Rau héo, thịt cá thiu, có giòi, công nhân than dở và bỏ bữa
Công nhân làm vất vả, tới giờ cơm còn phải ráng nuốt từng miếng cơm cho có cái trong bụng mà tiếp tục làm, chứ không hề cảm nhận chút hương vị ngon nào từ bữa ăn.
Cô công nhân công ty Freetrend thuộc khu chế xuất Linh Trung 2, phường Bình Chiểu, Thủ Đức cho hay: “công ty Freetrend chưa bao giờ ngộ độc, nhưng mấy món ăn kho rất là dở, ăn không được”. Đọc tiếp »
“Đối với các bạn sống ở thành phố thì con số vài triệu đồng chắc không nhiều, nhưng với người nông dân thì đó là số tiền rất lớn. Rõ ràng, những kẻ trục lợi từ thực phẩm chức năng đã lợi dụng sự thiếu thông tin và thiếu hiểu biết để đánh thẳng vào túi tiền của người nông dân. Phải xem đó là một cái tội. Điều đáng buồn là cái tội đó được chuẩn y của một số người mang danh giáo sư, tiến sĩ”.
– Bà cha nó! Từng tuổi này mà cũng bị gạt. Thiệt là tức.
Chú Hai — người hàng xóm 70 tuổi, với khuôn mặt khắc khổ tiêu biểu của người làm ruộng ở miền Tây Nam bộ — vừa nâng cao li rượu đế vừa thốt lên một cách tức tối. Chú đã tốn 800 ngàn đồng cho một thứ thực phẩm chức năng. Câu chuyện của chú và nhiều người trong xóm bắt đầu từ một quảng cáo khám bệnh miễn phí.Đọc tiếp »
Nói chuyện với chị Cấn Thị Thêu mới biết chị là dâu của Dương Nội chứ quê chị ở nơi khác. Và những ngày đầu đấu tranh chị cũng chỉ là người ủng hộ. Cho đến khi những người đứng đầu hoặc bị khống chế hoặc bị mua chuộc, người nọ tiếp nối người kia nhận tiền đền bù, giao đất, và khuyên những người còn lại nên dừng bởi “không ăn thua đâu”, cuộc đấu tranh tưởng như tan rã vì ko còn người dẫn dắt, thì lúc đó chị thấy phải đứng lên giúp bà con tiếp tục đấu tranh.
Ngày đó hầu như những người nông dân Dương Nội đều nghĩ rằng đất đai là của nhà nước, họ chỉ làm thuê, khi nào nhà nước đòi là phải trả. Chị quyết tâm phải trước hết giúp dân hiểu được quyền của họ, sau đó vận động họ đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình.
Ngay từ đầu vợ chồng chị đã bàn bạc thống nhất, rằng đây là miếng mồi béo bở của chúng, mình chặn miếng ăn đó thì nhất định sẽ ko được yên, sẽ bị trả thù, tù ngục, thậm chí ám sát thủ tiêu cả nhà 5 người. Và họ chấp nhận rủi ro đó, phải đấu tranh tới cùng.Đọc tiếp »
Ảnh: Nam Nguyễn (Chiều 21/8/2015, người dân trong ngõ 814 đường Láng (Đống Đa) chia nhau từng xô nước)
Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngẩng đầu…
…vì…
…đôi lúc…
…phải cạo râu!
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 là tâm điểm vụ đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2014
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 từng gây nhiều tranh cãi trong vụ đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi năm 2014 vừa hoàn tất việc đào giếng dầu tại một địa điểm gần bờ biển Việt Nam, theo hãng tin nhà nước Trung Quốc cho biết hôm nay.
Hãng thông tấn Xinhua không cho biết các chi tiết chính xác về địa điểm của giếng dầu này, nhưng trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc trước đó cho biết giếng dầu nằm cách bờ biển Việt Nam 100 hải lý và cách thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam 75 hải lý.
Việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào vùng biển mà Hà Nội cho là thuộc khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm ngoái đã làm tăng căng thẳng giữa hai nước, và khiến quan hệ song phương trở nên tệ hại hơn bất cứ lúc nào kể từ cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi giữa hai nước vào năm 1979.Đọc tiếp »
Lịch sử không thể bất biến và càng không vĩnh viễn cho tư tưởng độc trị giáo điều. Khác với thời gian trước đây, năm 2015 đang chứng kiến một sự đổi thay vừa kín đáo vừa lộ diện trong khối lực lượng vũ trang Việt Nam, ít ra trên phương diện chữ nghĩa và quan niệm – điều mà ở Trung Quốc hiện thời có nằm mơ cũng không thấy.
Công an tiên phong trong “phụng sự Tổ Quốc?”
Ngày Một Tháng Bảy, 2015 đánh dấu một nốt thăng thầm lặng trong chính trường Việt Nam: tại Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân lần thứ IX và trùng với sự kiện Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh bị xem là “mất tích,” lần đầu tiên một nhân vật trong “tứ trụ triều đình Việt Nam” là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra khái niệm quân đội “trung thành với dân tộc và Hiến Pháp,” mặc dù có thêm bổ đề quân đội nhân dân Việt Nam cần “nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.”Đọc tiếp »
Những năm gần đây, người dân vốn đã mệt mỏi ngoài việc phải trần lưng quần quật làm lụng, kiếm ăn, để đáp ứng nhu cầu thu các loại thuế, phí của nhà nước chồng chất và ngày càng tăng cao… thì lại còn khốn khổ vì bị mất sức bởi những trận cười nghiêng ngả từ những câu nói của quan chức nhà nước. Cũng có thể nói rằng: Chưa bao giờ, các lời nói quan chức thể hiện mức độ ngớ ngẩn đến vô lý không ai có thể tưởng tượng vẫn liên tục được đưa ra để giải thích, để lý giải cho các việc làm của họ khi tiêu phá tiền dân hoặc liên quan đến trách nhiệm của họ trước người dân.Đọc tiếp »
“Những người dân ở các nước XHCN Đông Âu cũ cho tới các nước Bắc Phi đã phải xuống đường thay đổi chế độ độc tài, đòi lại quyền tự quyết vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Còn người Việt, bao giờ thì nỗi đau, nỗi nhục, nỗi giận dữ của chúng ta đủ mạnh để biến thành hành động?”
Lại sắp đến ngày 2.9. Đúng 70 năm kể từ khi đảng cộng sản cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tư tưởng, đường lối của chủ nghĩa Mác Lênin, và 40 năm kể từ ngày VN thống nhất thành một, nhà cầm quyền sẽ lại tổ chức kỷ niệm tưng bừng, nhằm nhắc nhở người dân về những chiến thắng, những công lao tô vẽ trong quá khứ và cố làm người dân quên đi hiện thực ngổn ngang của đất nước. Nhưng có vẻ như những lời tụng ca quá khứ, công ơn của đảng của chính phủ ấy cứ mỗi năm mỗi nhạt đi chả mấy ai buồn nghe. Người dân bình thường còn phải chạy đuổi theo cuộc mưu sinh, chạy theo vật giá leo thang mỗi ngày, chạy trường cho con, chạy kiếm thêm tiền dành thân phòng khi tai nạn ốm đau, tuổi già sức yếu…; còn đám trẻ vô tư vô lo thì chỉ coi ngày 2.9 như thêm một ngày nghỉ lễ tha hổ ăn chơi.Đọc tiếp »
“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” (Dalai Lama)
Cách đây hơn một thế kỷ, các bậc tiền nhân (như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) đã khởi xướng phong trào Đông Du để học tập người Nhật, nhằm khai trí và canh tân, định dựa vào Nhật để kháng Pháp giành độc lập. Nhưng tại sao phong trào này không thành công? Tại sao người Nhật làm được mà người Việt không làm được? Đến tận bây giờ (hơn một thế kỷ sau) người Việt vẫn loay hoay “định nghĩa lại trí thức”, vẫn loay hoay với một đất nước “không chịu phát triển”. Tôi trộm nghĩ dân trí và canh tân (hay trí thức và phát triển) là những cặp phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau và tỉ lệ thuận với nhau. Thiếu cái này thì không thể có cái kia. Cái này yếu thì cái kia cũng kém. Hãy thử lý giải vài nguyên nhân chính.
Thứ nhất: Ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa hủ nho
Cách đây một thế kỷ rưỡi, người Nhật đã làm được một cuộc cách mạng “văn hóa tư tưởng” vĩ đại là “Thoát Á” (Fukuzawa Yukichi, 1835-1901). Họ học hỏi Phương Tây để ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao dân trí bằng “duy tân”, để thoát khỏi những ảnh hưởng lạc hậu của Nho giáo trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, họ đã biến được nước Nhật lạc hậu thành một quốc gia hiện đại, chấn hưng được đất nước (Meiji Restoration). Đọc tiếp »
Ngày 22 tháng 8, Cư dân mạng Trung Quốc nườm nượp truyền nhau bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”. Tuy rằng bức ảnh này có nhiều khả năng không phải là đang chụp hiện trường lúc Giang bị bắt, nhưng thông qua những lời đồn đoán của cư dân mạng có thể thấy được dân chúng không quá để ý đến mức độ chân thực của bức ảnh này, mà là bức ảnh như thế được truyền đi lúc nào, rất nhiều người đều biểu thị sự vui mừng, họ đang đợi một ngày như thế. (Ảnh mạng).
Trong thời gian người ta cuốc bỏ tảng đá do Giang Trạch Dân đề chữ được đặt tại cổng phía Nam của trường Đảng Trung ương, cư dân mạng ở Trung Quốc lại nườm nượp truyền nhau bức ảnh “Giang Trạch Dân bị cưỡng chế”. Tuy rằng bức ảnh này có rất ít khả năng là bức ảnh thực sự chụp hiện trường lúc Giang Trạch Dân bị khống chế, nhưng người dân Trung Quốc vẫn mong đợi rằng ngày Giang Trạch Dân bị xét xử sẽ đến mau.Đọc tiếp »
Các cô gái Việt trong một buổi chọn vợ (Ảnh: Nanrenwo)
Tại một số khu vực ở Trung Quốc việc lấy vợ khá khó khăn, chính vì thế việc “đặt hàng” cô dâu Việt không còn quá xa lạ. Kể từ năm 2011 đến nay giá mua cô dâu Việt đã tăng từ 42.600 tệ lên đến 76.000 tệ cho mỗi đầu người. Trung gian có thể được chia 10.000 tệ cho mỗi phi vụ môi giới thành công.Đọc tiếp »