BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tư 19th, 2015

3747. Bàn về [lạm dụng] danh xưng

Posted by adminbasam trên 19/04/2015

Nguyễn Văn Tuấn

18-04-2015

Tôi hiểu. Ở Việt Nam, danh xưng đã trở thành một vấn nạn. Vấn nạn cấp quốc gia. Hầu như bất cứ ai cũng cố gắng làm tất cả có thể để có một danh xưng, kiểu như [mượn lời của cụ Nguyễn Công Trứ] “phải có danh gì với núi sông”. Người có quyền thế thì dùng chức danh trước tên họ. Người có bằng đại học thì dùng bằng cấp trước tên. Người có chức danh khoa học cũng ham dùng tên “học hàm” trước tên. Có nhiều trường hợp, người chức danh và danh xưng còn dài hơn cái tên của đương sự! Chưa có một đất nước nào mà quái đản như ở Việt Nam, nơi mà người ta viết những bằng cấp kiểu như “TS BS” trước tên mình! Những danh xưng ngộ nghĩnh như thế khi dịch sang tiếng Anh trở thành một sự xấu hổ mang tầm quốc gia.

Tôi thừa hiểu. Ở Việt Nam, danh xưng đóng vai trò quan trọng, có khi rất quan trọng. Có lần về làm việc ở một tỉnh thuộc vùng miền Tây, sau bài nói chuyện tôi được một vị cao tuổi ân cần trao cho một danh thiếp với dòng chữ tiếng Anh: “Senior Doctor Tran V. …”. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một danh xưng như thế trong đời. Sau này có dịp tìm hiểu từ bạn bè tôi mới biết ông là một cựu quan chức cao cấp trong ngành y tế của thành phố (đã nghỉ hưu), nhưng vẫn còn giữ chức vụ gì đó trong một hiệp hội chuyên môn. Tôi nghĩ danh xưng “Senior Doctor” (có lẽ nên dịch là “Bác sĩ cao cấp” hay nôm na hơn là “Bác sĩ đàn anh”). Nhưng tại sao lại cần một danh xưng phân biệt “giai cấp” như thế? Tôi đoán có lẽ vị đồng nghiệp này muốn phân biệt mình với “đám” bác sĩ đàn em chăng? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng CSVN | Leave a Comment »

3746. ‘Không có ngược đãi sau 30/4’

Posted by adminbasam trên 19/04/2015

BBC

18-04-2015

PGS Vũ Quang Hiển, ĐH Quốc gia Hà nội chứng minh câu: "láo như vẹm" vẫn còn đúng!

PGS Vũ Quang Hiển, ĐH Quốc gia Hà nội chứng minh câu: “láo như vẹm” vẫn còn đúng!

Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

“Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc.

“Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 8 Comments »

3745. Bàn về chữ “lạ”

Posted by adminbasam trên 19/04/2015

Blog RFA

VietTuSaiGon

18-04-2015

Gần đây, chừng chưa đầy năm năm, ở Việt Nam xuất hiện một cụm từ có gắn với chữ “lạ”, cụm từ đầu tiên có thể nói đến là “tàu lạ”. Kẻ mở miệng nói đến cụm từ này không có ai khác ngoài các đài phát thanh, truyền hình và báo chí nhà nước. Cách nói này nhằm né tránh việc phải chỉ đích danh kẻ đã dùng tàu húc chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam: Trung Quốc.

Càng về sau, chữ “lạ” như một loại dụ ngôn thời thượng của báo chí truyền hình trong nước, chữ này có thể gắn với bất kì thứ gì có tính nhạy cảm. Và sau này, báo giới nước ngoài dùng chữ “lạ” kèm theo một thứ gì đó để nói lên hiện tượng nào đó trong nước như một sự giễu nhại, phiếm đàm. Vì sao lại có chữ “lạ” này? Và vì sao càng ngày cái “lạ” càng phát triển ở một đất nước có chế độ chính trị vốn không muốn bất kì thứ gì lạ, phải nhất nhất tuân phục những chỉ định của chế độ đó?

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

3744. Chế độ cộng sản VN sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp hòa giải?

Posted by adminbasam trên 19/04/2015

VOA

Trà Mi

17-04-2015

Trà Mi phỏng vấn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Trà Mi phỏng vấn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 4 thập niên, nhưng mâu thuẫn trong nội bộ người Việt dẫn tới cuộc chiến và phát sinh từ sau ngày 30/4/75 tới nay vẫn chưa được hóa giải bất chấp những nỗ lực ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’.

Nguyên nhân vì sao và làm thế nào để người Việt thật sự ‘hòa hợp-hòa giải’ với nhau? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi hôm nay giữa Trà Mi VOA với một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng xuất thân từ gia đình cách mạng có công lớn với chế độ cộng sản Việt Nam, người từng lãnh án tù vì các hoạt động đấu tranh dân chủ và bị trục xuất sang Mỹ tị nạn chính trị cách đây một năm: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

3743. Tháng Tư từ hai góc nhìn

Posted by adminbasam trên 19/04/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

18-04-2015

Lại tháng Tư. Lại thấy trên báo chí và các mạng lưới truyền thông xã hội trên internet những bài viết về một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: tháng Tư 1975. Tuy nhiên, năm nay, các bài viết, đặc biệt ở hải ngoại, dường như khác những năm trước. Trước, người ta chỉ tập trung vào sự sụp đổ của chính quyền miền Nam và những hậu quả của nó. Năm nay, bên cạnh cái nhiều người gọi là ngày “đổi đời” ấy, người ta còn tập trung vào một khía cạnh khác: 40 năm người Việt định cư ở nước ngoài.

Thì cả hai đều có quan hệ nhân quả với nhau thôi: Bởi vì chính quyền miền Nam sụp đổ nên mới có hàng triệu người liều mình vượt biên hay vượt biển để ra đi tìm tự do. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến khía cạnh sụp đổ, người ta chỉ thấy những bi kịch; khi chú ý đến khía cạnh định cư ở nước ngoài, người ta thấy những khía cạnh tích cực và lạc quan hơn. Cho nên, cùng một biến cố, tuỳ theo góc nhìn, người ta thấy những mảng màu khác hẳn nhau. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: