Blog VOA
Bùi Tín
27-08-2015

Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) gọi là ngày Cách mạng tháng Tám, còn là ngày Tổng Khởi nghĩa, cũng là “Ngày cướp chính quyền về tay nhân dân”.
Trong các văn kiện chính trị từ đó đến nay, chữ “cướp chính quyền” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong sách vở, báo chí, qua lời Hồ Chí Minh, qua các bài viết của Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… còn lưu giữ, không sao kể hết .
Tại sao lại dùng chữ “cướp”?
Theo định nghĩa của từ điển, chữ “cướp” có hàm ý xấu. “Cướp là lấy, tước đoạt của cải của người khác, không phải của mình”. Người ta thường nói “kẻ cướp”, “bọn cướp”, “lũ cướp”, “đồ ăn cướp”… “Ăn cắp” và “ăn cướp” thông thường có cùng nghĩa, nhưng ăn cướp chỉ ra hành động hung dữ, bạo lực, phạm pháp cao hơn, mang tính chất lên án, khinh bỉ hơn. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...