6100. Kỷ nguyên nhân quyền đã đến
Posted by adminbasam trên 11/12/2015
Ông Nguyến Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
10-12-2015
Lời giới thiệu : Nhân ngày kỷ niệm lần thứ 67 bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập, nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện sau đây với ông Nguyễn Gia Kiểng, uỷ viên thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, về ý nghĩa của biến cố quan trọng này trong lịch sử thế giới Đây cũng là dịp để hiểu rõ hơn khái niệm nhân quyền và liên hệ của nó với dân chủ, đồng thời cố gắng nhận định xem thế giới, và nhất là Việt Nam, đang ở đâu trong cuộc hành trình về tự do.
Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe:
Trần Quang Thành : Xin chào ông Nguyễn Gia Kiểng
Nguyễn Gia Kiểng: Xin chào ông Trần Quang Thành
TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng.
Cách đây 67 năm. vào ngày10 tháng 12 năm 1948, tai Paris – Thủ đô Pháp Quốc – Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã ra đời. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng sau 67 năm bản Tuyên ngôn đã được thực thi như thế nào ạ ?
NGK : Trước hết tôi nghĩ chúng ta và cả thế giới đã tiến một bước rất xa về nhân quyền. Vào giờ này chũng ta có thể lạc quan, mặc dầu chúng ta cũng chưa thể hài lòng – Bời vì quyền con người vẫn cha được trọn vẹn tôn trọng – Nhưng nếu so sánh với 67 năm về trước chúng ta đã tiến một bước rất xa.
Phải nói là bản Tuyên ngôn này dã ra đời trong một hoàn cảnh rất khó khăn. Chúng ta cần lật lại hoàn cảnh ra đời của nó. Đó là nó không được dự trù là sẽ có. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào màu Xuân 1945, một số quốc gia đã họp lại tại San Francisco (Mỹ) để dự định thành lập một tổ chức mới thay ho Hội Quốc Liên đã tỏ rta bất lực trong việc ngăn ngừa Thế chiến thứ hai , xảy ra. Mục tiêu của họ là thành lập một tổ chức sau này chúng ta được biết đó là Liên Hợp Quốc với mục đích chính là ngăn ngừa cuộc thế chiến mới. Trong khi nghiên cứu bản Hiến chương Liên Hợp Quốc có một số trí thức tập trung trong các tổ chức NGO, tức là tổ chức phi chính phủ được mới tới vì uy tín cá nhân hay tổ chức của họ để làm tham vấn trong việc soạn thảo hiến chương cho Liên Hợp Quốc. Những vị này trong khi thảo luận, trong khi gặp nhau đã nhận ra một điều nguyên nhân đã đưa đến 2 cuộc thế chiến – Thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai – là ở chỗ người ta đã quá đề cao vai trò của quốc gia. Hầu như người ta chỉ biết đến các quốc gia thôi mà không biết tới một yếu tố cốt lõi là con người. Bởi vậy họ đi đến kết luận là lần này muốn tránh một thảm kịch mới cho thế giới phải đặt con người là trung tâm của mọi ưu tiên chính trị. Nói một cách khác phải đề cao một luồng tư tư tưởng chính trị nó đã có từ thế kỷ XVI, XVII nhưng mà nó luôn luôn bị chèn ép, không phát triển được. Đó là chủ nghĩa cá nhân. Cá nhân mới là đối tượng phục vụ chính. Nhà nước chỉ là một phương tiện bảo đảm cho cá nhân phát huy khả năng của min và đóng góp vào xây dựng xã hội. Vì nhận định như vậy neenhoj đã đưa ngay vào Lời nói đầu của Hiến chương Liên Hợp Quốc là phải đề cao các quyền căn bản của con người, trước khi nói tới sự liên hệ giữa các quốc gia với nhau. Lúc ban đầu các quốc gia cũng không quan tâm lắm đến quyền con người. Lúc đó giá trị quan trọng nhất vẫn là quốc gia, là tổ quốc hay là giai cấp mà thôi. Ngay cả sự kiện bản tuyên ngôn này được ra đời cũng là kỳ công của một số trí thức. Phải nhớ lúc đó là đầu năm1945, họ cũng phải chờ đợi đến cuối năm 1948. Tức là hơn 3 năm rưỡi sau mới hình thành được bản tuyên ngôn. Bản tuyên ngôn này nó chỉ là một nguyên tắc thôi. Nó còn được bổ túc bằng những điều khoản cụ thể trong 2 công ước sau này được gọi là Công ước về các quyền dân sự và chính trị ; Công ước về quyền kinh tế xã hội và văn haó. Đẻ soạn tháo 2 công ước này đã phải mất thêm 18 năm nữa. Cho tới năm 1966 mới hoàn tất xong. Tuy hoàn tất xong, nhưng các quốc gia quan trọng nhất, 2 siêu cường lúc đó là Liên Xô và Mỹ không đồng ý. Mỹ thì vắng mặt khi biểu quyết bản Tuyên ngôn nhân quyền phổ cập và đến mãi năm 1977 mới ký 2 công ước. Còn Liên Xô thì vắng mặt trong khi biểu quyết bản tuyên ngôn nhân quyền phổ cập và đến khi sụp đổ vẫn không ký thông qua 2 công ước vè quyền con người. Hoàn cảnh khó khăn như thế nhưng mà ý nguyện nhân quyền nó càng ngày càng lớn lên. Đến năm 1976 khi nhiều nước đã ký vào 2 công ước về quyền con người ,3 tài liệu Tuyên ngôn về nhân quyền phổ cập và 2 công ước đính kèm được coi là luật quốc tế. Nó có gia trị là công pháp quốc tế. Phải nói là chúng ta đã tiến môt bước dai, là một tiến bộ của Liên Hợp Quốc. Bởi vì Liên Hợp Quốc ra đời như là một định chế để ngăn cản một cuộc thế chiến mới. Để ngăn cản chiến tranh lạnh giữa 2 khối tư bản và cộng sản không biến thành thế chiến nóng. Bây giờ chiến tranh lạnh nó không còn là một nguy cơ nữa Liên Hợp Quốc có một vài trò mới là thăng tiến nhân quyền. Cho nên chúng tâ thấy có một định chế mới là rà soát thưc thi nhân quyền UPR như kỳ kiểm điểm tông quát năm 2014 ở Geneve là một tiến bộ. Năm 2014 cuộc kiểm điểm phổ quát định kỳ trong đó có Việt Nam phải trả lời, phải đưa báo cáo về nhân quyền. Cho tới ngày hôm nay khái niệm về nhân quyền là một khái niệm được nhìn nhận và được tôn trọng của mọi người, kể cả những người không thực hiện nó như các chế độ độc tài cũng không còn dám phủ nhận nhân quyền như trước nữa. Họ chỉ có biện luận một cách lúng túng để trì hoãn, khi thực thi nhân quyền mà thôi.
Phải nói về mặt tư tưởng đã có một thắng lợi lớn. Và ngay cả về mặt thực tế thì nhân quyền cũng đã trở thảnh ưu tiên hàng đầu và trở thành áp lực đối với các chính quyền độc tài còn lại. Như vậy chúng ta nhìn nhận tiến bộ rất là lớn. Nhưng mà bên cạnh những tiến bộ lớn cũng phải cảnh giác vì nó có nguy cơ. Nguy cơ đặc biệt đối với người Việt Nam khi nhân quyền đã trở thành giá trị phổ cập, đã được nhìn nhận như một giá trị tự nhiên thì người ta không còn cảm thấy nhu cầu phải đào sâu, phải hiểu rõ. Trong khi đó người Việt Nam chúng ta có một cái rất thiếu sót là về nhận thức chính trị.
Chúng ta không thể bảo vệ một khái niệm khi chúng ta chưa hiểu rõ được. Chúng ta sẽ hành động một cách thiếu thuyết phục và thiếu hiệu quả.
Tôi nói một vài ngộ nhận lớn mà chúng ta chưa vượt qua được.
Thứ nhất ngộ nhận cho là nhân quyền khác với dân chủ trong khi hai hái niệm này là một. Nhân quyền là một vấn đề chính trị chứ không phải là một vấn đề từ thiện như người ta nghĩ.
Điều thứ hai chúng ta nên sửa lại tên gọi bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền. Chúng tôi nghĩ người ta quen gọi như vậy cũng đanh phải chấp nhận. Thế nhưng sau này tôi thấy nó sai qua đí. Không những nó sai mà nó còn nghịch lý, nó còn ngượng ngạo nữa. Cho nên rôi thấy cần phải sửa lại. Tôi đề nghị từ nay trở di chúng ta gọi một từ khác. Bản tuyên ngôn 10/12/1948 là bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập chứ không phải là bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Quốc tế và phổ cập là 2 giá trị khác nhau, thậm chí nó còn đối trọi với nhau nữa.
TQT : Ông vừa đề cập bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập này là một văn kiện rất trong sáng, rất thuyết phục. Nhưng lúc đó tại sao Mỹ và Liên Xô là 2 siêu cường kiên quyết chống lại ?
NGK : Chống lại vì 2 lý do khác hẳn nhau :
Chúng ta đều biết nước Mỹ từ ngày thành lập là theo chủ nghĩa cá nhân. Họ đã có dân chủ ngay từ ngày thành lập . Tôi nghĩ Hoa Kỳ từ ngày thành lập đến nay không biết một chế độ nào khác ngoài chế độ dân chủ. Cho nên Hoa Kỳ họ đã có dân chủ rồi. Không những thế họ không muốn bị ràng buộc vào một thế giới cũ. Thế giới mà họ nghĩ còn nhiều phức tạp, nhất là nó chưa có dân chủ. Họ không muốn ràng buộc với các nước vào một cái tuyên ngôn hay định ước về dân chủ. Đó là lý do của Hoa Kỳ. Chúng ta nên nhớ là Hoa Kỳ chỉ ký 2 công ước năm 1977 sau khi Liên Hợp Quốc tuyên bố 2 công ước này đã trở thành luật quốc tế.
Lý do Liên Xô chống lại hoàn toàn khác. Liên Xô chống dân chủ, chống lại chủ nghĩa cá nhân. Liên Xô không muốn bị phê phán trong vùng lãnh thổ, vùng biên giới thuộc quyền kiểm soát của mình. Lúc đó biên giới của các nước cộng sản là bức màn sắt. Tức là họ không muốn ai can thiệp vào họ, vào công việc nội bộ của họ. Họ muốn được quyền tự tung, tự tác trong biên giới của họ. Coi biên giới như một vùng lộng hành quyền tự do của họ. Cho nên họ không chấp nhận ký vào bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cũng như 2 công ước. Họ không muốn bị ràng buộc. Sau ngày sụp đổ họ vẫn không ký các văn kiện này..
Hai cái khó khăn đó nó ở đâu mà có ? Chúng ta trở lại bối cảnh chính trị lúc đó. Trong Dự án chính trị Khai sáng kỷ nguyên thứ hai của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên chúng tôi đã nhận định lịch sử thế giới như là cuộc hành trình của các dân tộc trên thế giới về dân chủ. Dân chủ không hành trình một cách đều đặn mà nó bị chống đối rất là dữ dội của các thế lực cầm quyền thống trị. Cho nên có lúc tiến, lúc lùi mà chúng tôi gọi là những làn sóng dân chủ. Trong lịch sử nhân laoij dã có những làn sóng dân chủ. Lan sóng dân chủ thứ nhất đến với Hoa Kỳ, cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII. Làn sóng đó đánh đổ chủ nghĩa thần quyền và các chê độ quân chủ đặt trên nền tàng thần quyền.
Sau làm sóng dân chủ thứ nhất, các chế độ thần quyền bị đánh đổ chủ nghĩa quốc gia trở thành thời thượng. Chủ nghĩa tập thể đó nó cho rằng quốc gia, tổ quốc là trên hết, con người chỉ là một thành phần và cs thể bị hy sinh cho tập thể. Tập thể đó có thể là quốc gia trong trường hợp Đức quốc xã hay là của quân phiệt Nhật. Cũng có thể là một thế giới vô sản, có thể là một giai cấp theo quan niệm của chủ nghĩa cộng sản. Thế chiến thứ nhất nó xảy ra là vì chủ nghĩa quốc gia nó trở thành qua khích. Bó cho rằng các quốc gia xung đột với nhau, thanh toán lẫn nhau là lẽ tự nhiên. Quốc gia nào cũng muốn mở rộng lãnh thổ và bành trướng lãnh thổ của mình. Nó đã dẫn tơi cuộc Thế chiến thứ nhất. Thế giới cũng chưa biết rút ra kết luận nguyên nhân sâu sa đó. Chúng ta thấy có sự gần gũi giữa 2 cuộc thế chiến. Thế chiến thứ nhất chấm dứt năm 1918 thì 21 năm sau vào năm 1939 Thế chiến thứ hai bắt đầu. Người khám phá ra điều này không phải là các quốc gia mà là một số trí thức họ khám phá ra nguyên nhân sâu sa đó. Chính vì tư tưởng chính trị của nhân loại đã dành cho quốc gia một vị trí quá lớn và đã dành cho cá nhân một chỗ đứng quá nhỏ. Bởi vì thế phải tuyên bố long trọng quyền con người. Đến đây chúng ta phải nhắc lại công ơn của một thiểu số trí thức này. Chính vì những cố gắng bền bỉ của họ, sự thuyết phục của họ đã cho nhân loại một nền văn minh mới ngày hôm nay.
TQT : Ông Nguyễn Gia Kiểng vừa ói chúng ta cần phải gọi chính xác văn kiên ngày 10/12/1948 là Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập chứ không nên gọi là bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tại sao phải gọi cho chsnh xác như vậy thưa ông ?
NGK : Phổ cập và quốc tế là 2 cách nhìn khác nhau. Nó có một cái hậu quả sai lầm không thể chấp nhận được. Khi ta nói Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền người ta coi nhân quyền là vấn đề giữa các quốc gia với nhau. Điều đsó là sai. Vì nhân quyền là các quyền cá nhân. Chúng ta hãy đọc lại bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập. Không bao giờ họ đề cập đến quyền cuả các nhà nước. Họ chỉ đề cập quyền của các cá nhân mà thôi. Và vấn đề nhân quyền là một vấn đề phổ cập. Tức là một vấn đề mà mọi người, mọi định chế quốc gia phải tôn trọng ở mọi nơi, mọi lúc. Chứ không phải là mootjn vấn đề bang giao giữa các quốc gia. Khi chúng ta nói bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền vô hình chung ta coi vấn đề nhân quyền là sự giao thiệp giữa các nước và như vậy mỗi nước giải thích quyền con người một cách khác nhau theo cái sở thích của mình. Điều đó nó tai hại.
Tôi cho rằng có nguyên nhân trí thức Việt Nam không có đầu tư nhiều vào tư tưởng chính trị cho nên khi dịch chúng ta dịch…….(nghe không rõ) thành ra quốc tế …(nghe hông rõ) … Phổ cập mọi nơi mọi lúc. Dịch cái gọi là ….(nghe không rõ) dchj bane Tuyên nôn Quốc tế Nhân quyền là sai.Phải dịch là bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập……..Nó là vấn đề phải được chú trọng ở mọi nơi, mọị chỗ chứ không phải giữa các quốc gia với nhau. Các quốc gia không được tự tiện giải thích nhân quyền theo ý thích của mình. Tôi nghĩ gọi tên là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền không chỉ là một sai lầm mà là một sai lầm nguy hiểm. Nhân cuộc nói chuyện này tôi đề nghị chúng ta phải đổi lại cho đúng tên của nó một cách chính xác là bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cậ.
TQT: Chúng ta ;ại nói đến vấn đề con người. Hiện nay định nghĩa con người là thế nào trong triết lý chính trị để đưa ra những tiêu chuẩn về con người. Ông nghĩ sao ?
NGK: Vẫn đề này hết sức phức tạp. Nhưng tư tưởng về con người nó đx xuất hiện từ thời phục hưng tức là từ thế kỷ XVI trở đi. Thế nhưng mà nó luôn bị các thế lực nhất là các vua chúa và sau đó là các chính quyền nó phủ nhận. Bởi vì định nghĩa con người nó không đơn giản. Ngay cả nhiều triết gia nổi tiếng cũng không đồng ý nó lúc ban đầu . Người ta định nghĩa môt con người rất trìu tượng. Nó không phải mlaf bất cứ ai mà nó là một phần chung hiện diện trong tất cả mọi người. Nó rất trìu tượng nhưng nó lại hiện diện rất cụ thể trong tất cả mọi người. Người đo là một cái lập luận khó hiểu, một cái lập luận đúng về mặt triết lý nhưng rất khó hiểu đối với người bình thương. Nói chung nó dựa trên một niềm tin con người có những cấu tạo giống nhau. Có những ưu tư, rằn vặt, có những khả năng như nhau và đều chia sẻ với nhau một số nguyện vọng và ột số giá trị nền tảng. Như vây giữa các con người nó có một cái gì chung. Cái gì chung đó người ta gọi là con người phổ cập. Nó không là ai cả, nhưng nó là tất cả mọi người. Đồng thời chủ nghĩa cá nhân khi đưa ra con người này thì cũng nhận con người này chính là đối tượng phục vụ cao nhất. Các nhà nước, các chính quyền có sứ mạng phục vụ con người này. Chứ không được quyền đàn áp con người này. Có thể nói việc khám phá ra con ngời chung như vậy là một khám phá rất lớn. Về mặt tư tưởng cá nhà tư tưởng lơn như là … (không nghe rõ) cũng không nghĩ tói. Bởi vì khám phá này là khám phá về sau… (một đoạn dài nghe không rõ). Trong hi đó chí có những con người chỉ là thành viên của một đất nước. Các Mác là người phản bác con người phổ cập này. Các Mác cho rằng con người định nghĩa như vậy là một con người tách khỏi xã hội. Là con người vị kỷ không sống vì xã hội. Đối với Các Mác con người là thành phần của một giai cấp và phải đấu tranh cho giai cấp của mình. Khái niệm về con người phổ cập là nền tảng cho chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cá nhân là nền tảng cho dân chủ nó vẫn chưa phát triển được cho đến khi có 2 sự kiện trùng hợp.
Sự kiện thứ nhất là các khảo cứu về y sinh vật học phát hiện con người có những điều như nhau, có khả năng như nhau.
Hai là các nước dân chủ, dặt nền tảng dân chủ cá nhân đã thành công hơn hẳn các nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản. Chứng tỏ con người cần phải được tôn trọng để phát huy hết khả năng của mình và khi phát huy được khả năng của mình thì đồng thời họ đóng góp tạo ra môt xã hôi giàu mạnh.
Đó là lý do sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, của chủ nghĩa cộng sản không còn ai chối cãi được quyền con người, sự hiện diện cần thiết và sự tôn trọng con người để phát huy khả năng của mình. Nói một cách gián tiếp họ công nhận quyền con người phổ cập cần phải được kính trọng hiện diện trong lòng con người.
TQT: Vậy quyền của con người phổ cập là những quyền nào thưa ông ?
NGK: Đó là những điều đã được qui định trong 2 bản công ước đính kèm với Tuyên ngôn nhân quyền phổ cập.
Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập đề ra nguyên tắc đề cao con người. Một đaqực điểm là trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cấp đó không hề nói vai trò của các quốc gia. Nó chỉ đề cao con người thôi. Không hề dành cho các quốc gia, các chính quyền một cái quyền nào mà chỉ được giao trách nhiệm phục vụ con người thôi. Nó nói chung trên nguyên tắc về phẩm giá và sự bắt buộc phải tôn trọng con người. Nhưng quyền con người cụ thể được qui định cụ thể trong 2 công ước.
Trong 2 công ước này họ chia ra những quyền dân sự và chính trị Hay là quyền sống hàng ngày, quyền sinh hoạt trong xã hội.
Quyền thứ hai là kinh tế – xã hội và văn hóa. Nhiều quyền lắm. Có đến mấy chục quyền.
Nói về bản chất, về phương diện triết học chúng ta có thể phân ra, có thể chấp nhận sự phân biệt của … (nghe không rõ) một triết gia lớn nghiên cứu về các quyền tự do. Ông ấy chia ra 2 loại quyền. Thứ nhất là những loại quyền không bị và thứ hai là những loại quyền được có.
Những quyền không bị là những quyền căn bản tối thiểu khộng bị xúc phạm trong bất cứ trường hợp nào. Thí dụ như không bị xúc phạm trên cơ thể ; hông bị xúc phạm trong đời sống gia đình ; không bị xúc phạm tài sản ; không bị cấm đoán suy nghĩ và phát biểu một cách tự do lập trường tư tưởng của mình ; không bị cấm đoán bầu cử và ứng cử; không bị kỳ thị về chủng tộc, về màu da, về tôn giáo hay về chính kiến. Những quyền được qui định trong một không gian khá nghiêm mà tất cà mọi người kể cà nhà nước không được xâm phạm. Những quyền rất căn bản.
Còn những quyền được có là những quyền cá nhân có thể đòi hỏi cộng đồng, cũng như nhà nước phải cung cấp cho mình. Nhà nước hay cộng đồng phải cung cấp trong khả năng có thể. Nước giàu thì trợ cấp xã hội nhiều. Nước nghèo thị trợ cấp xã hội ít. Nhưng mà không được quyền bỏ rơi những người mình phải giúp đữ. Những quyền được có chúng ta thường hiểu một cách cụ thể như là mức sống ở một thị phần có thể chấp nhận được. Phải được bảo vệ sức khỏe, được nhà ở, được có công ăn việc làm, giáo dục miễn phí, được trợ cấp sinh đẻ và nuôi con vv…
Những quyền này, quyền kia được gị trong 2 công ước đính kèm Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập. Điều chúng ta cần nói đây là 2 loại quyền đã từng bị đem ra đối trọi với nhau, phủ nhận lẫn nhau thay vì phải bổ túc cho nhau đáng lẽ phải có. Thí dụ như phong trào cộng sản, chế độ cộng sản chẳng hạn hứa hẹn một tương lai rát huy hoàng thiên đường ở hạ giới. Con người ta làm theo khả năng, hương theo nhu cầu. Mọi người đều có của cải gần như ngang hàng với nhau. Đó là những quyền được có. Họ nhân danh những quyền được có. Họ chỉ hứa hẹn nhưng không bao giờ thực hiện cả. Lấy đó làm mục tiêu và nhân danh mục tiêu đó. Nhân danh những quyền được có để phủ nhận những quyền căn bản. Họ cấm đoàn không có bàu cử tự do ; không được đi lại tự do ; không được phát biểu ý kiến một cách tự do ; không được kêt hợp với nhau thành những hội đoàn, những đảng phải. Tức là họ nhân danh hhwngx điều được có để hứa hẹn chứ không bao giờ thực hiện. Để phủ nhận những quyền rất căn bản của con người.
Cũng phải nhấn mạnh một điều nhân quyền và dân chủ chỉ là một thôi. Rất nhiều người đấu tranh cho dân chủ nhưng mà không chịu bỏ thì giờ tìm hiểu thế nào là một chế độ dân chủ. Đây là dịp để chúng ta nhắc lại một a chs cụ thể và chính xác. Một chế độ được coi là dân chủ nếu có ít nhất 3 quyền này :
- Thứ nhất là quyền tự do ngôn luận và báo chí.
- Thứ hai là quyền tự do kết hợp. Tức là tự do thành lập và tham gia các tổ chức nghề nghiệp cũng như các tổ chức chính trị, cũng như các cộng đồng tôn giáo.
- Thứ ba là quyền tự do bầu cử và ứng cử. Tức là tham gia ứng cử các chức vụ công cử cũng như được quyền chọn lựa của mình trong các chức vụ công cử.
Cả 3 quyền này được định nghĩa trong công ước về các quyền dân sự và chính trị. Điều 18 vàn 19 qui định quyền tự do tư tưởng, ngôn luận và báo chí Điều 22 qui định tự do kết hợp. Điều 25 qui định quyền tự do bầu cử và ứng cử.
Bạn nào có thời giờ đọc lại bản Tuyên ngôn Nhân quyên phổ cập, những điều tôi vưà nói nó qui định những điều tự do căn bản đều có một câu giống hệt nhau. Câu đó viết như thế này «Không thể có một hạn chế nào cho quyền này». Trong điều 18, 19 nói về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận ; điều 2 nói về tự do kết hợp ; điều 25 nói về tự do bầu cử, ứng cử «Không thể có một hạn chế nào cho quyền này, trừ những hạn chế do luật pháp qui định và cần thiết trong khuoonn khổ một nhà nước dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe của công chúng và tự do của người khác.»
3 quyền này này nó qui định một cach rõ rệt trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập và 2 công ước đính kèm. Nó qui định rất rõ ràng 3 quyen được định nghĩa về một chế độ dân chủ. Thế thi dânchủ và nhân quyền chỉ là một thôi. Dân chủ laà nhân quyền trên qui mô quốc gia. Nhân quyền là dân chủ trên quim mô cá nhân.
Có một số bạn khi tôi gặp họ thường nói tôi hoạt đọng nhân quyền thôi chứ tôi không có tham gia hoạt động chính trị. Nói như vậy là sai. Vấn đề nhân quyền trước hết đó là một cuộc đấu tranh chính trị cam gó treedn định nghĩa chính xác của nó. Nhân quyên – Dân chủ chỉ là một. Nó chỉ khác nhau trên qui mô áp dụng mà thôi.
TQT: Ông vưà đề cập đến các quyền của con người. Vậy cơ chế nào bắt buộc mọi người, mọi quốc gia, mỗi định chế phải thực thi một cách đúng đắn nhất những quyền mà người dân được hưởng nư vậy ?
NGK: Tôi thấy chúng ta cần phải nhắc lại một lần nữa một vấn đề chính đáng, luôn luôn là cốt lõi của một luật pháp.
Một luật pháp cần phải có 2 yếu tố thì nó mới là luật pháp :
Trước hết nó phải đúng. Bơi vì như … (nghe không rõ tên) đã nói luật không đúng không phải là luật.
Nhưng đúng chưa đủ. Nó phải được ban hành bởi một định chế có thẩm quyền.
Câu hỏi chính đáng đặt ra cho Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập và 2 công ước đính kèm khi chúng ta muốn gọi nó là luật quốc tế như bây giờ. Câu hỏi đặt ra là người tuyên bố quyền đó có thẩm quyền hay không ? Cho tới ít nhất là dến thế kỷ XVIII các tôn giáo đã đóng vai trò quyền lập pháp trong các chế độ quân chủ. 10 điều giáo luật là luật dân sự đầu tiên. Ông… (nghe không rõ) nói là ông đã lên núi Sinai và được Thượng đê ban cho mang về. Bời vì Thượng đế là cao nhất, là tốt nhất nên mọi người phải nghe theo Thượng đế. . Cho đến thế kỷ XVIII, Thượng đế và các tôn giáo đóng vai trò lập pháp trong xã hội. Cho đến ngày hôm nay Hiến pháp của Hoa Kỳ vẫn nói Thượng đế sinh ra con người bình đẳng ngang nhau. Cuộc cách mạng 1789 là cuộc cách mạng chống chế độ quân chủ, nhưng mà đồng thời cũng là cuộc cách mạng ít nhiều chống lại Thiên chúa giáo thì phủ nhận vai trò của Thượng đế, phủ nhận sự tuân lệnh Thượng đế, phủ nhận vai trò tối cao của Thượng đế. Và trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền họ nói là nhân dân Pháp họp đại lại với nhau và quyết định như vậy. Họ cho là đại biểu của nhân dân là có quyền quyết định. Nhưng mà nó có ít nhất 2 giới hạn :
– Thứ nhất là đại hội này có thể quyết định như vậy thì đại hội khác. có thể quyết định khác đi
– Thứ hai là nếu Đại hội nhân dân Pháp đã chấp nhận bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền thì một dân tộc hác như dân tộc Việt Nam, dân tộc Công-gô có thể có một bản Tuyên ngôn khác không có giá trị phổ cập.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập mà chúng ta đang kỷ niệm lúc này – Bản Tuyên ngôn đã được ký kết đêm hôm 10/12/1948 – lấy trên sự chính đáng của các dân tộc, của các quốc giâ đại diện cho các cộng đồng dân tộc của toàn thể nhân loại để khẳng định quyền cơ bản của con người. Tức là con người xác nhận với sự đông đảo của các quốc gia tự nhận là đại diện nếu không phải là tất cả nhân loại, thì cũng là phần lớn của nhân loại.Lấy quyền nhân danh nhân loại để ban hành quyền cho cá nhân.
– Đây là nền tảng chính đáng. Có lẽ cũng vì thế bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập không ai có thể phủ nhận được.
Sự chính dáng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập là do các đại biểu của cộng đồng các quốc gia đại diện cho toàn thể nhân loại tuyên bố nên nền tảng chính đáng của nó là phù hợp nhất cho đến nay.
TQT : Xin cảm ơn ông Nguyến Gia Kiểng.
NGK : Xin cảm ơn ông Trần Quang Thành
2 bình luận trước “6100. Kỷ nguyên nhân quyền đã đến”
Sorry, the comment form is closed at this time.
Đối Thoại Điểm Tin ngày 11 tháng 12 năm 2015 | doithoaionline said
[…] 6100. Kỷ nguyên nhân quyền đã đến […]
💧💰🎓🌏🎭🎨🎵🎬 (5) | 真 忍 活 said
[…] #ABS 💧 Đồ hèn, đồ bẩn thỉu, dã man, đồ tồi, đồ tham nhũng – #ABS 💧 Kỷ nguyên nhân quyền đã đến – #ABS 💧 Vụ Minh Hạnh bị công an hành hung được nêu ra trước Quốc hội Đức […]