“Kẻ giết người có khuôn mặt của bác nông dân hiền lành khi chia vườn ra hai mảnh, rau nhà, rau bán. Kẻ giết người có khuôn mặt khổ hạnh quắc thước dân chài đem bán những con cá bị nhiễm độc làm nước mắm. Kẻ giết người có khuôn mặt trí thức công quyền sang trọng khi bên các bàn tiệc tưng bừng chén chú chén anh kí những hợp đồng, dự án béo bở với những kẻ thải chất độc ra sông, suối, đất đai, thả chất độc lên trời và xuống Biển Đông”.
Hãy cảnh giác trước thủ lĩnh đánh trống trận thúc giục nhân dân lao vào một cơn sốt yêu nước, bởi chủ nghĩa yêu nước thực sự là một thanh kiếm hai lưỡi. Nó [chủ nghĩa yêu nước] khiến máu chúng ta sôi lên, nhưng cũng đồng thời khiến tầm nhìn chúng ta thu hẹp lại… Và khi tiếng trống trận kia đạt đến đỉnh cao, khi mà máu đã sôi với thù hận, còn tâm trí đóng lại, thì vị thủ lĩnh sẽ chẳng cần tước đoạt quyền công dân nữa. Thay vào đó, chính nhân dân, đang đầy sợ hãi và mù quáng vì yêu nước, sẽ dâng hiến toàn bộ quyền của mình cho thủ lĩnh, một cách vinh dự. Tại sao ta biết như thế? Bởi ta đã từng làm như thế.
Lời của Caesar. Hàng triệu dân La Mã gục chết dưới lưỡi kiếm của ngài.
Các sách sử không phải ghi chép sử nhà Tần thì đem đốt cả đi. Trong thiên hạ ai cất giữ Kinh Thi, Kinh Thư , những sách của trăm nhà đều phải đem đốt hết. Nếu có những người dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chặt đầu bêu ngoài chợ, lấy xưa chê nay giết cả họ.Đọc tiếp »
Trần Anh Kiệt: “Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đang làm gì? Ổng không thấy Trung Quốc đang tràn ngập Đà Nẵng? Đất nước này rồi sẽ về đâu? Tại sao chúng ta lại sợ Trung Quốc ngay trên đất nước chúng ta?“
Người Trung Quốc (áo xanh, dép lê…) thuyết minh trái phép ở chùa Long Sơn (TP Nha Trang) lúc 11h10 ngày 5/7 – Ảnh: Viết Hảo
Ngoài tình trạng hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động thuyết minh trái phép, TP Nha Trang còn phát hiện người Trung Quốc “giăng băng rôn” đủ các màu sắc ở một số điểm đến.
Tại cuộc họp sơ kết du lịch 6 tháng đầu năm 2016, sáng 6/7, ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã bày tỏ sự gay gắt với lãnh đạo các ngành du lịch, văn hóa, lao động… liên quan đến các bất cập khi khách Trung Quốc đến Nha Trang – Khánh Hòa. Ông Hải đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, tình hình du lịch Nha Trang – Khánh Hòa “phức tạp”, số vụ vi phạm của người nước ngoài nhiều, số tiền xử phạt cũng nhiều hơn trước đây.Đọc tiếp »
Tin cho hay một cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam ở giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình với khoảng 3.000 tham dự đã bị giải tán, trấn áp. Ảnh: Facebook Thuan Van Bui.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến mấy, thì nhà cầm quyền ở Việt Nam đều không nên ‘nặng tay’ với người dân biểu tình ôn hòa do bất bình với vụ thảm họa môi trường do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra mới đây ở bốn tỉnh duyên hải miền Trung, theo một nhà nghiên cứu xã hội dân sự từ Hà Nội.
Bình luận với BBC trước tin đã xảy ra liên tục hàng loạt các cuộc biểu tình lớn nhỏ của người dân ở các địa phương bị ảnh hưởng trong vụ cá chết bất thường và hàng loạt sau khi nhà nước công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ ô nhiễm, trong đó có cuộc biểu tình với hàng nghìn người tham gia tại giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình, Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói:
“Tôi cho rằng trong bấy kỳ hoàn cảnh nào, các cơ quan chức năng của nhà nước, đặc biệt những người thay mặt nhà nước bảo vệ pháp luật, không thể, không nên đưa ra những hành động đàn áp người dân, có những hành động đánh đập người dân…Đọc tiếp »
Ngư dân Việt Nam biểu tình vì cá chết hàng loạt ở miền trung. Ảnh: Web screenshot
Vụ cá chết dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam đã được giải quyết khá nhanh, tuy chưa phải là kết luận sau cùng và chung cuộc. Tuy nhiên, đó chỉ là cách giải quyết giữa nhà nước Việt Nam, hay đúng ra là giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với tập đoàn Formosa. Còn người dân Việt, đặc biệt là những nạn nhân trực tiếp bị ảnh hưởng, không có quyền lên tiếng, không có quyền kiện để đòi bồi thường thiệt hại cho bản thân cũng như cho môi trường nơi họ sinh sống.
Sau ba tháng điều tra, giới chức nhà nước đưa ra kết luận cá chết là do chất độc thải ra từ nhà máy luyện thép Formosa, một công ty Đài Loan, đang được xây dựng tại khu công nghiệp Vũng Áng, thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một dự án có kinh phí hàng chục tỉ đôla đã được Hà Nội cho phép xây dựng và hoạt động trong thời gian 70 năm.
Ba tháng trước, đại diện cho Formosa là Chu Xuân Phàm đã nói với báo chí về nguyên do cá chết và thảm họa môi trường là do công ti của ông gây ra. Vì thừa nhận phần lỗi của công ti, ngay sau đó ông Chu đã bị cho thôi việc.Đọc tiếp »
Với các căn cứ về mặt khách quan của hành vi và thiệt hại thực tế:
1. Hàng trăm ngàn, triệu tấn cá, tôm, ngao, nghêu, hàu, san hô biển đều bị phá huỷ, ước tính lên đến hàng tỷ đô la; đồng thời với đó là thiệt mạng về người (thợ lặn) cùng hàng loạt thợ lặn khác phải điều trị bệnh; các nhà hàng, người kinh doanh du lịch bị thiệt hại trực tiếp; ngành hải sản phải đình thác trong vòng nhiều năm, thiệt hại đối với các vấn đề này lên tới hàng chục tỷ đô la; tuy nhiên chỉ cần căn cứ tạm số tiền mà Formosa bồi thường hiện nay là 500 triệu USD để làm căn cứ thực tế trước;
2. Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tuyên bố: pháp luật Việt Nam không cho phép Formosa đặt ống xả thải ngầm xuống dưới đáy biển mà phải đặt nổi trên mặt nước. Nên việc gây ra thảm hoạ này là lỗi cố ý rõ ràng của Formosa; không những thế, trước đó Formosa còn đòi thành lập một khu tự trị riêng (với pháp luật và quy định riêng) và khi được hỏi thì ông Võ Tuấn Nhân (Thứ trưởng Bộ TNMT) và cả ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khẳng định rằng “việc này (tức thảm hoạ cá chết) ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”;Đọc tiếp »
Quý chức sắc và tín đồ các tôn giáo trong và ngoài nước.
Quý Hội đoàn, quý tổ chức đoàn thể chính trị – XHDS trong và ngoài nước.
Quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước.
Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Chúng tôi kính trân trọng khẩn cấp thông báo tới quý vị sáng nay, ngày 08/7/2016 tôi nhận được tin báo có khoảng 30 người tới chùa Liên Trì thông báo buộc Hòa thượng Thích Không Tánh và các thầy phải di dời chùa và giao nhà đất cho quận 2, nếu không chấp hành họ sẽ cưỡng chế phá dỡ chùa.Đọc tiếp »
Xin được dịch trước những phần đáng lưu tâm nhất
Từ 3-4.9.1990, cuộc gặp nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã được tổ chức âm thầm tại Tứ Xuyên. Tham gia cuộc gặp nội bộ lần này, phía Trung Quốc có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Thủ tướng Quốc vụ viện Lí Bằng đương nhiệm, phía Việt Nam có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đương nhiệm. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo chủ chốt hai đảng, hai nước sau 13 năm gián cách.
Tôi khi ấy đang là Giám đốc Phòng nghiên cứu Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tham gia cuộc gặp với danh nghĩa nhân viên tùy tùng.
* Lời nhắn của Đặng Tiểu Bình
Tháng 7.1986, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn qua đời. Tháng 12, tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kì Chiến tranh chống Mĩ của Việt Nam vào những năm 60, Nguyễn Văn Linh là thành viên lãnh đạo Cục Miền Nam của Đảng cộng sản Việt Nam, có thái độ hữu hảo với Trung Quốc, từng nhiều lần sang thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều từng gặp mặt ông. Sau khi được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông tích cực thúc đẩy con đường cải cách của Việt Nam, đồng thời bắt tay vào cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc.Đọc tiếp »
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam:
– Formosa đã bị tai tiếng rất nhiều vì tội phạm hủy hoại mội trường.
– Ngay ở Đài Loan đã nổ ra những cuộc phản đối Formosa dữ dội, ngoài việc bắt đền tiền đã khởi kiện và yêu cầu đóng cửa.
– Sự phản đối của dân Đài Loan với tập đoàn Formosa không chỉ đơn thuần về kinh tế và môi trường. Về nguồn gốc Formosa thuộc phái thân Hoa lục độc tài cực đoan, đối lập với đảng Dân Tiến Đài Loan có tính chất thân dân chủ, và bảo vệ môi trường, bảo vệ dân sinh.Đọc tiếp »
Đây có lẽ là bức ảnh thực sự đẹp về tính biểu đạt nghệ thuật, nhưng ngược lại, nó cũng ẩn chứa sâu thẳm trong đó là những cái nhìn ám ảnh đến trầm mặc đối với những người đang trong vai trò chứng kiến như một kẻ ngoài cuộc nhưng lại cùng cảm thấu được nỗi đau trong những lằn roi ánh mắt, dù khuất sau vành mũ tối, với những người dân vùng biển.
Tôi gọi bức ảnh ấy là Mắt Biển.
Bức ảnh ấy khiến tôi nhớ đến một câu chuyện, mà một vị vua yêu cầu các quan sỹ hãy vẽ một bức tranh sao cho nó thể hiện được sự yên bình nhất khi cùng đi du ngoạn sơn hà. Và cuối cùng, bức tranh của một nhân sỹ vẽ một tổ chim nằm sâu trong lòng thác dữ dội đang đổ xuống những cuộn nước khổng lồ bạc trắng. Nó khiến người ta hiểu, sự yên bình nhất thực sự lại tồn tại ở giữa nơi dữ dằn hay bão tố nhất.Đọc tiếp »
Du lịch Đà Nẵng – Hội An đón lượng khách Trung Quốc lớn. Ảnh: AFP
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Việt Nam nói sẽ trục xuất và cấm nhập cảnh hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động trái phép ở Việt Nam.
Công bố này được tờ Vnexpress đăng sau nhiều sự việc xảy ra giữa các hướng dẫn viên Trung Quốc và Việt Nam tại Đà Nẵng trong những ngày qua.
Hôm thứ Tư 6/7, chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ xử phạt sáu người Trung Quốc làm hướng dẫn viên được cho là “có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép,” báo Tiền phong tường thuật.
Sáu hướng dẫn viên bị phạt từ 20-21,25 triệu đồng.
Trước đó, các hướng dẫn viên Trung Quốc này bị cáo buộc “xuyên tạc lịch sử khi thuyết minh với khách” và “sử dụng đồng nhân dân tệ” khi mua hàng qua các clip, tài liệu do một nhóm các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt cung cấp cho Sở Du lịch Đà Nẵng.Đọc tiếp »
PCT xã Cẩm Nhượng cho rằng việc chuyển đổi nghề ở Cẩm Nhượng là cực kỳ khó. Ảnh: NNVN
Bài toán đặt ra là ở những địa phương không còn một thước đất trống; độ tuổi lao động đều ngoài 35, 40; vốn thuần ngư hai ba chục năm nay, không có tay nghề gì… thì chuyển đổi nghề cho ngư dân thế nào?
Vì sự cố Formosa xả thải, ngư dân không thể vươn khơi mà có vươn khơi cũng không còn tôm, cá để đánh bắt, họ buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là ở những địa phương không còn một thước đất trống; độ tuổi lao động đều ngoài 35, 40; vốn thuần ngư hai ba chục năm nay, không có tay nghề gì… thì dù có lên bờ rồi cũng loay hoay như gà mắc tóc.
Thiếu khả thi
Có thể nói những động thái và sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ trong việc tìm ra thủ phạm đầu độc biển các tỉnh miền Trung thời gian qua rất đáng được khen ngợi. Thế nhưng, bài toán trả lại môi trường biển sạch sau sự cố mới là vấn đề quan trọng và được người dân quan tâm nhất hiện nay. Đọc tiếp »