Trong 90 triệu dân chúng vẫn chăm chỉ nộp thuế cho chính phủ chắc hẳn sẽ không thiếu người có tài và cả đủ phẩm chất để làm đại biểu quốc hội đại diện cho dân, nhưng thật trớ trêu là người dân lại không được lựa chọn các nghị sỹ đại diện cho mình một cách trực tiếp, như các nước văn minh trên thế giới diễn ra một cách công khai và đầy khoa học. Nên hành vi chính trị đơn phương trong bầu cử với cơ chế “đảng cử dân bầu” theo thông lệ đã diễn ra gần một thế kỷ qua cứ lặp đi lặp lại và thắng lợi liên tục là điều đương nhiên và không có gì lấy làm khó hiểu.
Đảng đã có thể tự mình lựa chọn 496 ứng cử viên để bầu cử, thì đảng cũng có thể loại ra bất cứ ai mà đảng thấy không còn tín nhiệm nữa, nên đảng hoàn toàn có thể loại ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi quốc hội dù vừa kiểm đếm xong mà phiếu bầu còn chưa ráo mực, rồi tiếp đến là bà Nguyệt Hường mà trót có thêm một quốc tịch nước ngoài nhưng giấu diếm không khai trong lý lịch – Malta, đất nước nhỏ bé nhưng là thiên đường trốn thuế của các đại gia trên thế giới, và chính thủ tướng nước này cũng đã phải từ chức sau vụ bê bối và rò rỉ hồ sơ panama trước sức ép quá lớn từ những người dân xuống đường biểu tình yêu cầu ông này phải rời bỏ vị trí điều hành đất nước.Đọc tiếp »
“Câu hỏi là Đảng Cộng Sản Việt Nam có đủ can đảm vượt qua quan hệ anh em “4 Tốt và 16 Chữ Vàng” để kiện Trung Quốc hay không? Hơn nữa, hành vi xả thải tiêu diệt môi trường biển và hệ sinh thái của Formosa có thể dẫn đến hậu quả là hàng chục ngàn ngư dân miền Trung phải bỏ nghề đánh cá. Có lẽ Đảng sẽ rất vui nếu ngư dân bỏ nghề vì không phải bị đặt vào thế khó xử khi phải khởi kiện người anh cùng ý thức hệ từ phương Bắc”.
_____
LS Nguyễn Văn Thân
22-7-2016
Philippines thắng đậm TQ. Ảnh: internet
Ngày 12 tháng 7 vừa qua, Tòa Trọng Tài được thành lập dưới Phụ Lục VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã ban hành phán quyết sau hơn 3 năm Phi Luật Tân khởi kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền “Đường 9 Đoạn”. Đúng như nhiều người dự đoán, Tòa đã xử cho Phi Luật Tân thắng kiện. Trong 15 điểm đệ trình thì Phi Luật Tân chỉ thua có một điểm là khi Phi Luật Tân yêu cầu Tòa tuyên phán những hành vi can thiệp, ngăn cản việc luân chuyển tiệp tế hoặc đe dọa lực lượng đồn trú của họ tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) bởi Trung Quốc là phi pháp. Nhưng Tòa cho rằng sự việc này có tính quân sự nên Tòa không có thẩm quyền xét xử. Nói theo ngôn ngữ của giới mê bóng đá thì Phi Luật Tân đã thắng Trung Quốc với tỷ số đè bẹp 14 – 1.
Về hình thức, văn bản phán quyết dài 479 trang và có tổng cộng 10 chương. Đây là một phán quyết toàn diện và đồng thuận. Tức là cả 5 vị thẩm phán nhất trí đồng ký tên vào văn bản phán quyết và do đó nó có tính thuyết phục rất cao.Đọc tiếp »
TS Nguyễn Đức Thắng: Trước tiên tôi phải rất cám ơn TS. Tô Văn Trường viết bài phản biện đối với bài viết của tôi. Tôi thực sự đã làm anh vất vả. Áy này và cảm tạ vô cùng. Sau đây, những phần tô hồng là do tôi viết để đỡ “đòn”. Tuy nhiên khả năng đỡ đòn có hạn và cũng vì đây là Fair Forum nên tôi nhờ PGS. TS Trần Hồng Côn đỡ đòn hộ những gì mà TS. TVT chưa được thỏa mãn. Tại sao tôi lại nhờ anh Côn vì tôi còn nhớ một buổi chiều hè chủ nhật, dịp khoảng tháng 7/1970, thế mà đã 46 năm rồi, anh Côn, tôi và các anh Thích, Thân, Cường, Dũng, Ngọc, Phố v.v. khoảng gần chục anh xuống sân đá bóng gôn tôm (gôn mini) tại kí túc xá Albertov thuộc khoa Khoa học tự nhiên, trường Karlova Universita Praha (Cộng hòa Séc hiện nay). Sinh viên Việt Nam mình ở các trường khác đến chơi với bọn tôi đều gọi là “chuồng chim Albertov”. Anh Côn đội bên kia, tôi đội bên này. Anh Côn là tiền đạo, tôi là hậu vệ. Anh Côn thi đấu rất quyết liệt, giầy mới xịn, có đinh thép ở đế sáng choang. Tôi hôm đó, giầy đá bóng giặt chưa khô, nhưng vì các anh cứ kéo, do thiếu người, nên đi chân đất, làm hậu vệ. Anh Côn dẫn bóng lao như điên vào gôn bên tôi, tôi nhìn bóng và xông lên chặn. Thế nào mà quả bóng không bị anh Côn đá, tự nhiên đầu ngón chân phải của tôi kêu rắc một cái. Ôi đau quá! Tôi tin là anh Côn không chủ ý, nhỡ, bỏ qua. Ngón cạnh ngón cái bị vẹo hẳn sang một bên, tập tễnh mấy ngày thấy hết đau. Nhưng để lại dị tật cho đến tận ngày nay. Nay “bắt đền” anh Côn bằng nhờ trả lời anh TVT những câu hỏi rất hóc của anh Trường!
TS Tô Văn Trường: Bài viết “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết” của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng đã được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng xã hội trong và ngoài nước trong mấy ngày qua, gây xôn xao công luận vì cho rằng kết luận của Chính phủ đã công bố ngày 30/6/2016 dựa trên cảm tính, suy diễn chủ quan. Đọc tiếp »
Ngày 22/7, tại cuộc họp báo quý II/2016 của Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết từ năm 2014 và năm 2015, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và kết luận thanh tra về công tác chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có dự án Formosa.
Kết luận thanh tra thời điểm đó đã chỉ rõ việc Hà Tĩnh phê duyệt cho Formosa thuê đất thời hạn 70 năm là không đúng quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất trong 50 năm, nhưng tỉnh Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm.Đọc tiếp »
Sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề Biển Đông, Lưu Vân Sơn – một bộ hạ thuộc hệ thống Giang phái nắm trong tay hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại được một phen lên sân tái diễn. (Getty Image)
Cuộc phân tranh giữa biển Đông và những nỗ lực thổi bùng dư luận của Lưu Vân Sơn
Sau khi vấn đề biển Đông được Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, bộ đôi Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường trong thời gian đầu cũng tỏ vẻ không đồng ý, nhưng vẫn luôn cật lực cố gắng hiệp thương và giải quyết hòa bình. Ngược lại, hệ thống truyền thông chính phủ của ĐCSTQ luôn cao giọng “khai hỏa”, thổi bùng lòng sục sôi của dân chúng, đồng thời nêu cao giọng điệu “chiến tranh” để uy hiếp. Lưu Vân Sơn – Ủy viên Thường trực Bộ chính trị thuộc hệ thống Giang phái từ trước tới nay vốn khống chế hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ lại có một cơ hội mới để lên sân tái diễn.
Thời gian đầu, hai họ Tập – Lý không chấp nhận, nói rằng phải giải quyết hòa bình
Theo phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọng tài quốc tế La Hague, phủ định hoàn toàn khẳng định chủ quyền của Trung Quốc nằm trong đoạn lưỡi bò 9 khúc, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường đã có lời phát ngôn khá hiếm thấy trong ngày, nhấn mạnh rằng không chấp nhận phán quyết này của Tòa Trọng tài, mà sẽ căn cứ vào Luật pháp Quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề.Đọc tiếp »
Các tàu nạo vét của Trung Quốc làm việc trên công trường của các đảo nhân tạo trên và xung quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông ngày 2 tháng 5. Hải quân Hoa Kỳ gần đây gửi một tàu chiến để tuần tra gần các đảo nhân tạo của Chế độ Trung Cộng. (US Navy)
Cơ sở của vấn đề pháp lý của Chế độ Trung Cộng và chiến lược để khai thác Biển Đông là dựa trên một chủ quyền lịch sử mang tính giả tưởng – và vào ngày 12 tháng 7, một Tòa trọng tài ở La Hay đã tuyên bố rằng cơ sở này là sai.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng đáp trả. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ coi quyết định của Tòa trọng tài là “vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc” và tuyên bố rằng họ “không chấp nhận hay công nhận nó”.
Bất chấp những sự ồn ào phát đi từ Bắc Kinh, ĐCSTQ đã mất đi kênh chính của nó để tuyên truyền và cơ hội tốt nhất để thiết lập một nền tảng lý luận cho vị thế của mình ở Biển Đông.
Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu về Asian tại tổ chức Heritage Foundation [Một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Mỹ] thì “quan trọng là cần nhìn nhận rằng vấn đề này chưa kết thúc đâu”.Đọc tiếp »
Ngày 30 tháng 5, Giang Trạch Dân lại một lần nữa phụng mật lệnh vào kinh.
Không lâu sau khi Giang đến nơi, thư ký của Trần Vân đi vào thông báo: “Đồng chí Trần Vân đang đợi anh.” Trần Vân cùng Giang Trạch Dân nói chuyện hết sức cởi mở, Trần Vân trực tiếp nói thẳng: “Đồng chí Tiểu Bình để ta báo cho anh biết rằng anh sẽ lên làm trên Trung ương, thay thế đồng chí Triệu Tử Dương.” Giang Trạch Dân không thốt nên lời. Giang hiểu thời khắc mấu chốt này nếu nói sai một câu cũng sẽ tước đi tất cả những gì mình gây dựng được. Trước khi tới Bắc Kinh, Giang đã hay tin các vị Đại lão đến nhà Đặng Tiểu Bình gặp mặt hai lần. Giang cũng nghe ngóng được Trần Vân là người đầu tiên đề xuất Giang lên thay Triệu Tử Dương. Trần Vân nghe Lý Tiên Niệm nói, Giang Trạch Dân ở Thượng Hải có Đảng tính tương đối mạnh, đối với lệnh giới nghiêm lần này thái độ cũng rất kiên quyết. Nhưng Giang Trạch Dân không biết thái độ của bản thân Trần Vân đối với mình là như thế nào, cho nên Giang chỉ có nghe mà không dám nói.Đọc tiếp »
Ngay sau đó Báo Đại Kỷ Nguyên Việt Nam (ETVN – www.daikynguyenvn.com) đã thực hiện một bản tin tổng hợp với tiêu đề “Giang Trạch Dân đã bị bắt tại nhà riêng” đánh lạc hướng độc giả, gây tranh cãi và chỉ trích nghiêm trọng.
Do đề nghị của Việt Đại Kỷ Nguyên (VET – www.vietdaikynguyen.com), ETVN đã sửa lại tiêu đề nhưng sau một thời gian lâu do dự gây nhiều chỉ trích đáng tiếc ảnh hưởng đến uy tín của Epoch Times. Tuy vậy, điều đáng tiếc hơn cả là ETVN đã từ chối xin lỗi độc giả vì đăng tin sai sự thật, chứng tỏ sự thiếu tôn trọng độc giả, dù chúng tôi đã cảnh báo ETVN về hậu quả của sự phê bình, chỉ trích từ độc giả.
Nhằm mục đích bảo vệ uy tín của trang mạng Epoch Times là nguồn tin chính xác rất đáng tin cậy của phiên bản tiếng Anh EET, chúng tôi xin có vài chia sẻ sau đây với cộng đồng độc giả và báo giới về trường hợpbáo chí quốc nội đưa tin Giang Trạch Dân đã bị bắt, đồng thời dẫn nguồn tin từ Epoch Times.Đọc tiếp »
Khoảng 11h trưa nay 22.7, trong khi đang tác nghiệp tại khu vực gần nhà máy xử lý chất thải Phú Hà, xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, phóng viên báo Lao Động và kênh truyền hình VTC14 đã bị một nhóm bảo vệ quây đánh, cướp điện thoại và máy quay.Đọc tiếp »
Chị Loan và 4 đứa con nhỏ trước sân tòa án. Ảnh: FB Võ An Đôn.
Hôm qua 21/7/2016, Tòa án tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa xét xử phúc thẩm 02 vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Tòa chỉ xử một vụ, còn một vụ hoãn vì vắng mặt bị cáo.
Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên Bản án sơ thẩm, phạt 4 người tổng cộng 10 năm tù giam. Trong đó, vợ chồng anh Hồ Trung Lợi, chị Trần Thị Thanh Loan có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ nghèo và đang nuôi 04 đứa con nhỏ nhưng bị xử phạt tổng cộng 05 năm tù giam (chị Loan 36 tháng tù giam, anh Lợi 24 tháng tù giam).
Mặc dù cả hai luật sư cố gắn hết sức bào chữa cho chị Loan được hưởng án treo và Đại diện viện kiểm sát (Công tố viên) cũng đề nghị Hội đồng xét xử cho chị Loan được hưởng hưởng án treo, nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận mà vẫn quyết định xử phạt chị Loan 36 tháng tù giam.
Chỉ vài hôm nữa thì chị Loan đi tù, bỏ lại 04 đứa con nhỏ không có người nuôi dưỡng, phải gửi vào trại trẻ mồ côi. Hội đồng xét xử thật là nhẫn tâm và độc ác đã ra một bản án bắt cả hai vợ chồng đi tù, bỏ lại 04 đứa con nhỏ không người nuôi dưỡng, đã làm luật sư và những người tham dự phiên tòa hết sức đau lòng.Đọc tiếp »
Vai trò của ngành thép trong chuỗi sản xuất công nghiệp là vấn đề cốt lõi của dự án nhà máy thép của hãng Formosa tại Vân Lâm, Đài Loan (FSP). Bởi ngành thép được coi là nền tảng cho một nền sản xuất công nghiệp mạnh. Dù thép là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp hóa thì vẫn có tranh luận về chuyện ngành thép có phải là lĩnh vực chiến lược của Đài Loan hay không. Bên cạnh đặc điểm nặng vốn và tốn nhiều năng lượng thì tính chất cồng kềnh của ngành thép làm cho nó thiên về phục vụ thị trường nội địa hơn là xuất khẩu.
Ngoài ra, ngành thép ít liên quan tới những phát kiến kỹ thuật hay công nghệ. Hãng Formosa đã đề nghị Bộ Kinh Tế Đài Loan coi dự án FSP là “ngành chiến lược mới” để đòi ưu đãi thuế. Nhưng yêu cầu này bị Bộ Kinh Tế từ chối năm 2005. Nhưng sau đó Bộ này lại cho dự án FSP của Formosa ưu đãi thuế với lý do nó nằm tại vùng nông thôn nghèo.Đọc tiếp »
Vợ chồng ông Trần Anh Tuấn và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
“Trong kinh doanh, cũng như ở nghị trường, bạn không thể cứ chờ cơ hội đến, mà phải tự tìm kiếm hoặc tạo ra nó”, đây là câu nói của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được một số tờ báo PR lên 9 tầng mây. Vâng bà Hường là người thông minh và nói rất hay, thậm chí hành động của bà còn “tuyệt vời” hơn thế! Bà không chỉ tạo ra cơ hội mà còn tận dụng nó đến mức tàn nhẫn!
Nhằm mở rộng mối quan hệ làm ăn, bà Hường đã tìm cách mua ghế đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, rồi Đại biểu Quốc hội. Theo một số người dân phản ánh, bà Nghị này lần nào về quận Tây Hồ tiếp xúc cử tri cũng được cờ rong trống mở. “Cử tri” thì được chọn trước, khi về ai cũng hoan hỉ vì túi đã có phong bì dày. Có ông cử tri cựu binh tuổi U70 thuộc dạng “hạnh kiểm tốt”, lần nào về cũng khen chị Hường nức nở, gọi chị xưng em rối rít.Đọc tiếp »
Hai thanh niên đã bị tuyên án tù vì hành vi cướp bánh mì, đậu phộng tổng giá trị 45.000 đồng. Ảnh: báo DV
Diễn biến ở nhiều vụ tố tụng, găm vào dư luận một cảm giác rằng các cơ quan tư pháp rất nhiệt tình truy bức dân và nhiệt tình gỡ tội cho cán bộ.
Trong vòng vài ngày, hai thanh niên lãnh án tù giam vì cướp bánh mì, cùng lúc lãnh đạo Vinaconex được miễn tố và 45 vị cán bộ ngân hàng gây thất thoát 9.000 tỷ đồng “ung dung” ra tòa. Giữa những ý kiến trái chiều, dư luận nghiêng hơn về nỗi hoang mang về một cái “lệ” cao hơn luật: Luật cho quan khác luật cho dân.
Câu chuyện hai thanh niên 18 tuổi tên Tuấn và Tân cướp giật ổ bánh mì cùng vài thứ lặt vặt, tổng giá trị 45 nghìn đồng, bị TAND quận Thủ Đức, TP.HCM tuyên án lần lượt 10 tháng và 8 tháng 20 ngày tù, xin không nhắc lại. Cùng thời điểm, sai phạm tại Vinaconex không bị khởi tố, cũng không cần phải nhắc lại. Điều đáng nói nhất là sự tương phản cực lớn khiến dư luận phản ứng gay gắt. Thậm chí, phần đông ý kiến đều cho rằng có sự thiên lệch quá lớn về mặt tố tụng giữa các vụ việc, mà xuất phát điểm lại do địa vị xã hội.Đọc tiếp »
“Một câu hỏi chúng ta cần nêu lên là nền văn minh Đông Nam Á đã chìm ấy, có xứng đáng được tưởng nhớ bằng một cái tên hoặc căn cước của vùng biển đang nằm phủ trên nó không?”
Tác giả Jaime Yambao, cựu Đại sứ của Phi Luật Tân ở Pakistan. Ảnh: PCFR
Tác giả Jaime Yambao là cựu Đại sứ của Phi Luật Tân ở Pakistan. Ông còn là cựu Phụ tá Ngoại giao đặc trách Âu Châu Sự vụ.
Một trong những hành động sớm hơn dự định của chính quyền Tổng Thống Aquino là công bố ý định đổi tên Biển Nam Trung Hoa thành “Biển Tây Phi Luật Tân”, theo quyết định cuả Hạ Viện. Tuy nhiên theo như Nghị Định số 29 ban hành một năm sau, tên “Biển Tây Phi Luật Tân” chỉ được đặt cho phần biển thuộc về phần giám sát cuả Phi. Theo bản chuyên khảo “Biển Nam Trung Hoa và các Lợi ích Cốt lõi của Phi Luật Tân” của người bạn thân, Đại Sứ Dodong A. Encomenienda, sự thận trọng của chính quyền là không muốn gây nên sự ngộ nhận rằng, Phi Luật Tân muốn đòi hỏi chủ quyền trên toàn vùng biển và gây thêm căng thẳng trong khu vực.
Đại Sứ Encomienda còn nhấn mạnh thêm rằng việc đặt tên lại cho toàn vùng biển, hoặc một phần nào đó không thể là một hành động đơn phương, nếu muốn một tên mới được ghi trong bản đồ và hải đồ thế giới. Việc làm này phải được sự thỏa thuận của Tổ chức Thủy Văn Quốc Tế và Tổ chức Hải Dương Quốc Tế. Ngoài ra còn cần phải được Quốc tế chấp thuận và công bố. Lực lượng Bảo An Liên Hiệp Quốc và các đội cấp cứu hải dương của các nước cần có một kiến thức thống nhất đối với vùng họ đang trách nhiệm. Ngoài ra một Ủy Ban, mang tên Hội Nghị Tiêu Chuẩn Hoá các Địa Danh của Liên Hiệp Quốc phải nhóm họp để đưa ra sự đồng nhất trong việc sử dụng địa danh.Đọc tiếp »
Ảnh: FB Le Luan chụp lúc gần trưa nên là thời điểm “vắng nhất” và đúng lúc người dân “nấu bữa trưa” ở trụ sở tiếp dân TW.
Đã có lần tôi từng nói, công lý, thực sự như một bóng ma. Đến giờ, càng thấy nó đúng đắn hơn khi chứng kiến những mảnh đời, phận người ăn chực nằm chờ hàng tháng, hàng năm trời, bỏ nhà cửa, quê hương, người thân để lên số 01 Ngô Thì Nhậm, cơ quan tiếp dân trung ương, để kêu oan, để gửi đơn, và cả để gào thét giữa chốn công quyền này để tiếng kêu ấy không trở thành khói lời vô nghĩa trước những vành tai và màng nhĩ không còn để nghe nữa.
Ảnh đầu tiên là bà Phúc ở Trà Vinh, người đã được đối thoại với ông Tổng thanh tra chính phủ và được giải quyết với các nội dung: thu hồi đất không có quyết định đền bù; bồi thường theo giá rẻ mạt mà không đúng giá thị trường; không có phương án bồi thường chi tiết và không lấy ý kiến các hộ dân. Trong văn bản giải quyết trực tiếp, ông Tổng thanh tra (Huỳnh Phong Tranh) đã yêu cầu xem xét trường hợp này và có báo cáo với Thủ tướng chính phủ để xử lý việc của bà. Nhưng đến nay vẫn là văn bản trên giấy và những ngày kêu oan cực nhọc trong vô vọng.Đọc tiếp »
Logo facebook bên ngoài một buổi họp báo Facebook Innovation Hub tại Berlin hôm 24/2/2016.
Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, tất cả các tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam trên mạng internet đều cần phải có giấy phép triển lãm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo nghị định 72/2016 về hoạt động nhiếp ảnh do thủ tướng chính phủ ký ban hành. Liệu quy định này có đi quá đà với quyền tự do của người dân hay không, Chân Như trò chuyện cùng các bạn trẻ Việt Nam về vấn đề này.
Muốn kiểm soát mọi thứ
Chân Như:Chắc chắn các bạn ai cũng đã xem qua bản tin với hàng tít “phổ biến ảnh trên facebook cũng phải xin phép” của tất cả các báo chính thống trong nước vào ngày vừa qua, khi thủ tướng chính phủ ký ban hành nghị định về hoạt động nhiếp ảnh. Và ông Vi Kiến Thành, cục trưởng cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, đơn vị tham gia soạn dự thảo giải thích cho rằng “Về nguyên tắc là kể cả khi đăng ảnh trên Facebook mà có hình thức phổ biến, giới thiệu, quảng bá cho nhiều người thì vẫn phải xin phép”. Trước hết, các bạn đánh giá thế nào về nghị định này và việc xin phép như vậy có xâm hại quyền công dân không?Đọc tiếp »
“Biết người Trung Quốc xúc phạm bà mẹ quê lên thành phố Đà Nẵng bán chuối qua ngày đoạn tháng, biết rằng họ xúc phạm người Việt đó, và bẩn thỉu đó nhưng chẳng thể làm gì được hơn ngoài sự can thiệp vừa phải, gần như năn kỉ kẻ xấu tha cho người mẹ quê kia. Bởi vì nếu chúng đụng vào người Việt thì không sao, cùng lắm thì bị trả về nước, nhưng người Việt đụng vào chúng thì hậu quả khôn lường bởi đã húc đầu vào bức tường “bốn tốt mười sáu vàng” của đảng Cộng sản Việt Nam”.
Dù nói theo cách nào, miền Trung cũng là miền đất thân phận nhất trên cả nước. Cái eo tựa như chiếc đòn gánh oằn mình chịu đựng cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn, rồi cuộc phân chia Nam – Bắc để một bên Nam vĩ tuyến 17 cho dù có cố gắng cách gì cũng không thể trở thành miền Nam được bởi nề nếp xôi đậu, bởi những ông nằm vùng… Và để rồi thời gian ngắn ngủi ấy trôi qua, miền Trung xóa đi ranh giới Nam – Bắc, dấu vết của tự do cũng phai mờ, thay vào đó là một miền Trung mưa chang, nắng cháy và khốc liệt trên mọi nghĩa.