Dưới đây là một lá thư riêng, trả lời một bức thư đầy tâm huyết của nhà văn Phạm Đình Trọng, nhưng xét thấy thư thì riêng nhưng vấn đề lại là vấn đề chung, nên tôi quyết định công bố rộng rãi. Hy vọng những dòng này có thể có một ích lợi nhất định nào đó đối với các tổ chức đang bước đầu hình thành ở Việt Nam.
Anh Phạm Đình Trọng quý mến,
Cảm ơn anh rất nhiều về lá thư này. Đặc biệt chi tiết liên quan đến sự minh bạch tài chính của Văn đoàn độc lập, đến cách làm việc công khai và đầy tự trọng của chị Ý Nhi. Thông tin này của anh soi sáng rất nhiều điều.
Một tổ chức không thể vững mạnh nếu nhân cách của những người lãnh đạo có vấn đề. Trừ phi nó là loại tổ chức cuồng tín như các đảng cộng sản.Nhưng công bằng mà nói, các đảng cộng sản thủa đầu là nơi tập hợp những người thực sự mang lý tưởng cao cả, những người thực sự có tài năng và hy sinh hết mọi quyền lợi cá nhân của họ. Em làm nghiên cứu về chủ đề này, em có thể nói như vậy mà không sợ sai. Nhưng đảng cộng sản tất yếu phải tha hóa, phải suy yếu, nó không thể không suy yếu khi mà nó nắm quyền lực tuyệt đối và quyền lực đó không phải chịu sự giám sát của pháp luật. Sự tha hóa của đảng cộng sản được quy định từ trong bản chất của nó, bản chất của một đảng độc tài.
– Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Cho tới hôm nay, đã gần ba tháng kể từ vụ cá chết ở Vũng Áng rồi khắp bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Đất nước Việt Nam lần đầu tiên gánh chịu một thảm họa nghiêm trọng bất ngờ ập xuống, tàn phá môi trường, gây ảnh hưởng lên hàng triệu đồng bào làm những nghề liên quan tới biển, cũng như đang từ từ giáng xuống toàn thể Dân tộc với những di hại khôn lường trên bao thế hệ. Thảm họa này cũng kéo theo những mối nguy cho chủ quyền đất nước trên lãnh hải và lãnh thổ, trong tình hình Trung Quốc đang tìm mọi cách thôn tính Biển Đông.
Thế mà tới tận lúc này, người dân thay vì thấy một chính quyền luôn tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” nỗ lực chu toàn trách nhiệm, thì lại chỉ chứng kiến những hành động gieo hoang mang và gây công phẫn từ giới lãnh đạo chính trị mà có vẻ nằm trong một chiến dịch tổng lực nhằm dẹp yên vụ cá chết, nhất là sau cuộc họp báo công bố thủ phạm và nguyên nhân của thảm họa chiều ngày 30-06-2016 tại Hà Nội. Chiến dịch tổng lực đó đã biểu hiện cụ thể như sau:Đọc tiếp »
Cá chết trắng biển Quảng Bình sau khi Formosa xả thải gây nhiễm độc biển. Ảnh: Trần Tuấn
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đang vào cuộc làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân của Sở TNMT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và chính quyền địa phương liên quan trong việc quản lý, giám sát để Formosa Hà Tĩnh xả thải đầu độc biển dẫn đến thảm họa cá chết hàng loạt ở biển miền Trung vừa qua.
Sáng 4.7, làm việc với PV Báo Lao Động, ông Võ Tá Đinh – Giám đốc Sở TNMT Hà Tĩnh xác nhận ngay trong buổi sáng, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã đến làm việc với ông và tiếp cận một số hồ sơ liên quan để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân của Sở TNMT Hà Tĩnh thời gian qua đã để Cty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả thải gây nhiễm độc biển.Đọc tiếp »
Bạn có thể có một cuộc đời êm ấm, nhung lụa, với nhà cao, cửa rộng, xe đẹp, bạn có những tài khoản ngân hàng nhiều tiền, và bên cạnh bạn lại có vài người thân hay bạn bè của bạn cũng như vậy, nhưng hãy đưa mắt ra xa để nhìn vào cuộc sống rộng lớn ngoài kia, nhìn vào những mảnh đời bão tố lênh đênh chỉ cách vài bước chân hoặc có thể hiển hiện ngay trước cánh cổng hay góc phố nhà bạn đang ở. Tôi nghĩ đó là phần đông của xã hội hôm nay mà họ đang sống trong những tình cảnh đó.
Đó chính là: Nghèo nàn và lạc hậu. Đói kém và thiếu hiểu biết. Vô cảm và vắng tình người. Áp đặt và đầy định kiến ác cảm. Gian trá có thừa nhưng niềm tin lại trống rỗng.
Bạn có thể làm từ thiện để cứu giúp những con người cụ thể, bạn có thể bớt chút khẩu phần để cho những người nghèo đói, bạn có thể trang trải chi phí cho những bệnh nhân vô gia cư hay không có tiền để trả, bạn có thể bố thí chút vật chất cho người khổ hạnh bắt gặp đâu đó, bạn có thể quyên góp cho những chương trình từ thiện nhiều nơi. Nhưng có khi nào bạn nghĩ, thay vì đi giải quyết hậu quả, bạn sẽ tạo nên những cơ hội cho những con người không còn rơi vào cảnh đó nữa không?Đọc tiếp »
Ảnh minh họa – Lễ khai mạc Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 12 ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 21 tháng 1 năm 2016. Ảnh: EPA
Một quyết định hy hữu
Sau chiến dịch “luân chuyển cán bộ” 3 giai đoạn của đảng trong năm 2015 mà đã giúp cho Đại hội XII không thể nào “thành công tốt đẹp” hơn dành cho Tổng Bí thư Trọng và ê kíp của ông, chính trường Việt Nam lại vừa nổi lên một động thái thú vị: trong một hành động hy hữu, vào cuối tháng 6/2016 Bộ Chính trị đã “quyết định phân công đồng chí Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương”.
Vào thời gian trước Đại hội XII và khi đang ngấp nghé chiếc ghế bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, có lẽ bản thân ông Trương Minh Tuấn cũng khó hình dung được là đến một ngày nào đó ông lại được “kiêm” thêm một đảng chức theo đúng nghĩa đen.Đọc tiếp »
Một góc khu công nghiệp khổng lồ của Formosa tại Vân Lâm. Ảnh: Thanh Tuấn
Zing.vn đến thủ phủ khu công nghiệp hoá dầu Formosa tại huyện Vân Lâm, Đài Loan, vùng nông nghiệp nghèo thay đổi nhờ đầu tư của Formosa nhưng bùng phát căn bệnh ung thư.
Khi Wu Song-lin, chàng giáo viên tiếng Anh, trở về Vân Lâm vào tháng 8/2012 sau gần 10 năm lưu lạc ở Đài Bắc, với mong muốn phát triển nền nông nghiệp sạch không thuốc trừ sâu cho quê nhà.
Vùng quê nghèo Vân Lâm của anh vốn là một trong 4 vựa lương thực nổi tiếng nhất Đài Loan (cùng với Đài Nam, Chương Hóa và Gia Nghĩa). Giấc mơ làm nông nghiệp sạch cho quê là giấc mơ ấp ủ từ lâu của anh.
Nhưng anh Wu, 35 tuổi, cùng những người bạn của mình nhanh chóng phát hiện ra vùng đất quê hương đã rơi vào tình trạng ô nhiễm quá nặng mà nguyên nhân vì tổ hợp điện – dầu khí – naphtha khổng lồ của Formosa nằm cách nơi anh ở chưa đầy 10 km.
Các đoàn khách TQ huyên náo trong phố cổ Hội An. Ảnh: Lao Động/ internet.
Các hướng dẫn viên chui người Trung Quốc đến Đà Nẵng và lớn tiếng tuyên truyền biển Đà Nẵng là biển nam Trung Quốc. Trách bọn người chui này ít mà trách ai đó để đất cho bọn người này nói năng linh tinh mới nhiều. Chiều muộn hôm qua, các báo loan cuộc tấn công “ruồi tham nhũng” đã đánh sập ba quan lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó có vị trí mà chị Lê Thị Công – Giám đốc sở về đất đai suýt nữa được lãnh đạo tỉnh này điều về. Ngày cuối tuần khép lại với tin không thể tin – dự án lọc hóa dầu 20 tỉ đô đầy hy vọng đổi đời ở Bình Định đã tan vỡ…
1. Biển Đà Nẵng là biển nam Trung Quốc (?)Đọc tiếp »
Trong video ngắn dưới đây do VTV thực hiện, phóng viên Quỳnh Anh nói:
“Có thể thấy rõ một không khí sợ hãi bao trùm lên tất cả hướng dẫn viên tiếng Trung tại Đà Nẵng… Các hướng dẫn viên (Việt Nam) mà chúng tôi liên lạc được đã từ chối mọi cuộc tiếp xúc gặp gỡ… Vì nguyên cớ gì mà những hướng dẫn viên du lịch Việt Nam lại cảm thấy lo sợ đến thế khi nói ra sự thật trên chính đất nước Việt Nam của mình?”… Đọc tiếp »
Bất bình, căm phẫn và “láo xược”, “cõng rắn cắn gà nhà”, tiếp tay cho “giặc”…. Còn nhiều và rất nhiều những từ nặng nề hơn nữa cho hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam của hướng dẫn viên du lịch (HDV) Trung Quốc và sự tiếp tay, dù vô tình hay cố ý của một số người Việt Nam cho hành động này.
Việc hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc cả gan nói bậy bạ: Đà Nẵng, Huế trước đây của Trung Quốc, Việt Nam cách đây 1.400 năm thuộc Trung Quốc, Biển Đông là biển Nam Trung Hoa… tất nhiên, không thể nói khác, đó là sự bịa đặt trắng trợn, láo xược và bậy bạ.
Song, vì sao họ lại có thể cả gan làm điều đó ngay trên mảnh đất Việt Nam này?
Tại sao pháp luật Việt Nam quy định HDV du lịch phải là người Việt Nam và phải có thẻ HDV do cơ quan quản lý du lịch nhà nước cấp. mà những HDV du lịch người Trung Quốc giả danh HDV, làm trái với pháp luật Việt Nam lại tồn tại?Đọc tiếp »
Nhìn vào câu chuyện “Formosa cúi đầu nhận tội và cam kết bồi thường 500 triệu USD” , cũng như nhìn những phát biểu của một số đại nhà báo, kiểu “đòi được 500 triệu đôla rồi còn muốn gì nữa”, chúng ta có thể nhớ tới một vụ việc khác có nhiều nét tương tự, đó là Hiệp định biên giới trên bộ năm 1999 và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.Đọc tiếp »
TP – Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa…truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa nữa.
“Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành chạy thử đã như vậy, còn khi Formosa khai thác thật sẽ thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa nữa”, PGS.TS Bùi Thị An – Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trao đổi với Tiền Phong.
Vài ngày gần đây, không hiểu vô tình hay hữu ý mà có một số bài viết khẳng định như đinh đóng cột rằng không thể đóng cửa Formosa được.
Họ loại trừ phương án TỐNG KHỨ FORMOSA đi.
Tổng hợp các bài viết này, có 2 lý do được đưa ra:
(1) “Hợp đồng giữa Chính phủ và Formosa KHÔNG CHO PHÉP THU HỒI dự án trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vì bất kỳ lý do gì.”
Tuy nhiên các bài viết đều không đưa dẫn chứng nào cho chi tiết này.
Cũng hợp lý thôi, vì dẫu đã có nhiều lời kêu gọi công khai toàn bộ những giao kèo giữa Chính phủ với Formosa – một việc hết sức đơn giản nhưng lại rất cần thiết, nhưng tới nay công luận vẫn không thể tiếp cận được với thông tin này.Đọc tiếp »
Phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20. Kiến trúc của Pháp. Ảnh copy từ blog Trần Thanh Nhân.
Nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh, có lần tâm sự là ông mất hơn mười năm mới chụp được một bức ảnh Sa Pa mây. Nhà nhiếp ảnh không có gì phàn nàn vì dù sao ông ấy cũng có một tác phẩm nhìn ngắm để đời. Có những câu hỏi người ta mất cả đời người để tìm câu trả lời, mà đôi khi vẫn không toại nguyện.
Cách đây hơn hai mươi năm, trên một chuyến tàu đi Hà Nội, trong khi trò chuyện về lịch sử Việt Nam hiện đại, tôi có hỏi một người nghiên cứu giảng dạy sử là chúng ta có rất nhiều nghiên cứu về tội ác của người Pháp ở Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa, vậy đã có công trình nghiên cứu nào về mặt tích cực của thời kỳ thuộc địa không? Thay cho câu trả lời là một sự im lặng, và câu chuyện kết thúc, tôi có cảm giác như có lỗi vì đã đặt một câu hỏi hoặc là ngu dốt, hoặc không nằm trong đáp án của người được hỏi.Đọc tiếp »
Lực lượng dân quân biển Trung Quốc. Nguồn: internet
Lực lượng dân quân biển Trung Quốc là gì và đối phó với nó như thế nào?
Tháng 10 năm ngoái, khi tàu khu trục Mỹ USS Lassen chạy cạnh đá Subi, một đảo nhân tạo được Trung Quốc xây lên ở biển Đông, một số tàu buôn và tàu đánh cá Trung Quốc khuấy động xung quanh nó, dường như đã biết trước việc nó đến. Tàu Lassen đang thực thi hoạt động tự do đi lại, nghĩa là chứng tỏ Hoa Kỳ cương quyết duy trì việc tiếp cận mở đối với khu vực này, nơi mà Trung Quốc tuyên bố phần lớn trong đó là của mình. Trung Quốc đã sử dụng một nguồn lục khác thường để tung rộng sự phản đối của họ đối với chuyến đi này: các tàu thuyền có vẻ bề ngoài do dân thường vận hành, nhưng có nhiều khả năng thật sự là do các lực lượng được nhà nước bảo trợ điều khiển nhận lệnh từ quân đội Trung Quốc.Đọc tiếp »
Independence Hall ở Thành phố Philadelphia nơi Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được công bố cách đây 240 năm. Ảnh: Bùi Văn Phú
Sau ba tháng sống qua các trại tị nạn, tôi đến Mỹ vào mùa hè năm 1975. Khi đó ra đường thấy những trạm đổ xăng mang thương hiệu số 76 trên quả cầu tròn mà không hiểu và thấy lạ, vì nhắc đến xăng dầu khách đi đường thường quen với tên của những công ti như Shell, Caltex hay BP, Chevron. Sau mới hiểu ra thương hiệu 76 là mang tinh thần độc lập của người Mỹ được công ti Union Oil ở California chọn đặt tên từ những năm 1932.
Một năm sau khi định cư tại Hoa Kỳ, năm 1976 là dịp kỷ niệm 200 năm ngày khai sinh Bản Tuyên ngôn Độc lập nên nước Mỹ tổ chức rất nhiều sinh hoạt chào đón Lễ Độc lập, nhưng tôi chỉ nhớ nhất là được đi xem bắn pháo bông rực rỡ trên bầu trời San Francisco. Còn những món ăn truyền thống trong ngày lễ hội này thì chưa được biết đến nhiều, hay cũng vì chưa quen ăn.Đọc tiếp »
Ngạn ngữ có câu: “Để hiểu về bản chất một con người, hãy xem cách anh ta đối xử với người thân, với gia đình của mình”. Đất nước Philippines đã cưu mang gia tộc gốc Trung Quốc Gokongwei và tạo mọi cơ hội cho họ làm giàu. Theo thống kê mới nhất vào T6/2016, trong 10 tỷ phú giàu nhất Philippines thì có đến 9 tỷ phú gốc Trung Quốc, những nhân vật này sở hữu, khống chế toàn bộ nền kinh tế và có vị thế khuynh đảo về chính trị. Đại diện gia tộc này, John Gokongwei – Chủ tịch danh dự Tập đoàn URC hiện đang là người giàu thứ 2 tại Philippines với tài sản lên đến 5,5 tỷ USD. Hãy xem Tập đoàn URC đối xử thế nào với người dân Philippines?!!Đọc tiếp »