(GDVN) – Chủ tịch Quốc hội cho rằng: “Người nước ngoài sống lâu đời tại Việt Nam mà luật này không nói gì cho họ lập hội thì họ buồn lắm”.
Sáng nay (24/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ – ông Nguyễn Thái Bình báo cáo về dự án Luật về Hội.
Quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã kịp thời đề ra đường lối, chủ trương phù hợp và ban hành nhiều văn bản về hội quần chúng; bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với các hội.
Ngày 20/5/1957 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 102/SL/L004 về “Luật quy định quyền lập hội”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Quyết định quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.Đọc tiếp »
(PL)- Nhiều người đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm.
Thương nhân Trung Quốc có nhiều chiêu trò khiến người Việt tranh nhau mua, tranh nhau bán và họ hưởng lợi.
Đó là nhận xét của ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về chuyện Việt Nam đang xuất nhiều gỗ sang Trung Quốc nhưng lại… không vui.
Len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm
. Phóng viên: Theo số liệu thống kê mới nhất, trong bối cảnh Việt Nam chịu thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc thì riêng với gỗ, Việt Nam lại đạt mức thặng dư bình quân hằng năm khoảng 600 triệu USD. Xuất khẩu được nhiều gỗ sang Trung Quốc có phải là tín hiệu vui, thưa ông?Đọc tiếp »
(Dân trí) – Đảo Lý Sơn là một vị trí địa lý chiến lược quan trọng trên biển Đông. Tại sao trong bối cảnh hiện nay, Quảng Ngãi cứ phải chọn các doanh nghiệp Trung Quốc làm quy hoạch?
Tôi phẫn nộ khi Trung Quốc thông qua “Quy hoạch khu chức năng chính về biển trên toàn quốc”, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngang nhiên ngạo ngược như vậy đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trả lời trước báo chí quốc tế rằng: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nói trên của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ ngay hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.Đọc tiếp »
Tàu Trung Quốc gần bãi đá ngầm Mischief Reef, quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. (US Navy)
Trung Quốc đang xây dựng một đường băng hạ cánh thứ ba trong vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông, một chuyên gia người Mỹ đã tuyên bố hôm thứ 2 khi đề cập đến hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 8 tháng 9 tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), một Viện chính sách ở Washington.Đọc tiếp »
Tại hội nghị, ông Nguyễn Điểu (Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng), cảnh báo các quận ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đang có sự chuyển dịch, mua bán đất đai rất lớn có yếu tố người nước ngoài mà ở đây là người Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” của đảng CSVN, dân Việt sẽ sớm trở thành dân tộc thiểu số ngay trên mảnh đất của mình!
(PLO) – Chúng ta cần phải cẩn trọng khi cho phép việc mua bán, chuyển dịch đất đai đối với doanh nghiệp nước ngoài.
Các vấn đề đáng quan tâm đã được đưa ra trong sáng 24-9 tại Hội nghị thành ủy Đà Nẵng lần thứ 24 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Trần Thọ.
Người Trung Quốc mua đất ven biển
Tại hội nghị, ông Nguyễn Điểu (Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng), cảnh báo các quận ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đang có sự chuyển dịch, mua bán đất đai rất lớn có yếu tố người nước ngoài mà ở đây là người Trung Quốc.Đọc tiếp »
Bài viết dưới đây của Gs Nguyễn Đức Dân (mà ông chỉ gọi là “Nhà giáo”) có thể đụng chạm đến rất nhiều người. Ông kêu gọi phải “đào thải” những người mà ông gọi là “giáo sư, tiến sĩ nằm vùng”, tức là những người có chức danh “giáo sư” do HĐCDNN phong mà không giảng dạy và không làm nghiên cứu. Như hôm trước tôi có đưa con số thống kê là từ 1976 đến nay, VN đã phong chức danh GS/PGS cho khoảng 11000 người; nhưng hiện nay số người giảng dạy và nghiên cứu trong các đại học và viện nghiên cứu chỉ 4100. Như vậy đa số của phần còn lại là “giáo sư nằm vùng”.
Theo kế hoạch, thứ 4 ngày 23/09/2015, chúng tôi – ekip truyền thông độc lập trực tuyến “LƯƠNG TÂM TV” sẽ đến studio tại nhà anh Nguyễn Vũ Bình để thực hiện tiếp bản tin số 4.
Sáng sớm, tôi đã thấy 4 an ninh mặc thường phục canh trước cổng nhà. Hai người trong số họ lấy xe máy bám theo khi tôi đi ăn sáng. Tôi quyết định hủy kế hoạch đến studio, thay vào đó là lên lịch khám sức khỏe định kỳ sớm hơn dự định và nhờ bạn chở đi. Hai viên an ninh kia vẫn kiên nhẫn bám theo tôi.Đọc tiếp »
Trước hết, tôi xin gửi tới Chủ tịch và Thủ tướng lời chào trân trọng.
Là một công dân có tuổi và cũng có những trải nghiệm về cuộc đời, tôi xin trình bày với Chủ tịch và Thủ tướng một vài ý kiến.
Nhận thức rằng Đại Hội XII của Đảng Cộng sản VN có tầm ảnh hưởng quan trọng tới bước phát triển mới của Dân, tới sự mất còn của Nước.
Mặc dầu, BCH TƯ của đảng đã cho công bố Dự thảo Báo cáo chính trị và báo cáo Dự thảo Kế hoạch Kinh tế-Xã hội của ĐHXII,mà không hề có một lời thưa với quốc dân đồng bào (thua thái độ văn hóa của thành ủy Sài gòn còn có Thư mời gọi dân tham gia góp ý).Đọc tiếp »
Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù.
Cộng đồng người Việt tại Mỹ trong tháng này phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vinh danh một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu bị cầm tù lâu nay tại Việt Nam.
Cuộc vận động do Ủy ban Tự do Tôn giáo khởi xướng thu thập chữ ký trên mạng nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với công cuộc tranh đấu của linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý vì dân chủ-nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Thỉnh nguyện thư viết ‘Xin ủng hộ cho linh mục Nguyễn Văn Lý đang đại diện cho hàng triệu người dân Việt Nam bị áp bức bằng cách kêu gọi các tổ chức Quốc tế công nhận cuộc đấu tranh vì quyền con người và tự do tôn giáo qua bốn giải thưởng quốc tế năm 2015: Nobel, Shakarov, Rafto, và Unesco.’
Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam.Đọc tiếp »
“Những biến thiên lớn và nhân vật lớn trong lịch sử đều xuất hiện hai lần: lần đầu như một bi kịch, lần thứ hai như một hài kịch! Bi kịch trở thành hài kịch, để làm gì? để vui vẻ từ bỏ quá khứ mà đi tới”.(Kark Marx Toàn tập, Tập 8. NXBCTQG. ST 1993, tr.145).
Hiện tượng toàn cầu
Trong các loại khủng hoảng trên đời này, có lẽ khủng hoảng lòng tin là nguy hiểm hơn cả, vì nó tác động đến tâm thức con người, làm thay đổi tư duy và hành động. Khủng hoảng lòng tin thường diễn biến âm thầm rất khó nhận biết, giống như căn bệnh ung thư, khi nhận biết được thường là quá muộn, vì nó đã di căn rồi rất khó chạy chữa. Vậy thực trạng và nguyên nhân của nó là gì? Hệ lụy của nó ra sao và khắc phục thế nào?Đọc tiếp »
Ở Hà Nam, nói đến người đấu tranh bị sách nhiễu, đánh đập, cản trở đi lại, bắt bớ, ngoài Trần Thị Nga bị đánh đến tàn tật, còn ông Trương Minh Hưởng, xóm 4 Thị trấn Ba sao Huyện Kim bảng Tỉnh Hà nam.
Sáng nay, theo lịch, tôi đến trại tạm giam số 1 để dự buổi hỏi cung của bạn trẻ Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ).
Tôi nhận bào chữa miễn phí, hoàn toàn mọi chi phí, cho cậu thanh niên ấy. Và hôm nay là buổi dự cung đầu tiên của tôi tham gia trong giai đoạn điều tra.
Trước khi bước vào buồng hỏi cung, nhìn thấy cậu ấy là tôi cũng nhận ra được vì dáng người nhỏ nhắn, mảnh khảnh, da trắng. Cậu ấy bắt tay tôi và mỉm cười, tôi cũng chào đáp lại với sự niềm nở cùng cái bắt tay lần đầu giáp mặt.
Cậu ấy nói ở đây cũng khỏe hơn, lên cân, nhưng chỉ bị ghẻ nên ngứa và lở da thôi. Tôi quan sát và cũng trao đổi vài thông tin với cậu ấy.
Vào hỏi cung, Điều tra viên hỏi và cậu ấy trả lời nhiều về vấn đề lịch sử hơn là vấn đề xác định tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 245 BLHS. Điều tra viên sau đó còn nói, biết vậy có luật sư Luân tham gia sớm có phải dễ và nhanh hơn không, vì những lần làm việc trước rất khó và thường nửa chừng. Tôi vẫn cười hiền mà rằng: mọi cái không bao giờ là muộn, và chúng ta còn nhiều cơ hội để làm việc cùng nhau.Đọc tiếp »
11) Vấn đề thành phần thứ ba và sư sãi đem bàn phật xuống đường
Từ chuyện con gà tức nhau tiếng gáy
Lúc này Phật giáo chia ba bốn phe, phe thân cộng của Thích Trí Quang chùa Từ Đàm ở Huế, phe Phật giáo thống nhất nửa nạc nửa mở, phe phản chiến của Thích Nhất Hạnh, phe tu khổ hạnh Khất sĩ của sư Minh Đăng Quang, phe chân tu cửa đóng then cài ẩn cư rừng núi…
Lễ Giáng sinh ở Huế, chính quyền địa phương mới treo cờ kết hoa khắp nơi ngoài đường, ngoài phạm vi các nhà thờ, để tỏ ra ưu ái và nịnh Đức cha Thục (nịnh anh của tổng thống cơ mà). Đến Phật đản, các Phật tử của Quang nghĩ là phe Công giáo treo được thì mình treo được, nên cũng treo cờ từa lưa để phô trương. Và cũng chính quyền địa phương quản lý địa bàn chùa Từ Đàm, bắt họ tháo gỡ không được treo linh tinh khắp nơi, chỉ treo trong phạm vi chùa mà thôi. Từ sự vụ này, phe Trí Quang quậy tới bến, lu loa lên rằng chính phủ VNCH cấm treo cờ Phật (sic!) phân biệt đối xử với Phật giáo, biểu tình rần rần.Đọc tiếp »
Lúc này, Bảo Đại đã hoàn toàn bán linh hồn cho Pháp. Lòng dân ngả về phía ông Diệm, nên cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, ông Diệm được bầu lên làm Quốc trưởng, Bảo Đại thất thế nên lưu vong sang Pháp. Dân miền Nam hí hửng đi bầu cử, được chọn hoặc gạch tên một ứng cử viên lãnh đạo quốc gia chắc hẳn là một cảm giác rất phê.
Cộng sản dạy tụi zombie rằng đây là cuộc bầu cử gian lận. Chưa cần biết sao, mà người dân Quốc gia còn được đi cầm cái phiếu để gạch tên cái thằng mà mình không muốn lãnh đạo mình, ăn đứt đám nô tì miền bắc rồi. Và tới ngày hôm nay, có đứa nào được đi bầu cử vị trí nào quan trọng có ý nghĩa lãnh đạo đất nước chưa bây? Có đứa nào thấy ai mới là gian lận không bây?
Sau khi làm Quốc trưởng, ông tiếp tục lập nghị viện, lại cho dân bầu các nghị sĩ, nghị viện soạn Hiến pháp, đổi tên nước thành Việt Nam Cộng Hoà. “Việt Nam Cộng Hoà” chính thức là quốc hiệu mới ngày 26/10/1955 (chúc mừng quốc khánh!), quốc trưởng Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống tiên khởi của Việt Nam Cộng Hoà.Đọc tiếp »