làm chết cá cấp tính hàng loạt.
Thực tế 2) Cá đã chết lăn đùng, ngã ngửa sau một đêm, sáng ngày 6/4/2016 thấy nổi trắng dạt vào bờ biển, trùng khớp đúng với trước đó một ngày Formosa Hà Tĩnh do sự cố (nhà thầu và mất điện 5 ngày) đã đổ vào biển 2500m3 nước thải có chứa 5 tấn kation Fe2+ làm cạn kiệt oxy vốn đã nghèo nàn của cả một dải nước dài khoảng 150km tầng đáy. Đối với qui mô cá chết cấp tính, hàng loạt ở những vùng ven biển lớn như 4 tỉnh duyên hải miền Trung, hiện duy nhất “thông lệ thế giới” giải thích bằng có yếu tố nào đó làm cạn kiện oxy vốn đã nghèo nàn ở tầng đáy.
Vậy bây giờ anh Minh Quang chọn nguyên nhân nào? a) hay b) (thực tế 1 và 2). Nếu anh từ bỏ nguyên nhân cũ và chuyển sang chọn nguyên nhân b) tức là ủng hộ tôi?. Vậy mong anh có thể thay đổi lại tiêu đề bài viết của anh phản biện bài viết của tôi được không? Vì tiêu đề NGHI VẤN VỀ “CHÂN LÝ KHOA HỌC” tôi thấy nó “nặng” quá. Ví dụ 1000 người đọc bài của anh, có thể 950 người (khi chưa được đọc phần giải thích phúc đáp của tôi), họ sẽ hoan hô TS. Nguyễn Minh Quang! hoan hô TS. Minh Quang! Tung anh lên đỉnh cao và coi bài viết của tôi là “khoa học rởm”. Tôi trân trọng anh vì anh đã kết thúc bài phản biện của anh bằng 3 câu sau:
Khoa học không có tình thương và cũng không có hận thù.
Khoa học không có bôi bác và cũng không có vị nễ.
Khoa học là thẳng thắn, trung thực, và chính xác.
6 bình luận trước “9353. Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang”
Sorry, the comment form is closed at this time.
Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 7 năm 2016 | doithoaionline said
[…] 9353. Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang […]
THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG: NHÓM TRÍ THỨC “ĐẠI BÀNG” ĐANG BẰNG MỌI CÁCH BỊT MIỆNG NH ỮNG TIẾNG NÓI PHẢN BIỆN? | CHÂU XUÂN NGUYỄN said
[…] nhiên, ngày 29 tháng 7 trong bài viết “Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang” đăng trên trang Ba Sàm [4], trả lời những phản biện của kỹ sư Nguyễn Minh […]
Thảm hoạ Formosa Vũng Áng: Nhóm trí thức “Đại Bàng” đang bằng mọi cách bịt miệng những tiếng nói phản biện? | Nhận thức là một quá trình... said
[…] nhiên, ngày 29 tháng 7 trong bài viết “Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang” đăng trên trang Ba Sàm [4], trả lời những phản biện của kỹ sư Nguyễn Minh […]
Ôm Bom mà Sống? | Nhận thức là một quá trình... said
[…] Tham khảo: Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang […]
Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang – Vượt Tường Lửa said
[…] https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/30/9353-tranh-luan-giua-ts-nguyen-duc-thang-va-ky-su-nguyen-m… Posted by adminbasam on 30/07/2016 […]
Tranh luận giữa TS Nguyễn Đức Thắng và kỹ sư Nguyễn Minh Quang | CHÂU XUÂN NGUYỄN said
[…] https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/30/9353-tranh-luan-giua-ts-nguyen-duc-thang-va-ky-su-nguyen-m… Posted by adminbasam on 30/07/2016 […]