BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Ba 14th, 2016

7481. Những mất mát của Gạc Ma khi cũng nằm trong vùng quên của lịch sử

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Đôi lời: Đảo qua một vòng, có thể thấy, báo quốc doanh năm nay có sự thay đổi rất lớn khi viết về sự kiện Gạc Ma. Rất nhiều bài báo đã dám gọi đích danh và lên án Trung Quốc, kẻ đánh chiếm Gạc Ma như:  ‘Gạc Ma 1988 là cuộc thảm sát hèn hạ’ (Zing). – Trung Quốc đưa kẻ cướp Gạc Ma trở lại Biển Đông để làm gì? (Soha). –  Gạc Ma– lời nhắc nhở về chủ quyền Tổ quốc (HNM). – Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma năm 1988 (VNE).

Khác với những năm trước, rất khó tìm thấy những bài báo lên án mạnh mẽ như thế. Những bài báo này, mới đọc qua cứ tưởng là báo “lề dân” chứ không phải báo “lề đảng”. Có cảm giác như báo “lề đảng” đang xích lại gần với dân hơn trong sự kiện này. Hai bài báo dưới đây cũng là 2 bài đặc biệt trong loạt bài viết về sự kiện Gạc Ma.

____

Sống Mới

An Minh

14-3-2016

H1

Tàu HQ 604 được điều ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125

Từ trận chiến biên giới năm 1979 đến hải chiến Gạc Ma năm 1988 đều cho thấy những năm tháng đất nước đau thương. Tuy nhiên khác với những liệt sỹ chống Mỹ, những người đã ngã xuống để bảo vệ đất đai cha ông trước quân Trung Quốc xâm lược lại hầu như nằm trong vùng tối SGK lịch sử nước nhà.

Cho đến nay, hầu như diễn biến trận hải chiến tại đá Gạc Ma, Trường Sa chỉ được mọi người biết đến thông qua internet, còn nếu muốn truy tìm trong các văn bản lịch sử chính thống, thật không hề dễ dàng. Nghĩa là, nếu không nhờ những nguồn tin phi chính thống thì sự kiện này có thể đã bị lãng quên. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

7480. Cái Lô cốt & Đổi mới Tư duy: Giải mã vài Nghịch lý

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

14-3-2016

Trong cuộc sống có vô vàn nghịch lý, dễ làm người ta ngộ nhận. Muốn cải cách và phát triển, phải tránh ngộ nhận và đổi mới tư duy. Hãy thử giải mã vài nghịch lý, như những cái lô cốt ảo thường gây ách tắc tư tưởng và cản trở đổi mới tư duy. 

Nghịch lý thứ nhất: những lô cốt thật

Cách đây ít lâu, tôi có xem một bộ phim tài liệu “cây nhà lá vườn” do một ông bạn già (là tướng công an Phạm Chuyên) làm về chủ đề “Lô cốt”. Không hiểu sao ông ấy lại làm bộ phim này khi đang làm giám đốc công an Hà Nội (tuy rất bận). Có lẽ phải “trích ngang” một tí về ông tướng này. Tuy làm giám đốc công an (bạn bè hay gọi thân mật là “Chánh cẩm”) nhưng Phạm Chuyên vẫn thích văn hóa, nghệ thuật, và quan tâm đến giới trí thức. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7479. Tội ác nào, cũng không được che giấu

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

FB Đặng Bích Phượng

14-3-2016

Các bạn DLV thường thắc mắc, tại sao chúng tôi lại chỉ tưởng niệm những người đã chết, hy sinh trong các cuộc chiến chống giặc Tàu, mà không tưởng niệm những người đã chết, hy sinh trong chiến tranh chống Pháp, Mỹ, Nhật v.v…

Trước hết, Pháp, Mỹ, Nhật không lấy của Việt Nam một tấc đất nào cả. Và cả 1000 năm giặc Tàu đô hộ, Việt Nam cũng không mất một tấc đất nào cả. Vua quan triều Nguyễn vẫn giữ được cái bãi chim ỉa tít ngoài biển Đông, bắt thuyền bè của Tàu qua lại phải đóng thuế. Thế mà đến thời đảng cộng sản cầm quyền, họ đã khoanh tay nhìn giặc Tàu cướp Hoàng Sa, Trường Sa, và bao nhiêu đất ở biên giới phía bắc nữa.

Sau là mặc dù các cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, nhưng khắp đất nước này, bia căm thù giặc Mỹ nhan nhản, còn bia căm thù giặc Tàu đâu? Hay đã bị đục bỏ rồi? Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | 2 Comments »

7478. Trường Sa 1988: Vì sao Liên Xô im lặng khi TQ cướp đảo của VN?

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Soha

Phan Hồng Hà

14-3-2016

Mikhail Gorbachev và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1989. Ảnh: Getty.

Mikhail Gorbachev và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1989. Ảnh: Getty.

Dù đã kí với nhau Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978, nhưng 10 năm sau, khi quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, tại sao Liên Xô không có động tĩnh?

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Nga, cho đến gần đây người ta vẫn đặt câu hỏi tại sao Liên Xô lại có thái độ im lặng trước việc Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam tháng 3/1988, dù Việt-Xô đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978.

Người ta còn nhắc đến điều 6 của Bản Hiệp ước, nêu rõ “trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước”.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Nga - Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7477. Người trẻ không biết Gạc Ma là ‘đáng buồn’

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

BBC

14-2-2016

H1Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói việc người trẻ không biết gì về trận Gạc Ma là “một sự buồn” và ông gọi đây là một cuộc “thảm sát”.

Ông Lê Kế Lâm là cựu Chuẩn Đô đốc hải quân Việt Nam, Nguyên giám đốc Học viện Hải quân. Ông cũng là tham mưu phó phụ trách tác chiến của hải quân, nắm được rõ mọi diễn biến ở Trường Sa trong thời điểm xảy ra Hải chiến Gạc Ma 1988.

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Lâm nói: Trước hết phải nói cuộc thảm sát 64 chiến sĩ hải quân tại Gạc Ma, đó là một sự đau thương của hải quân chúng tôi. Chúng tôi, sự thật lúc đó là căm thù. Đến bây giờ chúng tôi vẫn xem đấy là nợ máu. Còn đòi nợ máu đấy như thế nào thì dân tộc Việt Nam có cách giải quyết phù hợp với tình hình. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

7476. Người dân hai miền đất nước tưởng niệm sự kiện Gạc Ma

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

FB Sương Quỳnh

SÀI GÒN TƯỞNG NIỆM 64 LIỆT SĨ HY SINH TẠI GẠC MA – TRƯỜNG SA

14-3-2016

Ngày 14-3-2016 trước lời kêu gọi của CLB Lê Hiếu Đằng và NO-U Sài Gòn đã khá đông người dân Sài Gòn đến tượng đài Trần Hưng Đạo để dự lễ tưởng niệm 64 anh hùng đã hy sinh bảo vệ Gạc Ma – Trường Sa năm 1988. Với không khí hào hùng của tinh thần yêu nước và tự hào Dân Tộc , người dân Sài Gòn đã tri ân và vinh danh 64 anh hùng liệt sĩ đã bị thảm sát dưới họng súng giặc Tàu, hy sinh tính mạng của mình cho Tổ Quốc.

Đúng 9 giờ lễ tưởng niệm bắt đầu. Một phút mặc niệm các linh hồn đã vì Nước quên thân đã hy sinh tại Gạc Mạ. Mọi người cúi đầu mặc niệm trong cái im lặng như ngẹt thở, như cảm thấy sự thổn thức trong lòng. Vì bao nhiêu năm các anh đã bị quên lãng, chỉ một số người dân biết và làm lễ tưởng niệm cho các anh trong vòng 4 năm nay như ngày hôm nay Ở Hà Nội – Sài Gòn và năm nay có thêm ở Vũng Tàu nữa thôi. Tiếng hô vang: Hoàng Sa – Trường Sa – Việt nam. Đả đảo TQ xâm lược. Đả đảo TQ gây hấn tại Biển Đông, Đả đảo TQ giết ngư dân VN. Vang lên tố cáo tội ác của Trung Quốc đã và đang và tiếp tục lấn chiếm biển đảo của Việt Nam, vẫn giết chết ngư dân, đe doạ và cướp bóc ngư dân Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

7475. Nhân đọc Tinh Tra Thắng Lãm của Phí Tín

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Đại Sự Ký Biển Đông

12-3-2016

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thuật lại việc tác giả Tinh Tra Thắng Lãm cùng Thái giám Trịnh Hoà tuần du phương nam, đi qua vài vùng đất Việt Nam hiện nay; nhân phản bác lập luận Trung Quốc cho rằng Trịnh Hoà từng đến đảo Trường Sa.

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch], theo phái đoàn Trịnh Hoà bốn lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương; trong đó có 5 vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay, như Chiêm Thành, Linh Sơn [Phú Yên], Tân Đồng Long [Phan Rang, Bình Thuận], Thuỷ Chân Lạp [Nam phần], và Côn Đảo. Phí Tín mượn huyền thoại thời thịnh trị vua Nghiêu, ban đêm ngoài biển hiện lên chiếc bè [tra] có đèn thắp sáng như sao [tinh] dùng cho nhan đề sách; nên “Tinh Tra Thắng Lãm” có thể hiểu là Cuộc du ngoạn thắng cảnh trong thiên hạ bằng thuyền dưới thời thịnh trị. Bốn chuyến viễn hành ông tham gia, khởi đầu từ các năm: Vĩnh Lạc thứ 7 [1409], Vĩnh Lạc thứ 10 [1412], Vĩnh Lạc thứ 13 [1415], và Tuyên Đức năm thứ 6 [1431]. Trải qua hơn 20 năm lịch lãm về phong tục, địa thế, nhân vật nơi đất lạ; tác giả đem những điều mắt thấy tai nghe viết thành sách, hoàn thành vào năm Anh Tông Chính Thống thứ nhất [1436]; sách gồm 2 tập, đề cập đến 44 nước. Riêng những vùng đất liên quan đến Việt Nam nằm trong tập 1, xin lần lượt dịch như sau: Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc | Thẻ: | 1 Comment »

7474. Nắm Tay Nhau Đi Lên Từ Tan Tác

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Nguyệt Quỳnh

14-3-2016

“Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng

Một Mùa Thu nước lũ

Trở thành bùn nước mênh mông…”

(Đồng Lầy – Nguyễn Chí Thiện)

Mỗi người Việt Nam yêu quê hương, hành động hay tiếc nhớ quê hương bằng cái cách của riêng mình; nhưng đa số, dù khác biệt chính kiến, vẫn tha thiết yêu và nhớ cái nếp nghĩ, nếp sống của dân mình. Ngày nay, nếp sống, nếp văn hóa ấy cứ ngỡ như chỉ còn là hình bóng. Gọi là hình bóng vì nó không còn thật nữa rồi; cho dù, nhiều người hôm nay, chân bước đi, bàn chân bám trên đất, mũi thở không khí, tai nghe tiếng xôn xao hàng xóm gọi nhau, quơ tay là ôm được cả nắng, cả gió nhưng tất cả không còn là Việt Nam, không còn là quê hương. Thử hỏi có ai không tiếc nhớ!? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

7473. Liệu Việt Nam có thể tự cải cách? Phần 3: Thay đổi bằng cách nào?

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Bùi Quang Vơm

13-3-2016

Mời xem lại: Liệu Việt Nam có thể tự cải cách:   –  Phần 2: Thay đổi là tất yếu (bài 1)  –  Phần 2: Thay đổi là tất yếu (bài 2)

Có thể nói ngay rằng, chỉ có cách duy nhất là đảng cộng sản Việt Nam tự cải cách. Câu hỏi đặt ra cho loạt bài này là: Liệu Việt Nam có tự cải cách hay không? Ở phần Một, chúng ta đã khẳng định Đảng cộng sản sẽ không tự cải cách. Sau đó, sang phần Hai, chúng ta lại khẳng định rằng thay đổi là tất yếu. Bây giờ, chúng ta lại nói, chỉ có thể tự cải cách. Đó là cái gọi là Nghịch lý của lôgíc. Không thể tự cải cách, nhưng không có cách nào tốt hơn là tự cải cách. Bởi vì chúng ta đã chứng minh (dù còn rất xa mới đầy đủ) rằng chỉ có thể hoặc tự thay đổi để tiếp tục tồn tại hoặc sẽ bị loại bỏ. Phía trước đảng cộng sản chỉ còn hai con đường, đi tiếp với số đông dân chúng đồng bào của mình, với số đông nhân loại, hay tự gạt mình ra khỏi dòng chảy, chọn cách đứng trên vỉa hè. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 3 Comments »

7472. Gần 2 triệu người đã hy sinh cho cuộc chiến, vì mục đích gì?

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

FB Nhân Thế Hoàng

13-3-2016

Cho đến giờ, nhiều khi ngồi và ngẫm lại những gì đã qua, tôi thực sự không hiểu cuộc chiến thần thánh chống lại đế quốc Mỹ nó mang ý nghĩa thế nào với dân tộc này.

Nếu nói là để xây dựng XHCN, thì hiện tại XHCN ở Việt Nam chỉ là cái bánh vẽ mà người ta đang nhân danh nó, buộc số đông dân số phải cày ải để phục vụ cho thiểu số, mà cụ thể ở đây là giới cầm quyền. Mọi tiêu chí mà một nhà nước XHCN cần có như tập trung, bao cấp, HTX..vv…đều được xoá bỏ vì nó phi thực tiễn, và người ta buộc phải đi theo nền kinh tế thị trường mà bọn tư bản giãy chết đang đi; khác chăng, là nó gắn thêm cái đuôi định hướng XHCN để duy trì sự cai trị độc tôn của ĐCS mà thôi. Vậy thì gần 2 triệu người đã hy sinh cho cuộc chiến, chỉ là để người ta thí nghiệm cho cái mô hình xã hội quái gỡ này thôi sao? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

7471. Kiến nghị đình quý tòa đình chỉ vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

FB Đoan Trang

13-3-2016

Ông Hoàng Kông Tư. Nguồn: internet

Ông Hoàng Kông Tư. Nguồn: internet

Chúng tôi – những người làm kiến nghị này – là đồng tác giả của bài “Ông trời con Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ” – một trong số 24 bài viết được nhắc đến trong kết luận điều tra và cáo trạng. Bài viết này của chúng tôi được đăng tải rộng rãi trên nhiều trang mạng dưới tên tác giả “Trịnh Hữu Long – Nguyễn Anh Tuấn – Phạm Đoan Trang”. Trong đó, blog Dân quyền đăng vào ngày 30/4/2014.

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi được biết bài viết của mình trở thành một trong những “tài liệu, chứng cứ” để cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát sử dụng nhằm truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: