Trong chuyến thăm Việt Nam từ 5 đến 6/11, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Quốc hội Việt Nam.
Năm 2005, khi thăm Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng từng phát biểu tại Quốc hội, ở địa điểm Hội trường Ba Đình cũ.
Xin giới thiệu với quý vị toàn văn bài phát biểu của ông Tập Cận Bình:
Thưa ngài chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Các vị đại biểu, các đồng chí và các bạn!
Xin chào tất cả mọi người! Tôi rất vui mừng khi có cơ hội tới thăm Quốc hội Việt Nam, gặp gỡ với các đồng chí, các vị đại biểu. Quốc hội Việt Nam là cơ quan nhà nước cao nhất đại diện cho quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi đứng trên diễn đàn này.Đọc tiếp »
Không lẽ là sự vắng mặt của người lý ra phải có mặt, là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang? Theo lịch trình (được báo chí đăng tải) thì ông Tập sẽ có các buổi gặp mặt với TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trương Tấn Sang, TT Nguyễn Tấn Dũng và CTQH Nguyễn Sinh Hùng. Báo chỉ trong nước, đến giờ phút này, chỉ đăng tin tức và hình ảnh Tập Cận Bình gặp gỡ ông Trọng, ông Dũng và ông Hùng. Không thấy bất kỳ dòng tin và hình ảnh nào về cuộc gặp gỡ giữa ông Tập và ông Sang.Đọc tiếp »
Đôi lời: Nhìn bức ảnh người dân Đài Loan xuống đường biểu tình chống Trung Quốc mà thấy thèm: Hơn 100.000 người Đài Loan phản đối tại Đài Bắc về một hiệp ước thương mại với Bắc Kinh. Một đất nước có hơn 23 triệu dân, nhưng đã có hơn 100.000 người xuống đường biểu tình để phản đối một hiệp ước thương mại của Đài Loan với Bắc Kinh!
Nhìn lại Việt Nam, biển đảo, lãnh hải, lãnh thổ, đất đai của Tổ Tiên để lại đã bị Trung Quốc cướp mất, nhưng khi lãnh đạo CSVN mời kẻ cướp sang, chưa tới 200 người xuống đường chống Trung Quốc, với một đất nước có hơn 90 triệu dân, chưa tới 0,000002222% dân số lên tiếng phản đối. Đất nước này rơi vào tay Trung Quốc là điều tất yếu!
Thứ Bảy này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự một cuộc hội đàm với người đồng cấp Đài Loan, đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo của hai quốc gia đối địch kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Cuộc gặp này diễn ra trùng với sự gia tăng làn sóng chống Trung Quốc tại Đài Loan.
Hơn 100.000 người Đài Loan phản đối tại Đài Bắc về một hiệp ước thương mại với Bắc Kinh, ảnh chụp ngày 30 tháng 3 năm 2014. Lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan sẽ gặp nhau vào ngày 7 tháng 11 2015 tại Singapore trong một loạt các cuộc đàm phán. (Ảnh chụp màn hình)
Chính phủ của hai nước cho biết các nhà lãnh đạo của họ sẽ thảo luận tại Singapore vào ngày thứ Bảy về các mối quan hệ giữa hai nước. Cuộc gặp này diễn ra vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Đài Loan vào tháng 1 năm 2016, khi mà đảng quốc gia thân Trung Quốc, hay Quốc Dân Đảng (KMT), sẽ có thể bị mất vị thế.Đọc tiếp »
Ngày 05/11/2015, Chủ tịch kiêm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc sang thăm Việt nam, chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Trung Quốc sau 10 năm tính từ chuyến thăm trước đó của người tiền nhiệm ông ta là ông Hồ Cẩm Đào. Là một nước có truyền thống bá quyền hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc luôn chú ý đến bộ mặt và từng cử chỉ ngoại giao, họ coi việc các lãnh đạo láng giềng đến thăm hàng năm là một điều đương nhiên, giống như chư hầu vào chầu Thiên Tử, còn việc Thiên Tử đến thăm chư hầu thì rất hãn hữu và luôn được coi là một chuyến tuần thú để úy lạo chư hầu.
Thế giới đã bước sang thế kỷ 21, nhưng lối nghĩ bá quyền của Trung Quốc không thay đổi. Vì thế mà trong 10 năm từ 2005 – 2015, có rất nhiều chuyến thăm viếng của các đời Tổng Bí Thư Việt Nam tới Trung Quốc, nhưng số lần ngược lại thì đến giờ mới là chuyến đầu tiên. Bằng việc tước quyền đối đẳng trong quan hệ ngoại giao, Việt Nam tự biến thành một dạng chư hầu kéo dài dù lịch sử nhân loại đã sang trang. Khoan hãy nói về vấn đề quốc thể, hãy xét về mặt lợi ích sống còn quốc gia xem điều đó cuối cùng sẽ dẫn đất nước đi đến đâu?Đọc tiếp »
Đôi lời: Vì sao khi còn ở VN Tập Cận Bình không nói “những hòn đảo trên biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa”, nhưng ông ta đã nói câu đó khi đến thăm Mỹ và Anh trước chuyến thăm Việt Nam và ở Singapore, sau khi rời Việt Nam? Bởi vì ông ta cho rằng những hòn đảo mà ông ta ăn cướp của Việt Nam và các nước khác là của ông ta và ông ta tin rằng Đảng CSVN đã thừa nhận chuyện đó, nên ông ta không cần phải nhắc lại. Thế mà có ông ĐBQH vẫn còn ngây thơ khi nói rằng “Tiếc vì ông Tập Cận Bình không nói đến vấn đề Biển Đông”!
Đảng CSVN, Chính phủ CSVN và Quốc hội Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc Việt Nam vì đã làm bạn với kẻ cướp, mời kẻ cướp tới nhà mà không chất vấn những hòn đảo mà chúng cướp của mình, lại còn đưa tay nhận tiền của tên cướp mang qua mua chuộc sự im lặng của mình!
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ngày 7.11.2015 – Ảnh: Reuters/TN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 7.11 tuyên bố tại Singapore rằng những hòn đảo trên biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa.
“Xin hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa”, ông Tập nói trong bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, nhân chuyến thăm Singapore ngày 7.11, theo AFP.
“Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc”, ông Tập nhấn mạnh.
Trung Quốc thời gian gần đây đẩy mạnh việc xây dựng những đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm mục đích quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý nuốt trọn gần cả biển Đông.Đọc tiếp »
Đôi lời: Tiếc vì ông Đại biểu QH Nguyễn Anh Sơn vẫn chưa hiểu điều này: 90% Biển Đông đã rơi vào tay Trung Quốc, Tàu đang kiểm soát hầu hết các khu vực trên Biển Đông. Bây giờ VN mời kẻ cướp tới nhà chơi, đồ cướp được đang ở trong tay kẻ cướp, chẳng lẽ bọn cướp mở miệng hỏi: ê, đồ tao đã cướp được của mày, mày có thắc mắc gì không? Có muốn lấy lại không?
Chuyện đòi đồ ăn cướp là của nạn nhân, làm gì có chuyện kẻ cướp lên tiếng đòi trả đồ lại cho nạn nhân? Vấn đề là Quốc hội VN với 500 đại biểu ngồi nghe kẻ cướp nói chuyện, không một người nào dám mở miệng lên tiếng đòi kẻ cướp trả lại đồ cho mình, rồi bây giờ nói “tiếc” vì sao kẻ cướp không chịu mở miệng nói tới món đồ mà chúng đã cướp của mình!
ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Đoàn Nam Định) trả lời báo chí
”Có những đại biểu tâm sự là chờ đợi, hy vọng những điều rất tốt, những lời lẽ, mỹ từ đưa lên tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam phải biến thành các hoạt động, việc làm thực tế của phía bạn”- ĐBQH Nguyễn Anh Sơn chia sẻ.
Sáng 6/11, sau khi nghe phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Quốc hội Việt Nam, Đại biểu QH Nguyễn Anh Sơn (Đoàn Nam Định) đã khẳng định với Infonet, ông thấy tiếc vì phát biểu của ông Tập Cận Bình không nói gì về vấn đề Biển Đông.
“Bài phát biểu có nhấn mạnh đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước như ông Tập Cận Bình Tập Cận Bình nói là thành quả của Đảng cộng sản, nhân dân hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông lập lên”- Ông Nguyễn Anh Sơn chia sẻ.Đọc tiếp »
Đôi lời: Thường thì khi mời mộc qua thăm nhau, thì phải mời người đồng cấp. Tập Cận Bình với cương vị Tổng Bí Thư và Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, người cần mời phải là TBT Nguyễn Phú Trọng hoặc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chứ không phải Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì sao ông Tập Cận Bình lại mời ông Nguyễn Tấn Dũng, thay vì mời ông Sang hay ông Trọng? Phải chăng ông thủ tướng là “ngôi sao đang lên” mà ông TBT Trung Quốc đã chấm làm “thái thú” trong nhiệm kỳ tới?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hôm nay có thể nói những cuộc hội đàm cần thiết giữa lãnh đạo cao cấp Trung Quốc với lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã kết thúc.
Nhìn chung cũng không có gì mới mẻ mang tính chất đột phá cho cả hai quốc gia. Vấn đề Biển Đông trước sau vẫn còn đó. Cả hai phía đều có đề cập đến, nhưng trên tinh thần tôn trọng các văn bản quốc tế như trước.
Dù cả hai bên đều cho rằng cần giữ hòa bình, tránh làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực Biển Đông. Nhưng phía Trung Quốc không lùi bước và phía Việt Nam cũng giữ nguyên quan điểm của mình.
Bên hoạt động của Đảng và hội đoàn thì sẽ có các chương trình giao lưu để cải thiện mối quan hệ bị chững lại từ năm 2014.Đọc tiếp »
“Mặc nhiên để Hoàng Sa và Trường Sa rơi vào tay Trung Quốc là một bước khởi sự cho chiêu bài sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Bởi hiện tại, ngư dân trên biển Đông muốn đánh bắt phải mua phiếu thông hành của Trung Cộng, và tiếng kêu trực tiếp từ biển Đông chính là tiếng kêu của ngư dân. Với chiêu bài đang sử dụng, với thứ lý luận khi Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc sẽ hưởng được những đặc ân của chính phủ Trung Quốc từ kinh tế đến chính trị, văn hóa… Được du lịch sang Trung Quốc miễn thị thực, được đánh bắt mà không cần phiếu thông hành, được nhận phúc lợi xã hội từ chính phủ Trung Quốc… Bởi đã sống trong hỗn độn quá lâu, người dân sẽ tin vào thứ lý luận này để được sống yên thân”.
Chế Mân mang hai châu Ô và Lý dâng cho nhà Trần để được lấy Huyền Trân Công chúa, ông được gì? Cái mà ông được là gái đẹp (nhưng chưa chắc gái đẹp đã xem ông là trai khôn!) và đất nước còn lại nhỏ hẹp, cuối cùng là một quốc gia bị diệt vong. Chuyện lịch sử, dài dòng, xin miễn bàn đúng sai. Nhưng ở đây, vấn đề cái giá phải trả là vấn đề cần bàn. Việt Nam hiện tại, nói theo cách gì thì đảng cầm quyền cũng đã dâng cho Trung Cộng cả Hoàng Sa và Trường Sa. Cái giá của việc này sẽ đến đâu?
Một video clip dài 40 giây, quay cảnh đại biểu Quốc hội (QH) Đỗ văn Đương trước đám đông người biểu tình phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình. Đám đông chỉ cỡ vài chục người, đa phần là phụ nữ trung tuổi. Họ không có thái độ giận giữ, mà rất ôn hòa. Cách đặt câu hỏi của họ cũng không tỏ ra quá khích. Nghĩa là ông nghị Đương khi đó không hề đối diện với sự mất an ninh bản thân.Đọc tiếp »