Như vậy là C2 và Rồng đỏ do URC sản xuất tại Việt Nam bị nhiễm độc chì rất nặng!
Cám ơn những người bạn không biết mặt trên mạng đã kề vai sát cánh, động viên tôi những lúc bị doạ dẫm, bị “những bàn tay đen” vùi dập bầy đàn, cám ơn những nhà báo chân chính đã không mệt mỏi đi đến cùng của sự việc.
Nhiều người hỏi tôi vì sao tôi làm việc này? Tôi xin mượn lời của Facebooker Oanh Bùi để trả lời: “Nhờ những kiểm nghiệm độc lập và đưa lên mạng xã hội mà công ty URC phải thu hồi 5 lô nước giải khát vì hàm lượng chì quá cao. Nhờ các nhà phân tích, kiểm nghiệm độc lập, trên mạng xã hội cũng đang công bố nước ở Vũng Áng không thể an toàn như trên truyền thông đang tuyên truyền muốn dân tiếp tục đi biển, ăn cá, không cần biết hậu quả là chết dân…Đọc tiếp »
GNsP – Một nguồn thông tin đáng tin cậy xin được giấu tên khẳng định với GNsP rằng, ông Trần Huỳnh Duy Thức sức khỏe rất yếu trong 8 ngày tuyệt thực tại trại giam số 6 Nghệ An, bắt đầu từ ngày 24.05 cho đến nay.
Nguồn tin này cũng cho GNsP biết vào chiều ngày 31.05 rằng, mấy ngày trước, cán bộ y tế của trại cứ 2 ngày vào thăm ông Thức một lần, nhưng từ ngày hôm qua 30.05.2016 thì ngày nào cũng phải vào thăm để theo dõi tình hình sức khỏe của ông Thức.
Nguồn tin này còn khẳng định, mấy ngày trước, ông Thức còn ngồi dậy nói chuyện với cán bộ y tế, khi nằm còn đọc được sách, nhưng từ ngày qua 30.05.2016 ông Thức đã không dậy được, không còn đọc sách được nữa.
Trong quá trình tuyệt thực, ông Thức chỉ uống nước suông và ông kiên quyết từ chối dùng đường và muối để duy trì sức khỏe.Đọc tiếp »
TT Obama nháy mắt khi ông đến buổi họp báo với CTN Trần Đại Quang Trung tâm Hội Nghị Quốc Tế hôm 23/5/2016. Ảnh: AP
Cơn sốt Obama rồi sẽ xẹp xuống cho dù hiện tại, sau một tuần, vẫn còn nóng bỏng. Hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng trăm ngàn người Việt Nam đã khen ngợi, đã phân tích cặn kẽ về mọi khía cạnh, từ chữ đến nghĩa qua từng cử chỉ của ông Obama ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể nói là không bỏ sót bất cứ chi tiết nào khi công chúng nhìn thấy ông! Điều đó nói lên tình cảm nồng nhiệt người Việt Nam dành cho Hoa Kỳ qua ông, cho dù nghi lễ đón tiếp ông khá đơn giản so với lần ông Tập Cận Bình đến Việt Nam năm 2015. Trái với nghi lễ “hoành tráng” nhà nước tổ chức chào đón họ Tập là sự ghẻ lạnh của người dân mà dư luận cho là công khai “rước giặc vô nhà”!Đọc tiếp »
Xin thưa, đã từ lâu mọi người đều hiểu thạch tín, với tên gọi khoa học thường dùng là asen hoặc arsenic rất độc hại. Nó độc gấp 4 lần thủy ngân. Khi uống phải một lượng asen bằng nửa hạt đỗ xanh có thể chết ngay. Nhưng trước đây chỉ biết nó qua tên vị thuốc bắc trong các quầy thuốc đông y. Thế rồi mãi đến mười năm gần đây, khi hàng loạt người trên thế giới và ngay cả ở Việt nam bị mắc những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến ung thư thì mới xét nghiệm nước và chỉ định ra: asen chính là một thủ phạm.Đọc tiếp »
Chiều nay 31/5/2016, tiến sỹ Nguyễn Chí Công và luật sư Trần Vũ Hải đã thay mặt hơn 30 chuyên gia và nhà khoa học đến trụ sở Bộ Tài nguyên và mội trường gửi Thư liên quan đến thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh miền Trung có nội dung dưới đây (mong các bạn FB chia sẻ để nhiều người biết và ủng hộ):
THƯ YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ liên quan đến thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển, hủy hoại thuỷ sản tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
KÍNH GỬI: Ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (“Bộ TN&MT”)
Chúng tôi – những công dân ký tên và đồng ý nội dung dưới đây quan tâm về thảm họa ô nhiễm biển đã hủy hoại thủy sản tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mà đến nay vẫn chưa rõ được nguyên nhân và những biện pháp khắc phục hậu quả.Đọc tiếp »
Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên (trái) kiểm tra lô hàng trước khi tiêu huỷ – Ảnh: Trần Ngọc Kha
TTO – Công ty TNHH URC VN bị xử phạt do các vi phạm sản xuất và bán một số lô nước trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu có hàm lượng chì cao quá mức công bố.
Cách đây ít giờ, phó Chánh thanh tra Bộ Y tế – trưởng đoàn thanh tra Công ty TNHH URC VN Nguyễn Văn Nhiên đã ký quyết định xử phạt hành chính trên 5,8 tỉ đồng đối với Công ty TNHH URC VN, do các vi phạm sản xuất và bán một số lô nước trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu có hàm lượng chì cao quá mức công bố.
Theo quyết định này, các vi phạm chính của công ty URC VN sau thanh tra gồm sản xuất 2 lô trà xanh hương chanh C2 (lô sản xuất ngày 4-2-2016, hạn sử dụng 4-2-2017) và lô nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu sản xuất ngày 10-11-2015, hạn sử dụng 10-8-2016 có hàm lượng chì cao quá mức công bố.Đọc tiếp »
Ảnh minh họa: hóa chất độc hại dùng trong thực phẩm. Nguồn: internet
Ngồi đọc lại một tờ báo xưa, thấy cái tin ngồ ngộ: Chánh phủ sẽ xử phạt nặng, kể cả bỏ tù những người bán hàng dùng đường hóa học để nấu chè!
Lúc nhỏ tôi thường nghe những người hàng xóm bảo nhau ‘đừng ăn chè, hoặc thứ gì đó của quán Y, quán X…vì quán đó dùng đường hóa học’. Tôi chẳng biết đường hóa học là đường gì nhưng người dân xóm nghèo Sài Gòn tôi có vẻ rất sợ. Và lúc đó, cái món ‘hóa chất’ duy nhất thường được người bán bỏ vào thức ăn chỉ là đường hóa học. Ngay cả má tôi cũng dặn đi học không được ăn nước đá bào, hoặc chè, coi chừng ăn trúng đường hóa học.
Nào cần biết. Tôi vẫn vô tư ăn bánh mì bì chan nước mắm, bánh mì xíu mại. Ngon lành lắm thì được tô bánh canh với khoanh giò giòn sựt còn thường xuyên thì ăn cháo huyết, bún riêu xóm nghèo. Chúng tôi ăn vô tư chẳng lo lắng gì về vệ sinh thực phẩm vì chưa bao giờ được nghe chuyện heo được ăn thức ăn có trộn chất làm tăng trọng, cá nuôi thì có dư lượng kháng sinh, tôm thì bôm silicon đầy tạp chất. Trong những bài học về ăn uống chúng tôi chỉ được dạy phải ăn uống thức ăn nấu chín, tránh để qua đêm, phải có lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi nhặng… Chúng tôi chưa bao giờ được khuyên ‘Hãy ăn thức ăn không hóa chất’ hoặc ‘hãy chọn thức ăn không độc hại’ như bây giờ. Lúc ấy, lũ trẻ chúng tôi không sợ thức ăn có hóa chất, và cũng chẳng biết hóa chất là gì, mà chỉ sợ không có cái gì để bỏ vào miệng mà thôi.Đọc tiếp »
Trong bối cảnh gần 2 tháng cá biển chết hàng loạt không có một kết luận khoa học nào đưa ra thì câu hỏi “chia sẻ để làm gì?” là một câu hỏi không phải nhắm vào một MC điển trai, mà còn nhắm vào cộng đồng mạng đang đau đáu với người dân miền Trung một câu hỏi đơn giản mà chưa hề có trả lời: “Vì sao cá chết?”. “Chia sẻ để làm gì?” cũng xát vào nỗi đau của ngư dân miền Trung, của người sống bám víu vào biển, của người sống bằng dịch vụ du lịch biển, của con em dọc dài miền Trung từng nương tựa vào nhau, keo sơn với nhau ở phía biển thì nay lại càng liêu xiêu hơn khi nghe câu hỏi ráo hoảnh đó.
Ảnh: MC Phan Anh trong chương trình “60 phút mở”. Ảnh chụp màn hình VTV.
“60 phút mở” của VTV do nhà báo Tạ Bích Loan chủ trì là một chương trình thu hút người xem cả nước. Clip mà VTV đưa lên trang của mình, mạng xã hội hay YouTube với động cơ gì thì cũng là chia sẻ thông tin. Nhưng nó đã bị rút xuống sau khi cộng đồng mạng phản ứng mà không biết vì động cơ gì?
Hôm nay 31.5, một facebooker đã chia sẻ trên trang cá nhân một bản tin liên quan đến 3 em học sinh đã mất vì đuối nước ở trường Tiểu học Suối Khiết, Tánh Linh, Bình Thuận về quyết định đầy nước mắt của hiệu trưởng trường này khi tặng giấy khen cho cả 3 em.
Nhà báo Trần Ngọc Kha: “Facebook thì làm sao? Chia sẻ thì làm sao? Nếu các vị cứ đường đường chính chính tự nhận ra những cái xấu của mình mà thành thực với dân, gần gũi hợp tác với dân một cách thực sự chân thành thì có làm sao? Thay vì ngăn chặn, trấn áp người dân bằng đủ mọi cách để bưng bít thông tin, các vị hãy mở lòng với dân, huy động và gom nhặt mọi nguồn lực trong dân cùng xây dựng và phát triển giữ gìn đất nước. Hãy đăng ký tài khoản và kết bạn với dân trên Facebook, tôi chắc chắn các vị sẽ tìm thấy tiếng nói đồng thuận, cách nghĩ đồng lòng và cách làm đồng mục đích với dân”.
Facebook là nơi cho con người biểu đạt quyền tự do của mình, quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin, nơi giúp chính quyền dễ dàng nắm bắt những thay đổi trong xã hội, nguyện vọng và ý chí của dân chúng để từ đó mà điều chỉnh chính sách, hành vi, thái độ cho kịp thời, phù hợp.
Tôi không đề cập cụ thể, bàn sâu đến chương trình “60 phút mở” của Đài truyền hình trung ương – VTV nữa bởi hai ngày qua hầu như ai coi tivi đều biết, đều nắm được, sau đó các kênh truyền thông đều bàn luận. Ý kiến trái chiều, khác nhau là lẽ đương nhiên, như dư luận trước bất kỳ một chương trình nào khác của VTV lâu nay. Điều nên ghi nhận, với “60 phút mở”, đài truyền hình quốc gia đã tạo ra cuộc tranh luận công khai, cho phép cá nhân được bày tỏ chủ kiến của mình trước người cùng tranh luận, điều mà dường như chúng ta đang thiếu, đang rụt rè trong một xã hội dân sự, bình đẳng.
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.
CƠN NGỤY BIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH “60 PHÚT MỞ”
HOÀNG VŨ
Tiêu đề: Mc Phan Anh chia sẻ về việc cá chết, do anh ấy muốn nói ra quan điểm cá nhân, muốn toàn xã hội của chúng ta có những tiếng nói dân chủ và thẳng thắn, muốn đóng góp vào một tiếng nói chung.
1- Ngụy biện của Nguyễn Thái Sơn – Nghiên cứu mạng xã hộiĐọc tiếp »
Tổng thống Obama đã đến và đã đi rồi. Chút hy vọng, chút niềm vui được dịp nhìn thấy hình ảnh một người lãnh đạo tử tế, đến từ một quốc gia có rất nhiều điều đáng để học hỏi rồi cũng qua đi, người Việt còn lại với những vấn đề muôn thuở của VN.
Biển bị nhiễm độc đến mức độ nào mà một con cá voi to như vậy còn bị chết, nếu con cá voi mà còn chết thì con người sống sao nổi. Đã gần hai tháng trôi qua rồi mà nhà cầm quyền vẫn chơi bài “lờ”, không trả lời về nguyên nhân cá chết cũng như cách giải quyết ra sao. Gần hai tháng trời, bao nhiêu hộ ngư dân phải treo lưới nằm không, tiền cứu trợ 5 triệu nhỏ nhoi đã đến chưa, mà đến thì sống được bao nhiêu ngày rồi sau đó thì sao. Kẻ gây ra thảm họa cho đất nước này, dân tộc này vẫn nhởn nhơ. Ai trả lời, ai chịu trách nhiệm, ai giải quyết?
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016. Ảnh: AP
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.Đọc tiếp »
Người dân Sài Gòn chào đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Barack Obama đã kết thúc chuyến đi thăm chính thức Việt Nam. Các nhà quan sát trong và ngoài nước đang sôi nổi đánh giá ý nghĩa và kết quả của chuyến đi thăm quan trọng này. Đã có những lời đánh giá hơi cao, vượt quá sự thật. Nào là đây là bước ‘’phát triển nhảy vọt’’, từ ‘’quan hệ đối tác toàn diện’’ nâng lên tầm cao mới là ‘’đối tác liên minh chiến lược’’, khi cản trở lớn cuối cùng là biện pháp cấm vận vũ khí sát thương đã được gỡ bỏ hoàn toan; nào là một sự ‘’nâng cấp về chất lượng trong quan hệ song phương’’ nâng niềm tin chung lên một bước.
Về phía dư luận Hoa Kỳ cũng có những đánh giá khác biệt. Hai chuyên gia về Việt Nam là Giáo sư Jonathan London ở Đại Học Hongkong và Murray Hiebert thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS ở thủ đô Washington tỏ ra lạc quan, cho sự kiện vừa qua đánh dấu một bước phát triển tốt đẹp của phía Việt Nam đã tách khỏi Trung Quốc một bước quan trọng và và xích lại gần Hoa Kỳ và phương Tây hơn theo một định hướng rõ rệt và mới mẻ.Đọc tiếp »
Trên các mạng thông tin tự do gần đây, giữa lúc có nhiều tin tức thời sự nóng bỏng như sự kiện cá chết hàng loạt trong vụ Formosa ở Hà Tĩnh và chuyến đi thăm VN của TT B.Obama, đã xuất hiện một số bài viết đặc sắc và có giá trị, liên quan đến một số cô gái nổi bật do những ý tưởng, nhân cách khác thường.
Đây có thể là báo hiệu của một mùa xuân trên mặt trận truyền thông rất đáng chú ý, các nữ nhi yêu nước, yêu dân chủ như những bông hoa đẹp nở rộ đầu mùa xuân.
Các cô gái nhà văn, nhà báo, blogger, tham gia phong trào Dân chủ, Nhân quyền những năm gần đây xuất hiện ngày càng đông đảo. Sau Dương Thu Hương, PhạmThị Hoài, Ý Nhi đã xuất hiện Võ Thị Hảo, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trịnh Kim Tiến, Hoàng Thụy My, Trang Hạ, Dương Thị Xuân, Bùi Minh Hằng … Một số cây bút nữ có uy tín, có đông bạn đọc đã rút chân ra khỏi hội Nhà Văn VN do đảng quá tận tình chăn dắt- một tổ chức Phi Chính Phủ ONG trá hình, ăn lương của Nhà nước và của đảng CS – để tự mình lập nên Văn đoàn Độc lập VN, như Ngô Thị Kim Cúc, Thùy Linh, Dư Thị Hoàn…Đọc tiếp »
Còn xa mới trở thành một công cụ kiểm duyệt mọi thứ, việc kiểm duyệt các trang web của Trung Quốc theo cách tinh tế và đánh lạc sự chú ý để giữ cho người dân khỏi xuống đường.
Có phải hầu như tất cả mọi thứ chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết về internet của Trung Quốc đều sai?
Nếu muốn có một minh họa vì sao nghiên cứu khoa học không những quan trọng mà còn mang tính sống còn thì công việc của Gary King, giáo sư xã hội học tại Đại học Harvard, có thể dùng như ví dụ đầu tiên (exibit A). Sao thế? Này, một trong những vấn đề chiến lược cấp bách hơn mà các chính phủ phương Tây phải đối mặt là làm thế nào để thích nghi với việc Trung Quốc trỗi dậy thành siêu cường toàn cầu mới. Đòi hỏi đầu tiên để có thể định hướng lại một cách thông minh là sự hiểu biết toàn vẹn về thực tế mới này. Và trong khi có thể là các văn phòng đối ngoại và sứ quán của các viên chức phương Tây và các nhà hoạch định chính sách đang bận rộn cố tìm hiểu về chiến lược công nghiệp và địa chính trị của Trung Quốc (chẳng hạn, họ muốn cái quái quỷ gì ở biển Đông?), Tôi thấy có ít bằng chứng về việc ai đó trong chính phủ đang chú ý đến cách chế độ Bắc Kinh dường như đã giải quyết được một vấn đề mà không có chính phủ nào khác đụng vào: đó là, làm sao để kiểm soát, quản lý và khai thác internet cho mục đích riêng của mình.Đọc tiếp »
Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên.
Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình. Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại.Đọc tiếp »
VTV đấu tố MC Phan ANh trong chương trình “60 phút Mở”: Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì? Ảnh chụp màn hình.
Phải chăng việc “chặt chém hội đồng” một người đồng nghiệp như MC Phan Anh trong chương trình”60 phút Mở” là một chiêu câu like, tăng view hiệu quả?
Nội dung chương trình “60 phút Mở” mới nhất với màn đấu tố MC Phan Anh của đài VTC do VTV, nhà báo Tạ Bích Loan thực hiện đang là đề tài cực nóng trên mạng xã hội ngày hôm nay. Phần tính chất, nội dung của chương trình ngay khi vừa được đăng tải đã tạo nên sự bức xúc, phẫn nộ của rất nhiều người người. Cảnh tượng MC Phan Anh luống cuống, bị khớp lời khi bị “chặt chém hội đồng” bởi chính đồng nghiệp từ một đơn vị khác khiến cư dân mạng nói chung và những người có hiểu biết về lĩnh vực truyền thông, báo chí như dậy sóng.Đọc tiếp »
Ca sĩ Mỹ Linh trong phần trình bày Quốc Ca tại buổi lễ. Ảnh: Vietnamnet
Bản thân người viết không phải là khán giả yêu thích cách trình diễn của “Diva” Mỹ Linh, ngay từ khi cô chỉ mới bắt đầu bước vào làng nhạc Việt. Vậy nên yêu, thích, giận, ghét là chuyện rất thường của con người, đặc biệt khi nói đến âm nhạc – thứ vốn không có một chuẩn mực cố định nào. Có thể dùng mọi từ ngữ để miêu tả buổi diễn này – “ngờ nghệch”, “báng bổ”, “ngu ngốc” hay “không thể chấp nhận được”. Nhưng đến khi một nhóm các cá nhân mong muốn có một hành động pháp lý để “trừng trị” Mỹ Linh, chúng ta có một câu chuyện khác để bàn đến.
Sự nhầm lẫn về đối tượng điều chỉnh của pháp luật
Pháp luật dùng để điều chỉnh những mối quan hệ cụ thể, cần thiết và chỉ nên được sử dụng để bảo vệ những mối quan hệ quan trọng. Các quan hệ này phải được duy trì cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Có thể sẽ có nhiều người cho rằng, sau màn trình diễn của ca sĩ Mỹ Linh, đối tượng bị xâm hại và cần được bảo vệ là “sự thiêng liêng, hùng hồn” của Quốc ca. Nhưng họ đã nhầm lẫn rằng thứ gọi là “thiêng liêng, hùng hồn” thật ra chỉ là cảm nhận cá nhân, không phải là một sự thật khách quan như tài sản hay tính mạng, sức khỏe của các cá thể trong xã hội. Điều đó cũng đồng nghĩa, nhiều người chúng ta đang kêu gọi áp đặt cảm nhận cá nhân thành pháp luật.Đọc tiếp »
Tại cuộc họp giao ban, giám đốc đài truyền hình yêu cầu các trưởng phòng phải chịu trách nhiệm với việc sử dụng… Facebook của nhân viên dưới quyền.
Chuyện kỳ lạ ở đài
Ngày 30.5, PV báo điện tử Một Thế Giới nhận được biên bản có một số nội dung khá kỳ quặc của đài PT-TH tỉnh Long An. Đó là biên bản kết luận cuộc họp giao ban, ký ngày 23.5, của cuộc họp ngày 21.5 do giám đốc đài chủ trì.
Cụ thể, theo kết luận cuộc họp: “Trưởng các phòng nhắc nhở và chịu trách nhiệm về việc sử dụng Facebook của nhân viên! Phòng Tổ chức- Hành chính thông báo để các phòng biết và triển khai thực hiện”.
Bà Nguyễn Thị Liên, người xóm 11, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã bị rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi ăn tép biển: Pv. GNsP
GNsP– Ngày 28.05.2016 bà Nguyễn Thị Liên, người xóm 11, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã bị rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi ăn tép biển. Bệnh viện đã lắc đầu từ chối tiếp nhận và khuyên gia đình đưa về “lo cho bà” vì bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm và cho biết bà bị suy thận cấp, viêm gan cấp, viêm mạc đường hô hấp và toàn bộ tim gan, ngũ tạng và các bộ phận đã bị nhiễm độc nặng nên “khó bề cứu chữa”.Hiện tại bà Liên đang mê man, môi miệng bị sưng tấy, có khi co giật và nôn mửa rất nhiều.
Ông Ngô Văn Linh nói khi phát hiện bà Liên bị ngộ độc, thì đưa ra bệnh viện để cữu chữa. “chúng tôi đưa ra trạm xã, y tá đã sơ cứu, chuyền nước. Y tá bảo nếu bị ngộ độc bình thường thì khi nôn mửa xong là sẽ đỡ, nhưng đây không phải là nhiễm độc thông thường.”
Gia đình đã đưa xuống bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nghệ An để khám chữa. Bác sĩ tỉnh đã siêu âm, xét nghiệm và lấy thuốc cho bà uống. Các chỉ số sức khỏe đều ở mức nguy hiểm.Đọc tiếp »
Thuở mới cắp sách tới trường mình đã được học về Thác Bản Giốc, một cảnh quan quý giá của Việt Nam. Hình ảnh đẹp tuyệt vời của Thác Bản Giốc in đậm trong ký ức của mình dẫu chưa từng được đến đó. Thác Bản Giốc, thác đẹp của Việt Nam, công dân nào của Miền Bắc cũng đều biết và tự hào về Thác Bản Giốc.
Rồi một nửa Thác Bản Giốc đã ở bên kia biên giới, một nửa Thác Bản Giốc đã lìa khỏi đất Mẹ. Nỗi đau cắt ruột, vì ai???
Và hôm nay mình mới được tận mắt ngắm nhìn Thác Bản Giốc, thì cũng tận mắt chứng kiến nửa kia của Thác Bản Giốc đã phất phới lá cờ Tàu, một cột mốc đớn đau chặn ở giữa.Đọc tiếp »
– Nhiều người khuyên Nguyễn Khắc Viện nên viết hồi ký. Nhưng tôi nghĩ, mình chưa một lần bị đi tù. Chưa một lần cầm súng ra trận thì có gì để mà viết hồi ký…
Cứ như lời ông Viện thì đời tôi, không đáng một xu, vậy có gì để mà viết hồi ký, hồi ức cho thiên hạ cười chê (!)
Nhưng bạn bè nhiều người lại khuyên Lê Phú Khải nên viết một cuốn hồi ký, không thì phí đi (!)
Chả là, trong lúc vui vẻ, tôi thường kể cho bạn hữu nghe những chuyện “cười ra nước mắt” của dòng họ tôi, hoặc những nhân vật mà suốt cuộc đời 40 năm làm báo tôi được tiếp cận, làm việc. Toàn là những “nhân vật lịch sử”, những chuyện đáng ghi lại. Mà những nhân vật đó lại không thích hoặc không có điều kiện để ghi lại. Bạn bè khuyên tôi nên viết lại những chuyện mà tôi biết…Đọc tiếp »
Bỏ qua câu hỏi ‘Động cơ chia sẻ trên Facebook là gì?’ vừa vô duyên vừa xâm phạm quyền tự do ngôn luận, toàn bộ chương trình của Tạ Bích Loan VTV dựa trên giả định rằng clip cá chết trong 2′ của VTC là ‘sai’ và ‘dàn dựng’.
Tuy nhiên trong bản tin gần đây nhất và các bài viết có liên quan về sự kiện này, VTC vẫn KHÔNG thừa nhận họ sai, và hoàn toàn phủ nhận việc họ dàn dựng (theo kiểu VTV làm vụ chổi quét rau).Đọc tiếp »
Khi nhìn kỹ bức ảnh này tôi mới biết ba khuôn mặt xuất hiện trong tấm hình: MC Phan Anh đóng vai người đàn ông đứng dúm dó trước sự đấu tố theo kiểu “em là bà nội của anh” bởi một mụ đàn bà “mắt lia mày láu, miệng thơn thớt liên hồi” với một con lợn Hồng nhỏ cắp nách mà âm Thanh phát Quang.
Tôi bật cười vì không chịu nổi sự hài hước của nó, nhưng bất chợt tôi thấy xót xa vì cái thời cải cách ruộng đất những năm 1953 – 1954 nó đã lùi sâu hơn 60 năm cho đến bây giờ, mà nay nó lại được tái hiện lại công khai trên truyền hình một cách đầy vui vẻ lẫn hứng khởi giữa cái thời mà người ta ca ngợi là văn minh, là dân chủ tột độ.
Khi tham gia ứng cử đại biểu quốc hội kỳ này, tôi chỉ mong để được đóng góp sức mọn cho công cuộc lập pháp quốc gia, để cải thiện luật pháp, để cải thiện nhân quyền, để phá tan sự dối trá, sự đê hèn và bát nháo lên ngôi. Tôi muốn thay đổi giáo dục, đó là công cuộc vì lợi ích lâu dài trồng người, sẽ phải mất vài thế hệ mới mong có được những sản phẩm tốt không còn bị nhồi sọ hay tẩy não bởi những học thuyết, thứ chủ nghĩa giáo điều, lầm lạc. Và tôi đã bị đấu tố một cách bất chấp, dã tâm đến đê tiện. Đọc tiếp »
Tôi ủng hộ cho phong trào đòi tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức. Tôi hiểu rằng ông ấy đang bị giam cầm ở Việt Nam về cáo buộc thực hiện tuyên truyền chống lại chính quyền, chịu án 16 năm tù giam và tiếp tục 5 năm quản chế. Ông ấy đã chịu 7 năm trong tù bởi sự buộc tội đó. Ông đã thề sẽ bắt đầu một cuộc « tuyệt thực cho đến chết » chống lại việc giam cầm ông kể từ ngày 24/05/2016.
Tôi tha thiết yêu cầu chính quyền Việt Nam hãy thể hiện sự nhẹ tay tới Thức, và thả ông ra khỏi nơi giam cầm. «Tội» của ông ấy là đưa ra một loạt những đề nghị cho việc cải cách quản trị chính quyền tập trung vào quyền con người. Đúng vậy, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của chính quyền hiện đại là duy trì quyền con người, như đã được nêu lên trong Tuyên ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền. Một trong những quyền đó là quyền tự do ngôn luận, để chống lại sự chuyên chế và lạm dụng quyền lực của chính quyền.Đọc tiếp »
Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to). Courtesy Photo.
Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, một học giả Trung Quốc đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển.
Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:“…Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền… Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”Đọc tiếp »
Triết lý sai lầm ở đây là: “Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đời sống của nhân dân”. Vì sao lại bảo là nó sai? Vì đảng làm gì có tiền, đảng muốn chăm lo cho người này thì phải lấy tiền của người khác. Và dĩ nhiên, ở đây chăm lo ngụ ý chăm lo cho người nghèo và như vậy thì phải lấy tiền của người giàu. Tức là lấy tiền của người có năng suất lao động cao hơn đem cho người có năng suất lao động thấp hơn (chưa nói, trong quá trình đó cán bộ của đảng còn xà xẻo bớt, như đã từng thấy). Người giàu sẽ không còn tiền đầu tư, năng suất lao động tiếp tục bị giữ ở mức thấp, xã hội tiếp tục luẩn quẩn trong vòng nghèo khổ.
Triết lý đúng phải là: Mọi người đều bình đẳng về cơ hội (quy định quốc hội có bao nhiêu phần trăm đảng viên là không bình đẳng về cơ hội). Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật (dân thường ăn cắp vài con vịt bị tù giam, trong khi cán bộ đảng viên tham nhũng nhiều tỉ đồng chỉ bị phê bình hay án treo là không bình đẳng trước pháp luật). Rồi để cho mọi người tự lo cái ăn cái mặc cho mình, nhà nước càng ít can thiệp vào đời sống của người dân thì càng tốt. Chân lý ở đây là: MỨC ĐỘ TỰ DO CỦA XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ THỊNH VƯỢNG CỦA XÃ HỘI ĐÓ.Đọc tiếp »
Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, nhưng Việt Nam không muốn Trung Quốc lo lắng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Trái) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội hôm 23 tháng 5 năm 2016. (Nguồn: Jim Watson / AFP / Getty Images)
Tổng thống Barack Obama có một mục tiêu đầy tham vọng, đó là đặt nền móng cho một giai đoạn mới trong quan hệ song phương với Việt Nam qua chuyến thăm đầu tiên của ông diễn ra từ ngày 23 tới ngày 25 tháng 5 vừa qua. Ông đã tiến một bước mới cho công cuộc hòa giải hoàn toàn giữa hai nước cựu thù bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam khi mà Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chế độ Trung Cộng quyết tâm xâm lược Biển Đông.Đọc tiếp »
Lời toà soạn:Nhà báo, dịch giả Phạm Đoan Trang, sáng lập viên và biên tập viên của Luật Khoa tạp chí, là khách mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm của ông tới Việt Nam từ 23-25/5 vừa qua. Tuy không tới được cuộc gặp do bị cơ quan an ninh ngăn cản, cô cũng đã tham dự hàng loạt cuộc tiếp xúc tiền trạm với phía Mỹ trong nhiều tháng trước chuyến thăm của ông Obama. Luật Khoa tạp chí xin gửi tới quý độc giả bài tường trình và bình luận của nhà báo Phạm Đoan Trang về các hoạt động này cũng như những diễn biến bên lề khác.
Phạm Đoan Trang
Những thông tin về việc Obama chắc chắn sẽ sang Việt Nam và sẽ gặp một số đại diện của các tổ chức xã hội dân sự, tôi đã được nghe từ lâu, có lẽ từ sau Tết âm lịch, trái ngược với những tin đồn và phỏng đoán rằng Tổng thống Mỹ sẽ không qua đây. Mặc dù vậy, vốn là người nặng tư tưởng dân tộc (nationalist), tôi không quan tâm nhiều. Điều duy nhất khiến tôi chú ý là cách làm việc của những người Mỹ, nói cụ thể hơn nữa là sự vận hành của chính trường Mỹ, thể hiện qua chuyến thăm của một nguyên thủ quốc gia.Đọc tiếp »
Người dân Việt Nam đang khao khát ‘thần tượng’, nhưng lại không muốn những thần tượng do ‘tuyên truyền’ và ‘được dựng lên’, theo ý kiến nhà nhà nghiên cứu, khách mời của BBC.
Tại cuộc tọa đàm về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ và hội chứng mang tên cơn sốt Obama ở Việt Nam của BBC Việt ngữ cuối tháng 5/2016, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, nhà nghiên cứu xã hội học từ Hà Nội cho nói:
“Tôi nghĩ rằng cơn sốt Obama đã cho chúng ta thấy là dân chúng muốn thần tượng của mình là ai, chứ không phải là những gì người ta dựng lên hoặc người ta cố gắng để tuyên truyền cho nó.”
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội Việt Nam khẳng định:
“Đấy chính là cái gọi là thần tượng thực sự mà người Việt Nam đang thiếu và khát khao. Những thứ mà khiên cưỡng thì rất khó khăn.Đọc tiếp »
Trong chuyến đi đến Việt Nam, ông Obama cũng nhiều lần nhắc đến việc hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh. Ảnh: Getty.
Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam “tăng gấp đôi”, Trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam (VVAF) nói, trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Việt được tuyên bố “bình thường hóa hoàn toàn”.
“Cụ thể đến 2015 có sự cam kết hỗ trợ tài chính của chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam, nâng gấp đôi gói viện trợ của Hoa Kỳ với Việt Nam về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ.
“Và tiến độ cũng nhanh hơn, nhiều hơn và toàn diện hơn,” bà Thảo Griffiths, nói với BBC Tiếng Việt khi được vấn ý trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam
Nhưng bà Thảo cũng thừa nhận:
“Sự hỗ trợ vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu thực tế của người dân ở địa phương, và sự ô nhiễm khủng khiếp còn sót lại ở Việt Nam sau chiến tranh.”Đọc tiếp »
Một trong số hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông. (Hình: Zing)
VIỆT NAM – Đó là nhận định của ông Nguyễn Vân Nam, một tiến sĩ luật người Đức gốc Việt. Tờ Tuổi Trẻ đăng nhận định này kèm đề nghị của ông Nam: Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Trong một cuộc trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ về những vấn đề có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, giống như nhiều chuyên gia khác về luật pháp quốc tế, ông Nam cảnh báo, chính quyền Việt Nam đừng để Trung Quốc kéo vào các cuộc đàm phán song phương để giải quyết bất đồng về chủ quyền.
Sở dĩ trước nay, Trung Quốc khăng khăng đòi giải quyết các bất đồng về chủ quyền theo phương thức đàm phán song phương với từng quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông là vì hình thức này giúp Trung Quốc loại trừ các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc.Đọc tiếp »
Đôi lời: Như vậy là những thành viên của nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) được phép gặp TT Obama sáng 25/5/2016 là “quân đỏ”? Còn cuộc gặp của tổng thống với những người thuộc các nhóm XHDS ở Hà Nội ngày 24/5/2016 thì sao? Vì sao trong số 16 khách mời hôm đó, chỉ có 6 người “được phép” vào gặp tổng thống? Vì sao 10 người kia bị chặn và 6 người còn lại được gặp? Phải có tiêu chuẩn gì để “được phép” vào gặp TT Obama?
Trần Hoàng Phúc khi trả lời phỏng vấn của Người Việt. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
SÀI GÒN (NV) – Hoạt động cuối cùng của Tổng Thống Barack Obama ở Sài Gòn là tham dự buổi nói chuyện với các thanh niên trong nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) do ông sáng lập. Thế nhưng có một bạn trẻ, Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, sinh viên năm 4 đại học ở Sài Gòn, đã có vé mời tham dự buổi gặp gỡ này, lại bị An Ninh Việt Nam ngăn chặn, bắt đi. Phóng viên Người Việt gặp gỡ Trần Hoàng Phúc để được nghe kể lại câu chuyện dưới đây.
Việt Hùng (Người Việt):Bạn có thể tường thuật lại sự việc bị An Ninh bắt khi đang chuẩn bị vào tham dự buổi nói chuyện của Tổng Thống Obama?
Trần Hoàng Phúc (THP): Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2016, tôi đến tòa nhà GEM số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường ĐaKao, Quận 1, Sài Gòn, để tham dự buổi nói chuyện của tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, với các thành viên của nhóm YSEALI mà tôi là một thành viên chính thức.Đọc tiếp »
Trước khi ông Obama đến thì nhân dân VN cũng đã… “tay không” – tay không trước một chế độ toàn trị và công an trị cực kỳ cứng rắn; tay không trước một chính quyền mà chúng ta rất có lý do để e dè rằng họ sẽ không ngại làm một cú Thiên An Môn ở ngay thế kỷ 21 này. Vâng, đúng vậy.
Nhưng “tay không” vẫn chưa đáng thất vọng. Nỗi thất vọng đến gần như tuyệt vọng là cả trong đầu, trong tim của phần đông dân Việt cũng KHÔNG nốt. Số người thức tỉnh và dám khao khát ước mơ, xét theo tỉ lệ dân số là quá ít, trong khi số người mù quáng chỉ biết “còn đảng còn mình”, cho dù ta giả dụ chỉ 0,5%, thì đã là quá nhiều – quá nhiều vì họ có súng trong tay.Đọc tiếp »
Huỳnh Anh Dũng, 34 tuổi, tại trang trại của gia đình ông ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Lúa của ông thất bại trong tháng 2 vì nước mặn. Nguồn: NYT
SÓC TRĂNG, Việt Nam – Khi chồi lúa bắt đầu khô héo trên cánh đồng của bà Lâm Thị Lợi ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, một vùng thường xanh tươi của Việt Nam, bà phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: để lúa chết trong đất khô hạn, hoặc bơm nước mặn ở sông vào để may ra chúng sống sót.Đọc tiếp »
Vẫn không thể dừng lời quanh vụ cá chết hàng loạt trên biển Đông. Vì những người tự gọi là lãnh đạo, tự nhận phần quyết định tuyệt đối, tự nhận ‘lo’ tất cả mọi việc của đất nước đến giờ này vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của sự vụ nghiêm trọng này. Dư luận đã chỉ ra: đây không chỉ là họa cá chết mà sẽ là một họa diệt chủng nếu không nhận rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân và tìm cách rốt ráo khắc phục. Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của nó vẫn không tách khỏi cái ‘gien’ di truyền bành trướng bá quyền của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh.
1- Nói thêm ít lời về gien di truyền bành trướng bá quyền đại Hán
Gần đây, khi đi công du một số nước Âu, Mỹ, người đứng đầu tập đoàn Bắc Kinh bỗng không khảo mà xưng lên rằng: người Trung Quốc không có ‘gien’ bá quyền bành trướng! Nghe mà bật cười, nhớ đến một chuyện tiếu lâm của ta xưa. Chuyện kể nhà nọ bán thịt lợn sề (mà theo dân gian thì thịt lợn sề độc, không nên ăn), mới dặn thằng con là phải giấu đừng cho ai biết. Thằng bé sốt sắng vâng lời, nên mỗi khi có khách đến định mua, nó đều nói lớn ngay rằng: thịt này không phải thịt lợn sề đâu đấy! Khách nghe nói vậy bèn sinh nghi, xem kĩ thịt, thì phát hiện đúng là thịt lợn sề thật, rồi bỏ đi, không mua…Đọc tiếp »
Cá chết hàng loạt ở bờ biển miền Trung. Nguồn: internet
Thảm họa Formosa Vũng Áng đang khiến mọi người Việt Nam vừa lo sợ vừa phẫn nộ trong gần hai tháng qua. Lo sợ vì mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại và tiềm năng thiệt hại lâu dài. Phẫn nộ vì điều không thể xảy ra đã xảy ra và vì thái độ của những người cầm quyền.
Như mọi người đều đã biết, từ ngày 6/4 hàng trăm, hàng ngàn tấn cá đã chết, chết dạt vào bờ hay chết chìm đáy biển, vì vùng biển duyên hải miền Trung bị nhiễm độc. Khu vực nhiễm độc mới đầu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên rồi dần dần lan rộng xuống phía Nam và tỏa rộng ra khơi. Ước lượng chung là vùng biển nhiễm độc hiện nay dài hơn 400 Km và rộng hơn 30 Km. Để làm nhiễm độc một vùng biển rộng lớn như vậy người ta đã phải xả xuống biển một khối lượng cực lớn những hóa chất cực độc. Thiệt hại đã rất kinh khủng.Đọc tiếp »
Tổng thống Mỹ, Barack Obama, tiếp xúc với các nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam sáng ngày 24/5/2016 tại Hà Nội. JIM WATSON AFP Getty Images
Việc không cho phép một số các nhà hoạt động xã hội dân sự là khách mời của Tổng thống Mỹ được gặp ông trong chuyến thăm Việt Nam của chính khách Mỹ tại Hà Nội là ‘một cách làm không chuyên nghiệp’ và là điều ‘rất đáng tiếc’, theo các khách mời Tọa đàm của BBC.
Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề về cơn sốt Obama tại Việt Nam mới đây, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói:
“Tôi không muốn bình luận một số ý kiến đề cập đến vấn đề nhân quyền bởi vì đây là vấn đề sẽ còn lâu dài, tôi chỉ bình luận sự việc cuộc gặp của Tổng thống Obama với một số người ở xã hội dân sự không thành công.
“Tôi thấy đáng tiếc, thật sự đối với tôi là đáng tiếc, mà nếu nói theo thuật ngữ thời thượng bây giờ người ta nói thì việc chặn một số người mà nhất là những người có tiếng nói tương đối có trách nhiệm trong xã hội dân sự, thì đó là một cách làm không chuyên nghiệp.Đọc tiếp »