Tháng 1/2 -2016
Tác giả: Abraham F. Lowenthal và Sergio Bitar
Dịch giả: Huỳnh Phan
ABRAHAM F. Lowenthal là Senior Fellow tại Viện Brookings và là Giám đốc sáng lập Đối thoại Liên Mỹ. Sergio Bitar là Chủ tịch Quỹ Chile vì Dân chủ và là Uỷ viên cao cấp tại Đối thoại Liên Mỹ. Ông là nghị sĩ quốc hội Chile từ năm 1994 đến 2002.
Hai ông là đồng biên tập viên của quyển Các cuộc chuyển đổi dân chủ: trò chuyện với các lãnh đạo thế giới (Johns Hopkins University Press và IDEA International, 2015), bài viết này được chuyển thể từ đó.
Gần 5 năm trước, các cuộc biểu tình quần chúng [1] đã quét chế độ chuyên quyền Hosni Mubarak ra khỏi quyền lực ở Ai Cập [2]. Hầu hết các nhà quan sát trong và ngoài Ai Cập đều tin rằng, nước này đang trên đường đi đến một tương lai dân chủ; thậm chí một số còn tuyên bố rằng dân chủ đã đến. Nhưng cuộc bầu cử Mohamed Morsi và Đảng Tự do và Công lý của Nhóm Anh Em Hồi giáo (Muslim Brotherhood) đã dẫn đến phân cực và bạo lực, và vào năm 2013, sau nhiều cuộc biểu tình, Tướng Abdel Fattah el-Sisi đã giành lấy quyền [3] trong một cuộc đảo chính quân sự. Kể từ đó, chế độ Sisi đã giết chết hơn 1000 dân thường, bỏ tù hàng chục ngàn người khác, xiết chặt phương tiện truyền thông và xã hội dân sự.
Tunisia ở cạnh bên, trong tình trạng tốt hơn [4]. Làn sóng nổi dậy Ả Rập bắt đầu ở đó vào năm 2010, và chính phủ dân chủ mà cuộc cách mạng Tunisia mở ra đến nay vẫn còn tồn tại. Nó đã thành công ở một trong những nhiệm vụ quyết định của cuộc chuyển đổi: đồng ý một hiến pháp mới, một thành tựu được Ủy ban Nobel công nhận khi trao giải Nobel Hòa bình cho bốn tổ chức xã hội dân sự tích cực trong cuộc chuyển đổi của Tunisia. Nhưng nền dân chủ của Tunisia vẫn còn mong manh, bị đe dọa bởi bạo lực chính trị, đàn áp bất đồng chính kiến, và vi phạm nhân quyền. Cũng vậy, ở Cuba cuối cùng đã có những hy vọng về một tương lai dân chủ, khi các nhà cai trị độc tài già cỗi bắt đầu bước vào cải cách. Và ở Myanmar (còn được gọi là Miến Điện), việc chuyển đổi chậm không đều từ nền cai trị quân sự sang nền quản trị toàn diện đang diễn ra, nhưng vẫn còn đầy khó khăn. Đọc tiếp »