8390. “Dân cần minh bạch” qua kinh nghiệm Mông Cổ
Posted by adminbasam trên 21/05/2016
20-5-2016
Cách mạng dân chủ từ Âu sang Á đều phát xuất từ sức mạnh của các tầng lớp nhân dân chọn dứt khoát với quá khứ, đồng hành về phía tương lai tự do dân chủ của dân tộc và thời đại. Trong lịch sử hiện đại chưa có sự thay đổi căn bản của một xã hội từ độc tài CS sang dân chủ tự do bằng những lời van xin, những thư thỉnh nguyện.
Người viết đã trình bày khá nhiều về các cuộc cách mạng Liên Xô, Đông Âu, các nước Bắc Phi và gần đây là Miến Điện, nơi đó các lãnh tụ cách mạng là những nhân vật được thế giới quan tâm theo dõi và độc tài lo ngại khi phải nặng tay với họ. Lần này, xin giới thiệu với bạn đọc một lãnh tụ dân chủ còn khá xa lạ với chúng ta.
Tsakhiagiin Elbegdorj và cách mạng dân chủ Mông Cổ
Anh tên là Tsakhiagiin Elbegdorj, sinh năm 1963, lãnh tụ của phong trào dân chủ Mông Cổ. Năm 1989, Elbegdorj, người được ca ngợi như là Thomas Jefferson của Mông Cổ còn là một thanh niên 26 tuổi mới từ Liên Xô trở lại quê hương sau khi hoàn tất chương trình đại học báo chí và triết học Mác Lê.
Trên đường từ Moscow về lại Ulaanbaatar, hành trang của Elbegdorj không phải là sách vở về chủ nghĩa CS mà anh học ở trường đảng nhưng là những đổi thay từ chính sách Glasnost (Cởi mở) của Mikhail Gorbachev. Anh đã suy nghĩ rất nhiều khi nhìn những hạt mưa dân chủ đang bắt đầu nhỏ giọt xuống vùng đất bảy mươi bốn năm hạn hán trong độc tài CS và mơ ước những đổi thay sẽ đến cho dân tộc anh.
Mông Cổ có một vị trí địa lý chính trị rất khó khăn. Quốc gia vùng trái độn này nằm giữa hai siêu cường CS Liên Xô và Trung Quốc, phía tây là một nhóm các quốc gia Trung Á độc tài và xa hơn phía Đông là một Bắc Hàn cô lập. Trung Cộng có thể sẽ áp lực chính trị và ngay cả có khả năng can thiệp bằng quân sự để ngăn chận phong trào dân chủ như vết dầu loang.
Trong các giáo trình kinh tế chính trị của các trường đảng CS trung ương, Mông Cổ thường được dùng làm ví dụ để chứng minh cho quan điểm “đột biến cách mạng” của Lenin khi ông ta cho rằng một nước lạc hậu, phong kiến có thể nhảy vọt lên xã hội chủ nghĩa không phải qua giai đoạn tư bản. Điều đó cho thấy, ngay cả các nước CS cũng thừa nhận Mông Cổ còn trong vòng lạc hậu.
Tuy nhiên, nỗi lo lắng lớn nhất của Elbegdorj là hơn suốt 71 năm, quê hương của Đại Đế Thành Cát Tư Hãn chưa hề nghe đến hai chữ “tự do”, “dân chủ”. Ngoại trừ nền độc lập ngắn ngủi năm 1911, chiều dài lịch sử của Mông Cổ hiện đại bị che phủ trong bóng đen của tư tưởng độc tài CS. Nhưng anh cũng tin rằng nếu nhân dân Mông Cổ đoàn kết vì tương lai dân chủ, Mông Cổ sẽ vượt qua được những khiếm khuyết bên trong cũng như đe dọa từ bên ngoài.
Những “đổi mới” tại Liên Xô hay một số nước CS Đông Âu chỉ là những biện pháp vá víu tạm thời. Theo Elbegdorj chỉ có dân chủ mới cứu được Mông Cổ. Dân chủ là đôi cánh đưa Mông Cổ ra khỏi vòng nghèo đói, độc tài, bế tắc của một quốc gia vùng độn. Trong diễn văn ngày 28 tháng 11, 1989 , Elbegdorj phát biểu “Mông Cổ cần dân chủ và minh bạch” và kêu gọi các tầng lớp nhân dân ủng hộ mụch đích này.
Từ quan điểm đó, thay vì viết thư thỉnh nguyện lãnh đạo CS Mông Cổ thực hiện các chính sách tương tự như Glasnost của Mikhail Gorbachev, Elbegdorj và các bạn chủ trương Mông Cổ phải dứt khoát thay đổi từ CS sang dân chủ bằng một cuộc cách mạng bất bạo động. Tờ báo Elbegdorj phát hành đầu tiên năm 1989 được anh đặt tên là Dân Chủ.
Nhóm bạn của Elbegdorj tổ chức các cuộc biểu tình, các buổi tuyệt thực đòi dân chủ và minh bạch. Cuộc biểu tình tuyệt thực đầu tiên ngày 10 tháng 12 năm 1989 chỉ vỏn vẹn 13 người. Ngày nay lịch sử Mông Cổ gọi họ một cách kính trọng là “13 nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên” nhưng dĩ nhiên trong năm 1989, bộ máy tuyên truyền CS Mông Cổ gọi họ là “mười ba tên phản động”.
Nhưng những nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên đó không phải là những người làm nên lịch sử. Cuộc cách mạng dân chủ không làm rơi một giọt máu nào ở Mông Cổ là do đại đa số trong số 2.1 triệu dân Mông Cổ chọn đứng về phía tương lai, chọn dứt khoát với quá khứ, chọn đi trên con đường thời đại, trong số đó có cả Tổng Bí Thư CS thức thời Jambyn Batmönkh. Sau cách mạng dân chủ thành công, năm 1998, Elbegdorj được bầu vào chức vụ Thủ Tướng Cộng Hòa Mông Cổ và lần nữa nhiệm kỳ 2004-2006, và năm 2009, ông được bầu làm Tổng thống Cộng Hòa Mông Cổ.
Có một Elbegdorj Việt Nam?
Trần Huỳnh Duy Thức. Nguồn: internet
Việt Nam chẳng những có một mà rất nhiều Elbegdorj đang sống khắp nơi, một số đang ở trong tù, một số vừa ra khỏi tù, một số đang đấu tranh tích cực dù chưa bị tù. Hành trang nhận thức cũng thế. Không giống như Elbegdorj sau cách mạng dân chủ thành công mới sang Mỹ học về lãnh đạo, Việt Nam có rất nhiều nhà dân chủ trẻ đã được trang bị những kiến thức sâu rộng về kinh tế, tài chánh, khoa học, luật pháp và lãnh đạo chính phủ. Đó là chưa tính khối chuyên viên khổng lồ về mọi lãnh vực đang chờ cơ hội để cùng phục hưng và phát triển Việt Nam.
Chỉ riêng Trần Huỳnh Duy Thức, trẻ hơn Elbegdorj và Lưu Hiểu Ba nhưng về kiến thức khoa học, nhận thức chính trị, lý luận dân chủ, đức tính can đảm và lòng yêu nước đều không thua kém Lưu Hiểu Ba hay Elbegdorj nếu không muốn nói vượt qua. Trần Huỳnh Duy Thức đã gác qua nhiều cơ hội để thành một người giàu có và gác qua cơ hội để có tự do cho bản thân mình, bởi vì không có gì quan trọng hơn là đất nước. Một con người, một cuộc sống không thể đặt trên sự lầm than khốn khó của chín chục triệu đồng bào. Nếu có cơ hội Trần Huỳnh Duy Thức và các bạn chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng và tích cực trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Việt Nam đang thiếu ai?
Không được như Mông Cổ, Việt Nam đang thiếu thành phần những người dứt khoát với quá khứ để cùng đi với dân tộc và thời đại. Họ chiếm một số khá đông và đa số đều có học. Đặc điểm của thành phần chưa dứt khoát này là chỉ tập trung phê bình hiện tượng nhưng tránh nhắc đến bản chất, chỉ trích hậu quả nhưng cố tình bỏ qua nguyên nhân. Nhan nhản trong các bài viết, họ tập trung vào các mặt xấu trong xã hội để chứng tỏ họ cũng biết đau cái đau của ngư dân, đồng bào, đồng loại nhưng chỉ dừng lại ở chỗ nỗi đau mà thôi. Đừng quên, nỗi đau không bao giờ dứt nếu không biết tại sao đau.
Một người có hiểu biết căn bản nào cũng phải hiểu chính cơ chế độc tài đảng trị CS đã biến con người Việt Nam vốn hiền hòa, chơn chất, yêu thương trong tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng” thành những kẻ tham lam, hẹp hòi, kiếm tiền bằng cách đầu độc đồng bào cùng máu mủ với mình. Không ít trong số những người không dứt khoát này là sản phẩm của nền giáo dục CS. Họ sẽ không thừa nhận nhưng chính những cây đinh tuyên truyền đóng vào nhận thức sâu đến mức làm họ hoài nghi tất cả những đổi thay không đến từ chủ trương của đảng. Họ đồng ý rằng đảng CS đang có nhiều khiếm khuyết nhưng trong đường dài đảng có thể thay đổi. Sau bao nhiêu năm bị trui rèn, lòng tin đó đã nở to thành một thói quen lệ thuộc vào đảng CS, trông chờ nơi đảng. Thành phần đó đang là vật cản đường cho cách mạng dân chủ tại Việt Nam.
Niềm hy vọng Elbegdorj
Học bài học đấu tranh dân chủ của Elbegdorj và nhân dân Mông Cổ để củng cố niềm tin và hy vọng cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Anh Elbegdorj đã không cô đơn khi ngồi tuyệt thực đòi minh bạch giữa mùa đông Mông Cổ và rồi người Việt cũng sẽ không cô đơn khi xuống đường đòi minh bạch trên khắp nẻo đường Việt Nam.
Elbegdorj không phải là con của khai quốc công thần như Aung San Suu Kyi, không phải là luật sư nổi tiếng như Nelson Mandela, không phải là lãnh tụ của phong trào Solidarity Ba Lan được cả Đức Giáo Hoàng và TT Reagan ủng hộ như Lech Wałęsa, không phải là người được trao giải Nobel Hòa Bình như cả ba người được nhắc trên đây. Trước 1989 không ai biết gì về Elbegdorj vì anh ta chỉ là một người thợ mõ, con trai của một người dân du mục chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ.
Nhưng Elbegdorj có tình yêu sâu đậm dành cho đất nước và khát vọng tự do cho quê hương. Tình yêu nước và lương tri thời đại đã là ngọn đuốc thắp sáng quê hương anh và sáng cả tâm hồn người Việt cùng khát vọng như anh.
Trong buổi phỏng vấn dành cho báo New York Times năm 2004, Thủ tướng Elbegdorj nhắc lại kỷ niệm buổi tuyệt thực đầu tiên “Chúng tôi muốn cho thế giới thấy rằng các giá trị thường được gọi là giá trị Tây phương không phải thuộc về Mỹ, châu Âu, Nam Hàn và Nhật Bản thôi nhưng còn thuộc về Mông Cổ”. Và hôm nay, các thế hệ trẻ Việt Nam đang tiếp lời Elbegdorj, “Giá trị tự do dân chủ không phải không phải thuộc về Mỹ, châu Âu, Nam Hàn và Nhật Bản hay Mông Cổ mà còn là của Việt Nam nữa.”
Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 5 năm 2016 | doithoaionline said
[…] 8390. “Dân cần minh bạch” qua kinh nghiệm Mông Cổ […]
Trần Hoàng Khôi said
Bài viết rất hay, có dẫn chứng để đi đến thuyết phục người đọc. Tôi đang tìm con đường có tên ” Dân chủ tự do” mong Bạn được chỉ lối.
“Dân cần minh bạch” qua kinh nghiệm Mông Cổ | CHÂU XUÂN NGUYỄN said
[…] https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/21/8390-dan-can-minh-bach-qua-kinh-nghiem-mong-co/ Posted by adminbasam on 21/05/2016 […]
tuonglai said
Chúng ta đã mặc cái áo sợ hãi và mê muội trong một thời gian rất dài, tính bằng cả đời người…
Hãy cùng nhau nắm tay khoác lên một chiếc áo mới cho Việt Nam. Khắp nơi đồng bào nhân sĩ, những tài năng trong và ngoài nước đã và đang cống hiến cho quê hương không biết mệt mỏi- để vực dậy lòng yêu nước của chúng ta. Tôi muốn chia xẻ một danh ngôn:
“Lòng yêu nước đòi buộc khả năng cảm thấy nhục nhã cũng ngang bằng với khả năng cảm thấy tự hào”
(Patriotism demands the ability to feel shame as much as to feel pride. Anne-Marie Slaughter)
Read more at: http://www.brainyquote.com/quotes/quotes/a/annemarie532155.html
Những người có tấm lòng và lương tri, những người đang ấp ủ một giấc mơ chính đáng cho con cháu thế hệ mai sau, giấc mơ cho một dân tộc Việt trường tồn…Đừng sợ hãi nữá…
Hãy đứng dậy!!!
Trong trái tim nhỏ bé nào cũng có một ánh sáng nhỏ. Chín mươi triệu ánh sáng nhỏ sẽ làm thành một MẶT TRỜI LỚN…
Chúng ta còn loay hoay trong tăm tối đến bao giờ?
Lê Cẩm Bình said
Trên Blog nhà báo Phạm Thành, có bài dân tộc Việt Nam bị trời hành ? điều này, tôi cũng đã suy nghĩ !
Những thập niên 90 của thế kỷ trước, sau khi tốt nghiệp đh, tôi cũng đã lê lết các khoa triết từ TH đến cử nhân, điều tôi tìm hiểu làm tôi đau đầu nhất, cho một lý giải,là tại sao dân tộc Vn, đã qua 4000 đấu tranh để sinh tồn, trải qua bao nhiêu triều đại, các kiểu nhà nước cai trị, khi có chút hà khắc là tức thì “vùng lên” ngay ..v..v.v.v mà nay cs đã vùi dập, chém giết tương tàn, không thương tiếc nòi giống ! người VN ta, đã bần cùng trong nỗi thống khổ, hiểm họa diệtt vong như sắc tộc setieng là đã rõ ! vậy mà vẫn cứ an bài, để cho cái chính quyền phản động, hung tàn, gian ác này, nó dắt mũi, hết đau thương này, đến mất mát kia ! người VN là nạn nhân của chủ nghĩa cs, nhưng người VN phải mang ơn bè lũ kẻ sát nhân, kẻ đã gây ra bao tang tóc đau thương cho mình !
Thức tỉnh said
VN hôm nay có rất nhiều Trần huỳnh Duy Thức , tinh thần yêu nước và tài giỏi chẳng thua kém HCM , sẵn sàng chết và hy sinh vì chính nghĩa thì vô cùng đáng nể .
Nhưng tại sao chế độ CS XHCN vẫn còn chễm chệ lãnh đạo và đến bao giờ ?
Nhiều người lại tin vào phải dựa vào Mỹ , hợp tác với Mỹ mới hòng thay đổi được vận mạng dan tộc hôm nay , mới mong thoát Trung hay thoát Cộng . Một bài toán chỉ chạy lòng vòng rồi chẳng giải được , vì cái khoá ở cái đầu của nhân dân chưa được mở . Chưa được mở vì cảm thấy chưa cần , người biết cần thì lại sợ , người thoát qua nỗi sợ thì quá ít .
Hay nói một cách thành thực nhất , do Chế độ CS đổi mới người dân đa số chọn yên phận , không chọn con đường trực diện đấu tranh dầu cho bất bạo động vì sợ hãi cuộc sống của gia đình sẽ bị áp bức tồi tệ hơn hiện tại .
Hầu như mọi người Việt hôm nay đều hiểu được Tự do dan chủ vượt trên Độc tài đảng trị . Nhưng cuộc sống chưa cần thiết để thay đổi để sang bờ bên kia nếu không có một thảm họa chết người cho bản thân và gia đình tác động tạo nên phẩn nộ , căm thù và uất ức .
Điều này gọi là thời cơ . Người lãnh đạo phải biết đợi thời cơ để giương cao ngọn cờ chính nghĩa , người hiểu biết thì tạo nên thời cơ , người có lòng thì âm thầm vận động cho chính nghĩa .
Dan oan hay cá chết chính là thời cơ nhưng chưa chín mùi . Obama đến VN cũng nhằm tạo nén thời cơ . Những người đóng góp cho chính nghĩa trên bàn phím cũng tạo nén thời cơ . Những người trực tiếp xuống đường hòm nay cũng tạo nén thời cơ . Tất cả cùng chờ đợi khi thời cơ chín mùi , nghĩa là khi người dân phải lâm vào bước đường cùng như Dương Nội hay Vũng Án cùng ngư dân 4 tỉnh miền Trung , như nông dân Bến Tre ĐỒNG bằng Nam Bộ , …vv .
Thời cơ bởi Cộng Sản gieo rắt thảm họa ắt phải đến độ chín mùi là điều tất yếu xảy ra . Vì lực lượng tham nhũng của Đảng đã bất lực và không thể nào chỉnh đốn được chính trị và đời sống xã hội .
Nhiệm vụ của mọi người Việt biết sợ Cộng Sản hôm nay chính là lựa chọn mọi phương tiện làm vũ khí tuyên truyền tác động cho chính nghĩa tự do và dân chủ , chờ đợi thời cơ chín mùi . Riêng thành phần lãnh đạo thì đã có rất nhiều không cần bận tâm .
Trần giả Tiên said
“VN hôm nay có rất nhiều Trần huỳnh Duy Thức , tinh thần yêu nước và tài giỏi chẳng thua kém HCM , sẵn sàng chết và hy sinh vì chính nghĩa thì vô cùng đáng nể .”
Đã Thức Tỉnh sao vẫn còn so sánh KHẬP KHỂNH thế này bác(!?)
HCM là tên TAY SAI cho cha NGA, mẹ TÀU đã đem cái chủ nghĩa thổ tả chết tiệt về tròng vào cổ dân VIỆT.
Như nhà văn Trần Trung Đạo đã nói ==> 😀 “Đặc điểm của thành phần chưa dứt khoát này là chỉ tập trung phê bình hiện tượng nhưng tránh nhắc đến bản chất, chỉ trích hậu quả nhưng cố tình bỏ qua nguyên nhân.” 😀 <==
Đây là bằng chứng TAY SAI cho Cha NGA, Mẹ TÀU.
Tạm dịch
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
– Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã ký
Bức thư Nội dung tạm dịch:
Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga:
http://www.rusarchives.ru/evants/exh…tnam1/22.shtml
http://www.rusarchives.ru/evants/exh…tnam1/23.shtml