Ngày 26/8, Hội nghị ĐBQH chuyên trách cho ý kiến về Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Tỏ ra không đồng tình với quy định quyền im lặng, ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) dẫn dụ hàng loạt vụ thảm sát: “Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, nếu có quyền ấy thì đối tượng nói luôn “tôi im lặng cho đến khi có luật sư”.
Rồi nhiều vụ thảm sát khác ở miền Trung, Tây Nguyên đấy, cứ im lặng hết thì làm sao? Không nói gì hết thì làm sao biết được vũ khí gây án ở đâu? Rồi vụ ở Vũng Tàu, không bắt được nó tiếp tục giết người, rất nguy hiểm”. ĐB Đương nêu quan điểm, đồng thời đề nghị “đừng đưa ra quy định làm bó tay cơ quan tố tụng, như vậy là có lỗi với đất nước, với nhân dân”: Lo ngại “quyền im lặng” bị lạm dụng
ĐB Đương nên tham khảo thêm Quyền Miranda (Ảnh Miranda Warning) của Hoa Kỳ.
Miranda Warning là một lời cảnh báo được cảnh sát thông báo cho nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ, hay khi đang ở tình trạng giam giữ, trước khi nghi phạm hình sự bị thẩm vấn hoặc lấy cung liên quan đến sự phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị cản trở dù người đó không bi bắt giữ.
Nội dung như sau
1. Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi.
2. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa.
3. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh.
4. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi.
5. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư”.
Anh có hiểu những quyền trên đây mà tôi vừa đọc cho anh nghe không? Biết được những quyền đó, anh có muốn nói chuyện với chúng tôi bây giờ không?
Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống.
Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau này.
Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Ngoài ra, trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
Tóm lại không nên nghe đại biểu rau muống có những câu nổi tiếng “Quyền im lặng không phải là quyền con người”, “Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“, “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”
Càng tranh luận trên facebook, mình càng thấy lỗi ngụy biện (fallacies) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot facebookers, bloggers. Lỗi này thường là bị nhiễm một cách vô hình và đến từ nhiều nguồn, như từ cách nói chuyện thường ngày, như từ việc bắt chước cách nói chuyện của người khác, như từ tâm lý ham thắng thua cá vú lấp miệng em, hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện…
Ngụy biện nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch, theo lối mòn. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa nó. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi.Đọc tiếp »
Giáo dục Việt Nam không lỗi thời, nó lạc đường, nó mất phương hướng. Vì thế, thay vì thúc đẩy đất nước phát triển, tạo ra nhân tài, thì nó lại giết chết các thiên tài và làm chậm sự phát triển của xã hội.
Kiến thức có thể mất đi nhưng sự khôn ngoan thì không. Bản chất đúng của giáo dục là tạo ra sự khôn ngoan. Nhưng thay vì tạo ra khôn ngoan, giáo dục Việt Nam hiện nay lại chỉ làm mỗi một việc là nhồi kiến thức. Nó bắt người ta học thuộc những thuật toán, những công thức luôn có sẵn trên mạng và nó lờ hẳn đi những môn học về cuộc sống, đạo đức, nhân văn. Đó là những thứ mà người ta phải sử dụng, phải đối mặt hàng ngày.Đọc tiếp »
Nguyễn Thành Nhân cầm tấm biển: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch” trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một bạn trẻ ở Hà Nội cho biết hôm nay, 26/8, đã bị yêu cầu lên gặp công an sau khi đăng ảnh cầm tấm biển có nội dung: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch”, trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Bức ảnh kèm theo câu hỏi “năm nay, không biết sẽ có bao nhiêu bi kịch liên quan đến thi cử” mà Nguyễn Thành Nhân đưa lên Facebook sau đó đã được nhiều người ‘share’ lại trên mạng xã hội này.Đọc tiếp »
Người viết này chỉ có một mũi tên mà đòi bắn hai con chim trong bầy ngỗng đang bay ngang một mùa Hè đỏ lửa. Hai con chim đó là kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mùa Hè đỏ lửa là các thị trường chứng khoán của toàn cầu toàn rực lên màu đỏ từ tuần trước.
Phân vân bất định nên đành phải đánh “oẳn, tù, tì” như bầy con nít. Vì tay mặt đánh với tay trái nên dĩ nhiên là ngần ấy hiệp đều huề. Cho nên xin đành khỏi chọn mà… bắn đại lên trời trong giới hạn một ngàn năm trăm chữ.Đọc tiếp »
Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu tại một trung tâm chứng khoán tại Thượng Hải vào ngày 26 tháng 8, 2015. cổ phiếu Thượng Hải đóng cửa giảm 1,27 phần trăm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 26 tháng tám, 2015
Sau nhiều hoài nghi, kịch bản Trung Quốc có thể tăng trưởng thấp hơn đang trở thành hiện thực, nhất là từ các biến động tài chính tại Trung Quốc đã làm thị trường thế giới chao đảo từ Á Châu qua Âu Châu đến tận Bắc Mỹ trong mấy ngày liền. Nếu kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nề thì tình hình sẽ ra sao cho kinh tế thế giới? Xin quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Nguyên Lam với chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về câu hỏi này.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, là một trong những người đã cảnh báo từ lâu rằng Trung Quốc không thể duy trì chiến lược phát triển cũ và sẽ bị suy trầm là hạ cánh nhẹ nhàng, hoặc suy thoái, là hạ cánh nặng nề, ông nghĩ sao về viễn ảnh kinh tế của xứ này sau những biến động tài chính vừa qua? Và về hiệu ứng của Trung Quốc cho kinh tế thế giới?Đọc tiếp »
Lâu lắm rồi chúng ta không gặp nhau bởi Tiên sinh đã lên chức Cục trưởng Cục CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ít có thời gian cho đồng nghiệp từng viết thuê chương trình bằng ngôn ngữ Pascal cho phông chữ tiếng Việt trên máy in laser cho bộ BKED.
Không cần giới thiệu chi tiết thì hàng triệu thanh niên trẻ xứ Việt đều biết danh rồi, bởi Tiên sinh là chuyên gia IT nổi tiếng cuối thế kỷ 20, tác giả BKED – bộ gõ chữ Việt trên máy tính, là thầy IT của anh Tử Quảng BKAV hiện đang có BPhone nổi tiếng khắp thế giới theo quảng cáo.Đọc tiếp »
Nếu có điều gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này thì tôi cho đó là tình thương giữa con người với con người. Đặc biệt trong bối cảnh của xã hội Việt Nam hiện nay. Tình thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Tiếc thay, lãnh đạo CS đa số không nhìn ra điều này. Một đoạn băng hình (video clip) ghi lời cám ơn của một phụ nữ dân oan Dương Nội, chị Cấn Thị Thêu, đã được đánh giá là một bài diễn văn xúc động và hay nhất mà không có một lãnh đạo CSVN nào có khả năng vượt qua. Lý do thật đơn giản: lời nói của chị chân thành và tràn đầy tình thương.Đọc tiếp »
Hôm qua, tôi tiêu ra cả 3 giờ đồng hồ để theo dõi vài chương trình truyền hình địa phương. Tôi đi đến kết luận là phong cách truyền hình có nhiều đổi mới so với 10 năm trước đây (dĩ nhiên), nhưng về nội dung thì vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn rất nặng về tuyên truyền và nhồi sọ. Đáng nói là cách nhồi sọ rất thô và có vẻ người ta chẳng thèm dấu giếm gì việc làm đó.
Đầu tiên là chương trình tin tức / thời sự từ đài VTV1 ngoài Hà Nội. Phải nói đây là chương trình thô cứng nhất, nặng về tuyên truyền và nhồi sọ nhất, và hình thức dở nhất so với các chương trình khác. Vì sắp đến ngày 2/9 nên chương trình thời sự dành một thời lượng đáng kể để tuyên truyền về sự kiện gọi là “cách mạng tháng 8”. Có cô phóng viên nhỏ bé phỏng vấn những người tham gia CMT8 ở miền Nam, họ kể lại những giây phút lịch sử đó với giọng nói khá hào hứng. Điều đáng nói là tất cả 3 người được phỏng vấn đều là người nói giọng Bắc! Tôi nghĩ ông cụ Trần Văn Giàu mà còn sống và nghe mấy vị này nói chắc ông cụ dễ bị heart attack. Đọc tiếp »
Tác giả Nguyễn Thị Từ Huy vừa gia nhập Hội nhà báo Độc lập Việt Nam. Chị gửi bài viết sau đây, “coi như sản phẩm ra mắt” Hội.
Tựa đề bài viết này của tôi lấy cảm hứng từ một câu châm ngôn của các trí thức Nga : “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa », trong một phân tích rất đáng đọc « Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai », của Leon Aron, do Trần Ngọc Cư dịch, đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế: Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai
Tôi không muốn xâm phạm tự do đọc và tự do tiếp nhận của quý độc giả, mọi người sẽ có cảm nhận và đánh giá của mình về bài viết của Leon Aron. Ở đây tôi chỉ nêu ra một tiếp nhận của tôi.Đọc tiếp »
Có một vài người đang phê phán những người ủng hộ “tự do ngôn luận” là vô trách nhiệm và không có đạo đức. Vậy ai đó cho tôi biết trách nhiệm và đạo đức của những kẻ đang cấm “tự do ngôn luận” ở xã hội này?
Tôi thấy ở đây họ không phê phán con người cụ thể, mà họ đang phê phán quyền “tự do ngôn luận” là tệ hại và xấu xa.
Ngay tự bản chất các quyền căn bản không mang trong nó trách nhiệm và đạo đức. Nếu bạn phê phán tự do ngôn luận là vô trách nhiệm và vô đạo đức chẳng khác nào bạn chỉ tay lên mặt trời và mắng rằng: thật là vô trách nhiệm và thiếu đạo đức. Hãy thận trọng cách đánh tráo vấn đề kiểu này, vì đôi lúc nguyền rủa những người ủng hộ “tự do ngôn luận” một cách nào đó bạn cũng lầm tưởng tự do ngôn luận là vô trách nhiệm và thiếu đạo đức.Đọc tiếp »