Lại đến 30 tháng Tư. Có một câu hỏi luôn quanh quẩn trong đầu tôi bao năm mà tôi cho rằng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng: “Tại sao chúng ta thua?”
Tất nhiên đã có nhiều giải đáp cho câu hỏi này, tùy theo cách nhìn của mỗi người. Câu giải đáp thường gặp nhất là: “Tại người Mỹ bỏ rơi chúng ta” hay có vẻ cay cú hơn: “Tại người Mỹ phản bội chúng ta”. Dễ thật! Nhìn thấy lỗi (có vẻ hiển nhiên) của người khác dễ hơn là đào sâu để tìm thấy câu trả lời đúng đắn cho chính vấn nạn của mình.
Xa hơn, chúng ta thường nghe nói đến:
– Nixon thấy khả năng làm ăn với Trung Cộng, mang lại lợi lớn cho Mỹ, nên bắt tay Trung Cộng, bỏ rơi miền Nam.Đọc tiếp »
Trong khi nhân dân duyên hải miền Trung và cả nước đau buồn và cực kì uất ức trước việc cá chết hàng loạt thì tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa?
Tại sao Phát ngôn viên Formosa đã dám coi thường nhóm cầm đầu CSVN khi tuyên bố: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”?
Gà hóc phải thóc, há miệng mắc quai của các quan đỏ và chống đối lẫn nhau giữa các bộ và ban đảng!
Âu Dương Thệ
30-4-2016
Ông Nguyễn Phú Trọng thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc dự án Formosa – khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh hôm 22/4. Nguồn: báo Hà Tĩnh.
Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm ban giám đốc Formosa giữa lúc nạn cá chết hoàng loạt?
Ngay từ đầu tháng 4.16 đại diện Sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Tĩnh cho biết, „hiện tượng cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ Lợi và tại xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (TX.Kỳ Anh) vào ngày 7.4. Ngày 11.4, sau khi Công ty Grobest đóng tại xã Kỳ Phương (TX.Kỳ Anh) cấp nước biển vào ao nuôi khoảng 6 giờ đồng hồ thì xảy ra hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt. Đến ngày 14.4, ngao nuôi tại 2 xã Kỳ Hà và Kỳ Ninh tiếp tục bị chết, gây thiệt hại khoảng 4,71 tỉ đồng…“[1]
Khi ấy Phó phòng Kinh tế và đô thị (TX.Kỳ Anh) Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết, „địa bàn xã Kỳ Lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng Áng khoảng 4 – 5 km, còn các xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà cách Vũng Áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó 1 ngày.“ [2]Đọc tiếp »
Trên báo Thanh Niên vừa cho phát bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng về kinh tế tư nhân và chủ nghĩa xã hội (xem báo Thanh Niên, ngày 28/4/016). Đây là một bài viết ngắn, nhưng tương đối rõ ràng, mạch lạc quan điểm của ông – một nhà lãnh đạo cũng tương đối có chức vụ cao – về nền kinh tế tư nhân, về giai tầng doanh nhân và chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta biết, trong nhiều nghị quyết của đảng gần đây, đã lấp ló nhìn thấy sự đánh giá, nhìn nhận ý nghĩa, vai trò của thành phần kinh tế này trong sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên nội dung những nghị quyết ấy vẫn còn vương vấn quá nhiều về vai trò chủ đạo, nền tảng của chế độ công hữu, và kinh tế doanh nghiệp nhà nước.Đọc tiếp »
“Để tiêu diệt một dân tộc nó ‘là một tiến trình, không phải một sự kiện’ như GS Sheri Rosenberg quan sát. Tiến trình này TQ lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Nó lâu dài và đa dạng, được tăng tốc bởi chế độ chính trị của nước nạn nhân. Chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc, hai đảng cộng sản đàn anh và đàn em rù rì rủ rỉ với nhau trong bóng tối. Nó biến VN trước tiên là bãi rác, kế đến là con đường mòn nam tiến”.
____
Lê Minh Nguyên
30-4-2016
Ảnh: internet
Khi sinh tiền bà GS Sheri Rosenberg có viết “Diệt chủng là một tiến trình, không phải một sự kiện” (Genocide Is a Process, Not an Event – bit.ly/1VY3UIk). Bà cho rằng đó là một sự giảm thiểu từ từ sức sống của dân tộc đó về cả hai mặt chất lượng và số lượng (genocide by attrition).
Trong lịch sử loài người, diệt chủng đã xảy ra rất nhiều cho các dân tộc, tuy hoàn cảnh và đặc tính có khác nhau, nhưng nó có các điểm giống nhau như: (1) diễn ra trong bối cảnh thế giới ít quan tâm vì do một sự kiện lớn khác chiếm hết các băng tầng của truyền thông các nước, (2) muốn xoá bỏ, làm bạc nhược, hay đuổi dân tộc đó ra khỏi một vùng lãnh thổ, (3) chủ thể gây ra là một chính quyền hay một quốc gia ở tại thực địa hay ở ngoài thực địa, (4) xem sự hiện hữu hay sự hùng mạnh của dân tộc đó là một mối đe doạ, (5) xảy ra khi dân tộc đó không có khả năng để tự bảo vệ, (6) chủ thể gây ra thường nhân danh một lý tưởng, một chủ nghĩa, một tín ngưỡng, hay một sự tự vệ, (7) chủ thể gây ra thấy không có ai ở bên ngoài thực sự có khả năng can thiệp vào, (8) sự diệt chủng xảy ra trong một thời gian dài, không phải giết hàng loạt trong một vài lần, (9) sự diệt chủng không chừa một ai, dù đàn bà hay trẻ em (bit.ly/1Tk8BGn).Đọc tiếp »
1975: Những người dân chạy về phía trực thăng Mỹ ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Corbis Photo
Đứng ở Bắc Vĩ tuyến 17, nhìn về phía Nam, bên kia cầu Hiền Lương, trước đây 41 năm là lãnh địa của Việt Nam Cộng Hòa. Và đứng trên suy nghĩ của người miền Bắc lúc bầy giờ thì đó là nơi “đồng bào miền Nam bị o ép, không có cơm ăn áo mặc, đau khổ vì bọn ngụy quân ngụy quyền…” theo lối nhồi sọ của người Cộng sản. Để rồi sau 41 năm, người ta lại đứng trên cầu Hiền Lương và nghĩ rằng giá như lúc đó đừng có ngày 30 tháng 4. Giá như… và giá như… cá chết sớm hơn nữa!
Thực ra trước khi cá chết hàng loạt, vấn đề người Trung Quốc xâm lược, tham nhũng, người dân nghèo mất đất, giới quan lại địa phương nhũng nhiễu… tất cả đã là những cái ung nhọt lớn của đảng Cộng sản, càng ngày nó càng lớn thêm. Mà con người thì ai cũng muốn sống trong yên tĩnh, bình an và đừng để chuyện gì trở nên náo động. Chính cái tâm lý thủ phận an thường này cộng với kiểu quản lý sắc máu của nhà cầm quyền đã làm cho hầu hết nhân dân bị tê liệt tính phản kháng. Vẫn biết, vẫn bất bình, vẫn bất mãn nhưng người ta bảo nhau “thôi kệ, ai làm gì thì làm, miễn đừng đụng tới nồi gạo nhà tôi là được!”.Đọc tiếp »
Nhân bài thơ của cô giáo Lam ở Hà Tĩnh “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” đang làm xúc động cộng đồng mạng, xin mạn phép làm bài thơ nhỏ, tiếp nối nguồn cảm hứng của cô.
Đoàn công tác của Bộ trưởng Trần Hồng Hà khảo sát trực tiếp nơi xử lý nước thải của Formosa hôm 28-4 – Ảnh: Văn Định
TTO – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ sau chuyến kiểm tra trực tiếp Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Bộ trưởng nhìn nhận: “Đây là sự cố môi trường rất nghiêm trọng, lần đầu tiên xuất hiện ở VN. Chúng tôi phải thừa nhận rằng các bộ ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học dù đã nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai trước thảm họa môi trường như thế nào còn lúng túng, chậm và không đáp ứng được kỳ vọng của người dân và công luận.
Tuy nhiên, chúng tôi rất mong người dân tiếp tục tin tưởng Bộ TN-MT cũng như các bộ ngành khác sẽ làm hết trách nhiệm với tinh thần công tâm, khoa học để sớm giải tỏa mối lo hiện nay”.Đọc tiếp »
Đôi lời: Rất tốt! Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Chính phủ vẫn chưa thể giải quyết vấn đề tận gốc. Môi trường sống của ngư dân ở các tỉnh ven bờ biển vẫn còn bị ô nhiễm, chưa biết khi nào mới hết. Những người làm nghề đánh cá ven bờ và những người sống bằng ngành du lịch sẽ không thể sống cuộc sống bình thường trong những ngày sắp tới. Chưa biết bao giờ người dân sẽ ổn định cuộc sống.
Câu hỏi được đặt ra là: Chính phủ còn được bao nhiều tiền để giải quyết sự cố này? Sẽ mua cá của ngư dân đánh bắt xa bờ (có thể hỗ trợ những ngư dân đánh cá ven bờ và những người sống bằng ngành du lịch) trong thời gian bao lâu? Nếu không tìm ra thủ phạm gây chết cá hàng loạt, không thể mang chúng ra tòa để bồi thường những gì chúng gây ra, liệu chính phủ có thể gánh cái gánh nợ này thêm bao lâu nữa?
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngay đường dây nóng để phối hợp với địa phương thu mua toàn bộ hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân – Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Đây là chỉ đạo cụ thể của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi kết luận cuộc họp với các bộ, ngành và tỉnh Hà Tĩnh vừa kết thúc.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Văn phòng Chính phủ, Tư lệnh Quân khu 4 và lãnh đạo các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện những ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu quan trọng nhất là sớm ổn định đời sống người dân vùng ven biển.Đọc tiếp »
Có lẽ chưa bao giờ một Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam nào được chứng kiến một đất nước mà người dân thất vọng sâu sắc như hiện nay đối với sự cai trị của chế độ. Dù có muốn tô hồng hiện thực đến mức nào đi nữa, tôi nghĩ rằng những người đứng đầu Đảng Cộng Sản đều hiểu rằng một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế xã hội và cả tư tưởng đang diễn ra ở Việt Nam.
Bản thân nội bộ Đảng Cộng Sản cũng bị chia rẽ sâu sắc. Có lẽ các ông hiểu rõ hơn tôi và hơn bất cứ người dân Việt Nam nào khác về việc các ông đã có một kỳ đại hội đảng căng thẳng hơn bất kỳ đại hội nào trong quá khứ như đại hội đảng 12 vừa mới diễn ra. Đã có một phe thắng và một phe thua, nhưng xét về toàn cục, toàn bộ Đảng của các ông đều đã thua, vì các ông thất bại trong điều hành quốc gia, cũng thất bại nốt trong việc xây dựng một lý tưởng dẫn đường cho Đảng của các ông và thất bại thê thảm trong việc duy trì niềm tin của người dân với chế độ này.Đọc tiếp »
năm 1955 tại Hà Nội. Từ trái sang phải : Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ. Nguồn: Trần Văn Giàu
30.4 có biết bao điều để nói, biết bao điều để nhớ. Tự nhiên nhớ lại câu hát “Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước…” đây là câu trong bài “Giải phóng miền Nam” (GPMN) của ông Huỳnh Minh Siêng tức Lưu Hữu Phước, bài ca được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) và sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPLTCHMNVN) dùng như quốc ca, hát khi chào cờ (lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh).
Kể từ cuối năm 1960 khi MTDTGP được thành lập (tại một nơi nào đó) thì trên nước Việt Nam có ba lá cờ của ba chính phủ dĩ nhiên là có ba bài quốc ca kèm theo. Ở đây không nói lại chuyện chiến tranh trước 1975 cũng như các chính phủ ở hai miền hoặc quốc ca mà chỉ bàn đến “diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước”. Câu nầy tương tự như câu đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào mà (nguyên) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc lại vào ngày 30.4.2015 tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày “giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”.Đọc tiếp »
Vệ Kính thăm tập đoàn Pho mô, nước Đại Long. Phó nhòm: in tẹc léc.
Ung nhọt nay đã vỡ toang. Lỡ rồi còn biết chữa làm sao đây.
Kịch 5 hồi, 5 nhân vật, tiếp theo “ĐẠI VỆ CHÍ DỊ TÂN BIÊN”. Xin mượn tên đặt của Người buôn gió.
HỒI 1- Tại trụ sở tập đoàn Pho mô, nước Đại Long
Cheng Phu (chủ tập đoàn): Này ông An Đô, trong dự án ở nước Đại Vệ, khoản bảo vệ môi trường do nước thải ra biển là đáng lo ngại vì ở đó đã có tiền sự bọn Veđa giết chết sông Thi Va và những bê bối do chúng ta phá hoại môi trường ở nhiều nơi đều đã được họ biết đến.
An Đô (chuyên gia thiết kế): Vâng thưa ông. Theo tình báo thì chỉ có một số rất ít trí thức của họ biết loa qua thông tin chúng ta phá hoại môi trường ở các nơi, còn từ vua đến các quan không ai biết, họ đang mờ mắt vì những hứa hươu, hứa vượn của chúng ta. Mà ở nước Đại Vệ có mấy quan chức tin vào bọn trí thức, nếu có đứa nào tiết lộ thông tin xấu về chúng ta thì chỉ cần xui giục vua quan họ tìm cách vu cáo là phản động, là trốn thuế hay tàng trữ hàng lậu rồi bắt giam hoặc bí mật khử đi là yên chuyện. Tuy vậy, tôi đã cho thiết kế hệ thống xử lý nước thải đến mức có thể dùng nước đó để nuôi cá, tưới cây, chỉ là vấn đề giá thành hơi cao hơn bình thường, đến 1 vạn lạng.Đọc tiếp »
Các phóng viên tự do có mặt tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, có nhiều cuộc biểu tình với số lượng người lớn tham gia đang xảy ra tại nhiều xã của huyện Quảng Trạch vào ngày 30.04.2016
Tại xã Cảnh Dương:
Vào lúc 10 giờ 30: Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho biết: “Rất đông lực lượng CSCĐ có trang bị nhiều loại vũ khí, xe đặc công, xe chữa cháy đang túc trực trước cổng chính Fomosa.”
Một phóng viên xin được giấu tên cho GNsP biết: “Ngày hôm qua, bà con biểu tình suốt đêm trên trục đường quốc lộ 1A ngay trước đầu cầu Room đến ngã ba thị xã Ba Đồn. Từ thị xã Ba Đồn cách đầu cầu Room khoảng 20km bị ùn tắc giao thông hoàn toàn. Xung quanh bà con được bao bọc bởi lực lượng an ninh, dân phòng. Bà con sẽ dự định biểu tình dài hạn, họ chỉ kết thúc khi nào Formosa nhào ra khỏi VN mà thôi. Do đó bà con đã thay nhau biểu tình và họ đang tìm cách làm thế nào để duy trì cuộc biểu tình này”.Đọc tiếp »
Ngư dân mang cá xuống đường biểu tình. Nguồn: Cu Làng Cát
Hôm qua ngày 29-4, một tàu cá của ngư dân Cảnh Dương cập bờ với gia tài đánh bắt vùng biển xa 1 tấn cá sòng đặc sản, nếu đúng giá sẽ có lời chút đỉnh để có tiền trang trải, đổ đầy nhiên liệu bám biển. Nhưng ngư dân chờ hoài, chờ mãi, chờ đến thắt lòng thắt dạ mà người mua như thường ngày không ai có. Những đầu mối quen biết gọi cháy máy mà không thể có một tiếng mua.
Trong cơn buồn thương, họ biểu thị cảm xúc của mình là đưa cả tấn cá đổ ra mặt đường quốc lộ 1A ở đoạn cầu Roòn. Họ đổ mà ứa nước mắt, những người đàn bà làng biển ngồi đó, bên những con cá và hỏi bao câu hỏi cá tôm mặn mòi. Đàn bà làng biển vốn nhặt nhạnh cần cù để chăm lo con cái gia đình, nay phải cắn lưỡi đổ đi con cá bản quán, họ đau từng khúc ruột.Đọc tiếp »
Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.Đọc tiếp »
Lợn chết được người của “ông trùm” mổ “làm sạch” rồi bán về Hà Nội và vùng phụ cận. Ảnh: Shoha
Một “ông trùm lợn chết” khẳng định “Anh làm bao nhiêu năm rồi, ở đây ai chẳng biết. Mình có ăn được một mình đâu em, ai cũng có phần cả đấy!”. Chút nữa thôi là đã có một sinh linh bị chết oan, khi vừa đến trần gian này nhưng chưa kịp đi dạo một vòng quý vị ạ, và hóa ra mặc bikini chỉ là để giáo dục giới tính cho những thanh niên Việt Nam thiếu giáo dục…
1. Lợn thối 28 ngàn một ký, mời các cụ xơi
Hôm trước, Tin khó tin kể chuyện lợn chết thối bị vứt bỏ nằm la liệt ở Cao Bằng chỉ nhoắng cái là dân thu gom sạch sẽ về chế biến sử dụng. Đây số lợn chết của các doanh nghiệp bị từ chối xuất đi Trung Quốc nên phải ngậm đắng nuốt cay mà vứt lại.
Những tưởng đó chỉ là chuyện đột biến, chỉ có lần đầu ở Cao Bằng, hóa ra không phải.
Tờ Tri Thức Trẻ vừa có loạt bài xâm nhập nhiều đường dây chuyên thu mua lợn chết thối ở một số tỉnh giáp ranh với Trung Quốc với giá siêu rẻ: 28 ngàn đồng/kg. Sau đó về “làm sạch”, bán lại cho các chợ ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận.Đọc tiếp »
VOV.VN – Tại TP Đà Nẵng, người dân đổ xô đi mua số lượng lớn thực phẩm khô, nước mắm, muối về dự trữ, vì sợ ăn cá biển nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa rõ nguyên nhân khiến nhiều người ngại ăn hải sản, chuyển sang dùng thực phẩm khác.
Sáng sớm tại chợ Đống Đa, thành phố Đà Nẵng, người bán kẻ mua tấp nập nhưng các sạp bán hàng hải sản thưa thớt người mua. Nhiều loại cá tôm tươi ngon, thậm chí còn sống cũng chỉ vài người lướt qua nhìn rồi bỏ đi.
Bà Nguyễn Thị Hoa chuyên bán hải sản tại đây buồn rầu nói, suốt 10 ngày nay, khi nghe tin cá biển chết dạt bờ, khách hàng quay lưng với cá biển chuyển sang chọn thực phẩm khác. Bà Hoa kể, trước đây mỗi ngày bà bán từ 70kg đến 100kg cá biển các loại, giờ chỉ bán được vài kg.Đọc tiếp »
Ông Chu Xuân Phàm xin lỗi trong buổi họp báo (Ảnh: Vietnamnet)
Phát biểu: “Chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép” của ông Chu Xuân Phàm, nguyên Trưởng Văn phòng đại diện Formosa tại Hà Nội đã khiến dư luận dậy sóng. Bởi nhiều người coi đó là một lời tuyên bố mang tính thách thức công luận Việt Nam. Nhưng cá nhân tôi lại cho rằng đây là một hành động quý giá của ông Phàm. Tại sao vậy?
Trước hết vì ông ấy đã nói thật, rất thật. Tuy đến nay Bộ Tài nguyên & Môi trường vẫn khẳng định chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh sự liên quan giữa Formosa và việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng khó có thể nói rằng sự hoạt động của Formosa hoàn toàn không tạo ra bất kì tác động tiêu cực nào đến môi trường. Nhất là khi, tập đoàn này đã có không ít “tiền sự” về việc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các quốc gia khác trên thế giới. Đọc tiếp »
Những hình ảnh mang tính biểu tượng và đau xót được lan truyền trên các mạng xã hội và diễn đàn Internet – chính quyền nghĩ thế nào?
“Khi sự lên tiếng đòi minh bạch thông tin không những không được lắng nghe mà còn bị dập tắt, tôi e sự phản ứng của người dân sẽ là những cơn giận ngút trời”.
Vài hôm trước, một người em nhắn tin hỏi tôi: “Chị nghĩ sao, đợt này có bạo loạn không chị? Em thấy vụ Formosa căng nhỉ? Người miền Trung tội lắm. Em thấy mọi người phẫn nộ lắm. Bản thân mình cũng thế!”.
Tôi chỉ biết nhắn lại “Việt Nam kiểm soát bạo loạn tốt mà” để em bình tĩnh hơn.
Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.
“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị?
Hàng loạt bằng chứng “chống lưng” cho Formosa Hà Tĩnh liên tiếp và dồn dập hiện hình: thái độ chậm chạp, vô cảm lẫn vô trách nhiệm đến mức kinh ngạc của chính quyền Hà Tĩnh cùng các bộ ngành hữu quan Việt Nam trước vụ “cá chết Formosa”; chuyến thị sát “kiểm tra tiến độ công trình Formosa” mà bị dư luận hiểu như một cách “bảo kê” của Tổng Bí thư Trọng. Kết cục nhưng chưa hề kết thúc: giới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau họp kín là hủy họp báo, rồi lại họp báo chỉ vỏn vẹn 10 phút để chẳng hề công bố được một nguyên nhân xác đáng nào về vụ cá chết hàng loạt gây điêu đứng dân sinh ở ít nhất 4 tỉnh miền Trung.Đọc tiếp »
AUSTIN, TEXAS—Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh hôm 28/4 đã vấp phải sự phản đối cả trong lẫn ngoài khi tới phát biểu tại thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson về một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.
Khi ông Vinh đọc lên một loạt các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là khi nhắc tới chuyện nhiều người Việt có thể tiếp cận Internet, một tiếng hét “stop lying” (đừng dối trá) của một ai đó trong số hàng trăm người trong hội trường vang lên.