Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức. Courtesy Photo
Cụ Lê Hiền Đức là một người tích cực đấu tranh chống tham nhũng và luôn sát cánh cùng bà con dân oan. Cụ là một trong hai người được tổ chức Minh bạch Quốc tế trao Giải thưởng Liêm chính năm 2007. Những việc làm vì dân vì nước của cụ khiến cụ giành được sự kính trọng của rất nhiều người, kể cả giới chức cấp cao trong chính quyền Việt Nam.
Vậy nhưng, trong cuộc trao đổi qua điện thoại với cụ hôm 18/6 vừa qua, sau câu hỏi bất nhã “Bác có liên quan gì về quyền lợi ở Đà Nẵng không?”, viên Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh tiếp tục tỏ ra rất hỗn với cụ khi phát ra những câu như “Già rồi biết gì mà ý kiến” hay “Bọn phản động lôi kéo cụ à?”.Đọc tiếp »
Bản đồ vị trí nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang. Courtesy of ndh.vn
Cảnh báo về một thảm họa môi trường sẽ do nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang gây ra tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được gióng lên mạnh mẽ.
Giới nuôi trồng thủy sản lên tiếng
Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam – gọi tắt theo tiếng Anh VASEP, vào ngày 16 tháng 6 vừa qua có công văn gửi quốc hội và chính phủ Việt Nam.
Công văn nêu rõ hoang mang của 270 doanh nghiệp thành viên VASEP trên toàn quốc trước tin sắp đi vào hoạt động dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam. Doanh nghiệp này thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong- Trung Quốc.Đọc tiếp »
Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp.
Nhập cảnh vào Việt Nam qua đường du lịch nhưng thực chất để làm hướng dẫn viên chui, nhiều hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc đã xuyên tạc lịch sử khi thuyết minh với khách.
Ngày 28/6, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết đã nhận được tài liệu gồm ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch chui tại Việt Nam.
Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch còn có đoạn video ghi lại cảnh hướng dẫn viên tên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: “14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn thuộc quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc”.Đọc tiếp »
Đó là lời khẳng định của ông Kha Lương Ngãi – cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng sau hơn 43 năm phục vụ cho chế độ cộng sản.
Phát biểu trước 40 nhà hoạt động nhân buổi lễ kỷ niệm Ngày quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn hôm 26/6/2016 tại Sài Gòn, vị cựu đảng viên 70 tuổi này bộc bạch:
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh (phải) và Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì. Ảnh: Tiền Phong.
Trung Quốc tự xưng mình là nước lớn và họ trỗi dậy trong hòa bình. Hiển nhiên Trung Quốc là nước lớn. Về dân số đứng đầu thế giới với hơn 1,3 tỉ dân, về diện tích hơn 9 triệu km2 chỉ sau Liên bang Nga và Canada.
Còn việc họ trỗi dậy trong hòa bình thì không phải vậy. Trước hết, các nước có chung biên giới với họ, không một nước nào được yên ổn với Trung Quốc, nếu không gây ra chiến tranh cũng là xung đột hoặc tranh chấp, chủ yếu là đất đai. Nửa cuối thế kỷ 20, họ đã từng có xung đột biên giới với Liên Xô, chiến tranh biên giới với Ấn Độ, chiến tranh xâm lược với Việt Nam. Và hiện nay, họ đang khuấy đảo Biển Đông. Năm 1974 cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, năm 1988 lại dùng lực lượng quân sự áp đảo cưỡng chiếm các đảo Gạc Ma, Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ren, Đá Tư Nghĩa, Đá Su Bi… Thực chất đây là một cuộc xâm lược đúng nghĩa.Đọc tiếp »
Tôi vào Facebook Khởi Trần, một nhà văn ở Quảng Bình, đọc được công văn của Hội VHNT tỉnh truyền lệnh của Ban tuyên giáo tỉnh ủy (Công văn số 115/CV? BTGTU 30/4/2016) “Nghiêm cấm các hoạt động xuất bản, trưng bày các tác phẩm có yếu tố chính trị nhạy cảm, liên quan đến vấn đề thủy hải sản chết…”. Nghĩa là cấm viết, vẽ về biển chết, cá chết. Đây là lần đầu tiên tôi mục sở thị một lệnh cấm sáng tác như thế. Khiếp hồn. Lâu này tôi chỉ biết nhà văn tự cấm mình bốn cái: không được phản bội Tổ Quốc, không cổ võ chiến tranh, không cổ võ cái ác, không truyền bá văn hóa đồi trụy.
Chắc đây là lệnh của Ban Tuyên giáo Trung ương. Nhưng sao Huế lại không có lệnh cấm cho các văn nghệ sĩ sáng tác về cá chết. Những sáng tác về cá chết ấy có tác hại gì nhỉ, ngoài việc động viên nhân dân yêu biển hơn, tố cáo tội ác của bọn giết biển mạnh mẽ hơn! May tôi người Quảng Bình mà không sáng tác ở quê hương!Đọc tiếp »
Sau mấy năm Hội cựu chiến binh không mời cha tôi đi họp thì sáng nay họ lại mời ba tôi ra. Buổi họp cựu chiến binh đã trở thành buổi đấu tố cha tôi đã không giáo dục được con cái là tôi.
Tôi không có thời gian nên không viết dài dòng. Tôi chỉ muốn nói về cái lập luận quan trọng nhất của các Cựu Chiến Binh là nhờ Đảng Cộng Sản họ mới có nhà cửa, lương hưu, trong đó có nhà tôi. Do đó tôi phải biết ơn đảng cộng sản.
Thứ nhất, tôi khẳng định là từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền cho đến nay, người dân Việt Nam chưa bao giờ có Quyền Làm Chủ, trong đó những quyền quan trọng nhất là quyền quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia qua trưng cầu dân ý, quyền phúc quyết Hiến Pháp, quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử để bầu ra lãnh đạo quốc gia, quyền sở hữu đất đai, tài sản của mình. Bao nhiêu máu xương đã đổ mà đến nay dân không có quyền làm chủ đất nước mà đảng lại bắt dân biết ơn đảng cộng sản là sao?Đọc tiếp »
Bài viết ‘người làm báo không có tiếng nói’ của tác giả Hoàng Giang gợi lên hai câu hỏi chính yếu: ‘Có tiếng nói’ là gì? Và trong thể chế hiện nay tại Việt Nam ai có tiếng nói?
1- Tiếng nói là gì?
Ngôn ngữ hay ‘tiếng nói’ là thuộc tính của con người, chỉ có ngôn ngữ loài người mới có kết cấu cú pháp và chỉ có con người mới có thể giao tiếp xuyên thời gian-không gian bằng ngôn ngữ. Ta có thể nói về cái đã qua, cái chưa đến, cái bên kia bờ đại dương. Từ xa xưa, con người đã nhận ra mối liên hệ giữa nhân tính và ngôn ngữ, theo Kinh Áo Nghĩa Thư, Upanisad, của Ấn Giáo thì ngôn ngữ là yếu tính của con người (the essence of man is speech).Đọc tiếp »
Tôi và nhiều luật sư đã nhận nhiệm vụ giúp những ngư dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà tĩnh khiếu nại Bộ Tài nguyên và Môi trường, yêu cầu Bộ này huỷ bỏ Giấy phép đã cấp cho Formosa Hà Tĩnh xả nước thải ra khu vực biển của thị xã Kỳ Anh, Hà tĩnh. Chúng tôi rất mong các nhà báo và bạn FB ủng hộ ngư dân và chúng tôi trong vụ khiếu nại này, mong các bạn đưa tin, chia sẻ, yêu cầu Bộ TN và MT nhanh chóng giải quyết khiếu nại chính đáng này của ngư dân.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 6 năm 2016
ĐƠN KHIẾU NẠI
đối với Quyết định số 3215/GP-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai thay mặt ký ngày 11 tháng 12 năm 2015 về việc cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho dự án của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Viết tắt Công ty Formosa).Đọc tiếp »
Bộ luật hình sự 2015 mắc gần 100 lỗi, có nguy cơ không thể áp dụng đúng hạn, hoặc nếu có áp dụng thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Đây không phải lần đầu tiên một bộ luật đưa ra mà không thể thực hiện được. Còn nhớ cách đây không lâu, bộ luật gì đó về BHXH đã phải sửa đổi lại khi công nhân Pouchen và các nơi khác đồng loạt biểu tình. Chuyện tưởng như đùa ấy đã trở thành quen thuộc ở cái xứ sở kì lạ này.
Một năm, quốc hội tiêu tốn không biết bao nhiêu là tiền của dân. Hội họp, đi lại, xe cộ… Nhưng rồi cứ hết bộ luật này lỗi đến bộ luật khác lỗi. Những vấn đề nóng bỏng của đất nước như Trung quốc đưa dàn khoan vào lãnh hải Việt nam, bồi đắp, xây đảo, quân sự hóa các đảo… thì không ra nổi một cái nghị quyết.Đọc tiếp »
Một phụ nữ đi ngang qua sạp bán báo trên đường phố ở Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2015. Ảnh: EPA
Không rõ từ bao giờ mà nghề làm báo ở Việt Nam bị coi như một thứ nghề mạt hạng đến vậy, bị cả phía dân lẫn phía chính quyền khinh khi. Ngay sau vụ một chai nước giải khát của Tân Hiệp Phát bị phát hiện có chứa 1 con ruồi, thì công ty TNHH URC bị tố cáo đã sử dụng gần 600 tấn acid citric nhiễm độc chì nặng trong hơn 1.500 lô sản phẩm, tương đương 1 tỉ chai nước trà xanh C2 và Rồng đỏ. Tuy nhiên, thông tin này không được dư luận biết đến và quan tâm cho đến khi có nguồn tin hàng loạt tờ báo có tiếng ở Việt Nam bị URC mua chuộc để viết bài theo ý của tập đoàn này. Theo thông tin được chia sẻ, số tiền mà URC dùng để đút lót lên tới hơn 10 tỷ đồng. Cho đến nay, các bài báo bênh vực, bào chữa cho tập đoàn này vẫn chưa được chỉnh sửa hoặc gỡ xuống. Và quan trọng hơn, số lượng sản phẩm của URC vẫn được bày bán trên thị thường Việt.Đọc tiếp »
Sông Hậu – con sông này có thể sẽ bị ô nhiễm trầm trọng vì hoạt động của nhà máy Giấy Lee & Man. Hình: báo Người Lao Động.
HÀ NỘI (NV) – Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền tỉnh Hậu Giang báo cáo về dự án xây dựng nhà máy Giấy Lee & Man. Người ta đang sợ sông Hậu thành một Vũng Áng khác.
Nhà máy Giấy Lee & Man do tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông đầu tư. Dự án đã được chính quyền tỉnh Hậu Giang cấp giấp phép sử dụng khoảng 82 héc ta đất tại Cụm Công nghiệp Nam sông Hậu, tọa lại tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là một dự án trị giá khoảng $628 triệu, bao gồm hai xưởng, một sản xuất bột giấy tẩy trắng, công suất khoảng 330,000 tấn/năm và một sản xuất giấy cứng để làm bao bì cao cấp, công suất khoảng 420,000 tấn/năm.
Tập đoàn Lee & Man Paper đã nhận giấy phép đầu tư cách nay khoảng mười năm. Lẽ ra nhà máy này đã hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do, đến nay, việc xây dựng nhà máy này mới sắp sửa hoàn tất.Đọc tiếp »
Đặng Xương Hùng: “Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy. Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra“.
Ông Đặng Xương Hùng và nhà văn Vũ Thư Hiên. Nguồn: FB Đặng Xương Hùng.
Được biết ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Từ Huy: Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân theo mong muốn của gia đình… ?
Đặng Xương Hùng: Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch, cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã cùng nhau làm việc ở Ủy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ ngoại giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá.Đọc tiếp »